intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu ảnh hưởng của bôi trơn tối thiểu (MQL) đến quá trình tạo phoi khi tiện thép 9crsi qua tôi

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

78
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo giới thiệu một giải pháp công nghệ nhằm cải thiện điều kiện cắt khi tiện cứng, nâng cao hiệu quả của quá trình gia công với công nghệ bôi trơn tối thiểu (Minium Quantity Lubricant – MQL); đồng thời, đưa ra những kết luận về độ biến dạng của kim loại và quá trình tạo phoi khi gia công tiện cứng thép 9CrSi qua tôi có áp dụng công nghệ bôi trơn tối thiểu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu ảnh hưởng của bôi trơn tối thiểu (MQL) đến quá trình tạo phoi khi tiện thép 9crsi qua tôi

Chu Ngọc Hùng và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 104(04): 127 - 130<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BÔI TRƠN TỐI THIỂU (MQL)<br /> ĐẾN QUÁ TRÌNH TẠO PHOI KHI TIỆN THÉP 9CrSi QUA TÔI<br /> Chu Ngọc Hùng, Nguyễn Đăng Bình*<br /> Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Bài báo giới thiệu một giải pháp công nghệ nhằm cải thiện điều kiện cắt khi tiện cứng, nâng cao<br /> hiệu quả của quá trình gia công với công nghệ bôi trơn tối thiểu (Minium Quantity Lubricant –<br /> MQL); đồng thời, đưa ra những kết luận về độ biến dạng của kim loại và quá trình tạo phoi khi gia<br /> công tiện cứng thép 9CrSi qua tôi có áp dụng công nghệ bôi trơn tối thiểu.<br /> Từ khóa: bôi trơn tối thiểu, thép 9CrSi, tạo phoi<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Quá trình cắt kim loại là một quá trình phức<br /> tạp có kèm theo hiện tượng vật lý như biến<br /> dạng đàn hồi, biến dạng dẻo, sinh nhiệt, toả<br /> nhiệt, lẹo dao, mòn dao... Vì vậy cần phải tìm<br /> hiểu và nắm vững bản chất những hiện tượng<br /> vật lý đó để có những biện pháp cải thiện điều<br /> kiện cắt, điều khiển quá trình cắt nhằm đạt<br /> mục đích cuối cùng là tăng chất lượng sản<br /> phẩm. Một trong những biện pháp cải thiện<br /> điều kiện cắt là bôi trơn làm nguội, và công<br /> nghệ bôi trơn làm nguội tối thiểu (Minium<br /> Quantity Lubricant) là công nghệ mới, có thể<br /> thay thế cho công nghệ bôi trơn làm nguội<br /> truyền thống. Đúng như với ý nghĩa của tên<br /> công nghệ, (MQL) sử dụng rất ít dung dịch<br /> trơn nguội và tưới vào vùng gia công một<br /> cách chính xác. Các nghiên cứu đều chỉ ra<br /> rằng MQL có rất nhiều ưu điểm như : hiệu<br /> quả bôi trơn làm nguội cao, tăng tuổi thọ của<br /> dụng cụ cắt, lực cắt nhỏ, độ chính xác bề mặt<br /> tăng, mức tiêu hao dung dịch nhỏ và không<br /> gây ô nhiễm môi trường. Đến nay công nghệ<br /> bôi trơn làm nguội tối thiểu vẫn đang được<br /> nghiên cứu hoàn thiện và áp dụng ở các nước<br /> phát triển. Ở nước ta công nghệ này đang<br /> được nghiên cứu và đưa vào áp dụng trong<br /> những năm gần đây và đạt được một số kết<br /> quả khả quan. Tuy nhiên cho đến nay việc ứng<br /> dụng công nghệ MQL trong tiện cứng vẫn chưa<br /> được nghiên cứu và áp dụng ở nước ta.<br /> Với mục đích nghiên cứu và ứng dụng công<br /> nghệ bôi trơn tối thiểu một cách có hiệu quả<br /> trong điều kiện cụ thể ở nước ta, nhóm tác giả<br /> *<br /> <br /> Tel: 0913 286661<br /> <br /> đã nghiên cứu nhằm đưa ra chế độ bôi trơn<br /> làm nguội hợp lý để quá trình tạo phoi là<br /> thuận lợi nhất.<br /> MÔ TẢ THÍ NGHIỆM<br /> Thiết bị thí nghiệm<br /> Máy tiện vạn năng TAKISAWA – Nhật Bản<br /> Thiết bị cung cấp khí nén: Máy nén khí độc lập<br /> Thiết bị đo: Kính hiển vi điện tử SEM<br /> (Scanning Electron Microscope)Kí hiệu:<br /> JEOLJSM-6490, Độ phóng đại: 10.000 lần<br /> Dụng cụ cắt: Mảnh CBN. (MEGACOAT<br /> CBN KBN35M, KYOCERA - Nhật Bản)<br /> Vật liệu phôi: thép 9CrSi đã qua tôi (độ cứng<br /> 55 - 58HRC).<br /> Kích thước phôi: D = 60 mm, L = 300 mm.<br /> Cách bố trí đầu phun: Phun theo mặt sau của dao<br /> Chế độ công nghệ<br /> Tiện tinh ngoài với chế độ cắt:<br /> n = 970 vòng/phút, S = 0,1 mm/vòng, t =<br /> 0,15 mm,<br /> Chiều dày phoi: a = S.sin φ = 0.086 mm<br /> (φ = 600)<br /> Khi gia công sử dụng hai phương pháp là gia<br /> công khô và gia công có bôi trơn làm nguội<br /> tối thiểu.<br /> Gia công có bôi trơn tối thiểu sử dụng dung<br /> dịch bôi trơn là dầu thực vật. Áp suất khí P =<br /> 5 at, lưu lượng 0,3 ml/phút.<br /> Quá trình thí nghiệm.<br /> * Quá trình gia công sử dụng bôi trơn tối thiểu.<br /> Sử dụng 3 mảnh dao CBN, với chế độ cắt<br /> không đổi. Sau khi cắt sẽ tiến hành đo chiều<br /> dày của phoi.<br /> 127<br /> <br /> 132Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Chu Ngọc Hùng và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Mảnh 1 gia công 3 lát cắt tương ứng với 10<br /> phút gia công.<br /> Mảnh 2 gia công 6 lát cắt tương ứng với 20<br /> phút gia công.<br /> Mảnh 3 gia công 12 lát cắt tương ứng với 30<br /> phút gia công.<br /> * Quá trình gia công khô.<br /> Sử dụng 3 mảnh dao CBN, phôi gia công và<br /> chế độ cắt được giữ nguyên như khi bôi trơn<br /> tối thiểu.<br /> Mảnh 4 gia công 3 lát cắt tương ứng với 10<br /> phút gia công.<br /> Mảnh 5 gia công 6 lát cắt tương ứng với 20<br /> phút gia công.<br /> Mảnh 6 gia công 12 lát cắt tương ứng với 30<br /> phút gia công.<br /> <br /> 104(04): 127 - 130<br /> <br /> * Đo chiều dày của phoi.<br /> Sử dụng kính hiển vi điện tử SEM để chụp và<br /> đo chiều dày, căn cứ vào hình ảnh và kích<br /> thước của phoi để đánh giá và tính hệ số co<br /> rút phoi.<br /> Kết quả<br /> Kết quả đo chiều dày của phoi được trình bày<br /> tại bảng 1 và 2, hệ số co rút phoi được trình<br /> bày ở bảng 3, ảnh SEM của phoi được trình<br /> bày tại hình 1.<br /> Sử dụng phần mềm Graph 4.3 xử lý số liệu<br /> thí nghiệm đưa ra quan hệ giữa hệ số co rút<br /> phoi và thời gian gia công của hai phương<br /> pháp gia công, đồ thị 1.<br /> <br /> Bảng 1. Chiều dày phoi của phương pháp gia công khô<br /> Thời gian gia công<br /> <br /> Lần đo 1 (µm)<br /> <br /> 10 phút<br /> 20 phút<br /> 30 phút<br /> <br /> 84,39<br /> 104,03<br /> 122,58<br /> <br /> Lần đo 2<br /> (µm)<br /> 85,87<br /> 101,58<br /> 109,32<br /> <br /> Lần đo 3<br /> (µm)<br /> 83,29<br /> 102,17<br /> 117,56<br /> <br /> Giá trị trung bình<br /> (µm)<br /> 84,51<br /> 102,76<br /> 116.48<br /> <br /> Bảng 2. Chiều dày phoi của phương pháp gia công MQL<br /> Thời gian gia công<br /> 10 phút<br /> 20 phút<br /> 30 phút<br /> <br /> Lần đo 1<br /> (µm)<br /> 74,99<br /> 81,87<br /> 88,58<br /> <br /> Lần đo 2<br /> (µm)<br /> 74,19<br /> 78,41<br /> 89,08<br /> <br /> Lần đo 3<br /> (µm)<br /> 74,52<br /> 78,70<br /> 86,15<br /> <br /> Giá trị trung bình<br /> (µm)<br /> 74,56<br /> 79,66<br /> 87,93<br /> <br /> Bảng 3. Hệ số co rút phoi K (K=ap / a)<br /> Thời gian gia công<br /> 10 phút<br /> 20 phút<br /> 30 phút<br /> <br /> Gia công khô<br /> 0,976<br /> 1,186<br /> 1,348<br /> <br /> Gia công MQL<br /> 0,860<br /> 0,918<br /> 1,011<br /> <br /> K<br /> 1.5<br /> <br /> Khô<br /> MQL<br /> <br /> 1<br /> <br /> Thời gian gia công<br /> (phút)<br /> <br /> 0.5<br /> <br /> 0<br /> <br /> 10<br /> <br /> 20<br /> <br /> 30<br /> <br /> Đồ thị 1. Hệ số co rút phoi khi gia công khô và gia công có sử dụng bôi trơn tối thiểu.<br /> <br /> 128<br /> <br /> 133Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Chu Ngọc Hùng và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 104(04): 127 - 130<br /> <br /> + Kích thước và hình ảnh phoi nhận được sau gia công bằng phương pháp gia công khô và gia<br /> công có sử dụng bôi trơn làm nguội tối thiểu<br /> <br /> H1.a Sau 10 phút gia công khô<br /> <br /> H1.b Sau 10 phút gia công MQL<br /> <br /> H1.c Sau 20 phút gia công khô<br /> <br /> H1.d Sau 20 phút gia công MQL<br /> <br /> H1.e Sau 30 phút gia công khô<br /> <br /> H1.f Sau 30 phút gia công MQL<br /> <br /> Thảo luận kết quả<br /> Từ ảnh SEM và đồ thị cho thấy:<br /> Do chiều sâu cắt nhỏ vận tốc cắt lớn nên phoi<br /> hình thành trong cả hai phương pháp gia công<br /> đều là phoi dây.<br /> Sự hình thành phoi ở đây cũng giống như khi<br /> tiện thường, khi dao dịch chuyển các phần tử<br /> kim loại lúc đầu bị nén đàn hồi sau đó bị biến<br /> dạng dẻo, quá trình biến dạng dẻo tăng dần<br /> <br /> cho đến khi bị lực liên kết bên trong của các<br /> phân tử chặn lại. Ở thời điểm này xảy ra sự<br /> xếp lớp của các phần tử phoi. Qua hình ảnh<br /> nhận được từ kính hiển vi điện tử đã cho thấy<br /> rõ các lớp của phoi.<br /> Bảng 3 cho thấy hệ số co rút phoi đều tăng tỷ<br /> lệ thuận với thời gian gia công ở cả hai<br /> phương pháp gia công. Có thể giải thích hiện<br /> tượng này là do dụng cụ cắt càng bị mòn thì<br /> 129<br /> <br /> 134Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Chu Ngọc Hùng và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> ma sát càng tăng dẫn đến nhiệt cắt và biến<br /> dạng của phoi tăng.<br /> Với phương pháp gia công khô, phoi bị biến<br /> dạng nhiều hơn nên hệ số co rút phoi lớn hơn.<br /> Với phương pháp gia công có sử dụng bôi<br /> trơn làm nguội tối thiểu biến dạng phoi nhỏ<br /> hơn rõ rệt, điều này chứng tỏ dung dịch trơn<br /> nguội có tác dụng làm giảm ma sát giữa phoi<br /> với mặt trước của dao, giữa phôi với mặt sau<br /> của dao... do đó sẽ làm giảm nhiệt cắt và hệ<br /> số co rút phoi giảm.<br /> KẾT LUẬN CHUNG<br /> Qua nghiên cứu thực nghiệm tác giả đã chứng<br /> minh được ưu điểm của phương pháp bôi trơn<br /> tối thiểu so với gia công khô khi áp dụng vào<br /> quá trình tiện cứng qua chỉ số về độ biến dạng<br /> của kim loại, đặc trưng bởi hệ số co rút phoi.<br /> Đã chứng minh được khả năng bôi trơn của<br /> dầu thực vật là khả thi khi sử dụng làm dung<br /> dịch bôi trơn làm nguội cho phương pháp bôi<br /> trơn làm nguội tối thiểu.<br /> <br /> 104(04): 127 - 130<br /> <br /> Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của bôi trơn<br /> làm nguội tối thiểu tới quá trình gia công vật<br /> liệu là thép 9CrSi có thể áp dụng trực tiếp<br /> hoặc dùng để tham khảo khi gia công các loại<br /> thép khác.<br /> Đưa ra hướng dẫn công nghệ để quá trình tạo<br /> phoi thuận lợi nhất.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Trần Minh Đức; Nghiên cứu ứng dụng công<br /> nghệ bôi trơn – làm nguội tối thiểu trong gia công<br /> cắt gọt; B2005 - 01- 61TĐ.<br /> [2]. Bành Tiến Long,Trần Thế Lục; Nguyên lý gia<br /> công vật liệu; Nxb Khoa học kỹ thuật – Hà Nội<br /> 2001.<br /> [3]. Nguyễn Đăng Bình, Trần Minh Đức, Lê Thái<br /> Sơn (2011), “Ảnh hưởng của áp suất nén dung<br /> dịch MQL đến tuổi bền của dụng cụ cắt khi tiện<br /> cứng thép 9XC bằng dao CBN”, Tạp chí Khoa học<br /> và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, Tập 88, số<br /> 12, trang 185 – 190.<br /> <br /> SUMMARY<br /> STUDY THE EFFECTS OF MINIMUM QUANTITY LUBRICANT (MQL)<br /> ON SHAVINGS CREATED PROCESS<br /> WHEN TURNING TEMPERED STEEL 9CrSi<br /> Chu Ngoc Hung, Nguyen Dang Binh*<br /> College of Technology - TNU<br /> The article introduces a technological solution to improve condition of hard turning and increase<br /> effectiveness of metal cutting machining process using Minimum Quantity Lubricant (MQL);<br /> simultaneously, giving conclusions on deformation of metals and metal shavings created process<br /> when turning tempered steel 9CrSi with applying MQL.<br /> Keywords: Minimum Quantity Lubricant, steel 9CrSi, metal shavings created<br /> <br /> Ngày nhận bài:01/4/2013, ngày phản biện:15/4/2013, ngày duyệt đăng: 24/4/2013<br /> *<br /> <br /> Tel: 0913 286661<br /> <br /> 130<br /> <br /> 135Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2