Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN NĂNG LƯỢNG ĐIỆN<br />
CÓ CÔNG SUẤT HẠN CHẾ ĐẾN CHẤT LƯỢNG LÀM VIỆC CỦA<br />
HỆ TRUYỀN ĐỘNG BÁM TRÊN TÀU HẢI QUÂN<br />
Hoàng Quang Chính1*, Trần Đức Chuyển2*, Tạ Quốc Yên3<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình hệ truyền động<br />
bám vị trí với hệ truyền động máy phát - động cơ (ЭМУ–Д) và đánh giá sự ảnh<br />
hưởng của giới hạn công suất nguồn năng lượng điện đến chất lượng động học hệ<br />
truyền động bám. Ngoài ra, bài báo trình bày các kết quả mô phỏng mô hình hệ<br />
truyền động bám pháo AK-725 trên tàu Hải quân khi tính đến ảnh hưởng của giới<br />
hạn công suất nguồn năng lượng điện. Các kết quả khảo sát mô phỏng đã chứng<br />
minh tính đúng đắn của mô hình xây dựng cũng như xem xét được ảnh hưởng của<br />
nguồn công suất hạn chế đến chất lượng động học của hệ thống.<br />
Từ khóa: Hệ thống bám, Nguồn công suất, Pháo tàu hải quân.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Công suất và đặc tính của nguồn năng lượng điện có vai trò quan trọng, ảnh hưởng rất<br />
đáng kể đến chất lượng làm việc của hệ truyền động điện, đặc biệt là các hệ truyền động<br />
điện bám (HTĐB) có công suất lớn [2]. Sự thay đổi các thông số của nguồn điện (tần số,<br />
điện áp) dẫn đến sự thay đổi đặc tính cơ của các động cơ chấp hành của hệ truyền động<br />
điện ЭМУ–Д, tác động trực tiếp đến tính chính xác và độ ổn định cũng như chất lượng<br />
bám của hệ thống. Trên thực tế, các trạm phát điện tàu thủy đều là những nguồn năng<br />
lượng có công suất hạn chế (so với phụ tải điện trên tàu) do vậy trong quá trình thiết kế<br />
các hệ thống truyền bám của vũ khí cần phải nghiên cứu, đánh giá về mức độ ảnh hưởng<br />
của nó đến chất lượng làm việc của hệ truyền động bám. Vấn đề xây dựng mô hình của hệ<br />
thống bám khi có kể đến ảnh hưởng của nguồn là rất cần thiết, chưa có công trình nào đi<br />
nghiên cứu sâu về vấn đề này [2, 4]. Khi có được mô hình ta có thể sử dụng các phương<br />
pháp điều khiển hiện đại về thiêt kế các bộ điều khiển bền vững để giảm thiểu được những<br />
ảnh hưởng không tốt đến chất lượng động học của hệ thống.<br />
Bài báo tập trung đi vào nghiên cứu xây dựng mô hình và đánh giá sự ảnh hưởng của<br />
giới hạn công suất nguồn năng lượng điện đến chất lượng động học HTĐB. Khảo sát mô<br />
phỏng HTĐB dạng Máy điện khuếch đại - Động cơ của pháo AK-725 trên tàu Hải quân<br />
khi tính đến ảnh hưởng của giới hạn công suất nguồn năng lượng điện.<br />
2. MÔ HÌNH TOÁN HỌC CỦA HỆ TRUYỀN ĐỘNG BÁM CÓ TÍNH ĐẾN ẢNH<br />
HƯỞNG CỦA NGUỒN NĂNG LƯỢNG CÓ CÔNG SUẤT HẠN CHẾ<br />
Cấu trúc tổng quát của HTĐB được minh họa như trên hình 1:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ khối của hệ truyền động điện bám.<br />
HTĐB ở đây bao gồm: Phần tử đo lường (ĐL); Phần tử biến đổi (BĐ); Phần tử<br />
khuyếch đại sơ bộ (KĐSB); Phần tử khuếch đại công suất (KĐCS); Động cơ chấp hành<br />
(ĐCCH); Bộ truyền động cơ khí (BTĐ); Đối tượng điều khiển (ĐTĐK); Nguồn năng<br />
lượng điện (N). HTĐB có thể được xây dựng từ các phần tử tương tự hoặc phần tử số, máy<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 85<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
tính điện tử (hệ gián đoạn). HTĐB liên tục và gián đoạn chỉ khác nhau ở phần thu nhận,<br />
biến đổi và truyền tín hiệu còn các phần tử chức năng thì hoàn toàn giống nhau.<br />
Mạch động lực HTĐB, tùy theo cấu trúc cụ thể của từng hệ thống có thể sử dụng bộ<br />
khuếch đại kiểu máy điện (khuếch đại từ, máy phát điện một chiều, máy khuếch đại điện<br />
từ trường ngang), bộ khuếch đại bán dẫn (bộ biến đổi Transistor, Thyristor,…) hay khuếch<br />
đại thủy lực. Trên tàu Hải quân hiện nay vẫn đang sử dụng phổ biến các loại khuếch đại<br />
này cho HTĐB khác nhau như truyền động bám của pháo AK-725, AK-230, AK-630, AK-<br />
176 hoặc các hệ thống lái tự động cũng như hệ truyền động điện chân vịt chính của tàu.<br />
Trên cơ sở nguồn năng lượng điện hạn chế (ở trên tàu) thì mạch động lực chính là phần<br />
biến đổi năng lượng điện của nguồn năng lượng thành các dạng năng lượng khác thông<br />
qua sự hoạt động của động cơ điện dẫn động. Sư hạn chế công suất của nguồn ảnh hưởng<br />
chủ yếu đến tốc độ động cơ dẫn động khi mang tải.<br />
Dạng chung sơ đồ cấu trúc của HTĐB vị trí làm việc trong nguồn điện có công suất<br />
không hạn chế được giới thiệu trên hình 2, [2, 4].<br />
u gy đ .x Mđ<br />
ky 1 1 1 đ 1 1 <br />
k k1 01( p ) k 2 02 ( p )<br />
Ay ( p ) k A ( p ) kđ BM ( p ) ( Jđ JH / i2 )p i p<br />
1 MB<br />
M B .đ i<br />
K ( p)<br />
<br />
K y( p )<br />
<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ cấu trúc hệ truyền động bám điều khiển vị trí.<br />
Các phương trình vi phân tổng quát ở dạng toán tử viết cho phần động lực HTĐB có dạng:<br />
k A ( p ) đ . x (t ) g y (t ) (1)<br />
k đ B M ( p ) M đ ( t ) đ .x ( t ) đ ( t ) (2)<br />
J t p đ (t ) M đ (t ) M B.đ (t ) (3)<br />
đ ( t ) i ( t ) (4)<br />
trong đó, p là toán tử vi phân; đ .x ( t ) là đại lượng xác định giá trị tốc độ đặt tùy thuộc<br />
vào tín hiệu đầu vào g y ( t ) , A ( p ) , BM ( p ) là các toán tử tuyến tính (đa thức toán tử);<br />
k y .M là hệ số khuếch đại của bộ KĐCS; k , k đ là các hệ số tỷ lệ; M đ ( t ) là mômen của<br />
động cơ chấp hành; J t là tổng mômen quán tính đã được quy đổi về trục động cơ chấp<br />
hành; i là tỷ số truyền của bộ truyền động (i > 1); ( t ) là tốc độ của đối tượng điều<br />
chỉnh. Trong đó BM (p) = TM p +1 với TM là hằng số thời gian tăng mômen ĐCCH.<br />
Trong trường hợp mômen cản trên trục ĐCCH M c phụ thuộc tuyến tính với tốc độ<br />
động cơ, còn sự thay đổi mômen nhiễu M B không phụ thuộc vào sự thay đổi các thông số<br />
của hệ thống thì mômen tải được viết dưới dạng:<br />
M H (t) = -J H pΩ(t) - FΩ(t)+ M B (t) (5)<br />
với J H là mômen quán tính của đối tượng điều chỉnh; F là hệ số ma sát nhớt trên trục đối<br />
tượng điều chỉnh.<br />
Khi bỏ qua F = 0 và không tính đến sự biến dạng đàn hồi của bộ truyền động cơ khí thì<br />
biểu thức viết cho mômen động cơ chấp hành có dạng:<br />
M đ (t ) i. ( J đ J H ) / i 2 . p(t ) (1/ i ).M B (t ) (6)<br />
<br />
<br />
<br />
86 H.Q. Chính, T.Đ. Chuyển, T.Q. Yên, “Nghiên cứu ảnh hưởng của… trên tàu hải quân.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Trong phần mạch động lực, bộ KĐCS có thể được điều khiển từ KĐSB hoặc cơ cấu<br />
điều khiển. Khi đó phương trình viết cho bộ KĐSB được biểu diễn như sau:<br />
Ay ( p ) g y ( t ) k y u ( t ) (7)<br />
trong đó, k y là hệ số khuếch đại của bộ KĐSB; u ( t ) là tín hiệu đưa đến đầu vào của bộ<br />
KĐSB (hoặc cơ cấu điều khiển); Ay ( p ) là toán tử riêng của bộ KĐSB.<br />
Để hiệu chỉnh HTĐB thường người ta sử dụng thiết bị hiệu chỉnh mắc nối tiếp hoặc<br />
song song. Khi sử dụng tín hiệu phản hồi âm theo tốc độ, mômen ĐCCH và gia tốc trên<br />
trục chấp hành (đưa đến đầu vào bộ KĐSB qua thiết bị hiệu chỉnh nối tiếp với hàm truyền<br />
2 ( p ) k 2 02 ( p ) ) kết hợp thiết bị hiệu chỉnh tín hiệu đặt trước u ( t ) .<br />
Phương trình tổng quát viết cho HTĐB vị trí với phần mạch động lực có điều khiển tốc<br />
độ quay của ĐCCH được viết dưới dạng:<br />
u (t ) k2 02 ( p )[k k1 01 ( p ) (t ) (t ) kđ .c k y iK ( p ) p (t ) <br />
(8)<br />
kđ .M k yr K M ( p ) M đ (t ) kđ . y k y . y K y ( p ) p 2 (t )]<br />
trong đó, (t ) là tác động điều khiển (góc quay trên trục đầu vào); ( t ) đ ( t ) / i là góc<br />
quay trục ĐCCH cùng với trục của đối tượng điều chỉnh (chính là góc quay đối tượng điều<br />
chỉnh); k là hệ số truyền thiết bị đo sai số; k1 , k 2 tương ứng là các hệ số truyền; k đ .c là<br />
hệ số truyền cảm biến tốc độ; k y là hệ số khuếch đại của bộ khuếch đại phụ trong mạch<br />
phản hồi theo mômen ĐCCH; k đ .M là độ dốc của cảm biến mômen; k yr là hệ số khuếch<br />
đại của bộ khuếch đại phụ trong mạch phản hồi theo gia tốc; k1 Π01 (p) , k2 02 ( p ) tương<br />
ứng là các hàm truyền của thiết bị hiệu chỉnh mắc nối tiếp; K (p) , K M (p) , K y (p) tương<br />
Ω<br />
ứng là hàm truyền thiết bị hiệu chỉnh mắc song song trong mạch phản hồi tương ứng theo<br />
tốc độ, theo mômen tạo bởi ĐCCH và theo gia tốc.<br />
Khi xét ảnh hưởng của nguồn năng lượng có công suất hạn chế đến sự làm việc HTĐB<br />
ta thấy ảnh hưởng của nguồn năng lượng đến phần mạch động lực có liên quan đến sự thay<br />
đổi tốc độ không tải ĐCCH. Khi tốc độ động cơ dẫn động máy phát thay đổi làm thay đổi<br />
điện áp đặt vào phần ứng động cơ.<br />
Theo [2], để viết phương trình vi phân tổng quát cho HTĐB có xét đến ảnh hưởng của<br />
nguồn năng lượng có công suất hạn chế, trước hết ta biến đổi các phương trình (1) đến (4)<br />
và viết gọn lại áp dụng cho phần mạch động lực như sau:<br />
1 kđ<br />
A0 ( p ) ( t ) 1( t ) đ .x ( t ) BM ( p )M B ( t ) (9)<br />
i 1H i2<br />
M đ (t ) i.H ( p ).(t ) (1/ i ).M B (t ) (10)<br />
trong đó, H ( p ) J t p F ' là toán tử đặc trưng cho phụ tải của ĐCCH; F’ là hệ số ma sát<br />
nhớt; A0 ( p ) k đ BM ( p ) H ( p ) 1 là toán tử tuyến tính, xác định tính chất của HTĐB tùy<br />
thuộc vào giá trị tải; 1 ( t ), 1 H ( t ) là giá trị tốc độ góc thực tế trên trục động cơ dẫn<br />
động (ПД) và giá trị định mức của nó.<br />
Tỷ số 1 (t ) : 1H (t ) trong công thức (9) cho phép xác định mức độ ảnh hưởng của việc<br />
thay đổi tốc độ trên trục động cơ dẫn động đến tốc độ quay của động cơ chấp hành<br />
đ . x (t ) theo giá trị tín hiệu vào cho trước g y (t ) .<br />
Tương tự ta viết được sự mô tả quá trình diễn ra trong động cơ dẫn động ПД như sau:<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 87<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
1 k 1 <br />
A01 ( p )1 (t ) đ . x1 (t ) đ21 BM 1 ( p ) đ . x (t ) M đ (t ) (11)<br />
i1 i1 1 H <br />
1 1 <br />
M đ 1 (t ) i1 H 1 ( p )1 (t ) đ . x (t ) M đ (t ) (12)<br />
i1 1H <br />
Các giá trị trong các biểu thức (11) và (12) giống như mô tả cho phần mạch động lực<br />
trong đó chỉ số (1) được dùng cho động cơ dẫn động ПД.<br />
Toán tử H 1 ( p ) J 1 ' p F1 ' tính đến giá trị tải tạo bởi toàn bộ chi tiết quay cùng với<br />
roto động cơ dẫn động; k đ 1 là hệ số độ cứng đường đặc tính cơ động cơ dẫn động;<br />
đ . x1 (t ) tốc độ không tải động cơ dẫn động; BM 1 ( p ) TM 1 p 1 xác định quán tính quá<br />
trình điện từ động cơ điện và lưới điện (đa số HTĐB hằng số thời gian TM có giá trị nhỏ).<br />
(t )<br />
Tỉ số đ . x được sử dụng để tính toán giá trị thay đổi của mômen M đ (t ) do ĐCCH<br />
i11H<br />
ИД tạo ra đóng vai trò là tác động nhiễu để truyền cho động cơ dẫn động ПД.<br />
đ . x (t ) (t )<br />
Đặt: M ' đ (t ) M đ ( t ) ; ' đ . x ( t ) 1 đ . x ( t ) (13)<br />
1. H 1. H<br />
Đồng thời thực hiện phép biến đổi:<br />
1 (t ) 10 1 (t ) (14)<br />
trong đó, 10 và 1 (t ) tương ứng là giá trị tốc độ động cơ dẫn động ПД trong mỗi chế<br />
độ làm việc và sai số tốc độ góc trên trục động cơ ПД tương ứng với 10 . Giá trị 10<br />
trong trường hợp chung sẽ khác so với 1H . Tuy nhiên đối với các nguồn điện có đặc tính<br />
cơ cứng thì sự khác biệt này là không đáng kể. Ngoài ra khi thay đổi chế độ làm việc phần<br />
mạch động lực thì giá trị 10 cũng có thể sẽ thay đổi theo.<br />
Từ (14), ta sẽ nhận được kết quả sau:<br />
1 (t ) 1 (t ) đ . x (t )<br />
' đ . x (t ) đ . x (t ) 10 đ . x (t ) (15)<br />
1H 1H 1H<br />
Nếu giá trị 1H được chọn bằng 10 thì (9) sẽ có dạng:<br />
<br />
1 1 (t ) đ . x (t ) k đ<br />
A0 ( p )(t ) đ . x (t ) 2 BM ( p ) M B (t ) (16)<br />
i i1H i<br />
Đối với động cơ dẫn động, thay vào (11) ta có:<br />
<br />
1 k (t ) <br />
A01 ( p ) 1 (t ) đ . x1 (t ) đ21 BM 1 ( p ) đ . x M đ (t ) (17)<br />
i1 i1 1 H <br />
trong đó, đ . x1 độ lệch tốc độ không tải động cơ dẫn động so với giá trị A01 (0)i110 .<br />
Khi đ . x1 (t ) 0 các thay đổi tốc độ trục động cơ dẫn động ПД chỉ xảy ra dưới tác dụng<br />
của tải đặt vào mạch động lực.<br />
Trong trường hợp tổng quát khi nghiên cứu ảnh hưởng nguồn năng lượng đến HTĐB<br />
thì đại lượng đ . x1 (t ) cần được xem như là một đại lượng đầu vào cho khâu chấp hành<br />
của nguồn năng lượng có điều chỉnh nằm trong thành phần bộ điều chỉnh chuyên dụng.<br />
<br />
<br />
88 H.Q. Chính, T.Đ. Chuyển, T.Q. Yên, “Nghiên cứu ảnh hưởng của… trên tàu hải quân.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
1 đ1 1 1<br />
<br />
đ . x1 A01 ( p ) i1<br />
kđ 1<br />
BM 1 ( p )<br />
i1<br />
1<br />
1H<br />
M 'đ<br />
<br />
1<br />
1H<br />
Mđ<br />
<br />
<br />
k y / k 1 đ 1 1 <br />
k 0 ( p )<br />
Ay ( p ) A ( p ) ' đ . x A0 ( p ) i p<br />
1<br />
đ .x i<br />
kđ<br />
BM ( p )<br />
i<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
i MB<br />
K ( p) k y<br />
<br />
Hình 3. Sơ đồ HTĐB vị trí có tính đến ảnh hưởng nguồn năng lượng có công suất hạn chế.<br />
Ảnh hưởng qua lại giữa nguồn năng lượng và phần mạch động lực giả thiết có sự có<br />
mặt thành phần biến thiên trong vế bên phải các phương trình (9), (11) và (12) cũng như<br />
sự tồn tại trong sơ đồ cấu trúc mối liên hệ chéo giữa phần mạch động lực và nguồn năng<br />
lượng của HTĐB theo tốc độ động cơ dẫn động và theo mômen do ĐCCH sinh ra.<br />
Từ đó ta có các đại lượng M 'đ (t ), 'đ . x (t ) được viết như sau:<br />
M 'đ (t ) ( đ . x (t ) / 1. H ).M đ (t ) ; 'đ . x (t ) (1 (t ) / 1. H ). đ . x (t )<br />
(18)<br />
Dựa vào các phương trình từ (9) đến (17) ta xây dựng được sơ đồ cấu trúc HTĐB vị trí<br />
có xét đến ảnh hưởng của nguồn năng lượng có công suất hạn chế như hình 3. Đây là sơ<br />
đồ cấu trúc tổng quát sử dụng để phân tích và đánh giá chất lượng HTĐB vị trí có xét đến<br />
ảnh hưởng nguồn năng lượng có công suất hạn chế trên các thiết bị di động quân sự.<br />
Từ (18), ta xem là thông số đặc trưng cho mômen tải tương ứng động cơ dẫn động về<br />
phía mạch động lực và tín hiệu tương đương trên đầu vào mạch động lực khác với<br />
đ . x (t ) do có sự thay đổi tốc độ góc trên trục động cơ dẫn động.<br />
3. KHẢO SÁT MÔ PHỎNG HỆ TRUYỀN ĐỘNG BÁM PHÁO TÀU CÓ XÉT ĐẾN<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN ĐIỆN CÓ CÔNG SUẤT HẠN CHẾ<br />
Sử dụng sơ đồ cấu trúc nêu ra ở trên, tiến hành khảo sát mô phỏng HTĐB điều khiển<br />
pháo tàu AK-725 khi xét đến ảnh hưởng của nguồn điện có công suất hạn chế. Hệ thống<br />
điều khiển pháo AK-725 bao gồm hai HTĐB dùng cho việc điều khiển theo hướng và điều<br />
khiển theo tầm có cấu trúc hoàn toàn như nhau được biểu diễn như trên hình 4, [6].<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Sơ đồ khối của hệ truyền động bám pháo AK-725.<br />
Ở sơ đồ hình 4 gồm, thiết bị đo Xenxin hai kênh; thiết bị KĐSB: bộ khuếch đại bán dẫn<br />
dùng Transistor Y-121; thiết bị KĐCS: các máy điện khuếch đại từ trường ngang kiểu<br />
ЭМУ-100; ĐCCH là động cơ điện một chiều kích từ độc lập loại ДПМ; phản hồi tốc độ:<br />
máy phát tốc AT-231; thành phần tạo tín hiệu bù: máy phát tốc AT-231. Ngoài ra đối với<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 89<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
HTĐB pháo tàu AK-725 để cộng tín hiệu điều khiển và chuyển kênh điều khiển từ chính<br />
xác sang sơ sài thì trong hệ còn sử dụng bộ cộng và bộ phân kênh trước tầng khuếch đại.<br />
Đối với phần nguồn năng lượng, hệ thống sử dụng động cơ không đồng bộ ba pha rô to<br />
lồng sóc để lai trực tiếp máy ЭМУ-100.<br />
Để mô phỏng chất lượng làm việc của HTĐB pháo AK-725, ta sử dụng mô hình HTĐB<br />
theo kênh tầm với số liệu tính toán được liệt kê trong bảng 1.<br />
Bảng 1. Liệt kê số liệu tính toán theo mô hình hệ truyền động bám góc tầm.<br />
Tên thiết bị Thông số Giá trị Đơn vị<br />
I- Cấu trúc bộ điều khiển<br />
1- Thiết bị đo Wđo(p) 15 V/độ<br />
2- Bộ cộng và phân kênh KPK(p) 0,09<br />
3- Thiết bị hiệu chỉnh phát WP(p) 0,0075 x 0,0016p<br />
4- Thiết bị khuếch đại sơ bộ KKĐSB(p) 100<br />
5- Thiết bị phản hồi trong WPH(p) (0, 4.0, 05 p) /(0, 046 p 1)<br />
6- Thiết bị hiệu chỉnh thu WT(p) 0,0036 x0,0001p<br />
II- Cấu trúc mạch động lực<br />
1- KĐ máy điện ЭМУ-100 k 0.95<br />
A(p) 0,12p+1<br />
CEMY 0,85 V.s/rad<br />
2- Động cơ chấp hành ДПМ – 22 BM(p) = TMp + 0,0058p+1<br />
1<br />
CM.đ 0,95 V.s/rad<br />
Rđ 1,6 <br />
J’ 0,0123 kg.m2<br />
3- Bộ truyền động có tỷ số truyền i 2657<br />
III- Động cơ dẫn động ЭМУ- Kđ1 0,22 1/N.m.s<br />
100<br />
BM(p) = TM1p+ 0,01p+1<br />
1<br />
J’1 0.04251 kg.m2<br />
<br />
Sơ đồ mô phỏng HTĐB pháo AK-725 trên Matlab như hình 6, sơ đồ này sử dụng mô<br />
hình của động cơ dẫn động xoay chiều 3 pha có công suất 1.5 KW, ĐCCH 1 chiều 750W<br />
và máy điện khuếch đại từ trường ngang với thông số vật lí [4], mô hình máy điện [1, 5].<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Sơ đồ mô phỏng hệ truyền động bám pháo AK-725.<br />
<br />
<br />
90 H.Q. Chính, T.Đ. Chuyển, T.Q. Yên, “Nghiên cứu ảnh hưởng của… trên tàu hải quân.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Khi tính đến ảnh hưởng nguồn năng lượng hạn chế, tiến hành mô phỏng quá trình làm<br />
việc của hệ HTĐB pháo AK-725 với các trường hợp sau:<br />
Trường hợp 1: Xét HTĐB làm việc với lưới điện có công suất không hạn chế. Trường<br />
hợp này xảy ra khi HTĐB làm việc với lưới điện tàu với tần số và điện áp của nguồn cấp<br />
cho động cơ dẫn động sẽ không thay đổi khi tải của HTĐB thay đổi. Điên áp pha lưới điện<br />
220V, tần số 50Hz. Kết quả mô phỏng như chỉ ra trên hình 6a. Các chỉ tiêu của quá trình<br />
quá độ như sau: thời gian quá độ Tqd = 3.3s, độ quá chỉnh 30%, số lần dao động n = 2.<br />
4000 4000<br />
Toc do [vong/phut]<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Toc do [vong/phut]<br />
2000 2000<br />
<br />
<br />
0 0<br />
<br />
<br />
-2000 -2000<br />
0 5 10 15 0 5 10 15<br />
Thoi gian [s] Thoi gian [s]<br />
1.5 1.5<br />
<br />
1 1<br />
Vi tri [rad]<br />
Vi tri [rad]<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0.5 Goc dat<br />
0.5 Goc dat<br />
Goc bam<br />
Goc bam<br />
0<br />
0<br />
-0.5<br />
-0.5 0 5 10 15<br />
0 5 10 15 Thoi gian [s]<br />
Thoi gian [s]<br />
<br />
Hình 6. Kết quả mô phỏng HTĐB pháo Hình 7. Kết quả mô phỏng HTĐB pháo<br />
AK-725 với nguồn không hạn chế. AK-725 với nguồn sụt khoảng 10%.<br />
Trường hợp 2: Xét HTĐB làm việc với nguồn năng lượng có công suất hạn chế. Vì<br />
vậy, khi tải lưới điện thay đổi thì sẽ làm tần số và điện áp thay đổi theo, ảnh hưởng trực<br />
tiếp đến tốc độ đầu ra động cơ dẫn động. Điên áp pha của lưới điện giảm khoảng 10% là<br />
200V, tần số 50Hz. Kết quả mô phỏng chỉ ra trên hình 7. Các chỉ tiêu của quá trình quá độ<br />
như sau: thời gian quá độ Tqd = 3.5s, độ quá chỉnh 28%, số lần dao động n = 2.<br />
4000<br />
Toc do [vong/phut]<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2000<br />
<br />
0<br />
<br />
<br />
-2000<br />
0 5 10 15<br />
Thoi gian [s]<br />
<br />
1.5<br />
<br />
1<br />
Vi tri [rad]<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0.5<br />
Goc dat<br />
0 Goc bam<br />
<br />
-0.5<br />
0 5 10 15<br />
Thoi gian [s]<br />
<br />
Hình 8. Kết quả mô phỏng HTĐB pháo AK-725 với nguồn sụt khoảng 18%<br />
Trường hợp 3: Xét tương tự như trường hợp 2 nhưng điện áp pha lưới điện giảm<br />
khoảng 18% là 180V, tần số 50Hz. Kết quả mô phỏng chỉ ra trên hình 8. Các chỉ tiêu quá<br />
trình quá độ như sau: thời gian quá độ Tqd = 5s, độ quá chỉnh 18%, số lần dao động n = 2.<br />
Nhận xét: Khi động cơ dẫn động làm việc với nguồn điện có công suất hạn chế thì khi<br />
tải của lưới điện thay đổi (bao gồm cả tải của HTĐB pháo), tần số và điện áp của lưới điện<br />
sẽ thay đổi theo dẫn đến động cơ làm việc trên một họ đường đặc tính cơ. Điều này ảnh<br />
hưởng trực tiếp tới tốc độ làm việc động cơ dẫn động từ đó quyết định sự thay đổi điện áp<br />
đầu ra của ЭМУ do đó làm thay đổi tốc độ động cơ chấp hành. Đặc trưng của sự ảnh<br />
hưởng này chủ yếu là làm thay đổi thời gian quá trình quá độ, làm giảm tính tác động<br />
nhanh của hệ thống HTĐB. Khi điện áp nguồn thay đổi không lớn, ảnh hường là không<br />
đáng kể nhưng khi điện áp giảm nhiều thì ảnh hưởng là lớn và không cho phép.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 91<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Bài báo đã nghiên cứu xây dựng được mô hình cho phép đánh giá sự ảnh hưởng của<br />
giới hạn công suất nguồn năng lượng điện đến chất lượng động học HTĐB. Ứng dụng mô<br />
hình khảo sát mô phỏng HTĐB dạng Máy điện khuếch đại - Động cơ của pháo AK-725<br />
trên tàu Hải Quân khi tính đến ảnh hưởng của giới hạn công suất nguồn năng lượng điện<br />
đến đặc tính của quá trình quá độ HTĐB vị trí góc. Các kết quả thu được cho thấy tính<br />
đúng đắn của mô hình. Mô hình hệ thống khi kể đến sự ảnh hưởng của giới hạn công suất<br />
nguồn năng lượng điện có tính phi tuyến và thông số biến thiên. Trong trường hợp cần xây<br />
dựng HTĐB chất lượng cao thì cần phải ứng dụng các phương pháp điều khiển hiện đại.<br />
Mô hình đã xây dựng được giúp ích cho những nhà nghiên cứu trong bài toán thiết kế, tính<br />
toán các HTĐB trên tàu chiến Hải quân nhằm hạn chế tối đa những sai sót cũng như đưa<br />
ra được những giải pháp nhằm đảm bảo độ chính xác cho hệ thống.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. John Chiasson, “Modeling and high performance control of electric machines,” Inc,<br />
Hoboken, USA New Jersey; Published simultaneously in Canada, (2005).<br />
[2]. Б.К Чемоданов – “Следящие приводы Т1, 2”.- М.: Изд. МГТУ им Баумана,<br />
(1999).<br />
[3]. Краснова С.А., Уткин В.А. “Каскадный синтез наблюдателей состояния<br />
динамических систем”. М.: Наука, (2006).<br />
[4]. Đào Hoa Việt, “Phân tích và tổng hợp hệ thống truyền động điện,” HVKTQS (2010).<br />
[5]. Đào Hoa Việt, “Bài tập ví dụ và thực hành điều khiển tự động truyền động điện”,<br />
(dùng cho đào tạo cao học), HVKTQS Xuất Bản 2011.<br />
[6]. Huỳnh Văn Đông, “Tổng hợp điều khiển thích nghi dựa trên phương pháp<br />
backstepping cho hệ truyền động có đàn hồi khe hở và ma sát khô phi tuyến”, Luận<br />
án tiến sĩ kỹ thuật, HVKTQS (2009).<br />
ABSTRACT<br />
RESEARCH EFFECTS OF ELECTRICAL ENERGY SOURCES WHICH HAVE LIMIT<br />
POWER TO THE WORKING QUALITY OF SERVO DRIVES ON NAVAL SHIPS<br />
The paper presents the researching results to build a model of position servo<br />
drives with generator-motor system (ЭМУ-Д) and investigate the effects of<br />
electrical energy sources which have limit power to the working quality of servo<br />
drives. In addition, the paper presents the simulation results of servo drive model<br />
of AK-725 artillery on naval with limited power of electrical energy source. The<br />
simulation results of the survey proved the correctness of the building model, but<br />
also investigate the effects of electrical energy sources which have limit power to<br />
the quality of dynamical systems.<br />
Keywords: Tracking system, Power supplies, Naval ship artillery.<br />
<br />
Nhận bài ngày 26 tháng 02 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 23 tháng 9 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 12 năm 2015<br />
1<br />
Địa chỉ: Học viện Kỹ thuật quân sự;<br />
2<br />
Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp, Bộ Công Thương.<br />
3<br />
Học viện Hải Quân - Nha Trang - Khánh Hòa.<br />
*<br />
Email: tdchuyen@uneti.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
92 H.Q. Chính, T.Đ. Chuyển, T.Q. Yên, “Nghiên cứu ảnh hưởng của… trên tàu hải quân.”<br />