Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI TỐC ĐỘ CẮT<br />
ĐẾN TUỔI THỌ DỤNG CỤ KHI TIỆN HỢP KIM Ti-6Al-4V<br />
Nguyễn Văn Toàn1*, Nguyễn Bùi Hiền2<br />
Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu sự ảnh hưởng của tham số công nghệ vận tốc cắt<br />
(Vc) đến tuổi thọ dụng cụ khi tiện hợp kim Ti-6Al-4V bằng phương pháp thực<br />
nghiệm. Dựa trên chỉ tiêu độ nhám bề mặt chi tiết gia công(Ra) để đánh giá ảnh<br />
hưởng của sự thay đổi vận tốc cắt (Vc) đến tuổi thọ dụng cu cacbit phủ TiN. Kết quả<br />
thực nghiệm cho thấy khi tăng tốc độ cắt tại một lượng tiến dao (f) và chiều sâu cắt<br />
(t) không đổi thì tuổi thọ dụng cụ giảm rất nhanh.<br />
Từ khóa: Hợp kim Ti-6Al-4V, Tham số công nghệ, Tuổi thọ dụng cụ.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Dụng cụ cắt chịu ứng suất cục bộ cao, nhiệt độ sinh ra trong quá trình gia công lớn,<br />
phoi thoát ra trượt trên bề mặt dụng cụ gây ra sự mài mòn. Do đó, làm giảm tuổi thọ dụng<br />
cụ và chất lượng bề mặt gia công. Việc nghiên cứu một số tiêu chí đánh giá tuổi thọ dụng<br />
cụ để có thể quyết định thời điểm thay thế trong quá trình gia công là rất cần thiết. Có một<br />
số cách tiếp cận khác nhau để đánh giá tuổi thọ dụng cụ: một là bằng cách đo độ nhám bề<br />
mặt chi tiết gia công; hai là bằng cách đo độ mòn dụng cụ. Trong các phương pháp trên,<br />
tuổi thọ dụng cụ được xác đinh khi mức độ đo độ nhám bề mặt của chi tiết gia công hoặc<br />
mức độ mài mòn dụng cụ vượt quá ngưỡng giới hạn.<br />
Tốc độ cắt (Vc) được xem như một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tuổi thọ dụng cụ.<br />
Tuổi thọ dụng cụ thay đổi đáng kể theo sự thay đổi của tốc độ cắt. Do đó, bài báo đã tập<br />
trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của tốc độ cắt đến tuổi thọ của dụng cụ carbide phủ TiN để<br />
có thể giúp cho việc đưa ra quyết định thời điểm thay thế dụng cụ trong quá trình gia công<br />
phù hợp.<br />
Hợp kim Titan được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp ôtô, hàng không, y<br />
tế, quân sự…, do chúng có các tính chất vượt trội như độ bền riêng cao, đặc tính chống nứt<br />
và khả năng chống ăn mòn đặc biệt [1]. Khả năng gia công của hợp kim titan bị hạn chế vì<br />
một số tính chất khác thường vốn có của chúng; như có thể duy trì độ bền ở nhiệt độ rất<br />
cao, dễ dàng xảy ra phản ứng hóa học với hầu hết các loại vật liệu dụng cụ ở nhiệt độ cao,<br />
độ dẫn nhiệt thấp và mô đun đàn hồi thấp…[2, 3].<br />
Vấn đề về tuổi thọ dụng cụ khi gia công hợp kim Ti-6Al-4V đã có nhiều nghiên cứu<br />
quan trọng như; nghiên cứu ảnh hưởng của các tham số công nghệ dưới điều kiên khô đến<br />
tuổi thọ dụng cụ; gia công cao tốc; gia công sử dụng dung dịch làm mát như co2 và<br />
nitrogen lỏng…Các nghiên cứu này đều tập trung giải quyết bài toán về tuổi thọ dụng cụ<br />
và chất lượng bề mặt khi gia công hợp kim titan [4-7]. Tuy nhiên, việc đánh giá tuổi thọ<br />
của dụng cụ trong các nghiên cứu trên chủ yếu dựa vào phương pháp đo lượng mòn dụng<br />
cụ. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp đánh giá tuổi thọ dụng cụ thông<br />
qua đo độ nhám bề mặt chi tiết.<br />
2. THÍ NGHIỆM<br />
2.1. Thiết bị và vật liệu thí nghiệm<br />
2.1.1. Thiết bị thí nghiệm<br />
Thí nghiệm được thực hiện trên máy tiện T616 tại phòng thí nghiệm Chế tạo máy- Bộ<br />
môn Chế tạo máy – Khoa Cơ khí – HVKTQS như hình 1 thể hiện.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 151<br />
Cơ kỹ thuật & Cơ khí động lực<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1.Tiện hợp kim Ti-6Al-4V trên máy tiệnT616.<br />
Dụng cụ cắt: Thí nghiệm sử dụng mảnh dụng cụ được chọn theo tiêu chuẩn ISO, như<br />
hình 2 thể hiện. Dụng cụ cắt gồm 2 phần: thân dao và đầu dao. Thân dao làm từ thép<br />
cacbon dụng cụ CD70, đầu dao là mảnh hợp kim cứng 1 carbide phủ TiN.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 2. Dụng cụ cắt; (a) Thân dao; (b) Mảnh hợp kim.<br />
Thiết bị đo: Sử dụng máy đo độ nhám TR200.<br />
Vị trí đo: đầu dò đặt tại vị trí gia công trên bề mặt mẫu, dịch chuyển đầu dò dọc<br />
theo đường sinh song song trục tâm chi tiết gia công;<br />
Mỗi vị trí đo 3 lần, lấy giá trị trung bình của ba lần đo;<br />
Các vị trí đo khác nhau bằng cách xoay chi tiết đi một góc.<br />
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm<br />
Vật liệu thí nghiệm sử dụng hợp kimTi–6Al–4V dạng thanh, có chiều dài 150mm,<br />
đường kính 30mm, thành phần vật liệu như thể hiện trong bảng 1, các đặc điểm về cơ tính<br />
như thể hiện trong bảng 2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
152 N.V. Toàn, N.Bùi. Hiền, “Nghiên cứu ảnh hưởng… khi tiện hợp kim Ti-6Al-4V.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Bảng 1. Thành phần các nguyên tố hóa học trong hợp kim Ti–6Al–4V.<br />
Nguyên tố C Fe N Al V H Ti<br />
% khối Cân<br />
0,05 0,09 0,01 6,15 4,4 0,005<br />
lượng bằng<br />
Bảng 2. Đặc điểm về cơ tính của hợp kim Ti–6Al–4V.<br />
Tỷ trọng Độ cứng Modun đàn hồi Độ bền Độ dẫn nhiệt<br />
(g/cm3) (HB) (GPa) (Mpa) (W/mK)<br />
4,43 340 114 950 7,56<br />
2.2. Phương pháp thí nghiệm<br />
Mẫu hợp kimTi-6Al-4V được gia công trên máy tiện T616 với sự thay đổi tốc độ cắt<br />
(Vc). tốc độ tiến dao (f = 0,1mm/răng) và chiều sâu cắt (t = 0,5mm) được giữ cố định. Các<br />
tốc độ cắt trong nghiên cứu này được lựa chọn thông qua các thí nghiệm cơ sở và tham<br />
khảo [8, 9]. Chọn tham số đầu vào như bảng 3.<br />
Bảng 3. Các tham số đầu vào.<br />
Tham số công nghệ Giá trị<br />
Tốc độ cắt Vc (mm/phút) 50, 80, 100, 125, 150, 180<br />
Tốc độ tiến dao f (mm/răng) 0,1<br />
Chiều sâu cắt t (mm) 0,5<br />
Ở đây, tác giả đã chọn độ nhám bề mặt (Ra) làm tiêu chuẩn đánh giá tuổi thọ dụng cụ.<br />
Tuổi thọ dụng cụ chính là thời gian gia công mà chi tiết vẫn duy trì được độ nhám bề mặt<br />
trung bình Ra ≤ 1,5µm. Giá trị độ nhám này được coi là chấp nhận được cho các chi tiết sử<br />
dụng trong công nghiệp [8]. Vượt qua ngưỡng này thì dụng cụ cắt đã bị mòn khá lớn và<br />
ảnh hưởng xấu đến độ nhám bề mặt chi tiết gia công nên cần phải thay thế. Các bước<br />
nghiên cứu đã được minh họa trong hình 3.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 153<br />
Cơ kỹ thuật & Cơ khí động lực<br />
<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Kết quả đo độ nhám bề mặt đạt được tại các thời điểm khác nhau khi tiện hợp kim Ti-<br />
6Al-4V ở các tốc độ cắt khác nhau với lượng chạy dao và chiều sâu cắt không đổi được<br />
thể hiện trong bảng 4.<br />
Bảng 4. Kết quả độ nhám bề mặt chi tiết gia công đo được ở các tốc độ cắt khác nhau cuả<br />
dụng cụ cacbit phủ TiN tại các thời điểm khác nhau.<br />
v = 50 v = 80 v = 100 v = 125 v = 150 v = 180<br />
Thời (m/phút) (m/phút) (m/phút) (m/phút) (m/phút) (m/phút)<br />
gian Ra (µm) Ra (µm) Ra (µm) Ra (µm) Ra (µm) Ra (µm)<br />
(phút)<br />
1 1,12 0,93 0,89 0,74 0,68 0,52<br />
5 1,16 0,98 0,96 0,86 0,75 0,69<br />
10 1,08 0,88 0,89 1,05 0,65 0,53<br />
15 0,98 0,91 1,16 1,18 0,89 0,77<br />
20 1,14 1,12 1,23 1,24 1,32 1,42<br />
25 1,19 1,23 1,31 1,34 1,67 2,36<br />
30 1,28 2,03 1,83 2,39 2,85 3,34<br />
35 2,21 2,64 2,52 2,61 3,59 3,74<br />
60 2,79 2,94 3,45 3,51 3,81 4,16<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Đồ thị độ nhám (Ra) theo thời gian với sự thay đổi tốc độ cắt.<br />
Đồ thị thể hiện mối quan hệ thông số độ nhám Ra của bề mặt chi tiết gia công theo thời<br />
gian (thời gian tham gia cắt của dụng cụ) với sự thay đổi của tốc độ cắt, có thể thấy đồ thị<br />
thể hiện quá trình mòn của dụng cụ cắt theo ba giai đoạn: mòn rà, mòn ổn định và mòn<br />
phá hủy. Khi thông số độ nhám Ra thay đổi đột biến là ứng với giai đoạn mòn phá hủy của<br />
lưỡi cắt, từ đó ta có cơ sở để xác định tuổi bền của dụng cụ cắt dựa vào chỉ tiêu độ nhám<br />
bề mặt gia công theo thời gian.<br />
<br />
<br />
154 N.V. Toàn, N.Bùi. Hiền, “Nghiên cứu ảnh hưởng… khi tiện hợp kim Ti-6Al-4V.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Kết quả thí nghiệm cho thấy cùng với sự tăng lên của tốc độ cắt thì giá trị độ nhám bề<br />
mặt giảm nhẹ ở giai đoạn đầu, nhưng khi tốc độ vượt quá 125m/phút thì có ảnh hưởng bất<br />
lợi, cho thấy sự tăng đột ngột của độ nhám bề mặt sau gần 30 phút gia công. Khi gia công<br />
ở tốc độ cắt thấp, dụng cụ carbide phủ TiN có tuổi thọ dài hơn khi gia công ở tốc độ cắt<br />
cao. Tại tốc độ cắt 50m/phút tuổi thọ dụng cụ đạt được khá cao (xấp xỉ 50 phút) so với tại<br />
tốc độ cắt 180m/phút tuổi thọ giảm mạnh (xấp xỉ 25 phút). Khi tăng tốc độ cắt chất lượng<br />
bề mặt được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, tăng tốc độ cắt làm cho nhiệt độ tại vùng cắt<br />
tăng đáng kể, tuổi thọ dụng cụ giảm rất nhanh do đó dụng cụ carbide được khuyến cáo là<br />
không thích hợp cho sử dụng ở tốc độ cắt cao.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) v = 50 (m/phút), T=35 phút (b) v = 100 (m/phút), T=35 phút<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(c) v = 50 (m/phút), T=65 phút (d) v = 180 (m/phút), T=65 phút<br />
Hình 5. Hình ảnh mòn vi mô lên dụng cụ carbide phủ TiN.<br />
Hình 5 thể hiện hình ảnh mòn vi mô lên dụng cụ cắt carbide phủ TiN, hình ảnh cho<br />
thấy tại cùng một thời điểm (t=30 phút và t=65 phút) thì ở tốc độ cắt cao hơn dụng cụ cắt<br />
bị mòn nhiều hơn, điều này phù hợp với đồ thị trên hình 4. Ở tốc độ cắt thấp, mảnh dụng<br />
cụ có xu hướng tự làm sắc,đã làm cho chất lượng bề mặt tốt hơn sau khi gia công một thời<br />
gian. Ban đầu hố mài mòn đã được nhìn thấy trên mũi dụng cụ và sau một khoảng thời<br />
gian cố định, mài mòn đã xuất hiện trên bề mặt. Khi mũi dụng cụ bi mòn hoàn toàn làm bề<br />
mặt bắt đầu bị xấu đi nhanh chóng.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng của tốc độ cắt đến tuổi thọ dụng cụ carbide phủ TiN<br />
khi tiện hợp kim Ti-6Al-4V như sau:<br />
Tốc độ cắt là một nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến tuổi thọ dụng cụ. Khi tốc độ<br />
cắt tăng, tuổi thọ dụng cụ giảm rất nhanh;<br />
Mảnhdụng cụ carbide phủ TiN có xu hướng tự làm sắc ở tốc độ cắt thấp;<br />
Tăng tốc độ cắt, giá tri độ nhám bề mặt Ra giảm dần dần. Do vậy, để nâng cao<br />
chất lượng bề mặt nên tăng tốc độ cắt cao hơn nhưng tuổi thọ dụng cụ sẽ ngắn;<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 155<br />
Cơ kỹ thuật & Cơ khí động lực<br />
<br />
Tuổi thọ dụng cụ carbide phủ TiN có thể sử dụng cho tốc độ cắt lên đến xấp xỉ<br />
125m/phút khi tiện hợp kim Ti-6Al-4V, do vậy không khuyến khích việc sử dụng<br />
dụng cụ carbide ở tốc độ cao hơn giá trị đó.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. M. Ribeiro, M. Moreira and J. Ferreira, Journal of Materials Processing<br />
Technology 143 (2003) 458.<br />
[2]. A. Amin, A.F. Ismail and M. Nor Khairusshima, Journal of Materials Processing<br />
Technology 192 (2007) 147.<br />
[3]. Modgil, “Effects of high speed machining on surface topography of titanium<br />
alloyTI6AL4V”, Thesis M.S. University of Florida, (2003).<br />
[4]. C.H. Che-Haron, “Tool life and surface integrity in turning Titanium alloy”,<br />
Journal of Materials Processing Technology, 118 (2001), 231-237.<br />
[5]. T.L. Ginta, A.K.M.N. Amin, H.C.D.M. Radzi, M.A. Lajis, “Tool life prediction<br />
by response surface methodology in end milling titanium alloy Ti-6Al-4V using<br />
uncoated WC-Co inserts”, European Journal of Scientific Research 28/4 (2009)<br />
533-541.<br />
[6]. I.A. Choudhury, M.A. El-Baradie, “Tool-life prediction model by design of<br />
experiments for turning high strength steel (290 BHN)”, Journal of Materials<br />
Processing Technology 77 (1998) 319-326.<br />
[7]. M. Dhananchezian, M.P. Kumar, “Cryogenic turning of the Ti-6Al-4V alloy with<br />
modified cutting tool inserts”, Cryogenics 51 (2011) 34-40.<br />
[8]. Nguyễn Đắc Lộc, “Sổ tay Công nghệ chế tạo máy”, tập 2. NXB Khoa học và kỹ<br />
thuật, 2012.<br />
[9]. Trần Thế Lục, “Nguyên lý và dụng cụ cắt”. NXB giáo dục Việt Nam, 2009.<br />
ABSTRACT<br />
STUDYING THE EFFECT OF VARIOUS CUTTING SPEEDS ON TOOL LIFE<br />
IN THE TURNING TI-6AL-4V ALLOY.<br />
This paper studied the effect of Cutting speed Parameters (Vc) on the tool life<br />
in turning process Ti-6Al-4V alloy by experimental methods. Based on the target<br />
surface roughness of the machined samples(Ra) to review the effects of varying<br />
cutting speeds (Vc) on the Coated TiN Carbide tool life. Experimental results show<br />
that, when the cutting speed increases at a constant feed rate (f) and depth of cut (t),<br />
the tool life decrease rapidly.<br />
Keywords: Ti-6Al-4V alloys, Cutting Parameters, Tools life<br />
<br />
Nhận bài ngày 26 tháng 06 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 26 tháng 10 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 12 năm 2015<br />
1<br />
Địa chỉ: Học viện Kỹ thuật quân sự;<br />
2<br />
Phòng Công binh, Bộ Tham mưu, Quân khu IV.<br />
*<br />
Email: bkqs2020@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
156 N.V. Toàn, N.Bùi. Hiền, “Nghiên cứu ảnh hưởng… khi tiện hợp kim Ti-6Al-4V.”<br />