Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 1/2012<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG KỸ THUẬT MÔ HÌNH TOÁN HỌC GẦN ĐÚNG<br />
TRONG TỐI ƯU HÓA THIẾT KẾ KỸ THUẬT<br />
A STUDY ON THE METAMODELING TECHNIQUES IN SUPPORT OF ENGNEERING<br />
DESIGN OPTIMIZATION<br />
<br />
TS. Đặng Xuân Phương1<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài viết này giới thiệu việc nghiên cứu áp dụng một số mô hình toán học gần đúng hỗ trợ quá trình tối ưu hóa trong<br />
thiết kế kỹ thuật bao gồm phương pháp mặt đáp ứng và mô hình hàm radial basis. Cơ sở lý thuyết, đặc tính, ưu nhược<br />
điểm, phạm vi ứng dụng của các phương pháp này và quy trình xây dựng mô hình cũng được đề cập. Kết quả nghiên cứu<br />
cho thấy rằng sử dụng phương pháp này sẽ giúp cho việc thành lập và giải các bài toán tối ưu trong thiết kế được nhanh<br />
chóng, chính xác và hiệu quả.<br />
Từ khóa: Mặt đáp ứng, Hàm radial basis, Quy hoạch thực nghiệm, Tối ưu hóa.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
This paper introduces the research on the metamodels in support of engineering design optimization including<br />
response surface methodology and radial basis function. The theory, characteristics, scope of application, and<br />
metamodeling techniques are also addressed. The results shows that the application of this metamodel makes the<br />
engineering design optimization process become easy, precise, and efficient.<br />
Keywords: Response surface model, Radial basis function, Design of experiment, Optimization<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tối ưu hóa trong thiết kế kỹ thuật là một bài<br />
toán phức tạp. Nếu áp dụng phương pháp thử và<br />
sai (trial and error) theo kinh nghiệm thì người thiết<br />
kế không thể nắm bắt được mối quan hệ hàm giữa<br />
các thông số đầu vào X và thông số đầu ra y. Vì thế,<br />
người thiết kế không thể xác định được một cách<br />
khoa học đâu là các giá trị tốt nhất của tập hợp các<br />
thông số đầu vào. Đối với thiết kế kỹ thuật, người<br />
ta thường thực hiện hàng loạt các thí nghiệm với<br />
mong muốn xác định được đặc tính hay còn gọi là<br />
tính ứng xử của hệ thống. Trong các bài toán tối ưu<br />
hóa thiết kế sử dụng mô phỏng, nếu dò tìm các giá<br />
trị tối ưu của các thông số đầu vào theo phương<br />
pháp trực tiếp bằng các giải thuật tối ưu trực tiếp,<br />
số lượng các lần thí nghiệm mô phỏng cũng như<br />
chi phí thời gian sẽ khá lớn. Đôi khi còn có thể xảy<br />
xa hiện tượng mắc kẹt tại các điểm tối ưu cục bộ.<br />
Do vậy, hướng sử dụng mô hình toán học gần đúng<br />
được xây dựng trên cở các lý thuyết xấp xỉ hoặc hồi<br />
quy để mô tả mối quan hệ hàm giữa các thông số<br />
đầu vào và đầu ra là một phương pháp hiệu quả để<br />
giảm chi phí thực nghiệm hoặc mô phỏng.<br />
<br />
1<br />
<br />
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Cơ sở lý thuyết<br />
Để mô tả mối quan hệ hàm giữa các thông số<br />
đầu vào và đầu ra, cách thường dùng nhất là các<br />
mô hình toán học gần đúng bởi vì trong thực tế khó<br />
có thể xây dựng được một quan hệ hàm chính xác.<br />
Nếu như bản chất thực tế của mô hình là được biểu<br />
diễn bằng hàm y = f(X) thì mô hình gần đúng sẽ là<br />
ŷ = g(X) tức là y = y + Ɛ trong đó Ɛ là sai số (bao<br />
gồm sai số xấp xỉ của mô hình và sai số ngẫu nhiên<br />
do nhiễu hoặc phương pháp đo). Mô hình toán học<br />
gần đúng dùng để mô tả một mô hình hay một hệ<br />
thống nào đó còn được gọi là “mô hình của mô hình”<br />
hay là metamodel. Hiện nay có nhiều phương pháp<br />
mô hình hóa gần đúng như mô hình mặt đáp ứng,<br />
mô hình Kriging, mô hình mạng neuron và mô hình<br />
hàm radial basis. Nghiên cứu này tập trung vào hai<br />
mô hình thông dụng nhất hay sử dụng trong học<br />
<br />
Khoa Cơ khí – Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 41<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 1/2012<br />
<br />
thuật để hỗ trợ cho tối ưu hóa trong thiết kế, đó là<br />
mô hình mặt đáp ứng và mô hình hàm radial basis.<br />
1.1. Phương pháp mặt đáp ứng (Response surface<br />
methodology)<br />
Mô hình mặt đáp ứng (RSM) thường ở dạng<br />
đa thức bậc thấp trong đó đa thức bậc hai được sử<br />
dụng phổ biến nhất vì nó dễ áp dụng và có thể biểu<br />
diễn các mối quan hệ phi tuyến ở mức vừa phải.<br />
Ngoài ra điểm cực trị có thể tồn tại ở vùng giữa của<br />
không gian thiết kế (design space) và nguy cơ mắc<br />
kẹt ở các vị trí cực trị cục bộ cũng giảm đi. Mô hình<br />
mặt đáp ứng bậc hai còn cho phép mô tả mối tương<br />
tác giữa các biến số. Nếu số biến số độc lập là 2,<br />
hoặc chỉ xét ảnh hưởng của hai yếu tố đầu vào nào<br />
đó đến giá trị đầu ra thì ta có thể biểu diễn trực quan<br />
mối quan hệ giữa y và X bằng một mặt cong. Tên<br />
gọi mặt đáp ứng xuất phát từ đó. Mô hình toán học<br />
của phương pháp mặt đáp ứng bậc hai được biểu<br />
diễn như sau:<br />
k<br />
<br />
k<br />
<br />
i =1<br />
<br />
i =1<br />
<br />
k −1<br />
<br />
k<br />
<br />
y = β 0 + ∑ β i xi + ∑ β ii xi2 + ∑∑ β ij xi x j + ε<br />
<br />
f=<br />
(X )<br />
<br />
(3)<br />
<br />
i<br />
<br />
i<br />
<br />
) + bx + c<br />
<br />
(6)<br />
<br />
Trong đó<br />
là khoảng cách Euclidean trong<br />
tập Rd và, λi ∈ R đối với i = 1, 2,…,n.<br />
Dạng phổ biến của hàm<br />
thường dùng là:<br />
<br />
. Các số hạng bậc nhất và bậc<br />
<br />
hai trong phương trình (1) được xem như cùng bản<br />
chất để từ đó có thể tuyến tính hóa phương trình<br />
này về dạng ma trận như sau: y = Xβ + ɛ<br />
(2)<br />
Trong đó:<br />
<br />
∑λ φ( x − x<br />
i =1<br />
<br />
(1)<br />
<br />
i =+<br />
11 j = i<br />
<br />
Trong đó k là số biến số, Ɛ là sai số, βi, βii và βij<br />
gọi là các hệ số hồi quy.<br />
Sự tương tác hay mối quan hệ lẫn nhau giữa<br />
các nhân tố trong thí nghiệm nằm ở nhóm các số<br />
hạng<br />
<br />
giúp người thiết kế thu được các hệ số và các thông<br />
số thống kê của mô hình mặt đáp ứng đa biến một<br />
cách nhanh chóng.<br />
1.2. Mô hình Radial basis function<br />
Mô hình hàm radial basis (RBF) là một nhánh<br />
của phương pháp mạng neuron. Mô hình này khác<br />
với mô hình RSM ở chỗ là mô hình RBF nội suy tập<br />
dữ liệu đầu vào và mặt đáp ứng đi qua tất cả các<br />
điểm dữ liệu. Với mỗi một tập giá trị các thông số<br />
đầu vào ta sẽ thu được duy nhất một tập các thông<br />
số đầu ra. Đặc tính này còn cho thấy mô hình RBF<br />
cho phép mô tả tốt các đáp ứng có độ phi tuyến lớn.<br />
Cơ sở toán học của mô hình RBF như sau:<br />
Cho trước n điểm phân biệt x1, x2,.., xn ∈ Rd trong<br />
đó giá trị của hàm đã biết, hàm RBF được viết dưới<br />
dạng sau:<br />
n<br />
<br />
(tuyến tính)<br />
<br />
(7a)<br />
<br />
(bậc ba)<br />
<br />
(7b)<br />
<br />
(dạng spline)<br />
<br />
(7c)<br />
<br />
(multi-quadratic)<br />
<br />
(7d)<br />
<br />
(Gaussian)<br />
<br />
(7e)<br />
<br />
trong đó là hằng số dương<br />
Các tham số chưa xác định λi, b, c trong phương<br />
trình (6) được tính bằng cách giải hệ phương trình<br />
truyến tính dưới dạng ma trận:<br />
(8)<br />
<br />
xij biểu thị cho quan sát thứ i hoặc mức của biến xj<br />
ε là véc-tơ sai số ngẫu nghiên cỡ n × 1<br />
n là số thí nghiệm (n phải lớn hơn (k+1) × (k+2)/2),<br />
p là số các số hạng trong phương trình (1)<br />
Các hệ số hồi quy thu được nhờ phương pháp<br />
bình phương bé nhất bằng cách giải phương trình<br />
sau:<br />
(4)<br />
Phương trình gần đúng của mô hình mặt đáp<br />
ứng sẽ là:<br />
(5)<br />
Áp dụng bảng tính đơn giản như Excel cũng<br />
có thể dễ dàng xây dựng mô hình mặt đáp ứng.<br />
Nếu sử dụng Matlab, lệnh tương tác rstool(X,Y)<br />
<br />
42 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
trong đó<br />
<br />
là ma trận n × n với<br />
(9)<br />
(10)<br />
<br />
trong đó d là cỡ của véc-tơ X<br />
Giải hệ thống phương trình (8) cho nghiệm duy<br />
nhất của vec-tơ λ và a, vì thế ta thu được một mô<br />
hình RBF duy nhất mà có thể dùng nó để nội suy giá<br />
trị của hàm tại một điểm bất kỳ trên tập xác định hay<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 1/2012<br />
<br />
miền thiết kế. Mô hình RBF cần có tối thiểu 2n+1 số<br />
thí nghiệm. Với cơ sở lý thuyết trên, việc xây dựng<br />
hàm RBF có thể thực hiện bằng cách dùng bất<br />
kỳ ngôn ngữ lập trình nào. Đặc biệt, nếu sử dụng<br />
Matlab, quá trình thao tác và tính toán với các ma<br />
trận sẽ được tiện lợi hơn, hoặc sử dụng tiện ích<br />
RBF tool dựng sẵn [1]. Hàm RBF phụ thuộc khoảng<br />
cách Euclidean giữa các điểm dữ liệu. Nếu giá trị<br />
của các biến độc lập biến thiên trong một khoảng<br />
rộng thì nên dùng phép tỉ lệ đưa nó về khoảng [0,1]<br />
trước khi xây dựng mô hình để tránh sai số làm tròn<br />
và cũng giúp cho các biến có cùng giá trị biên độ.<br />
1.3. Đo lường mức độ chính xác của các mô hình<br />
gần đúng<br />
Đối với quy hoạch thực nghiệm và xây dựng mô<br />
hình toán học gần đúng để mô tả một hệ thống hay<br />
một mối quan hệ nào đó, kiểm định mô hình bằng<br />
phân tích ANOVA là một kênh thông tin quan trọng<br />
để kiểm tra mô hình. Tuy nhiên, nếu dữ liệu đưa vào<br />
phân tích không chứa sai số ngẫu nhiên hoặc mang<br />
tính tất định (deterministic), ví dụ như kết quả mô<br />
phỏng bằng chương trình máy tính, thì kiểm định<br />
F-statistics không mang ý nghĩa thông kê [2]. Đối với<br />
mô hình gần đúng dựa trên hồi quy hoặc nội suy,<br />
mức độ chính xác của mô hình mặt đáp ứng thường<br />
được đánh giá bằng bốn thông số sau:<br />
- Sai số tuyệt đối trung bình: là sai khác trung<br />
bình giữa giá trị quan sát và giá trị xấp xỉ.<br />
- Sai số lớn nhất: là sai khác lớn giữa giá trị<br />
quan sát và giá trị xấp xỉ.<br />
- Căn bậc hai sai lệch bình phương trung bình<br />
RSME :<br />
(11)<br />
R-squared (R2): hệ số xác định, giá trị nằm trong<br />
khoảng 0 và 1 trong đó R2 = 1 có nghĩa là không có<br />
sai số giữa giá trị quan sát và giá trị xấp xỉ.<br />
(12)<br />
trong đó , và lần lượt là giá trị quan sát,<br />
trung bình của giá trị quan sát và giá trị gần đúng.<br />
Bản chất của cách đo lường độ chính xác của<br />
mô hình RBF khác với mô hình RSM bởi vì RBF đi<br />
qua chính xác các điểm dữ liệu. Vì vậy cách đánh<br />
giá phổ biến là (a) sử dụng thêm các điểm dữ liệu<br />
ngẫu nhiên hoặc (b) dùng phương pháp loại bớt<br />
<br />
một điểm dữ liệu hay còn gọi là leave-one-out cross<br />
validation [3,4]. Phương pháp thứ nhất đòi hỏi phải<br />
cần thêm một số lượng lớn các điểm dữ liệu, tức là<br />
phải làm thêm một số thí nghiệm khác, hoặc trong<br />
quá trình xây dựng mô hình phải để dành một số<br />
điểm dữ liệu nhằm mục đích kiểm tra mô hình. Trong<br />
trường hợp này, công thức (11) và (12) có thể được<br />
sử dụng để tính toán RSME và R2. Phương pháp<br />
này làm cho chi phí thí nghiệm tăng lên nên ít được<br />
dùng. Ngược lại, phương pháp thứ hai không đòi<br />
hỏi thêm số điểm thí nghiệm khi kiểm tra độ chính<br />
xác của mô hình. Muốn kiểm tra độ chính xác của<br />
mô hình tại một điểm dữ liệu nào đó, điểm đó được<br />
loại ra và mô hình gần đúng được tính toán lại. Lúc<br />
đó sẽ thu được sai số giữa giá trị quan sát (giá trị<br />
thực) của điểm dữ liệu loại ra và giá trị dự đoán gần<br />
đúng của mô hình mới tại điểm đó.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Phương pháp quy hoạch thực nghiệm hoặc lấy<br />
mẫu<br />
Đối với mô hình RSM, phương pháp bố trí thực<br />
nghiệm thường dùng nhất là: (a) sử dụng thừa số<br />
đầy đủ (full factoral design) và (b) sử dụng fractional<br />
factoral design tức là áp dụng ma trận trực giao<br />
(orthogonal matrix). Phương pháp thứ nhất áp dụng<br />
khi số biến số hay còn gọi là số nhân tố (factors) và<br />
mức (levels) thấp. Ngược lại, dùng phương pháp<br />
thứ hai để giảm số thí nghiệm khi muốn giảm chi phí<br />
thực nghiệm. Ví dụ có bốn thông số đầu vào, tức<br />
là bốn nhân tố, mỗi thông số được chia ra ba mức<br />
giá trị bao gồm thấp, trung và cao khi thực nghiệm.<br />
Nếu dùng full factoral design, số thí nghiệm phải là<br />
34 = 81. Còn nếu áp dụng ma trận trực giao, ví dụ<br />
L27, thì số thí nghiệm giảm xuống chỉ còn 27. Tất<br />
nhiên, khi số thí nghiệm giảm xuống thì độ chính<br />
xác của mô hình gần đúng sẽ giảm đi. Theo kinh<br />
nghiệm, để đạt được độ chính xác khá, số lượng<br />
điểm thí nghiệm cho mô hình RSM bậc 2 cần gấp<br />
đôi số lượng điểm dữ liệu tối thiểu để xây dựng mô<br />
hình. Bảng tra các ma trận trực giao áp dụng cho<br />
quy hoạch thực nghiệm có thể tham khảo ở [5,6].<br />
Đối với mô hình RBF, để có được các điểm<br />
dữ liệu nằm trong miền thiết kế, phương pháp quy<br />
hoạch thực nghiệm trực giao có thể được áp dụng.<br />
Tuy nhiên, phương pháp quy hoạch thực nghiệm<br />
thích hợp nhất để tạo ra tập dữ liệu nhằm xây<br />
dựng mô hình RBF là phương pháp lấy mẫu Latin<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 43<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
Hypercube sampling (LHS). Đây là phương pháp<br />
quy hoạch thực nghiệm mà nó chia miền thiết kế<br />
ra n phần bằng nhau (trong đó n là số thí nghiệm)<br />
đối với tất cả các biến thiết kế, sau đó phối hợp các<br />
biến theo phương pháp kết hợp ngẫu nhiên nhưng<br />
theo khuynh hướng làm giảm khoảng cách giữa các<br />
điểm thí nghiệm. Ưu điểm của phương pháp LHS so<br />
với các phương pháp quy hoạch thực nghiệm khác<br />
là người thiết kế có thể tự do chọn số lượng điểm thí<br />
nghiệm miễn sao lớn hơn 2n+1 với n là số biến số.<br />
Do tính ngẫu nhiên mà phương pháp lấy mẫu LHS<br />
không có tính lặp lại. Phương pháp LHS có sẵn trong<br />
Matlab với lệnh lhsdesign(n,p) trong đó n là số điểm thí<br />
nghiệm và p là số biến. Dưới đây minh họa việc xây<br />
<br />
Soá 1/2012<br />
dựng mô hình gần đúng cho hàm số có hai biến là<br />
dựa vào phép lấy mẫu LHS và mô hình RBF.<br />
Do tính phi tuyến và độ phức tạp của hàm cao<br />
nên số điểm dữ liệu được chọn ở ví dụ này là 75<br />
điểm như minh họa trên hình 1a. Sử dụng các công<br />
thức (6) đến (10) sẽ thu được phương trình RBF<br />
gần đúng thay thế cho mối quan hệ hàm nói trên.<br />
Hình 1b minh họa trực quan bề mặt của của hàm<br />
gần đúng nhờ sự hỗ trợ của Matlab và hình 1c<br />
cho biết sai số giữa mô hình chính xác và mô hình<br />
RBF gần đúng. Sai số lớn nhất là 1.72, sai số tuyệt<br />
đối trung bình khá nhỏ là 0.206 và hệ số xác định<br />
R2 =0.94<br />
<br />
Hình 1. Minh họa áp dụng phép lấy mẫu LHS và mô hình RBF<br />
<br />
2.2. Quy trình xây dựng mô hình toán học gần đúng<br />
áp dụng trong tối ưu hóa<br />
Quy trình xây dựng các mô hình gần đúng bao<br />
gồm các bước như sau:<br />
- Lựa chọn phương pháp quy hoạch thực<br />
nghiệm để thu thập dữ liệu,<br />
- Chọn loại mô hình để mô tả dữ liệu,<br />
- Tiến hành phép hồi quy toán học hoặc nội suy<br />
để xác định các hệ số của phương trình của mô<br />
hình,<br />
- Kiểm tra mức độ chính xác của mô hình. Nếu<br />
độ chính xác không thỏa mãn thì phải chọn lại mô<br />
hình, thay đổi phương pháp quy hoạch thực nghiệm<br />
hoặc tăng số lượng điểm thí nghiệm.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Một số nghiên cứu trường hợp (case study) đã<br />
được áp dụng để kiểm chứng đề xuất nghiên cứu<br />
nói trên. Trong khuôn khổ của bài báo, một trường<br />
hợp điển hình về tối ưu hóa thiết kế trong kỹ thuật<br />
được đưa ra để minh họa kết quả nghiên cứu. Xét<br />
quá trình tối ưu hóa vị trí và một số thông số công<br />
nghệ của các kênh làm mát của một sản phẩm nhựa<br />
<br />
44 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
như hình 2 sao cho độ biến thiên nhiệt độ tại các vị<br />
trí khác nhau trên bề mặt chi tiết ở cuối quá trình<br />
làm nguội là nhỏ nhất. Điều kiện ràng buộc là nhiệt<br />
độ đích của bề mặt khuôn là 50°C và các ràng buộc<br />
biên của mười một biến thiết kế như trình bày trong<br />
bảng 1. Với 11 biến thiết kế, chúng tôi dùng phương<br />
pháp quy hoạch thực nghiệm theo phương pháp ma<br />
trận trực giao L81. Nhiều mô hình và phương pháp<br />
tối ưu khác nhau được áp dụng theo 2 nhóm: tối<br />
ưu trực tiếp (bằng thuật toán di truyền GA, bằng<br />
phương pháp gradient, phối hợp mạng neuron và<br />
GA) và nhóm dựa vào mô hình gần đúng (RSM và<br />
RBF) nhằm mục đích so sánh và rút ra kết luận.<br />
Nếu sử dụng ba tiêu chí như số lần mô phỏng,<br />
độ chính xác và giá trị của hàm mục tiêu thì kết quả<br />
cho thấy mô hình gần đúng RSM và RBF cho kết<br />
quả xấp xỉ như các phương pháp khác nhưng điều<br />
đáng quý là số lần thí nghiệm ít hơn (xem bảng 2).<br />
Điều này rất có ý nghĩa nhằm giảm chi phí về tiền<br />
bạc cũng như thời gian khi thực hiện các thí nghiệm<br />
hoặc mô phỏng. Đây chính là ưu điểm của mô hình<br />
gần đúng được đề xuất.<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 1/2012<br />
<br />
Bảng 1. Các biến số thiết kế và so sánh kết quả tối ưu của các biến số theo các mô hình khác nhau<br />
No.<br />
<br />
Biến số<br />
<br />
Khoảng<br />
dưới<br />
<br />
Khoảng<br />
trên<br />
<br />
Tối ưu bằng<br />
GA (di truyền)<br />
<br />
Tối ưu trực<br />
tiếp dựa theo<br />
gradient<br />
<br />
1<br />
<br />
x1<br />
<br />
-120<br />
<br />
-90<br />
<br />
-119.0<br />
<br />
-113.3<br />
<br />
-120.0<br />
<br />
-120.0<br />
<br />
-116.5<br />
<br />
2<br />
<br />
y1<br />
<br />
-70<br />
<br />
-40<br />
<br />
-68.1<br />
<br />
-70.0<br />
<br />
-70.0<br />
<br />
-70<br />
<br />
-69.1<br />
<br />
3<br />
<br />
z1<br />
<br />
-50<br />
<br />
-20<br />
<br />
-38.0<br />
<br />
-21.1<br />
<br />
-39.4<br />
<br />
-37.1<br />
<br />
-28.8<br />
<br />
4<br />
<br />
z2<br />
<br />
40<br />
<br />
70<br />
<br />
69.8<br />
<br />
70.0<br />
<br />
70.0<br />
<br />
70.0<br />
<br />
69.8<br />
<br />
5<br />
<br />
x3<br />
<br />
-190<br />
<br />
-160<br />
<br />
-172.3<br />
<br />
-160.0<br />
<br />
-186.4<br />
<br />
-175.6<br />
<br />
-168.5<br />
<br />
6<br />
<br />
y3<br />
<br />
110<br />
<br />
140<br />
<br />
123.5<br />
<br />
110.0<br />
<br />
140<br />
<br />
118.1<br />
<br />
113.4<br />
<br />
7<br />
<br />
z3<br />
<br />
30<br />
<br />
60<br />
<br />
31.0<br />
<br />
30.0<br />
<br />
32.7<br />
<br />
30.0<br />
<br />
34.7<br />
<br />
8<br />
<br />
y4<br />
<br />
35<br />
<br />
65<br />
<br />
40.3<br />
<br />
35.0<br />
<br />
45.6<br />
<br />
50.6<br />
<br />
37.3<br />
<br />
9<br />
<br />
z4<br />
<br />
120<br />
<br />
150<br />
<br />
141.3<br />
<br />
120.0<br />
<br />
150.0<br />
<br />
133.8<br />
<br />
134.4<br />
<br />
10<br />
<br />
d<br />
<br />
10<br />
<br />
14<br />
<br />
11.7<br />
<br />
10<br />
<br />
13.7<br />
<br />
12.3<br />
<br />
10.7<br />
<br />
11<br />
<br />
T<br />
<br />
15<br />
<br />
22<br />
<br />
16.7<br />
<br />
15.2<br />
<br />
15.0<br />
<br />
18.6<br />
<br />
15<br />
<br />
w<br />
<br />
Tối ưu dùng mô Tối ưu dùng mô<br />
Tối ưu dùng<br />
hình<br />
hình<br />
mạng NN và GA<br />
RSM<br />
RBF<br />
<br />
Hình 2. Ví dụ về một bài toán tối ưu trong thiết kế kỹ thuật<br />
<br />
Bảng 2. So sánh kết quả tối ưu bằng các mô hình khác nhau và phương pháp khác nhau<br />
No.<br />
<br />
Optimum<br />
GA<br />
(direct)<br />
<br />
Đáp ứng (outputs)<br />
<br />
Optimum gradient- Optimum RSM<br />
based (direct )<br />
(metamodel)<br />
<br />
Optimum RBF<br />
(metamodel)<br />
<br />
Optimum NN &<br />
GA (metamodel)<br />
<br />
1<br />
<br />
Nhiệt độ trung bình của khuôn<br />
<br />
50.5<br />
<br />
50.3<br />
<br />
50.5<br />
<br />
50.5<br />
<br />
49.6<br />
<br />
2<br />
<br />
Sai lệch nhiệt độ của khuôn<br />
<br />
7.5<br />
<br />
10.0<br />
<br />
8.7<br />
<br />
8.5<br />
<br />
9.1<br />
<br />
3<br />
<br />
Thời gian làm nguội cần thiết<br />
<br />
11.9<br />
<br />
12.0<br />
<br />
11.8<br />
<br />
11.9<br />
<br />
11.9<br />
<br />
Phương pháp tối ưu<br />
<br />
GA<br />
(direct search)<br />
<br />
gradient-based<br />
(direct search)<br />
<br />
RSM<br />
(metamodel)<br />
<br />
RBF<br />
(metamodel)<br />
<br />
NN<br />
(metamodel)<br />
<br />
Số lần thí nghiệm mô phỏng<br />
<br />
300<br />
<br />
179<br />
<br />
81<br />
<br />
81<br />
<br />
81<br />
<br />
Sau đây là một số gợi ý khi lựa chọn mô hình:<br />
Phương pháp RSM có nguồn gốc áp dụng cho các<br />
bài toán có sai số ngẫu nhiên. Tuy nhiên, nó được<br />
áp dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực thiết kế kỹ thuật.<br />
Đây là phương pháp được nghiên cứu nhiều nhất và<br />
<br />
cũng rất dễ áp dụng. Tuy nhiên phương pháp RSM<br />
gặp khó khăn khi biến số thiết kế lớn hơn 10 hoặc<br />
các đáp ứng có độ phi tuyến cao. Khi số biến thiết<br />
kế lớn (trên dưới 50) và đáp ứng có tính phi tuyến<br />
cao thì mô hình RSM trở nên kém hiệu quả vì số thí<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 45<br />
<br />