intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc kinh doanh các chuỗi cửa hàng tiện ích tại Tp. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc kinh doanh các chuỗi cửa hàng tiện ích tại Tp. Hồ Chí Minh xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến việc kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện ích tại TP. HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc kinh doanh các chuỗi cửa hàng tiện ích tại Tp. Hồ Chí Minh

  1. NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC KINH DOANHCÁC CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN ÍCH TẠI TP.HỒ CHÍ MINH Nguyễn Mai Đức Anh, Trần Thị Ngọc Linh, Lê Thị Hà Giang, Huỳnh Yến Nhi, Nguyễn Phương Thảo Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh GVHD: PGS.TS. Trần Văn Tùng TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến việc kinhdoanh chuỗi cửa hàng tiện ích tại TP.HCM. Nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng theo mô hình nhân tố khám phá để thực hiện việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc kinh doanh các chuỗi cửa hàng tiện ích tại TP.HCM. Kết quả nghiên cứu đã xác định có 6 nhân tố tác động đến sản phẩm, cơ sở vật chất, giá cả, dịch vụ, nhân viên, việc kinh doanh. Từ khóa: các nhân tố ảnh hưởng, chuỗi cửa hàng tiện ích, Tp.HCM. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kể từ khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thị trường bán lẻ Việt Namtrở nên hết sức sôi động. Đặc biệt, ở Tp Hồ Chí Minh được đánh giá là thị trường có mức độhấp dẫn và chỉ số phát triển. Điều này đã làm cho thị trường bán lẻ Tp.HCM trở thành chiếc bánh ngọt hấp dẫn của các đại gia bán lẻ nước ngoài. Việc mở cửa thị trường bán lẻ vào đầunăm 2009 là cuộc cạnh tranh vừa có lợi ích mà cũng lắm nguy cơ. Lợi ích thấy rõ nhất đó là tăng tính hiệu quả cho hoạt động bán lẻ. Còn nguy cơ thì rất lớn, đó là hàng hiệu cao cấp xâm nhập vào thị trường Việt Nam sẽ làm giảm thị phần và lợi thế cạnh tranh của nhà phân phối nội địa. Nhà sản xuất, phân phối và các thương hiệu yếu sẽ bị loại bỏ. Hiện nay, kênh phân phối thống truyền vẫn đang giữ vai trò chủ yếu với 70% thị phần. Xu hướng tiêu dùngcủa người dân Việt Nam đang có những bước chuyển biến tích cực. Thu nhập tăng cao tạo điều kiện cho người dân quan tâm hơn đến các vấn đề về chất lượng, an toàn vệ sinh và đặc biệt là sự tiện lợi. Với xu hướng "mở cửa" hội nhập thị trường bán lẻ thì kênh phân phối: Cửa hàng tiện lợi, siêu thị (chuyên doanh hoặc tổng hợp), trung tâm thương mại sẽ tăng trưởng nhanh thay thế dần kênh phân phối truyền thống là chợ, cửa hàng…do đó, các kênh phân phối bán lẻ hiện đại có tiềm năng phát triển rất lớn. Cửa hàng tiện ích là loại cửa hàng nhỏ, kinh doanh theo phương thức hiện đại, lấy sự tiện lợi làm tiêu chí hoạt động. Một mặt, loại cửa hàng tiện lợi này có ưu điểm hơn các siêu thị về vấn đề đầu tư mặt bằng, vốn…mặt khác, vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng hiện đại đang thay đổi của người dân, vừa phù hợp với thói quen đi mua hàng ở tạp hóa của người dân Việt Nam và đặc biệt, loại hình cửa hàng tiện ích này vẫn còn nhiều đất để phát triển, tiềm năng phát triển rất lớn. Việc xây dựng mô hình cửa hàng tiện ích đối 1993
  2. với các doanh nghiệp trong nước hiện nay là rất cần thiết để có thể lấp kín những khoảng trống thị trường, đồng thời tạo nên một lực lượng tương quan mới đối trọng với các doanh nghiệp nước ngoàikhi họ bước chân vào Việt Nam. Nắm bắt được điều này, việc kinh doanh mô hình cửa hàng tiện ích tại Việt Nam bùng nổ và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, hầu hết việc kinh doanh lại không mấy hiệu quả. Trong khi hiện nay, nhiều tập đoàn bán lẻ nổi tiếng thế giới vẫn đang có các hoạt động xúc tiến chuẩn bị xâm nhập vào thị trường Việt Nam dưới hình thức kinh doanh cửa hàng tiện lợi. Vậy phảichăng, các doanh nghiệp trong nước đã không có được một hướng đi đúng đắn cho loại hìnhkinh doanh hiện đại này. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “ Phát triển mô hình kinh doanh cửa hàng tiện ích ở Tp.HCMtrong giai đoạn hiện nay” là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Giới thiệu tổng quan về chuỗi cửa hàng tiện ích: Khái niệm: Cửa hàng tiện lợi hay cửa hàng tiện ích (Convenience store) là một loại hình doanh nghiệp bán lẻ quy mô nhỏ với sản phẩm là một loạt các mặt hàng như cửa hàng tạp hóa; đồ ăn nhẹ, bánh kẹo, nước giải khát. Các cửa hàng này cũng có thể cung cấp dịch vụ chuyển tiền và chuyển khoản ngân hàng; cùng với việc sử dụng máy cửa hàng tiện lợi thường tính giá cao hơn đáng kể so với các cửa hàng tạp hóa thông thường hoặc siêu thị, vì các cửa hàng này đặthàng số lượng hàng tồn kho nhỏ hơn với mức giá trên mỗi đơn vị cao hơn từ người bán buôn. Tuy nhiên, các cửa hàng tiện lợi bù đắp cho sự mất mát này do có giờ mở cửa 24/7, phục vụ nhiều địa điểm hơn và có các cách thức thanh toán và giao dịch nhanh. Cấu trúc của chuỗi cửa hàng: Đặc trưng các chuỗi cửa hàng tiện ích là một tổng thể các hệ thống bán lẻ. Mỗi một phân hệ là một phần mềm riêng lẻ. Từng phân hệ có thể hoạt động độc lập nhưng do bản chất của hệ thống chuỗi cửa hàng, chúng kết nối với nhau để tự động chia sẻ thông tin với các phân hệ khác nhằm tạo nên một hệ thống bán hàng mạnh mẽ hơn. Các phân hệ cơ bản củamột chuỗi hệ thống bán lẻ tại Tp.HCM điển hình có thể như sau: Quản lý doanh thu, quản lý nhân sự, dịch vụ khách hàng, quản lý kho và hàng hoá. Đặc điểm của hệ thống chuỗi cửa hàng: Những đặc điểm nổi bật của một cửa hàng tiện lợi có thể kể đến như: Kinh doanh những mặt hàng ăn nhanh với giá cả phải chăng. Điều này rất phù hợp với những người tiêu dùngtrẻ. Các dịch vụ được cộng thêm vào ở cửa hàng tiện lợi như: mua thực phẩm, nước giải khát, hỗ trợ khách hàng trong việc thanh toán các chi phí sinh hoạt như thanh toán điện, nước,, internet,.. đem lại sự tiện lợi tuyệt vời.Mô hình kinh doanh này thường nổi bật với những đặc điểm như: 1994
  3. Đặc điểm của hệ thống chuỗi cửa hàng: Những đặc điểm nổi bật của một cửa hàng tiện lợi có thể kể đến như: Kinh doanh những mặt hàng ăn nhanh với giá cả phải chăng. Điều này rất phù hợp với những người tiêu dùngtrẻ. Các dịch vụ được cộng thêm vào ở cửa hàng tiện lợi như: mua thực phẩm, nước giải khát, hỗ trợ khách hàng trong việc thanh toán các chi phí sinh hoạt như thanh toán điện, nước, internet,... đem lại sự tiện lợi tuyệt vời. Mô hình kinh doanh này nổi bật với những đặc điểm như: - Nâng cấp phù hợp: kinh doanh cửa hàng tiện lợi không cần có một nguồn vốn lớn, hay diện tích phải rộng như kinh doanh siêu thị Big C, Metro,… chỉ cần chủ cửahàng có một nguồn vốn nhỏ cùng với bảng chi tiêu hợp lý là có thể phát triển một cửa hàng tiện lợi. một cửa hàng tiện lợi với diện tích như thế này vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ, đa dạng các loại sản phẩm cho người dân, phục vụ 24/7 cho khách hàng của họ. - Điểm bán không ngừng nhân rộng: Ưu tiên diện tích và vị trí địa lý được xem là yếutố quan trọng hàng đầu. Có thể trong cùng một con phố cách 500m là tìm được một cửa hàng tiện lợi. Độ phủ rộng của những cửa hàng tiện lợi thế này sẽ dễ dàng chiếmđược niềm tin của khách hàng bằng những vị trí gần với những nơi tập trung đông đúc dân cư như trường học, gần chợ,… - Hoạt động 24/24: Một ưu thế lớn mà các cửa hàng tiện lợi đang có là việc phục vụ khách hàng 24/24 giờ hàng ngày. Đây được xem là điểm cộng có thể đáp ứng đượcnhững nhu cầu của người tiêu dùng ở mọi lúc. - Cơ sở vật chất: Tại các cửa hàng tiện lợi, khách hàng có thể dễ dàng tìm được nhữngsản phẩm họ cần và đáp ứng trực tiếp nhu cầu của họ ngay tại thời điểm đó. - Phần mềm quản lý bán hàng: Một điểm cộng khác cho mô hình kinh doanh này là tốcđộ nhanh nhẹn của các nhân viên. Cách làm việc gọn gàng cộng với phần mềm quản lý bán hàng và thanh toán nhanh chóng đóng một vai trò quan trọng. Công đoạn quét mã vạch sản phẩm, nhận tiền thanh toán hay in hóa đơn đều được thực hiện dễ dàng. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành thông qua nghiên cứu định tính và định lượng: (1) Nghiên cứu định tính bằng xây dựng phát triển hệ thống khái niệm/thang đo và các biến quan sát và hiệu chỉnhbiến quan sát phù hợp với thực tế. (2) Nghiên cứu định lượng: Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đểkiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau; Phân tích nhân tốkhám phá (EFA) được sử dụng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố được cholà phù hợp; đồng thời sử dụng phân tích hồi qui tuyến tính đa biến xác định các nhân tố và mức độ tácđộng của từng nhân tố ảnh hưởng đến việc kinh doanh chuỗi cửa hàng tại TP.HCM. Nhóm tác giả nghiên cứu sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để xác định có 5 nhân tố với 25 biến quan sát được cho là có tác động đến các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố kinh doanh cửa hàng tiện 1995
  4. ích, lượng hệ thống cửa hàng tại TP.HCM. Nhóm tác giảsử dụng thang đo 5 Likert cho toàn bộ bảng hỏi: 1 – hoàn toàn không đồng ý, 2 – không đồng ý, 3 – bình thường, 4 – Đồng ý, 5 – Hoàn toàn đồng ý. Nhóm tác giả đã gửi 123 bảngcâu hỏi từ tháng 3/2022 đến tháng 5/2022 cho các bạn sinh viên, nhân viên, chủ doanh nghiệp, giảng viên ở TP.HCM. Kết quả nhận được 123 phiếu khảo sát, trong đó có 3 phiếubị loại do không hợp lệ. Do đó, số lượng quan sát còn lại để đưa vào phân tích là 120 phiếuthỏa mãn điều kiện mẫu tối thiểu. 3.2. Mô hình nghiên cứu và phương trình hồi quy: Căn cứ vào các lý thuyết nền, tổng quan các công trình nghiên cứu trước, nghiên cứuchuyên gia, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu như Hình 1. Mô hình hồi quy: KD = β0 + β1*ĐVSP + β2*ĐVCSVC + β3*GC + β4*ĐVDV+ β5*TĐNV + β6*VKD + ε Trong đó: - KD: Biến phụ thuộc mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện ích tạiTP.HCM - ĐVSP: đối với sản phẩm; ĐVCSVC: đối với cơ sở vật chất; GC: giá cả; ĐVDV: đối với dịch vụ;TĐNV: thái độ nhân viên; VKD: việc kinh doanh. β1, β2, β3, β4, β5: là các hệ số hồi quy. ε: Sai số ngẫu nhiên. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kiểm định chất lượng thang đo (Cronbach’s Alpha) Bảng 1: Kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số tương quan- Thang đo Số biến quansát Cronbach's Alpha Ghi chú biến tổng nhỏ nhất 1996
  5. Chất lượng sản phẩm 5 0.749 0.342 Chấp nhận Cơ sở vật chất 4 0.611 0.346 Chấp nhận Giá cả 5 0.790 0.493 Chấp nhận Dịch vụ 4 0.684 0.383 Chấp nhận Chất lượng nhân viên 4 0.778 0.551 Chấp nhận Qua kết quả kiểm định chất lượng thang đo ở bảng 1 ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể đều lớn hơn 0.6. Như vậy hệ thống thang đo được xây dựng gồm 5 thang đo đảm bảo chất lượng tốtvới 22 biến quan sát đặc trưng. Phân tích nhân tố khám phá Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc Kết quả kiểm định Bartlett's cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig= 0.000 0.5), chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích.Kết quả cho thấy với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 1 yếu tố được rút trích ra từ biến quan sát. Phương sai trích là 64.355% > 50% đạt yêu cầu. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập Kết quả phân tích yếu tố có hệ số KMO = 0.650 (nằm trong khoảng từ 0.5 đến 1) và kiểm định Bartlett có ý nghĩa (sig = 0.000 0.5 và hiệusố giữa các thành phần trong cùng yếu tố đều lớn hơn 0.3. Bảng 2: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần Hệ số KMO 0.650 Mô hình kiểm tra Giá trị Chi-Square 256.354 Bậc tự do 3 Bartlett Sig (p-value) 0,000 Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến 1997
  6. Bảng 3: Thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng phương pháp Enter Hệ số Hệ số chưa chuẩnhoá Thống kê đa cộngtuyến chuẩnhoá Mức ý Mô hình Giá trị t nghĩaSig Hệ số Sai số B Beta Hệ sốVIF chuẩn Tolerance (Constant) 0.478 0.149 2.890 0,000 CLSP 0.276 0.040 0.332 8.992 0,000 0.792 1.467 CSVC 0.008 0.040 0.008 0.285 0,000 0.745 1.254 1 GC 0.269 0.041 0.099 8.462 0,000 0.730 1.325 DV 0.064 0.040 0.080 2.783 0,000 0.750 1.370 CLNV 0.076 0.040 0.421 2.225 0,000 0.794 1.295 Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh của các cửa hàng tiện ích” thực hiện nhằm mục đích là tìm hiểu về những hoạt động cũng như các tác nhân ảnh hưởng đến kinh doanh của chuỗi cửa hàng tiện ích. Trong quá trình chọn lọc thì đã được ra được 5 nhân tố ảnhhưởng đến kinh doanh là: Sản phẩm, Cơ sở vật chất, Giá cả, Dịch vụ và Thái độ nhân viên. Cùng với các kênh phân phối khác, loại hình kinh doanh cửa hàng tiện ích đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Cùng với sự phát triển hiện đại của xã hội, mô hình kinh doanh này ngày càng được yêu thích và trở thành kênh mua sắm được người tiêu dùng tin tưởng, đặc biệt là ở các thành phố lớn, trong đó có Tp. Hồ Chí Minh. Có thể thấy hiện nay chuỗi cửa hàng tiện ích đang dần dần chiếm phần trong thị trường tại Việt Nam. Cửa hàng tiện ích được đánh giá là có thể đáp ứng đượcnhững thói quen mua sắm của khách hàng, khắc phục được những nhược điểm mà cửa hàng truyềnthống chưa thực hiện được cũng như có nhiều những ưu điểm hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://text.123docz.net/document/1039612-tai-lieu-luan-van-phat-trien-mo-hinh-cua-hang- tien-ich-o- viet-nam-trong-giai-doan-hien-nay-pdf.htm 2. https://text.123docz.net/document/29899549-nghien-cuu-nhan-to-anh-huong-den-chat- luong-dich-vu- ban-le-tai-cac-cua-hang-tien-ich-tai-thanh-pho-ho-chi-minh-pdf.htm 3. https://www.tanthanhthinh.com/cac-nhan-to-anh-huong-toi-hieu-qua-kinh-doanh.html 4. https://gialaitrongtoi.com/yeu-to-anh-huong-den-loi-nhuan-tu-sieu-thi-mini-t20175.html 1998
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2