intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

39
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu dưới đây sẽ tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư của các hộ kinh doanh này, nâng cao vai trò của các hộ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

  1. NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA CÁC HỘ KINH DOANH CÁ THỂ PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Hoàng Thị Thu Hà* 1 TÓM TẮT: Hộ kinh doanh cá thể nói chung và các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố nói riêng đang là một trong những chủ thể sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời là lực lượng nòng cốt cho việc thực hiện thành công mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp năm 2020 của Chính phủ. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, các hộ kinh doanh mặc dù phát triển mạnh mẽ về số lượng, đóng góp vào việc nâng cao thu nhập của người dân, cải thiện mức sống xã hội song sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước cũng như các nghiên cứu học thuật về hoạt động đầu tư phát triển của các hộ chưa thực sự tương xứng với tiềm năng phát triển. Nghiên cứu dưới đây sẽ tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư của các hộ kinh doanh này, nâng cao vai trò của các hộ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung. Từ khóa: Hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, quyết định đầu tư, nhân tố ảnh hưởng 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và lý luận, bao gồm: Xuất phát từ vai trò của các hộ kinh doanh cá thể, đặc biệt là các hộ kinh doanh các thể phi nông nghiệp đối với nền kinh tế. Hộ kinh doanh cá thể là đặc điểm điển hình của nền kinh tế Việt Nam và có lịch sử phát triển lâu hơn bất kỳ loại hình doanh nghiệp chính thức nào (Truong Duc Trong, Tran Ban Thien, Pham Kim Dung, 2013). Trong những năm qua, khu vực kinh tế cá thể có đóng góp cao nhất trong GDP (32,3%), cao hơn khu vực kinh tế Nhà nước (32,2%) và cao hơn hẳn khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (19,5%) (Phạm Văn Hồng, 2016). Các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia, thể hiện qua việc: (i) cung cấp hàng triệu việc làm cho người lao động, đặc biệt những người có thu nhập thấp ở khu vực thành thị; (ii) cho phép tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm, dịch vụ ở mọi nơi, mọi lúc, đáp ứng nhu cầu của xã hội và làm vệ tinh cho các doanh nghiệp; (iii) là kênh phân phối và lưu thông hàng hóa quan trọng, giúp cân đối thương mại và phát triển kinh tế địa phương; (iv) phát huy những ngành nghề truyền thống cho xuất khẩu nhờ những bí quyết sản xuất truyền thống được tích luỹ từ nhiều thế hệ; (v) có khả năng tiếp cận và đổi mới công nghệ nhanh chóng, dễ dàng vượt qua những trở ngại của thị trường và có thể tiếp cận với các thị trường lớn hơn; (vi) thúc đẩy cạnh tranh thông qua các sáng kiến đổi mới và cải thiện hiệu quả hoạt động được thực hiện ở các hộ có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường (Samuel G, 2004) … * Đại học Kinh tế quốc dân.
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 887 Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy, song không giống như các doanh nghiệp nhà nước hay các doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh cá thể hiện chưa được hưởng bất kỳ biện pháp hay chính sách hỗ trợ cụ thể nào của Chính phủ khi thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển. Chính vì vậy, luồng tiền nhàn rỗi của khu vực kinh tế này thường được đẩy vào kênh đầu tư ít rủi ro hơn như gửi tiết kiệm, chứng khoán, bất động sản hay mua vàng… Điều này đã làm giảm những tác động tích cực của nguồn vốn này cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Xuất phát từ xu hướng phát triển của các hộ kinh doanh cá thể trong giai đoạn tới Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 28/4/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016- 2017, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết 35-2016/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 của Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2020 cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động. Một trong những giải pháp quan trọng nhằm hoàn thành mục tiêu trên chính là tạo điều kiện, hỗ trợ và khuyến khích hộ kinh doanh cá thể đầu tư mở rộng sản xuất để chuyển đổi và đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Hiện các hộ kinh doanh cá thể còn e ngại cũng như còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển nhằm hướng tới mục tiêu sản xuất kinh doanh trên quy mô lớn hơn, chuyên nghiệp hơn, đặc biệt là các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp ở khu vực thành thị. Nếu nắm bắt được những nhân tố có ảnh hưởng tới các quyết định đầu tư kinh doanh của các hộ này sẽ giúp khơi thông những khó khăn của họ và thúc đẩy xu hướng phát triển của các hộ kinh doanh cá thể này theo định hướng của Chính phủ. Xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ về số lượng của các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội Với nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mọi thành phần kinh tế đều được Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển đã tạo điều kiện cho hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp phát triển mạnh mẽ trên địa bàn thành phố. Với số lượng các cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố tăng nhanh chóng, từ trên 300 000 cơ sở năm 2010 lên đến trên 370 000 cơ sở năm 2017 (trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 10 000 cơ sở), đồng thời thu hút trên 600 000 lao động mỗi năm (giai đoạn 2010- 2017). Đóng góp của các hộ kinh doanh này vào cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố cũng tăng từ 14,8% năm 2010 lên tới trên 16,3% năm 2015. Đặc biệt những năm gần đây, các hộ kinh doanh cá thể này đóng góp trên 40% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa của thành phố (Cục thống kê Hà Nội, 2017). Với số lượng đông đảo, loại hình sản xuất kinh doanh phong phú, các hộ kinh doanh cá thể đã và đang khẳng định vai trò cũng như những đóng góp hiệu quả vào sự phát triển kinh tế- xã hội của thủ đô. Tuy nhiên, các hộ kinh doanh cá thể này hiện đang gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển. Trong đó, có rất nhiều nhân tố có ảnh hưởng lớn tới các quyết định đầu tư của họ như: khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay, mặt bằng sản xuất, trình độ quản lý, chính sách hỗ trợ, …. Chính vì vậy, nghiên cứu phân tích, lượng hóa ảnh hưởng của các nhân tố này tới việc ra các quyết định đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố. Từ đó tìm ra những nhân tố then chốt, làm đòn bẩy cho việc khuyến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế năng động này. 1.2 Mô hình nghiên cứu: Cách tiếp cận nghiên cứu được xem xét dựa trên cách tiếp cận của một số nhà kinh tế khi nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư doanh nghiệp. Cụ thể là cách tiếp cận của Chin Shan Lu và Ching Chiao Yang (2007) về ảnh hưởng của môi trường đầu tư đến ý định đầu
  3. 888 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA tư của các doanh nghiệp trong khu vực logistic quốc tế tại Đài Loan, bao gồm 4 nhóm yếu tố chính: Chính trị, Hạ tầng, Chi phí, Thị Trường; của Seife Ayele (2006) về ảnh hưởng của chính sách khuyến khích đầu tư đến hoạt động khởi nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ethiopia; của David J. Storey, Kevin Keasay, Robert Watson và Pooran Wynaczic (2016) khi nghiên cứu các nhân tố: hỗ trợ tài chính trực tiếp và gián tiếp của chính phủ, cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ giáo dục đào tạo… tác động tới hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các công ty kinh doanh nhỏ tại Anh. Đồng thời cũng kế thừa nghiên cứu của của Jose. I. Galan và cộng sự (2007) về ảnh hưởng của 5 nhóm yếu tố: Chi phí, Thị trường, Hạ tầng, Chính trị và văn hóa xã hội đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp tại Tây Ban Nha, trong đó nhấn mạnh đến nhân tố văn hóa xã hội, thể hiện ở thái độ của người dân và chính phủ đổi với quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, nhóm nhân tố (biến độc lập được kỳ vọng có ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể bao gồm: Nhân tố về các điều kiện sản xuất kinh doanh, nhân tố thị trường, nhân tố chính sách, Nhân tố văn hóa xã hội. Biến phụ thuộc là quyết định đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể bao gồm 3 giá trị: tăng quy mô vốn đầu tư, giữ nguyên quy mô vốn đầu tư và giảm quy mô vốn đầu tư. Tất cả các nhân tố trên đều được kỳ vọng có tác động thuận chiều đến quyết định đầu tư của các hộ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cụ thể: - Nhân tố về các điều kiện sản xuất kinh doanh bao gồm các biến quan sát: khả năng tiếp cận vốn vay dễ dàng, khả năng thuê hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh, chi phí cho các dịch vụ hạ tầng hợp lý, khả năng hộ thuê được lao động với giá thấp, khả năng hộ tiếp cận được với công nghệ hiện đại. Đối với các hộ kinh doanh cá thể, các yếu tố này là các yếu tố đầu vào cơ bản, phục vụ trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ, ảnh hưởng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Nhân tố thị trường bao gồm các biến quan sát về giá bán sản phẩm của hộ được thị trường chấp nhận, khả năng hộ cạnh tranh tốt với các đối thủ cạnh tranh hiện đại và khả năng mở rộng thị trường của các hộ. Các hộ kinh doanh trong quá trình thực hiện đầu tư kinh doanh đều phải tương tác với khách hàng và các đối thủ cạnh tranh, do vậy các yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới việc cân nhắc quyết định đầu tư của hộ. - Nhân tố chính sách bao gồm các biến quan sát về hệ thống Luật pháp, thủ tục hành chính, chi phí hành chính, các ưu đãi và định hướng đầu tư của chính phủ dành cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của hộ. Theo Piotr Bialowolski và Dorota Weziak Bialowolski (2013) khi phân tích quá trình ra quyết định đầu tư của các nhà đầu tư doanh nghiệp dưới góc độ quy mô và ngành nghề hoạt động đã cho thấy yếu tố pháp lý (hệ thống luật pháp, thủ tục hành chính…) có tầm quan trọng như nhau cho tất cả các công ty bất kể quy mô của các doanh nghiệp này. Điều này đặt ra câu hỏi liệu kết quả nghiên cứu này có trùng khớp khi nghiên cứu các hộ kinh doanh cá thể hay không? - Nhân tố văn hóa xã hội bao gồm 2 biến quan sát là thái độ của người dân trên địa bàn và thái độ của chính quyền địa phương trong việc ủng hộ và coi trọng sự phát triển của các hộ kinh doanh cá thể tại địa phương. Đối với các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, xuất phát từ các hộ gia đình, các cá nhân nhỏ lẻ nên việc có được sự động viên, hỗ trợ từ chính quyền, hàng xóm có ý nghĩa động viên to lớn đối với họ. 1.3 Phương pháp nghiên cứu Với việc sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá, theo Hair và cộng sự (2006), tỷ lê số quan sát/ biến quan sát là 5/1, tức là 1 biến quan sát cần có số lượng quan sát là 5. Do đó với 15 biến quan sát trong nghiên cứu cần thực hiện với cỡ mẫu tối thiểu là 75 quan sát. Tuy nhiên, do số lượng các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội khá lớn, để đảm bảo tính đại diện, nghiên cứu này đã thực hiện trên 150 quan sát theo phương thức chọn mẫu ngẫu nhiên. Đối tượng khảo sát là các hộ
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 889 kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội (phụ lục 1). Thông tin khảo sát gồm các thông tin chung về hộ cá thể và các nhóm nhân tố ảnh hưởng quyết định đầu tư sản xuất kinh doanh của hộ. Bảng 1: Đặc điểm của các hộ kinh doanh cá thể trong mẫu khảo sát Tiêu chí Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tuổi của chủ hộ 18 67 39.65 10.64 Số năm bán hàng (năm) 0.3 29 6.86 5.51 Số lao động trong hộ(người) 1 10 3.21 2.02 Trình độ học vấn của chủ hộ Cấp 1 trở xuống Cao đẳng trở lên Diện tích kinh doanh (m2) 7 200 40.02 28.71 Chi phí đầu tư bình quân tháng 0 1500 89.78 197.82 (triệu đồng) Thuế/tháng (triệu đồng) 0 5 0.86 0.92 Lợi nhuân/tháng 2 200 26.79 31.88 Tổng số quan sát 150 (Nguồn: Xử lý từ bộ số liệu điều tra hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp tại thành phố Hà Nội) 1.4 Phương pháp phân tích Phương pháp phân tích sử dụng trong nghiên cứu bao gồm phương pháp thống kê mô tả để khái quát đặc điểm các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Hà Nội, khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ cá thể trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2017. Bên cạnh đó áp dụng kĩ thuật thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy Logistic để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể, hỗ trợ bằng phần mềm SPSS 20.0 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Khái quát tình hình đầu tư sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Hà Nội Nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng với mật độ các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp lớn nhất cả nước (Viện nghiên cứu kinh tế quản lý kinh tế trung ương, 2017), thành phố Hà Nội hiện có số lượng các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp tương đối lớn. Hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh này trên địa bàn thủ đô diễn ra vô cùng sôi động. Ngoài việc tạo ra thêm hàng ngàn việc làm mỗi năm, hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp là một trong các động lực thúc đẩy tinh thần đầu tư kinh doanh và phát triển kinh tế thị trường, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển của thủ đô, đồng thời còn giải quyết nhiều vấn đề mang tính xã hội. Về ngành nghề đầu tư kinh doanh, với số lượng các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp tăng dần qua các năm, các hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố tập trung đầu tư kinh doanh trong ngành dịch vụ thương mại (khoảng trên 70%), chỉ có trên dưới 25% số hộ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Bên cạnh đó, tỷ trọng các hộ kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng có xu hướng giảm. Xu hướng này xét trên quy mô cả nước (không chỉ riêng ở Hà Nội) là do các hộ công nghiệp- xây dựng đang chuyển dần sang hình thức Doanh nghiệp. Điều này có thể thấy rõ qua mức tăng về số lượng doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng đăng ký mới trong cả nước lần lượt là 28% và 21,1% trong những năm gần đây (Viện nghiên cứu kinh tế quản lý kinh tế trung ương, 2017). Các hộ kinh doanh cá thể ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố tập trung chủ yếu vào lĩnh
  5. 890 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô xe máy và xe có động cơ (chiếm trên 60% năm 2017), dịch vụ lưu trú và ăn uống (chiếm 15%), vận tải kho bãi (6%)….Một số ngành dịch vụ khác hiện còn chưa hấp dẫn đầu tư kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp khác như tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo… (Cục thống kê Hà Nội, 2017) Hình 1: Cơ cấu ngành sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2017 Đơn vị: % (Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2017) Về quy mô và nguồn vốn đầu tư kinh doanh, các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố có quy mô vốn đầu tư tương đối đa dạng. Tuy nhiên, quy mô vốn còn rất nhỏ. Trong quá trình tiến hành điều tra phỏng vấn, quy mô đầu tư mới tại các hộ dao động từ một vài triệu đồng đến lớn nhất là 1,5 tỷ đồng/ tháng. Quy mô vốn này chủ yếu được huy động từ tiền vốn tự có của các hộ, lợi nhuận kinh doanh giữ lại của kỳ trước hoặc vay của chính người thân trong gia đình. Tỷ lệ vốn vay ngoài của các hộ kinh doanh cá thể còn rất thấp, các hộ được phỏng vấn đều bày tỏ tâm lý thận trọng đối với việc tiếp cận vốn vay ngân hàng do nhiều nguyên nhân như: ngại phát sinh nợ, sợ rủi ro và đặc biệt là khó khăn trong việc chứng minh tài sản bảo lãnh thế chấp cũng như lập phương án đầu tư kinh doanh theo yêu cầu của các tổ chức tín dụng để vay vốn. Về quy mô tài sản cố định, tài sản cố định của các hộ cũng không quá lớn, dao động trên dưới 116 triệu đồng/ hộ kinh doanh, thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 2: Giá trị tài sản cố định của các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2017 Đơn vị: Triệu đồng   2010 2011 2015 2016 2017 Giá trị tài sản cố định 47001315 30038187 42195895 44923871 44118618 Số hộ cá thể phi NN 303859 329413 351105 361214 378489 Giá trị tài sản cố định trung 154.68 91.19 120.18 124.37 116.57 bình/hộ (Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2017)
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 891 Quy mô sản trị tài sản cố định của các hộ kinh doanh cá thể nhỏ thể hiện quy mô đầu tư cho tài sản cố định phục vụ sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào các tài sản cố định mang tính chất gia đình. Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn cho thấy có không ít hộ gia đình kê khai giá trị tài sản cố định thấp hơn so với giá trị thực (nếu xét tương quan với ngành nghề, sản phẩm kinh doanh của hộ) để tránh sự ‘để ý” của chính quyền và giảm mức thuế khoán. Về phân bổ vốn đầu tư kinh doanh, do đặc thù sản xuất nhỏ, vốn đầu tư kinh doanh của các hộ chủ yếu tập trung vào đầu tư các hạng mục như hàng tồn trữ, sửa chữa và nâng cấp mặt bằng… Việc phân bổ vốn đầu tư cho các nội dung như cập nhật công nghệ sản xuất kinh doanh hiện đại, nâng cao trình độ nhân lực hay marketing còn rất hạn chế. Nhiều hộ được phỏng vấn mới chỉ biết tới một số phần mềm quản lý bán hàng đơn giản, sử dụng lao động nhàn rỗi của gia đình (từ các vùng quê lên, trình độ học vấn thấp), sử dụng bí kíp sản xuất gia truyền, đồng thời mới chỉ thực hiện marketing trên phạm vi thị trường hẹp (khu phố, khu tập thể…) Về các yếu tố hỗ trợ đầu tư kinh doanh, các chủ hộ kinh doanh cá thể có số năm kinh nghiệm khá đa dạng, nghiên cứu mẫu cho thấy dao động từ dưới 1 năm đến gần 30 năm hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Tuy nhiên trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ các các chủ hộ còn hạn chế. Số lượng các chủ hộ được phỏng vấn có trình độ từ Cao đẳng trở lên chỉ chiếm 45% trong tổng số. Ngoài chủ hộ, số lượng lao động trong 1 hộ kinh doanh trung bình là 3 người, chủ yếu là lao động trong gia đình hoặc họ hàng từ các vùng quê lên. Nếu có thuê lao động, cũng thường có trình độ ở mức trung bình, chi phí thuê rẻ. Về mặt bằng phục vụ đầu tư sản xuất kinh doanh nhỏ hẹp, chủ yếu là kinh doanh ngay trên diện tích nhà ở hoặc thuê các kiot nhỏ, diện tích trung bình 40m2/hộ. Đặc biệt các hộ sản xuất kinh doanh trên một số quận trung tâm của thành phố có diện tích kinh doanh trung trình chỉ đạt 10m2/hộ. Với diện tích kinh doanh nhỏ như vậy thường gây khó khăn cho các hộ nếu muốn áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại hoặc mở rộng kinh doanh thêm nhiều mặt hàng mới phục vụ nhu cầu thị trường (bảng 1). 2.2 Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội * Phân tích nhân tố khám phá Thực hiện phân tích EFA đối với 4 nhóm nhân tố dự kiến và 15 biến quan sát như đã trình bày ở trên, thu được hệ số KMO = 0,75 (> 0,5), giá trị sig. của kiểm định Bartlett’s = 0,000 (< 0,05) chứng tỏ phân tích nhân tố được áp dụng là phù hợp, các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (bảng 3) Bảng 3: KMO và kiểm định Bartlett Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .750 Approx. Chi-Square 746.649 Bartlett’s Test of Sphericity df 105 Sig. .000 (Nguồn: Xử lý từ bộ số liệu điều tra hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp tại thành phố Hà Nội) Từ 4 nhóm nhân tố ban đầu, phân chia lại thành 5 nhóm nhân tố mới. Giá trị tổng phương sai trích bằng 67,740% (> 50%) cho thấy 5 nhóm nhân tố mới bảo tồn được 67,740% sự thay đổi của tất cả các nhân tố ban đầu (Phụ lục 2) Kết quả phân tích với 5 nhóm nhân tố hình thành gồm 13 biến quan sát có tương quan chặt chẽ với nhau. Hai biến Thái độ của chính quyền địa phương và Khả năng tiếp cận công nghệ do có hệ số tải nhân tố
  7. 892 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA 0,6). cho thấy sự phù hợp của thang đo. Các kết quả kiểm định chi tiết được trình bày tại phụ lục 3. Năm nhóm nhân tố mới được ký hiệu lần lượt là FAC 1, FAC 2, FAC 3, FAC 4 và FAC 5 tập hợp trong bảng 4. Bảng 4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá Nhóm nhân tố Các biến FAC1 FAC2 FAC3 FAC4 FAC5 Ưu đãi của nhà nước .873 Định hướng đầu tư của nhà nước .748 Thủ tục hành chính .647 Chi phí hành chính .559 Thái độ ủng hộ của chính quyền địa phương Chi phí dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh .766 Hệ thống luật pháp .675 Khả năng tiếp cận công nghệ Giá bán sản phẩm .776 Khả năng cạnh tranh .755 Thái độ ủng hộ của người dân .555 Khả năng thuê mặt bằng .798 Khả năng mở rộng thị trường .586 Khả năng tiếp cận vốn .805 Khả năng thuê lao động giá rẻ .783 (Nguồn: Xử lý từ bộ số liệu điều tra hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp tại thành phố Hà Nội) Nhóm nhân tố FAC 1 có 4 biến có tương quan chặt chẽ với nhau là Định hướng đầu tư của nhà nước, Ưu đãi của nhà nước, Thủ tục hành chính và Chi phí hành chính. Các biến này thể hiện sự hỗ trợ của nhà nước nên được đặt nhóm nhân tố chung là Hỗ trợ của nhà nước Nhóm nhân tố FAC 2 có 2 biến tương quan chặt chẽ với nhau là Chi phí dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh và hệ thống luật pháp. Các biến này nằm trong nhóm nhân tố chung là Hệ thống luật pháp và chi phí dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhóm nhân tố FAC 3 có 3 biến tương quan chặt chẽ với nhau là Giá bán sản phẩm, khả năng cạnh tranh, thái độ ủng hộ của người dân. Các biến này thể hiện khả năng sản phẩm dịch vụ của hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp được thị trường chấp nhận nên được đặt nhóm nhân tố chung là Khả năng được thị trường chấp nhận. Nhóm nhân tố FAC 4 có 2 biến tương quan chặt chữ với nhau là Khả năng thuê mặt bằng, Khả năng mở rộng thị trường. Có thể đặt tên nhóm nhân tố chung là Khả năng mở rộng thị trường. Nhóm nhân tố FAC 5 có 2 biến tương quan chặt chẽ với nhau là Khả năng tiếp cận vốn và Khả năng thuê được lao động giá rẻ, đặt tên nhóm chung là Khả năng tiếp cận yếu tố đầu vào cơ bản. Kết quả trên cũng cho thấy, trong 13 biến quan sát của mô hình, biến số được các hộ cá thể phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đánh giá cao khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh bao gồm: Ưu đãi của nhà nước, định hướng đầu tư của nhà nước, giá bán sản phẩm, khả năng cạnh tranh, khả năng thuê mặt bằng và khả năng tiếp cận vốn… * Kết quả hồi quy Logistic Với 5 nhóm nhân tố mới được xác định, phương pháp hồi quy Binary Logistic được thực hiện để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trên địa bàn
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 893 thành phố. Trong đó biến phụ thuôc Quyết định đầu tư được thay bằng biến Đầu tư Y=1: hộ quyết định tăng quy mô đầu tư, Y=0: hộ không tăng quy mô đầu tư (giảm hoặc giữ nguyên quy mô đầu tư). Giá trị sig. của kiểm định Hosmer and Lemeshow Test bằng 0,000 (< 0,05) chứng tỏ mô hình hợp lý (theo dõi phụ lục 4). Kết quả ước lượng thể hiện trong bảng 5 dưới đây: Bảng 5: Kết quả phân tích hồi quy Logistic B S.E. Wald df Sig. Exp(B) FAC1_1 .576 .191 9.068 1 .003 1.779 FAC2_1 .143 .187 .589 1 .443 1.154 FAC3_1 .735 .201 13.354 1 .000 2.085 Step 1a FAC4_1 .418 .185 5.124 1 .024 1.519 FAC5_1 .156 .183 .723 1 .395 1.169 Constant .249 .183 1.856 1 .173 1.282 (Nguồn: Xử lý từ bộ số liệu điều tra hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp tại thành phố Hà Nội) Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhóm nhân tố FAC 1, FAC 3, FAC 4 có ảnh hưởng tới biến phụ thuộc với mức độ tin cậy chung là trên 99%. Trong đó nhóm nhân tố FAC 3- Khả năng được thị trường chấp nhận có ảnh hưởng lớn nhất, tiếp đó là nhóm nhân tố FAC 1- Hỗ trợ của nhà nước và cuối cùng là FAC 4- Khả năng mở rộng thị trường. Các nhân tố có ý nghĩa thống kê đều tác động thuận chiều tới quyết định đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố. Điều này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của nghiên cứu. Như vậy, khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, có thể thấy một số điểm khác biệt giữa quyết định đầu tư của hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp và các doanh nghiệp tư nhân mà nhiều nghiên cứu đã thực hiện trước đó như sau: - Các hộ kinh doanh cá thể hiện chưa quan tâm nhiều tới yếu tố luật pháp hoặc khung pháp lý cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của mình. Trái ngược với nghiên cứu của về các doanh nghiệp tư nhân luôn coi trọng việc hoàn thiện khung pháp lý quy định cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này có thể được lý giải bởi trình độ học vấn, chuyên môn của chủ hộ kinh doanh chưa đồng đều (bảng 2), khả năng nhận thức và quan tâm tìm hiểu luật pháp của nhà nước còn hạn chế. Hoạt động sản xuất kinh doanh còn mang tính tự phát, khép kín, chưa nhận thức rõ vai trò của hộ kinh doanh của mình đối với nền kinh tế. Mặt khác cũng cho thấy khả năng tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn hệ thống luật pháp của nhà nước cho các hộ gia đình chưa thực sự hiệu quả. - Các hộ kinh doanh cá thể tuy còn hạn chế về vốn và lao động song vẫn mang nặng tư tưởng ngại phát sinh nợ, không muốn tuyển dụng thêm lao động bên ngoài gia đình (thể hiện ở nhóm nhân tố FAC 5 về khả năng vốn và lao động là nhân tố ảnh hưởng lớn tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp song lại ít tác động đến hành vi đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể). Do chỉ sử dụng lượng vốn tự có hay lao động huy động được của các thành viên trong gia đình – thường là không dồi dào và thiếu ổn định nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh. Các nhu cầu về mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường hay đổi mới phương thức sản xuất, phương thức kinh doanh, đổi mới khoa học công nghệ của các hộ... không thể thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả. Việc sản xuất kinh doanh của các hộ cá thể mới chỉ dừng lại ở mức manh mún, khó mở rộng thị trường tiêu thụ, chưa nâng cao tính cạnh tranh cho các sản phẩm dịch vụ tạo ra. Chính vì điều này, khi khảo sát thực hiện trên địa bàn thành phố, chỉ có đưa tới 60% các hộ được hỏi có
  9. 894 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA ý định chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể sang hình thức doanh nghiệp tư nhân. - Việc tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại của các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp còn hạn chế. Đa phần các hộ được phỏng vấn đều mới sử dụng được một số phần mềm quản lý bán hàng, quản lý đơn hàng và thanh toán đơn giản. Công nghệ sử dụng trong sản xuất chủ yếu là kinh nghiệm gia truyền dưới hình thức các bí kíp, kỹ năng gia đình để lại. Nhiều hộ kinh doanh chưa thực sự thấy được vai trò của việc áp dụng công nghệ hiện đại, một phần do trình độ chuyên môn, nhận thức, một phần do còn thiếu vốn nên chưa có khả năng tiếp cận sâu hơn. 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ Thứ nhất, mặc dù chưa nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải ban hành hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, song các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố hiện rất coi trọng sự hỗ trợ từ phía nhà nước, từ định hướng đầu tư của nhà nước, các ưu đãi của nhà nước, thủ tục hành chính và cả các chi phí hành chính. Do vậy, để tăng cường hoạt động đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố, trước hết nhà nước cần làm tốt công tác định hướng đầu tư, không chỉ cho khối doanh nghiệp mà cả các hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Những hạn chế về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý điều hành, thiếu quyết đoán trong việc ra các quyết định đầu tư thời gian qua đã khiến các hộ kinh doanh gặp khó khăn trong việc lựa chọn cơ hội đầu tư, đầu tư còn theo phong trào nên hiệu quả thấp. Định hướng tốt của nhà nước sẽ giúp các hộ kinh doanh lựa chọn được sản phẩm, dịch vụ đầu tư có hiệu quả, đáp ứng lâu dài nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, nhà nước cần có cơ chế và chính sách hỗ trợ cụ thể đối với hộ kinh doanh cá thể. Thực tế cho thấy, mặc dù đã có cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân (thể hiện cụ thể trong Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2018 mới đây), nhưng mới chỉ tập trung vào các loại hình doanh nghiệp trong khi chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể đối với hộ kinh doanh cá thể. Bộ máy quản lý nhà nước ở nhiều quận, huyện trong thành phố vẫn còn hạn chế, bất cập, nhất là tình trạng thiếu chuyên nghiệp của một số cán bộ, công chức nhà nước… khiến cho hoạt động của các hộ kinh doanh cá thể gặp không ít khó khăn, phiền hà. Do vậy, để thúc đẩy các hộ kinh doanh cá thể ra quyết định tăng quy mô đầu tư, chuyển đổi thành doanh nghiệp, nhà nước cũng như các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố cần tích cực hơn trong việc tuyên truyền và tiếp tục minh bạch hóa các thủ tục, tiến tới xóa bỏ các chi phí không chính thức mà các hộ sẽ phải gánh chịu khi gia nhập thị trường lớn. Thứ hai, lợi nhuận vẫn là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng tới hành vi đầu tư của các hộ kinh doanh (thể hiện ở giá bán sản phẩm cao, khả năng cạnh tranh tốt…). Do đó, để thúc đẩy quyết định đầu tư của các hộ, cần phải tạo môi trường đầu tư tốt để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường lợi nhuận cho các hộ. Bên cạnh các giải pháp của chính phủ như ổn định kinh tế vĩ mô trong nước, ổn định lạm phát, mức lãi suất, chính sách thuế... Hà Nội cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống môi trường đầu tư gồm hệ thống hạ tầng, tạo điều kiện giảm thiểu các chi phí đầu vào, gia tăng lợi nhuận cho các nhà đầu tư nhỏ, rà soát các thủ tục thành lập doanh nghiệp, các chính sách về thuế, bảo hiểm, lao động... để hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng cần chuyển đổi, tạo sân chơi công bằng cho các nhà đầu tư thuộc các loại hình kinh doanh khác nhau. Thứ ba, để mở rộng quy mô đầu tư, các hộ kinh doanh hiện nay còn đang khó khăn do yếu tố mặt bằng hạn hẹp. Các hộ cá thể được phỏng vấn đều cho biết mặt bằng kinh doanh hiện nay đều phụ thuộc vào diện tích nhà ở của gia đình, khả năng mở rộng thị trường khó vì thiếu tính liên kết giữa các hộ kinh doanh khác nhau. Trong bối cảnh kinh tế hội nhập, việc sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, thiếu tính liên kết như các hộ kinh doanh cá thể ở Việt Nam hiện nay sẽ rất khó cạnh tranh. Do vậy, đòi hỏi cần có sự liên kết giữa các hộ kinh
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 895 doanh cá thể với nhau thành các hiệp hội ngành nghề cũng như giữa chính hộ kinh doanh cá thể với thị trường. Thành phố nên khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể liên kết lại để chuyển đổi mô hình hoạt động với qui mô mặt bằng lớn hơn, các nguồn lực phong phú và dồi dào hơn. Đồng thời tạo điều kiện cho các hỗ dễ dàng tiếp cận với cơ sở hạ tầng như cho thuê đất để tạo mặt bằng sản xuất. Thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh cá thể trong việc phát triển thị trường, thành phố cần hỗ trợ để các hộ kinh doanh cá thể có được thông tin về thị trường trong và ngoài nước, đổi mới công nghệ, giảm chi phí một cách thấp nhất khi gia nhập thị trường; phát triển nguồn nhân lực có khả năng quản trị doanh nghiệp và đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu phát triển. Thứ năm, trong quá trình thực hiện đầu tư sản xuất kinh doanh, các hộ kinh doanh cá thể sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn thách thức. Do vậy họ cần sự hỗ trợ từ phía gia đình và đặc biệt từ cộng đồng xung quanh. Thực tế cho thấy quá trình kinh doanh của các hộ cá thể nếu chỉ dựa vào bản thân nội lực của chính họ và gia đình là chưa đủ. Họ cần tới sự hỗ trợ của chính những người xung quanh, sự ủng hộ của người dân trong khu vực- thể hiện ở thái độ coi trọng sự phát triển của hộ kinh doanh, mong muốn hộ phát triển với quy mô sản xuất kinh doanh lớn hơn. Thứ sáu, tiếp tục tổ chức quán triệt, phổ biến sâu rộng nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức trong toàn xã hội về đường lối phát triển và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với kinh tế tư nhân. Phổ biến, tuyên truyền về những ưu thế khi chuyển từ hộ kinh doanh cá thể sang các loại hình doanh nghiệp sẽ có đầy đủ cơ sở pháp lý để mở rộng và phát triển kinh doanh. Đồng thời để các hộ kinh doanh cá thể không bị bỡ ngỡ, lúng túng khi chuyển đổi thành mô hình doanh nghiệp, thành phố cần phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nhất là Luật Doanh nghiệp, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Đầu tư cho người dân. Qua đó, giúp các hộ kinh doanh cá thể yên tâm chuyển đổi mô hình kinh doanh vốn đã quen thuộc từ lâu sang mô hình hoàn toàn mới, có tính chuyên nghiệp cao. Đứng từ góc độ các hộ kinh doanh cá thể, các hộ cũng cần mạnh dạn thay đổi quan niệm và nhận thức truyền thống, nhanh chóng tiếp cận công nghệ mới, kỹ năng quản trị chuyên nghiệp, xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh rõ ràng, chiến lược tiếp thị, mở rộng thị trường… để áp dụng thành công cho chính các hộ kinh doanh cá thể. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Mẫu khảo sát phân bố theo các quận trong nội thành Hà Nội ĐVT: Phiếu Quận Hoàn Đống Hai Bà Hoàng Thanh Tây Ba Cầu Tổng các STT Loại Cửa Hàng Kiếm Đa Trưng Mai Xuân Hồ Đình Giấy cửa hàng 1 Nội thất (bàn ghế chăn ga gối đệm...) 2 3 3 3 4 2 3 20 2 Hiệu thuốc 3 4 2 3 3 4 19 Quần áo, phụ kiện thời trang 3 2 2 2 2 2 2 12 (nam, nữ, trẻ em) 4 Vật phẩm (quà tặng. mỹ phẩm) 4 2 3 9 5 Tạp Hóa 3 2 3 3 2 4 17 Sửa chữa các mặt hàng 6 2 4 5 5 16 (xe máy, đồng hồ) 7 Nhà hàng/hàng ăn 3 5 2 2 4 16
  11. 896 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Điện Tử (điện thoại, máy móc, đèn 8 5 3 3 5 2 4 22 led..) 9 Hàng in/ văn phòng phẩm 2 2 4 3 11 10 Cafe 2 2 2 6 Làm đẹp (salon tóc, cho thuê phụ 11 4 4 4 2 14 kiện…) Tổng  21 24 20 15 21 13 14 22 150 (Nguồn: Xử lý từ bộ số liệu điều tra hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp tại thành phố Hà Nội) Phụ lục 2: Kết quả số lượng nhân tố được xác định Total Variance Explained Extraction Sums of Squared Initial Eigenvalues Rotation Sums of Squared Loadings Loadings Component % of Cumulative % of Cumulative % of Total Total Total Cumulative % Variance % Variance % Variance 1 4.489 29.927 29.927 4.489 29.927 29.927 2.759 18.394 18.394 2 1.819 12.125 42.052 1.819 12.125 42.052 2.340 15.598 33.992 3 1.467 9.780 51.832 1.467 9.780 51.832 2.215 14.764 48.756 4 1.203 8.019 59.851 1.203 8.019 59.851 1.435 9.565 58.321 5 1.033 6.889 66.740 1.033 6.889 66.740 1.263 8.419 66.740 6 .880 5.870 72.609 7 .742 4.946 77.556 8 .689 4.592 82.147 9 .613 4.089 86.236 10 .497 3.312 89.549 11 .414 2.760 92.309 12 .380 2.532 94.841 13 .284 1.891 96.731 14 .265 1.768 98.499 15 .225 1.501 100.000 (Nguồn: Xử lý từ bộ số liệu điều tra hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp tại thành phố Hà Nội) Phụ lục 3: Hệ số Cronbach’s Alpha của các nhóm nhân tố Reliability Statistics Cronbach’s Alpha N of Items FAC 1 0,755 4 FAC 2 0,717 2 FAC 3 0,606 3 FAC 4 0.627 2 FAC 5 0.601 2 (Nguồn: Xử lý từ bộ số liệu điều tra hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp tại thành phố Hà Nội) Phụ lục 4: Kiểm định Hosmer và Lemeshow Hosmer and Lemeshow Test Step Chi-square df Sig. 1 28.333 8 .000 (Nguồn: Xử lý từ bộ số liệu điều tra hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp tại thành phố Hà Nội)
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 897 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahmet Faruk Aysan, Marie-Ange Véganzonès –Varoudakis (2007), How Do Political and Governance Institutions Affect Private Investment Decisions? An Application to the Middle East and North Africa, Available at https://ideas.repec.org/p/bou/wpaper/2007-05.html 2. Bernardus Bala de Rosari, Bonar Marulitua Sinaga, Nunung Kusnadi, Mohamad Husein Sawit (2014), The impact of credit and capital supports on economic behavior of the farm households: a household economic approach, International Journal of Food and Agricultural Economics ISSN 2147-8988 Vol. 2 No. 3 pp. 81-90. 3. Chia-Ling Khoo, Michael Woods, Jane Swinney, Glenn Muske (2007), Small Businesses and the Community: Their Role and Importance Within a State’s Economy, Available athttps://www.joe.org/joe/2007february/rb4.php 4. Chin Shan Lu and Ching Chiao Yang (2007), “An evaluation of the investment envỉonment in the international logistic zones: A Taiwanese manufacturer’s perspective”, Int. J. Production Economics 5. Nguyễn Đình Cung (2017), Báo cáo nghiên cứu “Chính thức hóa” hộ kinh doanh ở Việt Nam- Thực trạng và khuyến nghị chính sách, Nhà xuất bản Hồng Đức 6. Cục Thống kê Hà Nội, Niên giám thống kê Hà Nội 2017, Nhà xuất bản Thống kê 7. David J. Storey, Kevin Keasay, Robert Watson và Pooran Wynaczic (2016), The Performance of Small Firms: Profits, Jobs and Failures, Routledge Publisher 8. Phạm Văn Hồng (2016), “Phát triển hộ kinh doanh cá thể: Phân tích từ quản trị vốn và tài chính”, Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 4/2016 9. Jose. I. Galan, avier Gonza’lez- Benito and Jose’ A Zun~iga-Vincente (2007), “Factors determining the location decisions of Spanish MNEs: an analysis based on the investment development path”, Journal of International Bussiness Studies. 10. Josaphat Kweka, Louise Fox(2011), The Household Enterprise Sector in Tanzania- Why It Matters and Who Cares, World Bank Africa Region. 11. Seife Ayele (2006), The industry and location impacts of investment incentives on SMEs startup in Ethiopia, Journal of International Development. 12. Lê Bảo Lâm, Lê Văn Hưởng (2016), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp tại tỉnh Tiền Giang, Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh Số 4 (27)-2012. 13. Laure Pasquier  Doumer, Xavier Oudin và Nguyễn Thắng (2017) ,Vai trò của hộ sản xuất kinh doanh cá thể và khu vực phi chính thức đối với tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội 14. Piotr Bialowolski và Dorota Weziak Bialowolski (2013), External factors affecting investment decisions of companies, available at http://www.economics-ejournal.org/economics/discussionpapers/2013-44 15. Samuel G (2004), Big Business v Small Business – Vigorous or Vicious Competition?, available at http:// www.accc.gov.au/content/item.phtml?itemId=600864&nodeId=16c69b5564bfb9cf354d8fa9dfd52040& fn=20041104%20AGSM.pdf 16. Phạm Lê Thông, Lê Khương Ninh, Lê Tấn Nghiêm, Phan Anh Tú và Huỳnh Việt Khải (2008), Phân tích yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Kiên Giang, Tạp chí Khoa học 2008:9 103-112 17. Truong Duc Trong, Tran Ban Thien, Pham Kim Dung (2013), The non- farm house hold business sector in Vietnam, available at: http://www.economica.vn/Portals/0/MauBieu/fd921a86edc2a4407dc0ad2543d0e92d.pdf 18. Mai Thị Thanh Xuân, Đặng Thị Thu Hiền, Phát triển kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 3/2013
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0