intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến chi tiêu cho học tập của sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghiên cứu các yếu tố tác động đến chi tiêu cho học tập của sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp" tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho học tập của sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp. Phương pháp chọn mẫu được sử dụng trong nghiên cứu là chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo tiêu chí của đối tượng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến chi tiêu cho học tập của sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp

  1. TNU Journal of Science and Technology 228(08): 44 - 51 RESEARCHING FACTORS AFFECTING DONG THAP UNIVERSITY’S ECONOMIC STUDENTS ON SPENDING FOR STUDYING PURPOSES * Nguyen Thi Thuy Lieu , Nguyen Hoang Trung Dong Thap University ARTICLE INFO ABSTRACT Received: 30/11/2022 The article focuses on determining the factors affecting students’ spending in the Economics Department at Dong Thap University. In Revised: 24/02/2023 this study, the sampling method was stratified random sampling based Published: 24/02/2023 on objective criteria. With the sampling, the investigation directly surveyed 305 students in the Economics Department from the first to KEYWORDS fourth year, majoring in Accounting, Business Administration, Finance, and Banking. Then, the study used descriptive statistical methods Research combined with regression analysis to determine the influential factors. Influential factors The research results indicate that nine factors had a positive effect on Spending the spending of students in the Economics Department at Dong Thap University, including Gender, Staying with family/relatives, Spending Study plan, Part-time job, Guidance on spending from Family, Number of Student times participating in classes on financial management skills, Accounting, Business Administration, and Income of students. Researching to determine the factors affecting students' spending on study is also the basis for helping students have a reasonable spending plan, thereby resulting in better study results. NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHI TIÊU CHO HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP Nguyễn Thị Thúy Liễu*, Nguyễn Hoàng Trung Trường Đại học Đồng Tháp THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Ngày nhận bài: 30/11/2022 Bài báo tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho học tập của sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp. Ngày hoàn thiện: 24/02/2023 Phương pháp chọn mẫu được sử dụng trong nghiên cứu là chọn mẫu Ngày đăng: 24/02/2023 ngẫu nhiên phân tầng theo tiêu chí của đối tượng. Với phương pháp chọn mẫu như vậy, nghiên cứu đã khảo sát trực tiếp 305 sinh viên TỪ KHÓA Khoa Kinh tế từ năm nhất đến năm tư, ở cả ba chuyên ngành: Kế toán, Quản trị Kinh doanh, Tài chính Ngân hàng. Sau đó, nghiên cứu sử Nghiên cứu dụng các phương pháp thống kê mô tả, kết hợp phân tích hồi quy nhằm Yếu tố tác động xác định các yếu tố ảnh hưởng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 9 yếu Chi tiêu tố tác động tích cực đến chi tiêu cho học tập gồm: Giới tính, Ở cùng gia đình/người thân, Lập kế hoạch chi tiêu, Công việc làm thêm, Học tập Hướng dẫn chi tiêu từ gia đình, Số lần tham gia lớp kỹ năng quản lý tài Sinh viên chính, Kế toán, Quản trị Kinh doanh, Thu nhập của sinh viên. Nghiên cứu tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho học tập của sinh viên, nghiên cứu còn là cơ sở giúp sinh viên có kế hoạch chi tiêu hợp lý cho học tập, từ đó có kết quả học tập tốt hơn. DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7006 * Corresponding author. Email: nguyenthithuylieu170301@gmail.com http://jst.tnu.edu.vn 44 Email: jst@tnu.edu.vn
  2. TNU Journal of Science and Technology 228(08): 44 - 51 1. Giới thiệu Trong những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có mức chi tiêu cho giáo dục và đào tạo vào loại cao trên thế giới; người dân rất quan tâm đến tương lai giáo dục của con em nên sẵn sàng đầu tư cho giáo dục với mức chi ngày một tăng cao. Đồng thời, Chính phủ luôn quan tâm, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế [1]. Đầu tư cho giáo dục đã trở thành vấn đề được quan tâm và là lĩnh vực đầy tiềm năng, thu hút nhiều nguồn lực cả trong nước và quốc tế. Đối với sinh viên, khi bước chân vào giảng đường đại học, đồng nghĩa với việc sinh viên sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đó cũng chính là hành trình bắt đầu cho cuộc sống tự lập. Trong đó, việc quản lý chi tiêu là điều mà bất cứ ai có cuộc sống sinh viên xa nhà cần phải thực hiện và làm sao cho tốt để có thể đảm bảo được cuộc sống ổn định. Việc quản lý chi tiêu cá nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hành vi chi tiêu và cách quản lý chi tiêu sẽ xác định tình trạng về chi tiêu của sinh viên trong tương lai gần. Rèn luyện thói quen chi tiêu tốt ngay từ sớm sẽ giúp sinh viên hoàn thành tốt nhất việc học của mình và đây cũng là cách ổn định tài chính. Theo tác giả J. T. C. Bona [2], một hành vi chi tiêu của cá nhân bị ảnh hưởng rất nhiều bởi gia đình. Hơn nữa, lối sống của một cá nhân cũng ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu của họ. Sinh viên thường quan sát và làm theo thói quen chi tiêu của bố mẹ và các thành viên khác trong gia đình, nếu sinh viên không kiểm soát chi tiêu sẽ gặp vấn đề là luôn trong trạng thái thiếu hụt ngân sách. Đó là tình trạng chung, bởi vậy lập ra được kế hoạch chi tiêu sẽ giúp sinh viên chi tiêu hợp lý. Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển, sinh viên – người đang đi trên cuộc hành trình mới sẽ phải đối mặt với những chi tiêu tài chính. Sinh viên phải đối mặt với nhiều khoản chi tiêu mà trước đây đều do bố mẹ chi trả. Tác giả J. T. C. Bona [2] cũng có đề cập quản lý tài chính cá nhân chi tiêu cho học tập cũng là một cách sinh viên ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn quản lý hành vi cá nhân, công việc của mình. Thời gian gần đây, dù bên cạnh có những bạn sinh viên chi tiêu hợp lý thì một bộ phận không nhỏ sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp có thái độ, lối sống và nhận thức về chi tiêu chưa hợp lý. Nguyên nhân của vấn đề này là do sinh viên chưa có cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của việc chi tiêu cũng như phương pháp chi tiêu hiệu quả, từ đó dẫn đến thực trạng là sinh viên chưa có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Vấn đề nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho học tập của sinh viên đã có những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, chẳng hạn tác giả Khổng Tiến Dũng và Phạm Lê Thông [3] cho thấy giới tính, năm học có tác động nhiều đến chi tiêu của sinh viên. Trong nước có nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Ngoan, Nguyễn Thị Tuyết Mai, Đàm Thị Thu Trang và cộng sự [4] và ở ngoài nước có nghiên cứu của tác giả Wei Chi và Xiaoye Qian [5] cho thấy rằng khi thu nhập của hộ gia đình tăng lên thì mức chi tiêu cho giáo dục cũng tăng thêm, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Tác giả Võ Thị Ánh Nguyệt và Nguyễn Hoàng Minh Trí [6] cho thấy thu nhập có chiều tác động dương đến chi tiêu, điều này phù hợp với lý thuyết Keynes. Tác giả Deborah Chidubem Adamu, Temitope Babatimehin và Peter Oluseyi Adeoye [7] ghi nhận rằng trong khi hơn một nửa sinh viên đại học nhận được tiền từ cha mẹ và người chăm sóc, thì chỉ có 8% họ dựa vào thu nhập kiếm được từ việc làm thêm. Theo tác giả Mandeep Kaur, Tina Vohra và Aditi Arora [8], hiểu biết tài chính có ảnh hưởng đến chi tiêu của sinh viên. Nghiên cứu của tác giả Hasmet Sarıgul [9] cũng đã xem xét rằng, tỷ lệ phần trăm trung bình cho thấy trình độ hiểu biết về tài chính của sinh viên đại học là chưa đủ. Kết quả cho thấy sinh viên đại học cần nâng cao kiến thức về tài chính cá nhân. Nếu các cá nhân không có khả năng quản lý tài chính của mình, điều đó có thể trở thành một vấn đề không chỉ đối với họ mà còn đối với gia đình và xã hội. Ngoài ra, mỗi một không gian nghiên cứu có những đặc điểm về điều kiện sống và tâm lý chi tiêu khác nhau. Đặc biệt chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu tổng thể như Giới tính, Ở cùng gia đình/người thân, Ngành học, Thu nhập của sinh viên, Công việc làm thêm, Nhận được sự hướng dẫn chi tiêu từ gia đình, Tham gia lớp kỹ năng quản lý tài chính. Vì vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu này với mong muốn tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho học tập của sinh viên http://jst.tnu.edu.vn 45 Email: jst@tnu.edu.vn
  3. TNU Journal of Science and Technology 228(08): 44 - 51 Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp nhằm đề xuất những giải pháp giúp sinh viên có kế hoạch chi tiêu hợp lý cho học tập, hình thành thói quen tốt cho sau này. Bài báo sẽ tập trung nghiên cứu tình hình chi tiêu cho học tập của sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho học tập của sinh viên. Bài báo còn là cơ sở để đề ra các giải pháp giúp sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp có kế hoạch chi tiêu hợp lý cho học tập. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp Tổng quan về Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp được lấy thông tin từ website của Khoa Kinh tế và thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như sách, các bài báo, các đề tài nghiên cứu, các tài liệu khác có liên quan. 2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn chính, bao gồm nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp nghiên cứu định tính để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm thu thập và phân tích dữ liệu khảo sát. Nghiên cứu sơ bộ: Giai đoạn này nhằm điều chỉnh và bổ sung biến quan sát đối với thang đo các khái niệm nghiên cứu trong mô hình cho phù hợp với không gian nghiên cứu tại Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp. Để thực hiện điều này, tác giả tiến hành khảo sát với cỡ mẫu là n = 30. Kết quả nghiên cứu sơ bộ sẽ được sử dụng cho nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính thức: Giai đoạn này tác giả chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng theo ngành học của sinh viên (Kế toán, Quản trị Kinh doanh, Tài chính Ngân hàng) với bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Xét tỷ lệ sinh viên từng ngành trong tổng số sinh viên của khoa, lấy cỡ mẫu 305 nhân với tỷ lệ phần trăm của từng ngành giúp tính được cỡ mẫu của từng ngành cần lấy. Đối tượng khảo sát là sinh viên đang học tập thực tế tại Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp. Dữ liệu thu thập từ bảng khảo sát đến sinh viên theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng trong giai đoạn từ 07/2022 đến 09/2022. Theo số lượng thống kê tại thời điểm khảo sát thì Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp có 943 sinh viên phân bố ở ba ngành là Kế toán, Quản trị Kinh doanh và Tài chính Ngân hàng. Sau khi thu thập số liệu từ bảng khảo sát trực tuyến và loại bỏ những câu trả lời không đạt yêu cầu, tác giả đã thu được 305 câu trả lời hợp lệ. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến James J. Heckman [10]. Ngoài ra, theo Barbara G. Tabachnick Linda S. Fidell, và Jodie B. Ullman[11], cỡ mẫu được xác định: n = 50 + 8m (m: là biến độc lập). Nghiên cứu sử dụng 8 biến, theo số quan sát cần thiết là 114, nên cỡ mẫu 305 là hoàn toàn phù hợp. Bảng 1 cho thấy cỡ mẫu nghiên cứu là 305. Trong đó, ngành Kế toán là 139 sinh viên (chiếm 46%), ngành Quản trị Kinh doanh là 108 sinh viên (chiếm 35%) và cuối cùng ngành Tài chính Ngân hàng là 58 sinh viên (chiếm 19%). Bảng 1. Quy mô cỡ mẫu nghiên cứu n = 305 Ngành học Số lượng sinh viên Tỷ lệ (%) Kế toán 139 46% Quản trị Kinh doanh 108 35% Tài chính Ngân hàng 58 19% (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Thông qua nghiên cứu và tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với 30 sinh viên từ năm nhất đến năm tư của Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp nhằm đưa ra những biến tác động đến chi tiêu cho học tập của sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp. Theo đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như Hình 1. http://jst.tnu.edu.vn 46 Email: jst@tnu.edu.vn
  4. TNU Journal of Science and Technology 228(08): 44 - 51 Giới tính (GT) Hướng dẫn chi tiêu từ gia đình (HD) Ở cùng gia đình/người thân (OGĐ) Chi tiêu Số lần tham gia lớp kỹ năng quản cho học lý tài chính (LKNQLTC) tập của Lập kế hoạch chi tiêu cho sinh viên học tập (KH) (CTCHT) Ngành học (NH) Công việc làm thêm (CVLT) Thu nhập của sinh viên (TN) Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất (Nguồn: Thông qua tổng quan tài liệu nghiên cứu của tác giả) 2.2. Phương pháp phân tích số liệu Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu như trung bình, tần số, tần suất, so sánh kết hợp bảng biểu và đồ thị để mô tả thực trạng chi tiêu cho học tập của sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp. Ngoài ra, nghiên cứu còn phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho học tập của sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp. Cụ thể, tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu và đo lường tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho học tập của đối tượng nghiên cứu. Từ mô tả và phân tích trên, phương pháp suy luận, tổng hợp được sử dụng để đề ra các giải pháp giúp sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp có kế hoạch chi tiêu hợp lý cho học tập. Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy đa biến của tác giả James J. Heckman [10] để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho học tập của sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp có dạng như sau: CTCHT = β0 + β1GT + β2 OGĐ + β3KH + β4CVLT + β5HD + β6LKNQLTC + β7NH + β8TN + Ui Các biến trong mô hình nghiên cứu được giải thích cụ thể trong bảng 2 dưới đây. Bảng 2. Giải thích các biến có trong mô hình Biến Ký hiệu Giải thích nghĩa Biến giả Phụ thuộc CTCHT Chi tiêu cho học tập của sinh viên Độc lập GT Giới tính Nữ: 1, Nam: 0 Ở cùng gia đình/người thân: 1, OGĐ Ở cùng gia đình/người thân Khác :0 KH Lập kế hoạch chi tiêu Có: 1, Không 0 CVLT Công việc làm thêm Có: 1, Không 0 HD Hướng dẫn chi tiêu từ gia đình Có: 1, Không 0 Kế toán: 1, Khác: 0; NH Ngành học Quản trị Kinh doanh: 1, Khác: 0 LKNQLTC Số lần tham gia lớp kỹ năng quản lý tài chính TN Thu nhập của sinh viên (Nguồn: Thông qua tổng quan tài liệu nghiên cứu của tác giả) 3. Kết quả và bàn luận 3.1. Đặc điểm của mẫu khảo sát Bảng 3 cho thấy có sự chênh lệch giới tính tương đối lớn của sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp. Trong 305 người được hỏi thì có 210 người (chiếm 69%) là nữ, 95 người (chiếm 31%) còn lại là nam. Có ba chuyên ngành đào tạo, trong đó số lượng khảo sát ngẫu nhiên nhiều nhất http://jst.tnu.edu.vn 47 Email: jst@tnu.edu.vn
  5. TNU Journal of Science and Technology 228(08): 44 - 51 là Kế toán (139 người, chiếm 46%), tiếp đến là Quản trị kinh doanh (108 người, chiếm 35%), còn lại là Tài chính Ngân hàng (58 người, chiếm 19%). Sự chênh lệch về số lượng sinh viên không chỉ là đặc điểm riêng của Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp mà còn của sinh viên các trường đại học khác. Số lượng sinh viên mỗi khóa không đồng đều, cụ thể số lượng sinh viên khảo sát ngẫu nhiên nhiều nhất khóa 2021 là 141 người (chiếm 46%), tiếp đến là khóa 2020 với 60 người (chiếm 20%) và khóa 2019 là 80 người (chiếm 26%), cuối cùng khóa 2018 là 24 người (chiếm 8%). Bảng 3. Đặc điểm của mẫu khảo sát n = 305 Đặc điểm Số lượng sinh viên Tỷ lệ (%) Nữ 210 69 Giới tính Nam 95 31 Kế toán 139 46 Ngành học Quản trị Kinh doanh 108 35 Tài chình Ngân hàng 58 19 Khóa 2021 141 46 Khóa 2020 60 20 Khóa học Khóa 2019 80 26 Khóa 2018 24 8 (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) 3.2. Kết quả sau khi sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến Để khắc phục các khuyết tật của mô hình là đa cộng tuyến và phương sai sai số thay đổi, cũng như loại ra các biến không có ý nghĩa thống kê, mô hình có 9 yếu tố có tác động đến chi tiêu cho học tập của sinh viên bao gồm: Giới tính, Công việc làm thêm, Ở cùng gia đình/người thân, Lập kế hoạch chi tiêu, Hướng dẫn chi tiêu từ gia đình, Số lần tham gia lớp kỹ năng quản lý tài chính, Thu nhập của sinh viên, Kế toán, Quản trị Kinh doanh. Sau khi sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến, kết quả bảng 4 cho thấy R2 là 0,439, có nghĩa là mô hình giải thích được 43,9% sự thay đổi trong biến chi tiêu cho học tập (CTCHT) bị ảnh hưởng bởi 9 yếu tố bao gồm: Giới tính (GT), Ở cùng gia đình/người thân (OGĐ), Lập kế hoạch chi tiêu (KH), Công việc làm thêm (CVLT), Hướng dẫn chi tiêu từ gia đình (HD), Số lần tham gia lớp kỹ năng quản lý tài chính (LKNQLTC), Kế toán (KT), Quản trị Kinh doanh (QTKD), Thu nhập của sinh viên (TN). Bảng 4. Kết quả hồi quy mô hình Biến quan sát Hệ số hồi quy Sai số chuẩn Mức ý nghĩa Hằng số 2.030.247,465 197.672,435 0,000 GT -248.156,753 106.751,601 0,011 OGĐ -285.755,457 96.501,580 0,037 KH -736.926,668 104.281,612 0,000 CVLT 236.696,853 98.839,768 0,028 HD -221.467,513 104.700,470 0,030 LKNQLTC 32.744,513 15.049,542 0,036 NH KT -278.215,235 124.772,649 0,014 QTKD -312.439,852 128.900,833 0,007 TN 0,268 0,037 0,018 R2 = 0,439 Sig F = 0,000 VIF = 1,27 (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Qua bảng 4 cho thấy, các giá trị P-value Giới tính (GT), Ở cùng gia đình/người thân (OGĐ), Lập kế hoạch chi tiêu (KH), Công việc làm thêm (CVLT), Hướng dẫn chi tiêu từ gia đình (HD), http://jst.tnu.edu.vn 48 Email: jst@tnu.edu.vn
  6. TNU Journal of Science and Technology 228(08): 44 - 51 Số lần tham gia lớp kỹ năng quản lý tài chính (LKNQLTC), Kế toán (KT), Quản trị Kinh doanh (QTKD), Thu nhập của sinh viên (TN) đều có tương quan với chi tiêu cho học tập của sinh viên (CTCHT). Sig F = 0,000 và hệ số VIF < 3 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, cho thấy mô hình hồi quy phù hợp để phân tích. Phương trình hồi quy tuyến tính được biểu hiện như sau: CTCHT = 2.030.247,465 – 248.156,753GT – 285.755,457OGĐ – 736.926,668KH + 236.696,853CVLT– 221.467,513HD + 32.744,513LKNQLTC – 278.215,235KT – 312.439,852QTKD + 0,268TN Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho học tập của sinh viên bao gồm Giới tính (GT), Ở cùng gia đình/người thân (OGĐ), Lập kế hoạch chi tiêu (KH), Công việc làm thêm (CVLT), Hướng dẫn chi tiêu từ gia đình (HD), Số lần tham gia lớp kỹ năng quản lý tài chính (LKNQLTC), Kế toán (KT), Quản trị Kinh doanh (QTKD), Thu nhập của sinh viên (TN) có mối quan hệ chặt chẽ với chi tiêu cho học tập của sinh viên. Kết quả hồi quy cho thấy có sự khác biệt về chi tiêu học tập theo giới tính, sinh viên nữ chi tiêu cho học tập ít hơn sinh viên nam là 248.156,753 đồng. Kết quả nghiên cứu này trùng hợp với tác giả Lê Long Hậu, Nguyễn Lê Tấn Nghiêm và Nguyễn Lê Trang Anh [12] nhận thấy rằng sinh viên nữ có khả năng giữ cho mình một khoản ngân sách nên có kế hoạch chi tiêu hợp lý cho học tập. So với sinh viên nam thì sinh viên nữ thường có thói quen thực hiện các hành vi quản lý chi tiêu từ nhỏ. Trong nghiên cứu này, nhóm sinh viên nữ có được những kiến thức và kỹ năng quản lý ngân quỹ cá nhân tốt hơn so với sinh viên nam. Nguyên nhân là do sinh viên nữ sẽ cân đối, cũng như kiểm soát được những khoản chi tiêu cho học tập của mình. Bên cạnh đó, khi sinh viên ở cùng gia đình/người thân thì sẽ chi tiêu cho học tập ít hơn so với sinh viên khác là 285.755,457 đồng/tháng. Việc sinh viên có ở cùng gia đình/người thân hay không cũng có tác động không nhỏ lên chi tiêu cho học tập của sinh viên. Nghiên cứu này trùng hợp với tác giả Lê Long Hậu, Nguyễn Lê Tấn Nghiêm và Nguyễn Lê Trang Anh [12] đã phát hiện sự khác biệt trong chi tiêu. Có thể lý giải điều này như sau, khi sinh viên sống cùng cha mẹ thì chi tiêu thường do gia đình chi trả và phụ thuộc vào các quyết định chi tiêu của cha mẹ. Một kế hoạch chi tiêu được lập ra sẽ giúp sinh viên có mức chi tiêu hợp lý và tiết kiệm hơn, điều này cũng thể hiện qua kết quả hồi quy. Khi sinh viên có lập kế hoạch chi tiêu cho học tập sẽ chi tiêu ít hơn so với sinh viên khác là 736.926,668 đồng. Trái ngược với nghiên cứu này, tác giả Lê Long Hậu, Nguyễn Lê Tấn Nghiêm và Nguyễn Lê Trang Anh [12] cho rằng kỹ năng quản lý chi tiêu của sinh viên thường là các hành vi liên quan đến thói quen bản thân nhiều hơn là ảnh hưởng của lập kế hoạch chi tiêu cho học tập sinh viên. Trên thực tế, việc sinh viên lập ra kế hoạch chi tiêu cho học tập sẽ giúp sinh viên có cái nhìn rõ ràng về những khoản chi tiêu cho học tập hàng tháng. Sinh viên sẽ phân biệt được những khoản nào là cần thiết, những khoản nào sinh viên nên hạn chế và cắt giảm. Hiện nay có nhiều sinh viên đi làm thêm với nhiều mục đích, kiếm thêm thu nhập, rèn luyện kỹ năng. Có thêm thu nhập, các bạn sẽ đầu tư nhiều hơn cho học tập, điều này cũng thấy rõ qua kết quả phân tích. Sinh viên có làm thêm sẽ chi tiêu cho học tập nhiều hơn sinh viên khác là 236.696,853 đồng. Kết quả nghiên cứu này trùng hợp với tác giả Wiyada Tanvatanagul và Vichai Tanvatanagul [13]. Sinh viên có việc làm sẽ có thêm nguồn tiền dành cho chi tiêu nhiều hơn, từ đó số tiền chi tiêu học tập tăng theo. Trên thực tế, sinh viên đi làm thường ít có thời gian rảnh để tiêu tiền vào các mục giải trí, sinh viên có đi làm thêm sẽ hiểu biết hơn về hành vi mua sắm thông minh khuyến mãi, tiếp cận với việc so sánh giá cả dễ dàng hơn. Ngoài ra, khi sinh viên nhận được sự hướng dẫn chi tiêu từ gia đình sẽ chi tiêu cho học tập ít hơn sinh viên khác là 221.467,513 đồng. Nghiên cứu này trùng hợp với tác giả J. A. M. I. L. A. H. Kamis và cộng sự [14] và cộng sự. Đối với con cái, cha mẹ là người nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền. Khi còn nhỏ, cha mẹ khuyến khích con cái bỏ những đồng tiền thừa của mình vào một con heo đất. Cha mẹ sẽ hướng dẫn về chi tiêu, đôi khi cân nhắc thưởng nếu họ có thể tiết kiệm tiền từ tiền tiêu vặt. Thực tế cũng cho thấy rằng khi sinh viên nhận được hướng dẫn chi tiêu từ gia đình sẽ chi tiêu hợp lý hơn cho học tập. Nguyên nhân, cha mẹ là người tác động trực tiếp và tạo cho sinh viên có thói quen chi tiêu từ nhỏ. Ngày nay, kỹ năng quản lý tài chính vô cùng quan trọng, http://jst.tnu.edu.vn 49 Email: jst@tnu.edu.vn
  7. TNU Journal of Science and Technology 228(08): 44 - 51 quản lý tài chính giúp sinh viên quản lý dòng tài chính của mình cho từng hạng mục cụ thể như: chi tiêu cần thiết, chi tiêu học tập,… Những hạng mục này được quản lý và kiểm soát để luôn sẵn sàng hỗ trợ sinh viên tốt nhất sử dụng khi có sự kiện tài chính xảy ra; từ đó, góp phần giảm áp lực tài chính cho sinh viên và giúp sinh viên có kế hoạch chi tiêu hợp lý cho học tập, điều này cũng thể hiện qua kết quả hồi quy. Khi số lần tham gia lớp kỹ năng quản lý tài chính của sinh viên tăng 1 lần, chi tiêu cho học tập trung bình tăng lên 32.744,513 đồng. Nghiên cứu này phù hợp với tác giả Dhea Raudyatuz Zahra và Pandji Anoraga [15]. Số lần tham gia lớp kỹ năng quản lý tài chính của sinh viên ảnh hưởng cùng chiều với chi tiêu cho học tập của sinh viên. Các lớp kỹ năng quản lý tài chính sẽ cung cấp cho sinh viên những phương pháp quản lý tài chính cá nhân, tuy nhiên mức độ thực hiện phải tùy thuộc vào bản thân của sinh viên. Bên cạnh đó, sinh viên ngành Kế toán chi tiêu cho học tập ít hơn các ngành khác là 248.156,753 đồng. Kết quả nghiên cứu này trùng hợp với tác giả Haiyang Chen và Ronald P. Volpe [16], cho thấy sinh viên ngành kinh doanh sẽ hiểu biết về chi tiêu so với ngành phi kinh doanh. Đối với sinh viên học ngành Quản trị Kinh doanh, chi tiêu cho học tập ít hơn các ngành khác là 312.439,852 đồng. Kết quả nghiên cứu này trùng hợp với tác giả Aza Azlina M. Kassim và cộng sự [17]. Trên thực tế, sinh viên ngành Kế toán và ngành Quản trị Kinh doanh sẽ chi tiêu cho học tập ít hơn so ngành khác là do sinh viên ngành Kế toán và ngành Quản trị Kinh doanh sẽ lãnh hội được kiến thức chi tiêu từ chính ngành học của mình và sẽ cân đối hợp lý những khoản chi tiêu cho học tập. Thu nhập sinh viên có thể đến từ gia đình, từ công việc làm thêm, từ việc lãnh học bổng,… khi sinh viên có thêm thu nhập, các bạn sẽ đầu tư nhiều hơn cho học tập, điều này cũng thấy rõ qua kết quả phân tích hồi quy. Khi thu nhập của sinh viên tăng một nghìn đồng, chi tiêu cho học tập trung bình của sinh viên sẽ tăng 0,268 đồng. Yếu tố này trùng hợp với nghiên cứu trước đây của tác giả Aza Azlina M. Kassim và cộng sự [17]. Nguyên cứu nhận thấy rằng sinh viên có thu nhập cao thì khả năng tài chính chi tiêu cho học tập của sinh viên sẽ cao hơn và ngược lại. Khi thu nhập của hộ gia đình tăng lên thì mức chi cho giáo dục cũng tăng thêm, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. 4. Kết luận Bài viết nghiên cứu các yếu tố tác động đến chi tiêu cho học tập của sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với việc sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến. Bằng việc kết hợp các kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tế tại Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp, tác giả đã tìm và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho học tập sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp bao gồm: Giới tính (GT), Ở cùng gia đình/người thân (OGĐ), Lập kế hoạch chi tiêu (KH), Công việc làm thêm (CVLT), Hướng dẫn chi tiêu từ gia đình (HD), Số lần tham gia lớp kỹ năng quản lý tài chính (LKNQLTC), Kế toán (KT), Quản trị Kinh doanh (QTKD), Thu nhập của sinh viên (TN). Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên nữ sẽ lãnh hội được những kiến thức và kỹ năng quản lý ngân quỹ cá nhân tốt hơn so với sinh viên nam. Thu nhập của sinh viên càng cao sẽ càng góp phần làm tăng đáng kể khoản chi tiêu cho học tập. Ngoài ra, các yếu tố như Công việc làm thêm, Số lần tham gia lớp kỹ năng quản lý tài chính cũng góp phần làm tăng mức chi tiêu, có tác động tích cực lên chi tiêu cho học tập của sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp. Ngược lại, các yếu tố Giới tính, Ở cùng gia đình/người thân, Lập kế hoạch chi tiêu, Hướng dẫn chi tiêu từ gia đình, ngành Kế toán, ngành Quản trị Kinh doanh tác động ngược chiều với chi tiêu cho học tập của sinh viên. Nghiên cứu có ý nghĩa cấp thiết, không chỉ giúp sinh viên nhận thức được những ảnh hưởng đến việc chi tiêu cho học tập, mà còn là cơ sở giúp sinh viên có kế hoạch chi tiêu hợp lý cho học tập, từ đó có kết quả học tập tốt hơn. Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở hỗ trợ cho nhà trường và khoa có kế hoạch hợp lý, hỗ trợ sinh viên trong học tập. Lời cảm ơn Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi đề tài Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Đồng Tháp, mã số SPD2022.02.55. http://jst.tnu.edu.vn 50 Email: jst@tnu.edu.vn
  8. TNU Journal of Science and Technology 228(08): 44 - 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1] D. Quang, “The burden of spending on education of families is increasing,” Labor Newspaper, 2022. [Online]. Available: https://laodong.vn/y-kien-ban-doc/ganh-nang-chi-tieu-cho-giao-duc-cua-cac-gia- dinh-ngay-cang-lon-1055343.ldo. [Accessed June 20, 2022]. [2] J. T. C. Bona, "Factors affecting the spending behavior of college students," Journal of Fundamental and Applied Sciences, vol. 10, no. 3S, pp. 142-152, 2018. [3] T. D. Khong and L. T. Pham, "Factors affecting spending on education of people in the mekong delta," Can Tho University Journal of Science, vol. 31, pp. 81-90, 2014. [4] T. N. Ngo, T. T. M. Nguyen, and T. T. T. Dam el at, "Determinants of household expenditure on education in red river delta region," TNU Journal of Science and Technology, vol. 226, no. 04, pp. 53- 61, 2021. [5] W. Chi and X. Qian, "Human capital investment in children: An empirical study of household child education expenditure in China, 2007 ang 2011," China Economic Review, vol. 37, pp. 52-65, 2016. [6] T. A. N. Vo and H. M. T. Nguyen, "Analysis of factors affecting household spending in the mekong delta," Journal of Trade Science, no. 143, pp. 31-37, 2020. [7] D. C. Adamu and T. Babatimehin and P. O. Adeoye, "Analysis Of spending Pattern Among Undergraduate Students Of Nigeria: A Case Study Of University Of Nigeria, Nsukka," Bulgarian Journal of Science and Education Policy, vol. 14, no. 2, pp. 300-319, 2020. [8] M. Kaur, T. Vohra, and A. Arora, "Financial literacy among university students: a study of Guru Nanak Dev University, Amritsar, Punjab," Asia-Pacific Journal of Management Research and Innovation, vol. 11, no. 2, pp. 143-152, 2015. [9] H. Sarıgul, "A Survey of Financial Literacy Among University Students," Journal of Accounting & Finance, no. 64, pp. 207-224, 2014. [10] J. J. Heckman, "Sample selection bias as a specification error," Journal of the Econometric Society, vol. 47, pp. 153-161, 1979. [11] B. Tabachnick and S. F. Linda and B. U. Jodie, Using multivariate statistics, Pearson, 2007. [12] L. H. Le, T. N. Le, and L. T. A. Nguyen, "Factors affecting personal treasury management skills of students of can tho university," Can Tho University Journal of Science, vol. 55, pp. 127-134, 2019. [13]W. Tanvatanagul and V. Tanvatanagul, "Factor Affecting Maejo University Student' Expense Behavior," Thailand Statistician, vol. 5, pp. 25-40, 2007. [14] J. A. M. I. L. A. H. Kamis and N. A. Samad and L. S. Pheng, "Money Attitude And Socio- Demographic Factors As Determinants Of University Students’Spending Behavior In Shah Alam, Malaysia.," Pamulang University Accounting Journal, vol. 9, no. 1, pp. 65-77, 2021. [15] D. R. Zahra and P. Anoraga, "The influence of lifestyle, financial literacy, and social demographics on consumptive behavior," The Journal of Asian Finance, Economics and Business, vol. 8, no. 2, pp. 1033-1041, 2021. [16] H. Chen and R. P. Volpe, "Gender differences in personal financial literacy among college students," Financial services review, vol. 11, no. 3, pp. 289-307, 2002. [17] A. A. M. Kassim, F. Tamsir, and Z. A. Z. Azim et al, "Students’ saving behaviour: do demographic profile, parents’ background and financial literacy matter? An empirical study in private universities in Selangor," International Journal of Psychosocial Rehabilitation, vol. 24, no. 1, pp. 844-849, 2020. http://jst.tnu.edu.vn 51 Email: jst@tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2