intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu cây trầm

Chia sẻ: Van Huan | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

99
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các hộ trồng cây dó bầu, từ thực tiễn và kinh nghiệm trồng cây dó bầu người viết bài này xin mạo muội và xin lỗi những ông vua bầu dó mà “phá rào” “phá lệ” chuyên giữ bí

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu cây trầm

  1. Để giúp các hộ trồng cây dó bầu, từ thực tiễn và kinh nghiệm trồng cây dó bầu người viết bài này xin mạo muội và xin lỗi những ông vua bầu dó mà “phá rào” “phá lệ” chuyên giữ bí quyết nhà vườn để truyền đạt lại những gì đúc kết lại đôi điều về cây dó bầu cho bà con và những người làm vườn có trồng cây dó bầu cùng được biết. + Trước hết, khi trồng cây dó bầu chúng ta cần xem và chọn đất sao cho vùng đất đó không là đất trũng, đất có độ ẩm lớn, đất không quá tốt, không quá dối dào về dinh dưỡng. Vì lẽ đất tốt cây sẽ phát triển nhanh về chiều cao, tạo ít cành nhánh mà chính từ những gáy của cành nhánh lại là những điểm tạo cho cây ít tạo trầm. Người có kinh nghiệm chỉ cần xem lá cây: Nếu lá cây có màu xanh thẫm, cây phát triển có chiều cao nhưng ít cành nhánh, không có sâu kiến thì đối với những cây này nhìn thì đẹp nhưng chất lượng tinh dầu ít, hiệu quả kinh tế thấp vì vùng đất này tốt, đất có nhiều dinh dưỡng. Ngược lại, nếu trồng cây vào vùng đất trũng, có độ ẩm cao thì cây không những không phát triển được mà còn bị chết ẻo, tỷ lệ sống không cao làm ảnh hưởng tới giá trị kinh tế. + Hợp lý nhất là trồng cây dó trầm vào những sườn đồi, vườn có độ dốc 50 – 200. Người trồng cây dó bầu ở những vùng, lô, khoảnh, đất này bước đầu có thể không hài lòng vì cây phát triển chậm, nhìn không đẹp nhưng xin thưa với bà con, nhà vườn khi cây đã bén rễ, đã phát triển thì sẽ cho ra nhiều cành nhánh lá cây sẽ có màu xanh vàng, sâu kiến sẽ không mời cũng đến trú ngụ. Những tính hiệu này báo hiệu cho chúng ta biết cây vừa phát triển nhưng đã sớm tích tụ trầm hương. Với những cây như vậy thì ta không cần phải xử lý kỹ thuật tạo trầm vì tự nó đã điều chiết ra trầm rồi. + Riêng đối với những cây có lá xanh thẫm, cây mọc vòng cao, ít cành nhánh, không có sâu kiến thì để sớm cho tích tụ dầu trầm tạo cho cây có % tinh trầm cao thì ta cần xử lý bằng 2 cách. Cấy dung dịch hoá học hoặc xử lý thủ công. + Với bài viết này, tôi không muốn nói đến, đề cập đến việc xử lý trầm bằng dung dịch hoá học vì đã là dân quê, đã là nhà vườn, trang trại thì đa phần trong họ đang còn phải XĐGN nên không thể có điều kiện thực hiện vì giá thành cao, chi phí lớn thực hiện công phu. Với bài viết này tôi chỉ mong muốn nói với bà con về cách xử lý thủ công đơn giản, dễ làm, tiện lợi nhưng không tốn kém về chi phí. + Người trồng cây dó bầu hãy để ý khi thân cây đã có đường kính từ 25cm trở lên (chu vi từ 3 gang tay trở lên) để tạo tinh dầu trầm cho những cây đạt chuẩn vừa nêu, ta lấy đục 3 phân, đục vào thân cây cách mặt đất 1- 1,5m đục lỗ theo
  2. vòng tròn quanh thân, lỗ xen kẽ, chân chó (tức giao chéo nhau) trượt lên ngọn. Yêu cầu lỗ phải là 3x3 hoặc 3x6, độ sâu phải đảm bảo 3-4cm, hàng cách hàng, lỗ cách lỗ từ 10-15cm. + Công việc xử lý bằng thủ công chỉ có vậy. Sau một thời gian ngắn chúng ta sẽ thấy: Lá cây từ xanh thẫm dần chuyển sang xanh vàng, cùng với sự phát triển của cây là quá trình lấp lỗ đục và xuất hiện dần sâu kiến. Những dấu hiệu này đã ngầm báo với nhà vườn, chủ trang trại biết rằng, việc sử lý của chúng ta đã có kết quả. Với kinh nghiệm nhỏ nhoi, mong bà con và các nhà vườn tham khảo. Nghiên cứu phát triển về cây dó bầu Trên thế giới, việc nghiên cứu cây tạo trầm đã được các nhà khoa học theo đuổi hơn 40 năm và có những thành công đáng kể như: ở Mỹ, Trường đại học Ha-vớt đã nghiên cứu thành công phương pháp cấy tạo trầm vào những năm 80 của thế kỷ 20. Tháng 11/2003, tại thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị quốc tế về cây dó trầm lần thứ nhất, có gần 100 đại biểu đại diện cho giới khoa học, nhà quản lý, các doanh nghiệp của 38 quốc gia và tổ chức quốc tế tại châu á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi tham dự. Qua các ý kiến tham luận, Hội nghị đã xác định có khoảng 16 loài cây dó có thể cho trầm. Đồng thời nêu rõ sự cần thiết về việc bảo vệ và phát triển loài cây dó trầm. Cuối tháng 9/2007, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cũng đã tổ chức hội thảo về cây dó bầu, đến dự hội thảo đã có nhiều nhà khoa học, các doanh nghiệp và đại diện lãnh đạo một số địa phương để đánh giá kết quả trồng cây dó bầu. Như vậy, qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận, quá trình hình thành trầm hương có 3 phương pháp: +Gây vết thương cơ giới (vật lý): phương pháp này rất đơn giản, dễ thực hiện nhưng xác suất thành công thấp (chủ yếu là cắt các mảnh thùng phuy, sắt vụn, đinh... để đóng vào thân cây tạo vết thương cơ giới để cây tạo trầm). +Tác động bằng một số kích thích hóa học (hóa học): Phương pháp này có hiệu quả trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, có nhược điểm là trong sản phẩm tồn tại một số chất độc hại như: CI, SO4, PO3... ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và không được người tiêu dùng ưa chuộng.
  3. +Tác động bằng một số chế phẩm sinh học (sinh học): Thực chất phương pháp này là gây bệnh cho cây bằng men vi sinh hoặc vi khuẩn nào đó đã được xác định. Hiện nay việc nghiên cứu phương pháp này đã có những kết quả rất khả quan, tỷ lệ thành công cao và không để lại dư lượng chất độc hại trong sản phẩm. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trên vẫn chưa được công bố rộng rãi, vì đây là vấn đề độc quyền về bí quyết nghề nghiệp và kỹ thuật của mỗi nhà nghiên cứu. Ngoài ra, cây dó trầm có thể chế biến ra những sản phẩm có giá trị cao: ứng dụng chưng cất tinh dầu trầm (sử dụng toàn bộ thân, rễ, lá); chế tác đồ thủ công mỹ nghệ, phụ phẩm để sản xuất hương... Theo tính toán, một ha dó trầm từ 8 - 10 tuổi có thể cho 35 - 40 tấn gỗ trầm, giá bán hiện nay từ 10.000 - 15.000 đồng/kg sẽ thu được 350 - 400 triệu đồng/ha. Theo ông Nguyễn Văn Minh - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Trầm hương Việt Nam đã khẳng định, nhu cầu về trầm hương và tinh dầu trầm hương trên thế giới hiện nay rất lớn, giá tinh dầu trầm hương bán tại Việt Nam hiện nay khoảng 80 triệu đồng/lít (riêng giá của kỳ nam không dưới 100 triệu đồng), còn ở các nước khác giá cao hơn rất nhiều (khoảng gần 200 triệu đồng/lít). Đầu ra của trầm hương còn rất lớn, nhưng các tỉnh, thành phố cần có chính sách cụ thể để tránh việc trồng và khai thác tràn lan như một số loại cây trồng khác. Tuy nhiên, nhiều người dân và một số doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Giang qua thu thập thông tin không đầy đủ, đồng thời không có tiềm lực về tài chính đã bỏ vốn đầu tư trồng cây dó bầu từ năm 1999, song đây là loài cây thời gian trồng từ 10 đến 20 năm hoặc lâu hơn và chỉ có cây trưởng thành mới có khả năng tạo trầm, nên đến nay hầu hết các hộ dân và các doanh nghiệp đã phá bỏ. Hiện nay đã có 22 tỉnh trồng cây dó trầm, với tổng diện tích trên 7.000 ha. Tại tỉnh Yên Bái đã có một số hộ dân và doanh nghiệp trồng cây do bầu, trong đó hộ gia đình ông Nguyễn Văn Thịnh, xã Yên Hợp huyện Văn Yên đã đầu tư trồng trên 8ha, đến nay đã được gần 3 năm tuổi, nhìn chung cây phát triển tốt (chiều cao trung bình khoảng 2,5m, đường kính gốc từ 6 - 10cm). Gia đình ông Nguyễn Khang trồng trên 5.000 cây, theo phương thức trồng xen với quế (trồng từ năm 2004, hiện nay cây sinh trưởng và phát triển khá tốt). Cũng tại huyện Văn Yên, năm 2006 Công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội đã
  4. đăng ký với huyện đầu tư dự án trồng 250 ha cây dó bầu. Công ty đã triển khai trồng trên 100 ha; tuy nhiên theo đánh giá của các cơ quan chức năng thì cây phát triển kém. Đến nay, trên địa bàn một số địa phương như Văn Yên, Văn Chấn, Trấn Yên, Yên Bình... đã có nhiều hộ tự phát trồng cây dó bầu rải rác trong vườn tạp với số lượng nhỏ. Như vậy đối với cây dó bầu giống hầu hết không rõ nguồn gốc; các ngành chức năng cần phối hợp với các địa phương kiểm tra nguồn gốc cây giống đối với các cơ sở cung cấp giống, vì một số loại cây Cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và PTNT khuyến cáo là chưa có trong danh mục cho phép trồng đại trà, qua khảo sát một số tỉnh nhiều chủ đầu tư trồng các loại cây mới do thời gian sinh trưởng quá dài, không nghiên cứu kỹ điều kiện đất đai thổ nhưỡng, khí hậu nên không thu được hiệu quả. Hiện chưa có tài liệu nào giải thích vì sao trầm hương lại có giá trị cao như vậy. Nhiều hộ dân qua một số kênh thông tin tuyên truyền không chính thức đã trồng ồ ạt. Chính vì vậy, các cơ quan quản lý chuyên ngành và các nhà khoa học cần nghiên cứu sâu về cây dó bầu để có lời giải đáp về những giá trị to lớn của nó, đồng thời đưa ra các giải pháp phù hợp về phát triển cây dó bầu tại tỉnh Yên Bái. Đã tạo được trầm cho cây dó Một cây dó bầu (dó trầm, trầm hương...) được cưa gốc đổ xuống, mặt cắt tròn có đốm đen ở giữa. Mọi người ồ lên- trầm hương. Vệt trầm hình sao, màu đen tuyền, “ăn” không lớn lắm, chỉ chiếm khoảng 1/5 diện tích mặt c ắt của thân cây dó, nhưng nó đã khẳng định: cây dó đ ược t ạo tr ầm do chính bàn tay của con người, điều mà người trồng dó mơ ước từ bao đời nay đã thành sự thật. Thân cây được cắt ra một đoạn. Ở giữa cây vệt trầm lan t ỏa rộng hơn ở gốc. Sau một lúc thợ trầm xoi ra, đốt thử một mi ếng, mùi hương trầm thơm ngát toả ra một góc vườn. Tạo trầm nhân tạo đã mở ra hướng phát triển mới cho người trồng dó. Vườn dó tạo trầm: Cây dó nói trên là của anh Nguyễn Sơn Định (thôn Xuân Sơn, Ân Hữu, Hoài Ân, Bình Định). Anh trồng trong vườn nhà cách đây 10 năm. Đ ường kính g ốc khoảng 15cm, cao chừng 7m. Anh nhờ Công ty TNHH SX-DV-TM B ảy Núi (TP. HCM) tạo trầm. Sau 13 tháng, đến cuối tháng 02.2008 đốn th ử thì cây đã cho trầm. Đáng lý ra phải để 16 tháng thì mới đúng lúc khai thác. Đây là “v ật hy sinh” để biểu diễn cho người trồng dó bầu huyện Hoài Ân “mục sở thị” sau một buổi hội thảo đầu bờ về tạo trầm cho cây dó, do Cty Bảy Núi tổ chức.
  5. Trong vườn nhà anh Định trồng 50 cây dó xen lẫn với nhiều trụ tiêu. Có l ẽ nhờ đất gò đồi phì nhiêu thoát nước tốt nên cây trồng xanh tươi, và đây cũng là vùng đất thích hợp cho cây dó phát triển từ bao đời nay. Anh Đ ịnh k ể, trong m ột chuyến tham quan do huyện tổ chức - tại các tỉnh miền Tây Nam bộ, tình c ờ đoàn được giới thiệu đến thăm vùng trồng cây dó bầu tạo trầm ở t ỉnh An Giang. Đây cũng là vùng trồng dó bầu lớn hàng trăm ha, được Công ty B ảy Núi t ạo trầm. Từ cái “duyên” tình cờ ấy, về nhà, anh vay ngân hàng 10 triệu đồng nhờ Cty này tạo trầm cho 50 cây dó của mình. Anh cũng là người đầu tiên của huy ện Hoài Ân mạnh dạn tạo trầm cho cả vườn dó. Qua khai thác thử nghiệm ngẫu nhiên cây dó nói trên, đã kh ẳng đ ịnh c ả v ườn dó của anh đã cho trầm. Tuy mức độ có khác nhau, nh ưng anh Đ ịnh nh ẩm tính ở mức trung bình, mỗi cây cho 200g trầm hương. Theo thời giá hiện nay bán 200USD, thì vườn dó của anh đem lại một số tiền không nhỏ. Có người hỏi mua mỗi cây 2 triệu đồng anh không muốn bán. Tạo trầm cho cây dó: Theo Cty Bảy Núi, cây dó (có nhiều loại, ở Việt Nam chủ yếu là loài dó bầu, tên khoa học là Aquilaria crassna) sau khi trồng được 6-9 năm, vòng thân cách mặt đất 1,4m đạt 32cm trở lên thì tạo trầm được. Thao tác t ạo trầm r ất đ ơn giản, khoan các lỗ tròn đường kính chừng 1,5cm trên thân cây từ gốc lên đến 2/3 cây theo mật độ nhất định. Chiều sâu của lỗ chừng 2cm. Sau khi cho chất tạo trầm vào, thì nhét đoạn ống nhựa cùng cỡ lỗ khoan vào (có lẽ để ch ống nước mưa ngấm vào). Sau từ 9-12 tháng thì cấy lần 2 (kít 2), và sau kho ảng 2 năm thì khai thác trầm. Bình quân mỗi cây thu được: Trầm lát (chips) loại c ực t ốt có nhiều dầu đen hoặc nâu từ 10-50 gram/cây, trầm lát tốt vừa từ 200-250g; Ngoài ra còn thu được 1kg trầm vụn, 14-20kg gỗ vàng có th ể dùng nấu dầu hoặc làm nhang trầm. Tuy nhìn thấy đơn giản như vậy nhưng đây là bí quy ết c ủa Cty. Ch ất c ấy t ạo trầm, cách khoan lỗ trên thân cây, thời điểm, nhân viên tạo trầm. .. tất cả là của Cty Bảy Núi. Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Yến - Giám đốc Cty: Cty đã đ ược chuyển nhượng công nghệ tạo trầm này từ một sáng chế ở Hoa Kỳ và là nhà cung cấp độc quyền công nghệ này ở Việt Nam. Cty đảm bảo đã c ấy là cây dó có trầm 100%. Cty đã làm dịch vụ tạo trầm nhiều nơi, nhiều nh ất là vùng An Giang. Ở Bình Định lần đầu tiên tạo trầm cho vườn nhà anh Định 50 cây vào đầu năm 2007. Đến nay, sau hơn một năm, đã tạo trầm hơn 700 cây dó tại huyện Hoài Ân. Nếu tạo trầm làm cho cây chết, cây không cho trầm thì Cty s ẽ bồi thường, trừ trường hợp cây chết do sâu bệnh, do úng nước.
  6. Mỗi cây tạo trầm lần đầu (Kit 1) khoảng 250 ngàn đồng (tùy theo cây lớn, nhỏ) lần 2 khoảng 300 ngàn đồng/cây, lần 3 khoảng 350 ngàn đồng. Mới có h ơn một năm đã thu hút nhiều người trồng dó ở Hoài Ân t ạo tr ầm cho v ườn dó c ủa mình. Giá trị cây dó: Nhiều người chưa tin vào công nghệ tạo trầm của Cty Bảy Núi, nhưng khi “mục sở thị” cây dó đốn thử nghiệm tại vườn anh Định thì tỏ vẻ tin t ưởng. Có bà nông dân nói: được rồi, nhưng giá là bao nhiêu? Khi chưa tạo được trầm thì lo không tạo được, khi tạo được rồi thì lo giá cả. Đây là t ất nhiên c ủa ng ười trồng dó đã chịu nhiều lênh đênh, thăng trầm lâu nay. B ởi trồng đ ược cây dó cũng phải mất ít nhất 8-11 năm mới khai thác, nếu tạo được trầm. Giải quyết nhiều câu hỏi về giá cả, đầu ra cho cây dó c ủa bà con tr ồng dó ở Hoài Ân, bà Huỳnh Yến cho biết: Có 2 ph ương th ức để bà con ch ọn l ựa. M ột là Cty thu mua tất cả, hai là ăn chia. Nếu bán cây dó chưa tạo trầm thì có h ợp đồng thỏa thuận giá, theo giá thị trường (hiện tại khoảng 300-500 ngàn/cây 6-9 tháng tuổi), Cty ứng trước 1/3. Cây đã tạo trầm rồi giá từ 1 tri ệu đ ến 1,5 tri ệu đồng/cây. Nếu ăn chia, để cty tạo trầm thì khi thu hoạch trầm, s ẽ theo t ỷ l ệ 6/4- người trồng hưởng 60% giá bán cây dó đã tạo trầm. Ngoài tạo trầm cho cây dó cty còn thu mua, sản xuất, xuất khẩu các loại trầm lát, bột trầm, nhang trầm. .. Với phương thức này thì bà con trồng dó phần nào yên tâm. Tuy v ậy th ực t ế s ẽ trả lời chính xác khi vài 3 tháng nữa lứa cây t ạo trầm đ ầu tiên ở vùng đ ất trung du này cho thu hoạch trầm. Cây dó Hoài Ân: Vùng rừng núi của huyện Hoài Ân, An Lão có nhiều trầm tự nhiên. Sau năm 1975 bị khai thác triệt để, để tìm trầm. Chưa thống kê, nhưng rừng dó nơi này hầu như bị cạn kiệt, có nguy cơ tuyệt chủng. Cách đây chừng 15 năm người dân Hoài Ân đem cây con hoặc hạt dó từ rừng về trồng trong vườn nhà. Năm 1994 được hỗ trợ vốn khoa học của tỉnh HTXNN2 Ân Hữu có đề tài: Di th ực cây dó về trồng ở vườn nhà. Đề tài đã trồng trên 1.200 cây phân tán trong dân. Sau 24 tháng đường kính gốc đạt bình quân 2,7cm, chiều cao cây 2,2m. Do có thông tin tạo trầm, chiết xuất tinh dầu được từ cây dó, cho hiệu qu ả kinh tế cao, nên nhiều người dân Hoài Ân trồng dó. Ông H ồ Công H ậu- Phó Trưởng Phòng Kinh tế huyện Hoài Ân: Chưa thống kê chính xác nh ưng cả huyện hiện có khoảng 700 ngàn cây dó bầu, thời gian trồng khoảng từ năm 1990 đến nay. Các xã trồng nhiều cây dó: Ân Hảo, Ân Nghĩa, Ân Hữu, Ân M ỹ, Ân
  7. Tường Tây... Giống chủ yếu từ hạt. Đầu tiên người trồng nhổ cây con nhặt hạt từ trên rừng về ương trồng. Lúc này giá rất cao 5-10 ngàn đồng/cây đủ tiêu chuẩn trồng. Cây từ 4-5 năm tuổi trở lên cho hạt. Tháng 6-7 thu hái, tách h ạt. Ương cây con 8-12 tháng là trồng được . Hiện nay lấy giống từ hạt cây trồng, tự ương, nên cây giống rất nhiều, giá rẻ, chỉ 1.000-2.000 đồng/cây. Những năm 2001 -2002, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Định cũng nhân giống thành công cây dó bầu bằng phương pháp nuôi c ấy mô, bán r ộng rãi trong và ngoài tỉnh. Tuy vậy mức tiêu thụ còn hạn ch ế, ch ưa được trồng ph ổ biến. Ở Hoài Ân nhiều người trồng dó với quy mô lớn. ông Nguy ễn H ữu Toàn (Ân Mỹ) cho biết: vườn dó của ông trên 15 ngàn cây, trồng 11 năm nay. Cách đây 4 năm, ông thử tạo trầm bằng phương pháp cơ học, tạo vết xước, đóng đinh,... rồi một số công ty về tạo trầm, nhưng không thành công. Có người trả giá v ườn dó 700 triệu đồng nhưng ông chưa bán. Ông Phan Văn Trọng (Ân Thạnh) ông Hồ Văn Đẩy (Ân Tường Tây) mỗi người trồng gần 1.000 cây dó, đến nay đủ tiêu chuẩn tạo trầm. Ông Huỳnh Thế Thiện (Ân Tín) cho biết: ông trồng dó t ừ năm 1993. Năm 2003 một Cty ở Đà Nẵng, rồi Cty Viễn Đông. .. đến “gây men” (cấy men, tạo trầm) nhưng cây bị rục (thối rữa) giữa cây, không kết quả. Khi cây từ 5-7 tuổi người ta bắt đầu tạo trầm. Bằng phương pháp cơ học - tức là tạo vết thương bằng cách đục lỗ, đóng đinh sắt…; có lúc cũng có m ột s ố đơn vị kinh doanh về tạo trầm bằng vi sinh, hóa học, nhưng cuối cùng không tạo được trầm. Một nông dân nhớ lại: Năm 2004 có Cty ở TP.HCM mua v ới giá 500 ngàn đồng/cây 15 năm tuổi, sau đó lại thôi không mua n ữa. Ng ười tr ồng dó không có đầu ra, rất hoang mang, có người chặt bỏ để lấy đất trồng cây khác hiệu quả hơn. Cây dó bầu trồng trên đất Hoài Ân trong vườn nhà, v ườn rừng r ất nhanh l ớn. Sau 5-6 năm đường kính gốc đạt 10-12cm, cao 3-4m. Ông H ậu cho bi ết, ph ải là đất sỏi, dạng hạt thoát nước tốt. Giai đoạn đầu chăm bón c ẩn th ận thì cây m ới phát triển nhanh. Theo giá hiện nay trồng 1 ha dó bầu, sau 6-7 năm bán đ ược khoảng 500 triệu đồng (1 ha trồng 1.000-1.200 cây, giá 500 ngàn/cây). Ngoài giá trị tạo trầm, thân cây dó còn chưng cất được tinh dầu, làm nhang, giá bán 1.000 đồng/kg thân cây, cành nhánh. Ông Hậu cho rằng nếu giá ổn định thì cây dó sẽ phát triển mạnh ở Hoài Ân. Tiềm năng đất đai khá dồi dào, diện tích một số cây lâu năm không hi ệu qu ả có thể chuyển qua trồng dó. Tuy vậy hiện nay huyện chưa có chủ trương, kế
  8. hoạch phát triển cây dó, phong trào trồng dó chỉ là tự phát trong dân. Có kh ả năng sau khi tham khảo ý kiến của tỉnh, các ngành chức năng, huy ện s ẽ có chủ trương phát triển bền vững loại cây đặc sản, giá trị cao này. Tình hình phát triển cây dó trong nước: Theo tài liệu hội thảo về cây dó trầm hương của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Hà Tĩnh, tháng 9 năm 2007: Đến năm 2006 Việt Nam có 20 ngàn ha cây dó bầu, trầm hương, phân bổ khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Chủ yếu trồng phía tây - Trung Trung bộ, từ Hà Tĩnh vào đến Khánh Hòa; Tây Nam bộ- nhiều nhất ở An Giang. Từ năm 1996, dựa trên nguyên lý tạo stress cho cây bằng vi sinh, hóa h ọc, c ơ học... với cơ chế tự bảo vệ, cây tiết ra nhựa trầm. Ông Nguy ễn Huy Hoàng (xã Tiên Mỹ, Tiên Phước, Quảng Nam) đã thu từ 20 cây dó tạo trầm, được 1kg trầm loại 4, và 30 kg trầm loại 5-6 bán được 5,5 triệu đồng. Nay ở huy ện này tr ồng 1 triệu cây dó. Đa số không tạo được trầm. Cây 4-5 tuổi bán đ ược 500-1 tri ệu đồng/cây. Người mua để tạo trầm, chiết xuất tinh dầu. Năm 1999 tỉnh Khánh Hòa có đề tài nghiên cứu tạo trầm cây dó, nh ờ tác nhân vi sinh. Dùng 3 chủng nấm: Aspergillus phoenicis (CDA) Thom, Penicillium citrinum Thom và Penicillinum SP và chỉ cho kết quả “cây có dấu hi ệu trầm, đ ốt thơm”. Hiện nay Việt Nam có khoảng 10 cơ sở chưng cất tinh dầu trầm. Ch ủ y ếu ở Hà Tĩnh, Quảng Nam... Tuy vậy hiệu suất chưng cất thấp chỉ đạt từ 0,02% - 0,05% tinh dầu (Thái Lan đạt cao, từ 0,16- 0,6%). Tinh dầu trầm thường dùng trong lễ Ramadan của đạo Hồi, làm hương liệu, mỹ phẩm, dược phẩm... Có hàng chục loại tinh dầu trầm hương, có giá từ vài trăm USD đến 12 ngàn USD/Kg. Ở Tiên Phước (Quảng Nam) người dân còn dùng cây dó trầm làm đồ mỹ nghệ xuất khẩu. Với kỹ thuật tinh xảo người ta đẽo gọt, xoi cây dó thành hình thù đẹp nghệ thuật sau đó ghép, xông trầm hương vào nh ư cây dó có tr ầm th ật. Mặt hàng này hiện nay rất phát triển trong giới làm trầm ở tỉnh này. Dự án Rừng Mưa (The Rain forest Foundation) của Hà Lan, đang th ực hi ện ở Việt Nam, do Liên minh châu Âu tài trợ, nhằm sản xuất trầm hương theo h ướng bền vững về kinh tế, môi trường, tránh làm cạn kiệt cây rừng; trợ giúp phát triển kinh tế - xã hội bằng cải thiện thu nhập người dân. Mục tiêu cụ thể của
  9. dự án này ở Việt Nam là trồng dó bầu (Aquilaria crassna), bảo vệ loại cây này. Tìm phương pháp tối ưu hóa sản xuất nhựa, giúp người dân sản xuất trầm hương. Có 200 hộ tham gia trồng 4.000 ha dó ở miền Nam, miền Trung. Năm 2002 trồng thí nghiệm ở Núi Giai (An Giang), Sa Thầy (Kon Tum). Từ thực tế nêu trên, tỉnh Bình Định nên khảo sát, có chủ trương, quy hoạch, định hướng phát triển cây dó bầu tránh tình trạng trồng tự phát tràn lan. Tỉ phú trầm kỳ Thứ Bảy, 18/02/2012 23:07 Ở huyện Tiên Phước - Quảng Nam có nhiều người phất lên từ cây dó bầu - có khả năng tạo trầm hương và kỳ nam, trong đó nổi tiếng nhất là ông Nguyễn Quốc Trinh và ông Trần Vũ Linh, cùng ở xã Tiên Mỹ Vào những năm 1980, những người thợ rừng ở tỉnh Phú Khánh (sau đó chia tách thành 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa bây giờ) đổ xô về những cánh rừng ở các huyện miền núi Tiên Phước, Trà My... của tỉnh Quảng Nam để săn tìm trầm hương và kỳ nam. Từ đó, làn sóng tìm kiếm trầm kỳ với ước mơ đổi đời lan rộng khắp vùng này. Trồng thử, giàu thật Sau nhiều năm theo chân các thương lái buôn trầm kỳ, ông Nguyễn Quốc Trinh nghĩ cách mang cây dó bầu về trồng tại vườn nhà để thu trầm hương. Từ cách làm tiên phong táo bạo ấy, nay ông trở nên giàu có bậc nhất xứ Tiên Phước. Ông Trinh năm nay đã gần 60 tuổi, từng bị người dân xã Tiên Mỹ gọi là Trinh “khùng”. Từ năm 1984, khi dân địa phương đổ xô vào rừng tìm kiếm trầm kỳ thì ông Trinh cũng đi theo. Tuy nhiên, ông không tìm trầm kỳ mà lại bứng 100 cây dó con về trồng trong vườn nhà mình. Thấy ông Trinh phá bỏ cây quế - loại cây đang mang lại giá trị kinh tế cao thời ấy - để trồng dó, nhiều người đã ngăn cản, cho rằng ông không bình thường. “Lúc đó, người ta chế nhạo tôi nhiều lắm. Họ nói tôi khùng nhưng tôi vẫn cương quyết phá quế trồng dó” - ông Trinh nhớ lại. Dù trồng thử nhưng kết quả ngoài sự mong đợi của ông. Trong 100 cây dó được trồng, chỉ 4 cây sống được. Mười năm sau, ông bán 3 cây, thu được 250 triệu đồng. Số tiền đó rất lớn so với lợi nhuận thu được từ cây quế.
  10. Ông Nguyễn Quốc Trinh với những gốc dó sẽ tạo ra trầm hương loại 1 trong vườn nhà Sau đó, ông Trinh tự ươm giống và tiếp tục trồng cây dó phủ khắp khu vườn rộng hơn 1 ha, mỗi năm thu lợi hàng tỉ đồng từ việc bán dó cho thương lái. Dó 8 năm tuổi được thương lái thu mua khoảng từ 10 - 30 triệu đồng/cây. Ông Trinh cho họ lưu số dó đã bán tại vườn nhà mình thêm 2 năm để can thiệp tạo trầm trên thân cây. Chỉ tay vào những gốc cây đã từng thu hoạch trầm, ông Trinh cho biết: “Dó là loại cây có khả năng tái sinh cao. Trồng một lần, hưởng nhiều đời vì cây cho thu hoạch qua nhiều chu kỳ, chồi tái sinh và phát triển thành cây mới sau khai thác trầm và chừa lại gốc. Gốc dó để lại lâu năm qua các tác động vật lý có thể cho được trầm chất lượng đặc biệt”. Ông Trinh đoan chắc rằng những gốc dó sẽ cho ra trầm hương hảo hạng, có giá trị đến vài chục triệu đồng mỗi ký. Khát vọng lớn từ dó Ông Trần Vũ Linh, em rể của ông Nguyễn Quốc Trinh, cũng trở thành tỉ phú dó bầu sau những năm tháng làm thương lái trầm kỳ. Dựa vào kinh nghiệm phân biệt từng loại trầm cùng kỹ thuật tạo trầm học hỏi được, ông Linh đem cây dó về trồng tại vườn nhà và dồn hết vốn liếng để đầu tư, chăm sóc. Ban đầu, ông Linh trồng 600 cây, sau hơn 8 năm, ông bán dó thu được hàng trăm triệu đồng. Ông tiếp tục dành thêm gần 2 ha đất vườn để trồng dó. “Lúc đầu, tôi phải lặn lội vô rừng nhổ dó con, cực lắm! Về sau, tôi nghĩ cách lấy hạt ươm giống để trồng” - ông Linh kể.
  11. Không những ươm giống trồng cho vườn nhà, ông Linh còn có 2 vườn ươm dó ở huyện Tiên Phước và tỉnh Đắk Nông, mỗi năm xuất bán khoảng 400.000 cây giống ra thị trường. Ông Linh còn nguồn thu không nhỏ nữa từ việc đi cấy tạo trầm cho cây dó của những khách hàng mà mình cung ứng giống. Chưa dừng lại ở đó, ông Linh còn mở xưởng tạo dó cảnh, tận dụng nguồn gỗ dó trong vườn. Dó cảnh được chạm khắc từ thân cây dó với hình thù rất đẹp, lạ mắt, lại mang tính tâm linh cao, được thương gia Trung Quốc mua nhiều. Tính trung bình, với một sản phẩm dó cảnh, ông Linh thu lợi từ 2 - 3 triệu đồng. Xưởng của ông tạo việc làm cho hơn 10 lao động địa phương, thu nhập mỗi người từ 100.000 - 150.000 đồng/ngày. Dẫn chúng tôi ra vườn, ông Linh chỉ những chậu cây dó có hình thù lạ mắt, được tạo nhiều kiểu “bon sai” kỳ thú. “Tôi trồng dó kiểng vừa là thú vui vừa có thể có trầm để bán” - ông nói. Ông Trần Vũ Linh thu lợi rất nhiều từ việc ươm dó giống Hiện ông Linh đang quyết tâm nghiên cứu cách tạo trầm để cho ra đời trầm hương loại 1, loại 2. Từ trước đến nay, trầm hương ông thu được tại vườn nhà chỉ là loại 4, loại 5, có giá trị khoảng 5 - 6 triệu đồng/kg. Lâu năm trồng dó, ông đúc kết đây là một loại cây rất đặc biệt, để tạo ra trầm cần phải có thời gian và có sự tác động của ngoại cảnh. Quá trình trồng thì đơn giản nhưng làm thế nào để tạo trầm mới khó. Hiện nay, nhiều người có các phương pháp thủ công là đục lỗ hoặc bơm hóa chất cho cây dó từ 8 đến 10 năm tuổi.
  12. “Dó là một loại cây rất dễ trồng, trừ những vùng đất cát, trũng, màu mỡ ra thì các loại đất khác đều có thể trồng được. Thích hợp nhất là trồng cây dó trầm vào những sườn đồi, vườn có độ dốc” - ông Linh cho biết. Những người trồng dó tạo trầm ở Tiên Phước mà chúng tôi bắt gặp có chung suy nghĩ: Việt Nam có nhiều điều kiện thích hợp để trồng cây dó tạo trầm tốt nhất. “Nếu Trung Đông làm giàu từ dầu mỏ, tại sao Việt Nam không thể làm giàu từ trầm kỳ? Cây dó tạo trầm cũng như con người Việt ta, luôn vươn lên trong nghịch cảnh. Nếu quyết chí, đất đai, cây cối trên quê hương mình không bao giờ phụ lòng người đâu” – ông Linh bộc bạch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2