NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH KH&CN
lượt xem 177
download
Sau ngày hoà bình lặp lại năm 1954, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân miền Bắc bắt tay hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống và bắt đầu xây dựng lại đất nước. Nhu cầu của công cuộc kiến thiết đất nước ngày càng mở rộng, đòi hỏi cần thiết phải có cơ quan giúp Chính phủ xây dựng nền khoa học và công nghệ đồng thời quản lý mọi hoạt động của khoa học và công nghệ....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH KH&CN
- NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH KH&CN
- NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Số 15 (12/2008) MỤC LỤC NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH KH&CN Hoàng Trọng Cư 50 năm Ủy ban Khoa học Nhà nước Nguyễn Văn Học Liên kết nghiên cứu với giảng dạy: ý tưởng và thực tiễn Lê Thành Ý Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ Nguyễn Nghĩa Cơ hội và thách thức đối với đổi mới quản lý khoa học và công nghệ sau khi nước ta gia nhập WTO Nguyễn Mạnh Quân Giải pháp chính sách phát huy vai trò của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế Bạch Tân Sinh Tác động của chuyển đổi chính sách KH&CN đến chuyển đổi việc tạo ra và sử dụng tri thức tại viện NC&TK Hoàng Ngọc Doanh Bàn về sửa luật khoa học và công nghệ trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI Hoàng Xuân Long Xu hướng mới về liên kết giữa viện, trường và doanh nghiệp trên thế giới Nguyễn Thanh Thịnh Đổi mới định hướng kế hoạch hóa, chương trình khoa học và công nghệ ở nước ngoài và gợi suy cho Việt Nam Nguyễn Quang Tuấn 1
- NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Số 15 (12/2008) Một số kinh nghiệm về đào tạo tiến sỹ tại đại học Toronto, Canada 2
- NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Số 15 (12/2008) CONTENTS RESEARCH OF SCIENCE AND TECHNOLOGY POLICY 1. Hoang Trong Cu Fifty years of the State Committee for Science 2. Nguyen Van Hoc The linkages between research and education: the idea and reality 3. Le Thanh Y Support for technology innovation in business firms 4. Nguyen Nghia Opportunities and challenges for the innovation of science and technology management in Vietnam after joining WTO 5. Nguyen Manh Quan Policy solutions for increasing the role of science and technology intelligentsia during the period of industrialization, modernization and integration into the world economy 6. Bach Tan Sinh The impacts of the transmission of science and technology policies on the transmission of creation and utilization of knowledge at R&D institutions 7. Hoang Ngoc Doanh Discussion on the amendment of Science and Technology Law in organizing the implementation of science and technology tasks INTERNATIONAL EXPERIENCE 8. Hoang Xuan Long New trends of the linkages between research institutions and universities in the world 9. Nguyen Thanh Thinh Innovation oriented planning, science and technology programs in foreign countries and implications for Vietnam 10. Nguyen Quang Tuan Experiences of Ph.D education at the University of Toronto 3
- NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Số 15 (12/2008) NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 50 NĂM ỦY BAN KHOA HỌC NHÀ NƯỚC Hoàng Trọng Cư1 Tóm tắt Ủy ban Khoa học Nhà nước qua nhiều lần đổi tên, nay là Bộ Khoa học và Công nghệ được thành lập theo Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 29 tháng 4 năm 1958. Qua 50 năm xây dựng và phát triển, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thực hiện được nhiệm vụ tham mưu về KH&CN cho Trung ương Đảng và Chính phủ, đồng thời từng bước đổi mới cơ chế quản lý KH&CN phù hợp với nền kinh tế thị trường. Để đáp ứng với nhiệm vụ được giao, Bộ Khoa học và Công nghệ hiện cần sớm khắc phục một số vấn đề về tổ chức và sử dụng đội ngũ cán bộ KH&CN. MỞ ĐẦU Sau ngày hoà bình lặp lại năm 1954, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân miền Bắc bắt tay hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống và bắt đầu xây dựng lại đất nước. Nhu cầu của công cuộc kiến thiết đất nước ngày càng mở rộng, đòi hỏi cần thiết phải có cơ quan giúp Chính phủ xây dựng nền khoa học và công nghệ đồng thời quản lý mọi hoạt động của khoa học và công nghệ. Theo đề nghị của Chính phủ, ngày 29/4/1958 tại kỳ họp thứ 8, Khoá I, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thông qua nghị quyết “Lập Uỷ ban Khoa học Nhà Nước (phụ trách Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội) có quyền hạn và trách nhiệm ngang một bộ và trực thuộc Hội đồng Chính phủ”. Trong năm 1958. Quốc hội bổ nhiệm Phó Thủ tướng Trường Chinh kiêm chức Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước và Hội đồng Chính phủ cử các thành viên của Uỷ ban Khoa học Nhà nước. Uỷ ban Khoa học Nhà nước là tiền thân của Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (1965-1990), của Uỷ ban Khoa học Nhà nước (1990-1992), của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1992-2002), của Bộ Khoa học và Công nghệ (2002 - đến nay). Việc thành lập Uỷ ban Khoa học Nhà nước ở thời điểm lúc bấy giờ có ý nghĩa rất quan trọng. Uỷ ban Khoa học Nhà nước trở thành cơ quan giúp Chính phủ chủ trì xây dựng nền Khoa học và công nghệ của đất nước, hoạch định chính sách phát triển khoa học và công nghệ, đồng thời giúp Chính phủ điều hành mọi hoạt động khoa học và công nghệ của Nhà nước. 1 Nguyên Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN 4
- NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Số 15 (12/2008) Chính phủ sớm khẳng định vai trò và vị trí của phân hệ quản lý khoa học và công nghệ trong hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước. Uỷ ban Khoa học Nhà nước được thành lập vừa đáp ứng được nguyện vọng vừa động viên và cổ vũ rất lớn đối với các tổ chức khoa học, các nhà khoa học trong mọi hoạt động phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong giai đoạn ban đầu xây dựng một cơ quan đảm nhận chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ. Trung ương Đảng và Chính phủ đã dành sự quan tâm đặc biệt cho Uỷ ban là đã lần lượt cử ba đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị giữ chức chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước: Đồng chí Trường Chinh (4/1958 - 7/1960), đồng chí Võ Nguyên Giáp (7/1960 - 1/1963), đồng chí Nguyễn Duy Trinh (1/1963 -10/1965). Từ đó đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quan trọng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của cơ quan này. Có thể nói từ Sắc lệnh đầu tiên số 016-SL ngày 4/3/1959 đến Nghị định sau cùng số 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008, Chính phủ đều giao cho Uỷ ban Khoa học Nhà nước trước đây, nay là Bộ Khoa học và Công nghệ chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực KH&CN trong phạm vị cả nước. Song, trong thực tiễn nhiều năm qua, chức năng này có lúc tập trung (1958- 1965), có lúc phân chia (1966-1990), tập trung lại (1991- nay). Sự phân chia đó diễn biến theo không gian và thời gian như sau. Giai đoạn 1958-1965, Hội đồng Chính phủ giao cho Uỷ ban đảm nhận toàn bộ chức năng quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ, cùng với chức năng này Uỷ ban đồng thời được giao nhiệm vụ xây dựng và quản lý các cơ sở nghiên cứu khoa học để tiến tới thành lập Viện Khoa học Việt nam (NĐ 43-CP năm 1962). Giai đoạn 1966-1990, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn tách Uỷ ban Khoa học Nhà nước thành 2 cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Từ đây, phần chức năng quản lý và phần nghiên cứu Khoa học xã hội được Chính phủ giao cho Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam đảm nhận. Giai đoạn từ 1990 đến nay, bộ máy quản lý Nhà nước được kiện toàn, chức năng quản lý Nhà nước về KH&CN được tập trung trở lại và Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước đổi tên thành Uỷ ban Khoa học Nhà nước. Năm 1992 Nhà nước giao thêm nhiệm vụ quản lý môi trường và cơ quan này đổi tên thành Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Năm 2002 Nhà nước chuyển nhiệm vụ quản lý môi trường cho Bộ Tài nguyên và Môi trường. Từ đây cơ quan quản lý này mang tên Bộ Khoa học và Công nghệ. Như vậy, qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN đã từng bước triển khai thực hiện chức năng và nhiệm vụ được Chính phủ giao và đóng góp phần quan trọng trong thành công chung của hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước. 1. Về công tác tham mưu khoa học và công nghệ Trong quá trình hoạt động của mình, Ủy ban đã kiên trì xây dựng được hệ thống cơ quan quản lý KH&CN và hệ thống này càng ngày càng làm sáng tỏ vai trò và vị trí 5
- NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Số 15 (12/2008) then chốt của KH&CN trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Luận cứ này đã được ghi nhận trong Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 10 Khóa III và Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, điều 37 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ trước đến nay, Trung ương Đảng và Chính phủ đều giao cho Ủy ban trước đây nay là Bộ chủ trì chuẩn bị các văn bản về KH&CN. Có thể tìm thấy trong văn ban này ví dụ trong phần KH&CN trong các văn Kiện Đại hội Đảng; Nghị quyết 157 của Ban Bí thư về tăng cường công tác KH&CN trong tình hình và nhiệm vụ mới, về công tác phục vụ cách mạng kỹ thuật thời chiến, về công tác phục vụ cách mạng kỹ thuật sau chiến tranh; Nghị quyết 37 và 26 của Bộ Chính trị về chính sách KH&CN v.v... Các văn bản này có tác dụng chỉ đạo và định hướng mọi hoạt động KH&CN đồng thời giúp các cấp lãnh đạo ngày càng thấy rõ vai trò của KH&CN trong nhiệm vụ lãnh đạo của mình. Thực tiễn của quá trình xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật ở nước ta càng chứng minh các luận cứ khoa học không thể thiếu được trong các quyết định của Đảng và Chính phủ. Vì vậy, để hữu thành và triển khai nhiều công trình trọng điểm quốc gia, Ủy ban và Bộ đã tổ chức dưới nhiều hình thức để huy động trí tuệ của các nhà khoa học tham gia xây dựng luận cứ khoa học. Trên cơ sở đó, Ủy ban và Bộ đã tham gia chuẩn bị các quyết định của Chính phủ với đầy đủ trách nhiệm của một cơ quan tham mưu về KH&CN. 2. Về công tác quản lý khoa học và công nghệ Trong những năm đầu thành lập Ủy ban, đất nước đang trong giai đoạn đan xen giữa hòa bình xây dựng với chiến tranh, công tác quản lý KH&CN gây nhiều khó khăn. Nhà nước chưa có ngân sách dành riêng để đầu tư cho KH&CN; Quản lý KH&CN là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, nghiệp vụ quản lý chưa có kinh nghiệm và sẵn bài bản như lĩnh vực quản lý kinh tế; Ủy ban chưa tạo ra được cơ chế quản lý phù hợp với đặc điểm của hoạt động KH&CN. Vì vậy, trong thời ký đầu mọi hoạt động KH&CN chịu sự điều chỉnh chung của guồng máy quản lý của Nhà nước. Bước sang thập kỷ 90 của thế kỷ trước, dưới ánh sáng của Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, Ủy ban từng bước nghiên cứu tháo gỡ những ràng buộc của cơ chế quản lý chung và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động KH&CN theo đặc điểm riêng vốn có của nó. Mở đầu bằng Quyết định 175-CP "Cho phép ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế trong nghiên cứu và triển khai". Với quyết định mở đầu này đã tạo thuận lợi cho các tổ chức khoa học hoạt động tăng thêm nguồn vốn, đồng thời sử dụng có hiệu quả mọi năng lực sẵn có để phục vụ trực tiếp sản xuất và đời sống. Khi đất nước bước sang thời kỳ đổi mới toàn diện, Quyết định 134-HĐBT tạo thêm cơ sở pháp lý cho các tổ chức khoa học hoạt động: Xác định quan hệ kinh tế giữa khoa học với sản xuất, xác định quyền được thỏa thuận về giá cả và lợi nhuận trong hợp đồng, xác định quyền được phân chia lợi nhuận giữa người tạo ra và người ứng dụng kỹ thuật tiến bộ, xác định quyền sử dụng các hình thức khuyến khích vật chất đối với cán bộ 6
- NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Số 15 (12/2008) khoa học. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý trong hoạt động KH&CN, Nghị định 35- HĐBT tạo thêm thuận lợi cho các tổ chức khoa học chủ động tạo lập các nguồn vốn và sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn trong việc tiếp cận nhanh chóng với nhu cầu thị trường. Đất nước chuyển sang kinh tế thị trường, mọi hoạt động KH&CN chịu sự điều chỉnh của các Luật: Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Sở hữu Trí tuệ, Luật Chuyển giao Công nghệ, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng và Sản phẩm hàng hóa. Ngoài ra còn hình thành các quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ ở cấp Quốc gia, cấp Bộ và Tỉnh, Thành phố cũng góp phần phong phú và đa dạng trong hoạt động nhằm thúc đẩy nền KH&CN Việt Nam phát triển phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế và xã hội. Cùng với thời gian hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành ở mỗi giai đoạn lịch sử có giá trị thực tế điều chỉnh dần dần phù hợp với đặc điểm của hoạt động KH&CN. Song, khi chuyển sang kinh tế thị trường, hoạt động KH&CN, đòi hỏi tính pháp lý hết sức chặt chẽ và đồng thời đáp ứng yêu cầu phù hợp với các thông lệ của khu vực và quốc tế. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải tiến hành nghiên cứu để xây dựng một hệ thống pháp luật từ đạo luật cơ bản để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu và có tính chất chung nhất của hoạt động KH&CN, đến các chế định pháp luật đảm bảo cho các luật nói trên phát huy tác dụng trong thực tế. 3. Về cơ cấu tổ chức Ngoài chức năng quản lý Nhà nước về KH&CN, trong những năm đầu xây dựng cơ quan, Chính phủ còn giao cho Ủy ban nhiệm vụ "Xây dựng và quản lý các cơ sở nghiên cứu khoa học trực thuộc Ủy ban để tiến tới thành lập Viện Khoa học Việt Nam" - Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ủy ban từng bước đề nghị Chính phủ cho tách dần các cơ sở nghiên cứu khoa học ra khỏi Ủy ban để tạo điều kiện khách quan trong quản lý và điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng và trưởng thành cho hệ thống cơ quan nghiên cứu khoa học và cơ quan quản lý khoa học. Đầu tiên vào năm 1965 đã thực hiện việc tách các cơ sở nghiên cứu khoa học xã hội để thành lập Viện Khoa học Xã hội. Tiếp đó, vào năm 1975, tách các cơ sở nghiên cứu khoa học tự nhiên để thành lập Viện Khoa học Việt Nam. Từ năm 1976 về sau là giai đoạn trọn vẹn xây dựng và củng cố cơ quan quản lý Nhà nước về KH&CN. Có thể nói ở giai đoạn này, Ủy ban là thành viên đầu tiên và sớm nhất của Chính phủ tách bạch giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý để xây dựng một cơ quan quản lý theo hướng quản lý của các nước phát triển. Năm 1992 trong khi triển khai thực hiện Quyết định 324-CP của Chính phủ, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đưa Viện Năng lượng Nguyên tử Quốc gia và Viện Công nghệ Quốc gia về trực thuộc Bộ. Điều này không thật phù hợp với nguyên tắc tổ chức giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, vừa đi ngược lại tinh thần của quyết định 324 - CP. Sau này, với việc thành lập một số công ty kinh doanh trong Bộ đã làm tăng thêm việc tản mạn sức lực trong công việc xây dựng cơ quan quản lý Nhà nước tầm vĩ 7
- NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Số 15 (12/2008) mô và có phần đi ngược lại xu hướng quản lý hiện đại mà Uỷ ban đã bắt đầu xây dựng từ năm 1976. KẾT LUẬN Nhìn lại chặng đường 50 năm xây dựng và trưởng thành của cơ quan quản lý Nhà nước về KH&CN, bên cạnh những thành tích đã đạt được, cơ quan quản lý khoa học này còn tồn tại một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện nhằm thúc đẩy sự phát triển nền KH&CN của đất nước, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Việc hình dung đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của Bộ được Chính phủ giao là điều quyết định mọi hoạt động của công tác quản lý KH&CN tầm vĩ mô. Trên cơ sở phương hướng và chiến lược phát triển nền KH&CN Việt Nam ở mỗi giai đoạn, cần xác định chính xác các nhiệm vụ trọng điểm và quyết định vốn đầu tư thích hợp. Khối công tác quản lý liên ngành luôn luôn giữ vị trí chủ đạo trong nhiệm vụ của Bộ. Vì vậy, việc tăng cường và mở rộng tổ chức của các Vụ này là điều quyết định sự thành công của công tác quản lý của Bộ. Còn những tổ chức không thuộc nhiệm vụ quản lý của Bộ cần sớm chuyển ra khỏi bộ máy tổ chức của Bộ để đảm bảo sự tập trung xây dựng tổ chức quản lý theo xu hướng hiện đại. Trong công tác quản lý KH&CN tầm vĩ mô, sự cần thiết phải tập hợp được trí tuệ của các nhà khoa học thông qua các tổ chức hội đồng khoa học để làm tư vấn cho các quyết định chuẩn xác của Bộ. Ở giai đoạn nhập công nghệ là chính thì các nguồn thông tin giữ vị trí quan trọng cho các quyết định. Trong phòng tư liệu thì kho ca-ta-lô được xem như nguồn cung cấp thông tin quan trọng nhất cho việc lựa chọn các công nghệ nhập. Vì vậy, Bộ cần định hướng rõ ràng cho việc xây dựng phòng tư liệu và đầu tư thích đáng để các quyết định đảm bảo độ chính xác cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa I của nước VNDCCH, thông qua ngày 29/4/1958, về việc thành lập UBKHNN. Công báo số 27/1958, trang 444. 2. Sắc lệnh số 016/SL ngày 4/3/1959 về việc thành lập UBKHNN. Công báo số 9/1959, trang 137. 3. Nghị định số 43/CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của UBKHNN, Công báo số 13 ngày 18/4/1962, trang 189-190. 4. Quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 165-NQ/TVQH ngày 11/10/1965 phê chuẩn việc tách UBKHNN thành UBKHKTNN và Viện Khoa học Xã hội, Công báo số 14 ngày 1/11/1965 trang 205-206. 8
- NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Số 15 (12/2008) 5. Nghị định số 67/CP ngày 27/5/1967 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của UBKHKTNN, Phụ lục Công báo số 5 năm 1967 trang 66-69 6. Nghị định số 192/CP ngày 13/10/1975 ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của UBKHKTNN. 7. Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước số 244/NQ-HĐNN ngày 31/3/1990 về việc đổi tên UBKHKTNN thành UBKHNN 8. Nghị định số 22-CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. 9. Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ. 10. Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày14/3/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ. 11. Báo cáo về 25 năm hoạt động của Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước. 12. 50 năm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 1995. 13. 40 năm Xây dựng và Phát triển của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 1999. 9
- NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Số 15 (12/2008) LIÊN KẾT NGHIÊN CỨU VỚI GIẢNG DẠY: Ý NGHĨA VÀ THỰC TIỄN Nguyễn Văn Học1 Tóm tắt Vấn đề liên kết Giáo dục - Đại học (GD-ĐH) với KH&CN được đặt ra một cách nghiêm túc ở nước ta vào đầu những năm 90 sau khi có Nghị định số 35-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng và sau đó là Quyết định 324 - CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng vào năm 1993. Vào những năm đầu thiên niên kỷ, Luật Khoa học và công nghệ, Luật Giáo dục, Chiến lược phát triển KH&CN Việt nam đến năm 2010, Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 và các văn bản dưới luật khác đều tập trung các công cụ chính sách để giải quyết vấn đề liên kết này. Tuy nhiên, cho đến nay, mối quan hệ đó vẫn được xem là yếu kém cần được khắc phục. Câu hỏi đặt ra là liệu các chính sách đưa ra đã đúng hay chưa và nguyên nhân gốc rễ của yếu kém hiện nay là ở đâu? Bài viết này nhằm góp phần trả lời cho vấn đề nêu trên. 1. Kết hợp giảng dạy với nghiên cứu đối với đội ngũ giáo viên Tùy thuộc vào lĩnh vực khoa học, cách phối hợp giảng dạy với nghiên cứu sẽ khác nhau. Đơn giản là vì mỗi lĩnh vực khoa học có đặc thù riêng. Chẳng hạn, với khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, nhu cầu “cơ sở hạ tầng” cho việc nghiên cứu là “bút chì + máy tính” còn đối với khoa học và công nghệ thì ngược lại, đòi hỏi một cơ sở hạ tầng theo đúng nghĩa của nó. Ngoài ra, tùy thuộc vào lĩnh vực khoa học mà người ta tiến hành các nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu ứng dụng trong các trường đại học. Các lĩnh vực khoa học, về phần mình được phản ánh trong cấu trúc GD- ĐH.Ví dụ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Công nghệ v.v... Tuy nhiên, sự phản ánh ấy chưa nói lên sự thống nhất trong liên kết giảng dạy và nghiên cứu của chính lĩnh vực đó. Vấn đề là ở chỗ, nhiều trở ngại nảy sinh trong việc phối hợp giảng dạy và nghiên cứu của chính đội ngũ giáo viên. Xét về bản chất, quá trình giảng dạy - học tập (giảng bài, ôn tập thảo luận, làm thí nghiệm...) và quá trình nghiên cứu là hai lĩnh vực hoạt động khác nhau nhưng có tác động tương hỗ và bổ sung cho nhau đối với sinh viên và đội ngũ giáo viên. Điều khác biệt là ở chỗ, đối với sinh viên quá trình này được phân bố theo thời gian, còn đối với đội ngũ giáo viên - theo sự phân công lao động. Thông thường, theo chức trách một số chuyên nghiên cứu, một số chuyên giảng dạy. Từ đây, xuất hiện ý kiến cho rằng nghề giảng dạy và nghề nghiên cứu là hai nghiệp vụ khác nhau hoàn toàn, mỗi một 1 TS. Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN 10
- NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Số 15 (12/2008) trong số đó phải giải quyết khối lượng công việc to lớn đến mức không thể đồng thời giải quyết được. Đối với giảng viên đại học, đòi hỏi phải giải quyết một tổ hợp các vấn đề. Lập kế hoạch giảng dạy, bao gồm các trình, các giáo án, ôn tập, thảo luận, kiến tập, thực hành, thí nghiệm v.v...Trình duyệt kế hoạch trên và sẵn sàng cho việc giảng bài vì thông thường những giáo viên soạn giáo trình thường được giao nhiệm vụ giảng bài. Trên thực tế, giảng bài không thuần túy là truyền đạt kiến thức mà còn cần phải giải quyết các vấn đề lý luận và phương pháp luận sư phạm. Người giảng viên, trước tiên phải là nhà sư phạm có kỹ năng tương tác với giảng đường, trình bày khúc triết bài giảng, liên kết các phần khác nhau của các trình sao cho sinh viên tiếp thu tối đa kiến thức một cách hệ thống. Câu hỏi đặt ra là, liệu có thể giao ngần ấy công việc và kỹ năng cho một nghiên cứu viên của viện nghiên cứu tương ứng nào đó được không, nhất là một khi anh ta chỉ chuyên tâm cho công việc nghiên cứu của mình. Câu trả lời có lẽ đã rõ ràng cho mọi người. Tuy nhiên, cũng không thể không nói đến những nhà khoa học có tài năng sư phạm bẩm sinh. Ví dụ, Richard Faiman - nhà vật lý học (đã được giải thưởng Nobel) đã soạn và giảng một giáo trình vật lý nổi tiếng. Giáo trình này được in bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Mặc dù vậy, sự nổi tiếng ấy cũng chỉ nói lên một điều là: đó là trường hợp hiếm gặp, riêng có mà thôi. Chính vì vậy, tại nhiều trường đại học, giảng viên cho những năm đầu thường là các giảng viên chuyên giảng dạy. Điều đáng buồn là ở chỗ, các giáo trình cố định ấy thường mang tính bảo thủ cao, năm này sang năm khác hầu như không thay đổi. Kết quả là, sinh viên những năm đầu - vốn muốn được biết điều mới lạ lại phải tiếp thu những điều không sát với thực tế đổi mới của khoa học hiện đại. Rõ ràng là, muốn có một giáo trình tốt, người soạn phải có tri thức khoa học tương hợp với thực tế phát triển của lĩnh vực khoa học hiện tại. Giáo trình hiện đại phải là giáo trình có hơi thở của thành tựu khoa học hiện đại. Liệu một giảng viên chuyên nghiệp giảng dạy có thể làm được việc này không? Câu trả lời cũng đã rõ đối với mọi người. 2. Vấn đề kết hợp nghiên cứu với giảng dạy Những phân tích trên đây cho thấy, để hoạt động giảng dạy có tính mới, tương hợp với các thành tựu khoa học hiện đại không thể không có sự đóng góp của các nhà khoa học có trình độ và nghệ thuật truyền đạt các tư liệu khoa học được biên soạn dưới dạng các bài giảng, giáo trình. Yêu cầu này phải chăng chỉ là ý tưởng lý tưởng và những nỗ lực của chúng ta suy cho cùng chỉ nhằm tiệm tiến đến điều lý tưởng đó. Nói cách khác theo các nhà quản lý là nhằm sử dụng hợp lý tiềm lực KH&CN đất nước. Vấn đề là ở chỗ cần phân bổ hợp lý sức lực và thời gian cho 11
- NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Số 15 (12/2008) công việc nghiên cứu vốn đòi hỏi trí lực cường độ cao và trách nhiệm phức hợp của chức phận giảng dạy. Tất nhiên, về điểm này, phẩm chất cá nhân rất quan trọng. Chúng ta ai cũng đã từng biết một trong số những nhà vật lý nổi tiếng của đất nước - Giáo sư, viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, người luôn biết cách phân bổ thời gian vật chất cho công tác giảng dạy tại các trường đại học cũng như trường mà hiện ông đang là hiệu trưởng. Ông là tác giả của nhiều công trình về vật lý lý thuyết mà nhiều thế hệ sinh viên và nghiên cứu sinh sử dụng với tư cách là sách giáo khoa. Những ví dụ trên cho ta thấy, dù là cá biệt song về nguyên tắc vấn đề kết hợp nghiên cứu với giảng dạy (kể cả biên soạn giáo trình) có thể giải quyết được. Chúng ta thử xem xét chức phận của một nghiên cứu viên nhằm trả lời câu hỏi liệu có cách nào để kết hợp hoạt động nghiên cứu với giảng dạy được không. Thực tế cho thấy, chức phận của nghiên cứu viên thật không ít hơn chút nào so với một giảng viên. Nếu như giảng viên phải lên kế hoạch giảng dạy thì nghiên cứu viên cũng phải có kế hoạch nghiên cứu: thiết bị và mua sắm thiết bị khoa học, lắp đặt, thử nghiệm, làm việc trên thiết bị khoa học, chuẩn bị các đơn đặt hàng, yêu cầu phối hợp, viết báo cáo, viết báo, hội thảo khoa học, đào tạo hướng nghiệp, hướng dẫn nghiên cứu sinh v.v.... Chưa kể đến những chuyện riêng tư điều mà trong mỗi người chúng ta đều có. Vấn đề là ở chỗ, liệu ta có thể “gắn” thêm một vài chức phận giảng dạy vào tổ hợp công việc của anh ta không? Về nguyên tắc có thể được trong trường hợp anh ta cảm thấy điều đó là cần thiết. Trách nhiệm của các nhà hoạch định chính sách là đưa ra công cụ chính sách làm cho các nhà khoa học luôn thấy đó là cần thiết xét theo khía cạnh quy trình nghiên cứu cũng như các lợi ích mà anh ta nhận được nếu kết hợp công tác nghiên cứu với giảng dạy. Đi trước một bước, cần nhấn mạnh rằng, các công cụ “bắt buộc” đều không dẫn đến các kết quả mong đợi trong vấn đề này. Bài học rút ra là: nếu một người có quá nhiều chức phận thì thời gian dành cho việc thực hiện chúng sẽ luôn được phân bố ngay cả khi chúng ta giao thêm chức phận thuộc ưu tiên cần thiết của anh ta. Trong trường hợp nghiên cứu viên, các chức phận bổ sung có thể là: giảng một số trình trong trường đại học (chính thức hoặc tự nguyện), thuyết trình trong các hội thảo, biên soạn sách giáo khoa, giáo trình, tham gia xây dựng các bộ môn đào tạo tại các cơ sở nghiên cứu, tham gia các hội đồng tham vấn v.v... Khi xây dựng các biện pháp thúc đẩy liên kết nghiên cứu với giảng dạy, không thể không xem xét sức ép giảng dạy của giảng viên. Đây là vấn đề quan trọng trong tổ chức hoạt động liên kết. Thứ nhất, sức ép giảng dạy của giáo viên. Như đã nói mục 1 trên đây, chức phận của giảng viên rất lớn. Ngoài ra, còn phải kể đến việc thời gian coi thi, chấm thi, tư vấn hướng nghiệp v.v...Thông thường, khi xây dựng chỉ tiêu biên chế, nhà trường thường muốn người giảng viên sử dụng 100% thời gian cho công tác giảng dạy. 12
- NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Số 15 (12/2008) (Điều này thực tế ở Việt nam cho thấy dường như đó cũng là mong muốn của giảng viên vì nhờ đó mới có thu nhập). Với cách tiếp cận như vậy, liệu còn có thời gian vật chất cho công tác nghiên cứu hay không (?). Có lẽ công tác nghiên cứu chỉ có thể tiến hành trong thời gian rỗi chứ không thể có câu trả lời khác được. Thứ hai, sức ép học tập của sinh viên. Kết quả khảo sát giờ học của sinh viên một số trường đại học (Đại học Đài Loan, Đại học Boston-Mỹ, Đại học Singapore, Đại học Băng Cốc) cho thấy số giờ học của sinh viên Việt Nam thường gấp đôi. Điều đó không có nghĩa là sinh viên chúng ta làm việc căng thẳng hơn sinh viên các nước so sánh. Chỉ đơn giản là vì quá trình học tập của sinh viên được thiết kế với 50% thời gian dành cho tự nghiên cứu, học tập. Với cách đó, sức ép giảng dạy của giảng viên tự động giảm đi ít nhất 50%. Liệu cách này có thể áp dụng trong trường hợp của chúng ta hay không, câu trả lời nằm trong năng lực quản lý giờ học tự giác của sinh viên. Trường hợp Boston - sinh viên được giao đọc 1000 trang sách có liên quan trong mỗi tuần và viết báo cáo thu hoạch. Cách này người ta cho là cách kiểm soát hữu hiệu nhất, thực tế nhất. Ở Việt nam, phòng ở của sinh viên còn đang thiếu, các phương tiện học tập chưa đủ, internet không phải trường nào cũng sẵn sàng, thư viện chưa đủ không gian cần thiết..., thật khó tiến tới điều lý tưởng trên đây được. Thứ ba, thông thường giáo trình của các trường đại học được phân bổ theo kỳ học: giáo trình 1 học kỳ, 2 học kỳ v.v...Hiện nay, tại các nước có nền giáo dục tiên tiến, người ta áp dụng các trình mô - đun gồm 3-4 tiết giảng. Trình học kiểu này có nhiều ưu việt so với cách tiếp cận cũ: đáp ứng nhu cầu đổi mới nhanh chương trình giảng dạy; cho phép tổ chức quá trình giảng dạy theo đó giảng viên truyền đạt những gì biết rõ nhất; cho phép nhanh chóng đưa vào bài giảng những gì mới nhất trong lĩnh vực khoa học tương ứng; cuối cùng, cho phép mời các chuyên gia bên ngoài (viện nghiên cứu) xây dựng trình và giảng bài theo trình đã xây dựng. Đề mục của trình mô - đun có thể mở và rộng hơn nhiều so với trình trong kế hoạch giảng dạy. Điều này giúp cho việc lựa chọn các trình học tự nguyện đồng thời cũng tạo điều kiện để các nhà khoa học tham gia vào quá trình giảng dạy theo cách đổi mới. 3. Một số giải pháp 3.1. Phương án tối đa: xây dựng hệ thống giáo dục theo quan điểm của chính sách đổi mới (viết gọn giáo dục đổi mới). Giáo dục đổi mới là vấn đề phức tạp gắn liền với chính sách đổi mới và hệ thống đổi mới quốc gia. Trong bài viết này không thể trình bày hết các ý tưởng cụ thể, vì vậy sẽ có một nghiên cứu riêng cho phương án này. Tuy nhiên, cũng cần trình bày ngắn gọn về phương án này. Giáo dục đổi mới là hệ thống giáo dục mới có mục tiêu hình thành và phát triển năng lực đổi mới với nghĩa là tìm ra các giải pháp hành động trong môi trường cạnh 13
- NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Số 15 (12/2008) tranh luôn thay đổi và văn hóa đổi mới của đất nước. Đơn giản là vì đổi mới không thuần túy là hiện tượng kỹ thuật mà là hiện tượng xã hội. Thành phần tạo hệ của giáo dục đổi mới là phương pháp hoạt động với tư cách là một hệ thống các quy tắc, nguyên tắc và thủ pháp trong hoạt động của con người nhằm kết nối lý luận và thực tiễn. Khi xây dựng hệ thống giáo dục đổi mới, phải tính hết các đặc điểm về tính chuyên môn hóa cao (vì không thể “ôm hết những gì không thể ôm”), tính tương thích với cấu trúc khoa học, sự cách biệt ngày một tăng giữa các học sinh giỏi và học sinh kém, chi phí cho đào tạo tốt vốn sẽ đắt đỏ và sự trả giá cho đào tạo yếu kém sẽ đắt gấp nhiều. 3.2. Phương án tối thiểu: Khắc phục những yếu kém cơ bản trong việc phối hợp hoạt động giảng dạy và nghiên cứu Ngoài những cơ chế, chính sách hiện hành (như tổ chức các phòng thí nghiệm trung giữa khu vực nghiên cứu, giảng dạy, thành lập học viện, quy định bắt buộc có giờ nghiên cứu đối với giáo viên, có giờ giảng dạy đối với nghiên cứu viên...), còn có một số biện pháp nêu ra dưới đây. Có thể là các biện pháp đơn giản xong đây là kinh nghiệm của một số nước mà giáo dục đã đem lại các điều kỳ diệu cho quốc gia. a). Giảm tải cho thày trò Thoạt nhìn, tưởng đây là biện pháp chắp vá, nhưng xét kỹ thì quả là vấn đề nhỏ nhưng sức ảnh hưởng lớn, liên quan đến cải cách giáo dục nước nhà. Trước hết, nó liên quan đến giảm cung đầu vào. Về phần mình, việc này liên quan đến giảm giờ dạy thêm của các giáo viên công lập. Không thể chấp nhận tuyển đầu vào với tổng 3 môn thi 9 điểm thậm trí có thời 4,5. Nâng cao chất lượng đầu vào không có nghĩa là làm mất đi quyền được học tập của lớp trẻ. Quyền đó được đáp ứng bởi hệ thống trường dạy nghề, trường cao đẳng v.v...Điều cơ bản là thầy có thời gian để dạy, để đọc, để nghiên cứu bổ sung cho bài giảng, trò có thời gian tự luyện, tự ôn bài. Vấn đề là giảm bao nhiêu phần trăm là vừa. Kinh nghiệm các nước có nền giáo dục hiện đại cho thấy, giảm 50% là tốt nhất. Đây là cách tổ chức quá trình học tập và giảng dạy tối ưu nhất mà các nước tiên tiến đã và đang áp dụng, theo đó sinh viên có 50% thời gian để tự học, thầy giáo có 50% để dành cho công tác nghiên cứu. Tuy nhiên, trong điều kiện nước ta, vấn đề kiểm soát học sinh trong thời gian tự học tập là rất khó khăn xét theo khía cạnh chủ quan và khách quan như đã phân tích trên đây. Ngoài việc giao bài cho học sinh đọc, thu hoạch, thảo luận, tự đánh giá cho điểm, tại các nước trên, người ta còn thu hút sinh viên vào nghiên cứu khoa học và đưa ra các giải có giá trị để khuyến khích, tuyển trọn các công trình này. Giảm giờ dạy và học sẽ kéo theo việc soạn lại giáo trình, tập trung hóa cao độ đến đối tượng môn học: học những gì sau này cần, không thể “ôm hết những gì không thể ôm được”. 14
- NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Số 15 (12/2008) b) Cơ chế khuyến khích giảng viên tham gia nghiên cứu và nghiên cứu viên tham gia giảng dạy Trước hết, cần dành một khoản kinh phí từ ngân sách cho các trường tổ chức nghiên cứu. Kinh nghiệm các nước chuyển đổi cho thấy, việc này được tổ chức dưới dạng mô chương trình mục tiêu nhằm: • Phát triển các nghiên cứu cơ bản trong trường và các viện trực thuộc (nhất là các viện chuyên nghiên cứu lý thuyết); • Đảm bảo giao lưu, tương tác giữa các trường và viện thông qua việc thỉnh giảng hoặc kết hợp nghiên cứu, các đội điều tra, khảo sát phối hợp nghiên cứu viên của viện, giảng viên và sinh viên v.v.. • Xây dựng các cơ sở thí nghiệm dùng chung cho thầy, trò, nghiên cứu viên của viện, nghiên cứu sinh và những người có nhu cầu khác. • Xây dựng cơ sở dữ liệu về nghiên cứu cơ bản phục vụ cho việc hoàn thiện giáo trình trong các trường đại học. Vấn đề của chúng ta là, hiện Chính phủ đã quyết định cấp một khoản kinh phí bằng 1% ngân sách chi cho giáo dục dành cho nghiên cứu trong các trường đại học. Đã hai năm trôi qua, khoản này không được dùng đến. Có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau như đã nói trên đây, song có lẽ vẫn là cách chọn đề tài/dự án chưa đúng và cơ chế chi tiêu quá chặt và cùng với việc không đủ thời gian vật chất, việc nghiên cứu bị lãng quên. Bên cạnh đó, cần bổ sung quy chế tuyển chọn đề tài hiện nay để khuyến khích các đề tài, dự án có sự kết hợp trên thực tế giữa viện và trường, không quá coi trọng cơ sở vật chất-kỹ thuật với trọng số cao. c) Thành lập một số trường đại học (hoặc khoa) tại một số viện nghiên cứu. Đây là biện pháp nhằm hai mục tiêu. Thứ nhất, để tăng cường mối liên kết giữa nghiên cứu và giảng dạy của đội ngũ nghiên cứu. Các giảng viên của trường đại học có thể được mời thỉnh giảng. Các nghiên cứu viên có thể tìm được chỗ đứng trên bục giảng. Thứ hai, để tìm đội ngũ nghiên cứu kế cận. Đội ngũ nghiên cứu hiện đang bị hẫng hụt tại một số viện, số nghiên cứu viên có tuổi đời từ 55 trở lên đang tăng lên ở nhiều viện, nhất là ở hai Viện Khoa học quốc gia. Có cơ chế để các sinh viên đang theo học ở các trường tương ứng có thể có cơ hội chuyển sang học tại các trường này. Kinh nghiệm này đã được áp dụng tại nước Nga khi mà dòng chảy máu chất xám đổ ra nước ngoài cũng như sang các lĩnh vực thông thường khác. Việc tìm học trò theo kiểu chọn “đệ tử” của các giáo sư trong các trường đại học ở Mỹ suy cho cùng cũng gần tương tự như kiểu thành lập trường trong khu vực nghiên cứu. Điều khác biệt là các nhóm “đệ tử” được thành lập ngay trong khoa của trường đại học, nơi giáo sư toàn trị, thậm trí suốt đời./. 15
- NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Số 15 (12/2008) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. L. Nhekhoroxeva. Xây dựng hệ thống đa lớp đào tạo chuyên gia cho hoạt động đổi mới : vấn đề và phương thức giải quyết. Tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo quốc tế lần thứ X về “Các vấn đề và triển vọng phát triển kinh tế theo hướng đổi mới”, Kiep - Moskva - Simpheropol, 2006. 2. I.I. Ignatov. Hỗ trợ phát triển các tập thể nghiên cứu-giảng dạy tại các trường đạị học Hoa kỳ, Almanax Khoa hoc - Đổi mới - Đào tạo 2007, Viện Nghiên cứu Kinh tế, Chính trị và Pháp luật trong lĩnh vực KHKT, Liên bang Nga. 3. V.V. Borixov. Liên kết đào tạo với khoa học, triết lý và phương thức thực hiện. Almanax Khoa hoc - Đổi mới - Đào tạo 2007, Viện Nghiên cứu Kinh tế, Chính trị và Pháp luật trong lĩnh vực KHKT, Liên bang Nga. 16
- NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Số 15 (12/2008) HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Lê Thành Ý1 Tóm tắt Đổi mới công nghệ doanh nghiệp là nội dung quan trọng trong thực hiện những bước đi cụ thể của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Bài báo trình bày những yêu cầu về đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp, những chủ trương và những giải pháp hỗ trợ của Nhà nước nhằm thúc đẩy xã hội hóa và đa dạng hóa nguồn lực KH&CN, khích lệ doạnh nghiệp mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nêu lên những kết quả và những vấn đề đặt ra trong hoạt động đổi mới công nghệ doanh nghiệp ở nước ta. 1. Đổi mới công nghệ doanh nghiệp đòi hỏi bức xúc của công nghiệp hóa Liên quan đến mục tiêu và phương hướng phát triển đất nước giai đoạn 2006-2010, Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định, phải tạo ra những tiền đề cần thiết để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và nhấn mạnh việc đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Khái niệm công nghiệp hóa (CNH) được hiểu là quá trình cải biến nền nông nghiệp dựa trên nền tảng kỹ thuật của thủ công mang tính hiện vật, tự cấp, tự túc thành nền kinh tế công nghiệp - thị trường. Đây chính là một nội dung kinh tế của các quá trình xây dựng một xã hội dựa trên nền văn minh công nghiệp. CNH không chỉ đơn thuần là quá trình cải biến kinh tế mà còn là quá trình cải biến thể chế và cấu trúc nền kinh tế, chuyển từ kinh tế hiện vật khép kín sang nền kinh tế hàng hóa mở dựa trên sự phân công xã hội. Ở mọi quốc gia, quá trình CNH đều tuân thủ theo logic tổng quát của những nguyên tắc tuần tự, song tùy thuộc vào điều kiện cụ thể lại có sự lựa chọn mô hình, nội dung chiến lược, giải pháp thực hiện và bước khác nhau. Đối với những nước đi sau, họ có thể tiếp cận với nhiều nguồn lực về vốn, nhân lực, đặc biệt là công nghệ do những nền kinh tế phát triển tạo ra để CNH. Mặt khác, rút kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước để có thể vượt lên, bứt phá và thu hẹp nhanh khoảng cách tụt hậu. Trên một thế kỷ trước đây, khi phân tích khái niệm kinh tế xã hội (KT-XH), Các Mác đã từng dự báo, đến một lúc nào đó, khoa học sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Ngày nay, với sự ra đời của nền kinh tế tri thức, điều tiên đoán của Mác đã trở thành hiện thực và sự thay đổi của nền kinh tế tri thức đang tạo ra bước ngoặt trong lịch sử nhân loại. Nền kinh tế tri thức được hiểu là nền kinh tế được dẫn dắt bởi tri thức và công nghệ cao, gắn với hệ thống kỹ thuật hiện đại, có cấu trúc không 1 TS, nguyên nghiên cứu viên chính của Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN 17
- NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Số 15 (12/2008) gian toàn cầu với tỷ trọng sản phẩm tri thức (cốt vật chất) chiếm trên 50% trong cơ cấu GDP. Với nội hàm của kinh tế tri thức, công nghệ và trí tuệ con người sẽ là lực lượng sản xuất hàng đầu, có vai trò quyết định; đó chính là lợi thế quan trọng của thời đại. Thành công trong nỗ lực công nghiệp hóa nhanh ở các quốc gia Đông Á là biết tận dụng lợi thế của nước đi sau để vượt qua logic "tuần tự" về bước đi để thể hiện sự "nhảy vọt về cơ cấu". Việc rút ngắn thời gian CNH theo những bước chuyển tuần tự là cách làm phổ biến, còn "nhảy vọt cơ cấu" chỉ diễn ra khi có sự chuyển hóa công nghệ lớn, từ thời đại công nghệ này sang thời đại công nghệ khác. Thế giới ngày nay đang chuyển từ cơ khí, điện tử sang công nghệ cao, mở ra cơ hội chưa từng có cho những nền kinh tế đi sau để thực hiện những bước "nhảy vọt" trong thu hẹp khoảng cách phát triển. Cơ hội này chỉ có thể thực hiện thành công khi tiềm lực của mỗi quốc gia với chủ thể là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có đủ năng lực nội sinh để nắm bắt, tiếp thu và vận dụng kịp thời công nghệ cao không ngừng biến động vào những hoạt động hàng ngày. 2. Tầm nhìn và những chủ trương hỗ trợ đổi mới công nghệ doanh nghiệp Từ cuối thập niên 1980, vấn đề thương mại hóa nhằm gắn hoạt động nghiên cứu với sản xuất kinh doanh và đổi mới công nghệ doanh nghiệp đã được các tổ chức nhà nước quan tâm nghiên cứu trên các khía cạnh khác nhau trong quan hệ khoa học với sản xuất, tài chính và tổ chức KH&CN. Trên thực tế, quan hệ giữa các tổ chức KH&CN với doanh nghiệp là mối quan hệ giữa các tác nhân trong hệ thống đổi mới quốc gia, bao gồm: doanh nghiệp, tổ chức KH&CN và các cơ quan giáo dục-đào tạo. Quan hệ tương tác trong hệ thống thực chất là việc đưa sản phẩm và những dịch vụ mới vào thị trường xã hội. Quá trình đổi mới công nghệ doanh nghiệp được bắt đầu từ nảy sinh ý tưởng đến nghiên cứu thiết kế sản phẩm, sản xuất thử nghiệm rồi hoàn thiện sản phẩm để thâm nhập thị trường.Việc chuyển hóa kết quả nghiên cứu thành sản phẩm và các quá trình công nghiệp, việc chuyển hóa tri thức thành sản phẩm thương mại và quy trình công nghiệp sẽ tác động trực tiếp và dài hạn đến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Các nhà kinh tế cho rằng, trong hoạt động nghiên cứu và phát triển, nhiều vấn đề đòi hỏi Nhà nước không chỉ quan tâm về khung luật pháp, chính sách khuyến khích mà còn cần hỗ trợ cả về tài chính cho các hoạt động công nghệ. Hoạt động công nghệ một dạng tri thức được sử dụng để tăng năng xuất trong các nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh cần được đưa vào chi phí sản xuất. Với vai trò của một loại hàng hóa đặc biệt, công nghệ đem lại lợi ích xã hội thường lớn hơn nhiều lần lợi ích của nhà đầu tư, nếu được trợ cấp đổi mới hoăc khuyến khích để giảm chi phí và nâng cao lợi ích, chắc chắn người sản xuất sẽ quan tâm nhiều hơn để đổi mới công nghệ (SAREC 1999) 18
- NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Số 15 (12/2008) Hội nghị lần thứ 2 BCHTW Đảng khóa VIII (tháng 2 năm 1996) đã ra Nghị quyết về định hướng chiến lược phát triển KH&CN trong thời kỳ CNH, HĐH. Đối với phát triển công nghệ, nghị quyết chỉ ra "Lấy ứng dụng chuyển giao công nghệ là chính, tạo khả năng lựa chọn, thích nghi và làm chủ công nghệ nhập, đi thẳng vào công nghệ tiên tiến nhất, trước hết ở những ngành, những lĩnh vực có tác động chi phối nến kinh tế quốc dân, những ngành có giá trị gia tăng cao, ngành công nghiệp mới xây dựng, ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Đồng thời, đổi mới công nghệ từng phần, hiện đại hóa từng khâu đối với những lĩnh vực còn cơ sở vật chất - kỹ thuật và sản xuất còn hiệu quả". Trên lĩnh vực công nghệ cao nghị quyết xác định "Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh hoc, công nghệ vật liệu mới... làm nhanh chóng hiện đại hóa công nghệ trong các ngành kinh tế quốc dân và tạo ra các ngành công nghiệp mũi nhọn có giá trị gia tăng cao...". Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KH&CN, Nghị quyết đã đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm tạo lập thị trường cho KH&CN; chính sách đổi mới với cán bộ KH&CN; tăng cường đầu tư cho phát triển KH&CN từ nhiều nguồn, xã hội hóa hoạt động KH&CN; tăng cường kiểm soát, giám định công nghệ và chất lượng sản phẩm; tăng cường hợp tác quốc tế; đổi mới tổ chức quản lý hoạt động KH&CN và tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ cập kiến thức KH&CN. Nét nổi bật của những giải pháp là hướng vào ưu tiên cho đổi mới công nghệ doanh nghiệp, gắn hoạt động nghiên cứu đào tạo với sản xuất kinh doanh, tư vấn và chuyển giao công nghệ. Với nhu cầu đổi mới công nghệ doanh nghiệp, từ thực tiễn nước nhà, ngày 18 tháng 9 năm 1999 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 119/1999/NĐ-CP về Chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN. Nghị định đã tập trung vào một số vấn đề cơ bản trong chính sách ưu tiên về thuế, ưu đãi sử dụng đất, tín dụng cho doanh nghiệp trong hoạt động đổi mới công nghệ. Trong những quy định cụ thể, Nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu sáng tạo công nghệ mới cho doanh nghiệp (hoặc phối hợp với tổ chức KH&CN) thực hiện tới 30% tổng chi phí; doanh nghiệp được trích 50% lợi nhuận sau thuế do áp dụng công nghệ mới trong thời gian 3 năm để đầu tư cho KH&CN và khen thưởng; khi doanh nghiệp sử dụng kết quả KH&CN do nhà nước đầu tư nghiên cứu chỉ phải trả tiền thù lao tác giả với mức cao nhất là 30% giá trị chuyển giao công nghệ (Bộ KH&CN 2008). Cụ thể hóa Nghị định này, tháng 11 năm 2000 Liên bộ Tài chính - KH&CN&MT trước đây, nay là Bộ KH&CN đã có thông tư hướng dẫn quy trình, thủ tục và trách nhiệm của cơ quan quản lý và doanh nghiệp trong hỗ trợ kinh phí nghiên cứu. Tháng 10 năm 2001 Bộ trưởng bộ KH&CN&MT đã có quy định về trình tự và thủ tục hỗ trợ doanh nghiệp, tạo sự minh bạch và điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp được thụ hưởng chính sách khuyến khích. Tiếp đó, tháng 8 năm 2003 Liên bộ KH&CN - Tài chính lại ra thông tư bổ sung một số quy định về quản lý tài chính cho phù hợp với Luật Ngân sách. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số quan điểm về đổi mới khoa học và công nghệ: Những vấn đề cần lưu ý khi hoạch định chính sách khoa học và công nghệ
13 p | 112 | 9
-
Phân tích chính sách khoa học và công nghệ: Triển vọng và Thách thức
10 p | 85 | 7
-
Ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của khung năng lực chính sách tới kết quả hoạt động quản lý khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam
12 p | 14 | 6
-
Nhìn lại chủ trương, chính sách đầu tư cho nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam
9 p | 83 | 5
-
Những hạn chế của chính sách khoán kinh phí trong thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước
20 p | 81 | 5
-
Giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu trường hợp viện chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ
14 p | 92 | 5
-
Nhìn lại một số phương án tái cấu trúc hệ thống tổ chức nghiên cứu và triển khai nước ta dưới tác động của chính sách
6 p | 31 | 4
-
Đổi mới cơ chế, chính sách phát triển khoa học và công nghệ địa phương thời gian qua và những kiến nghị cho thời gian tới
15 p | 61 | 4
-
Lịch sử khoa học, công nghệ và đổi mới: Chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới (Sti) trong giai đoạn bắt kịp công nghệ
13 p | 54 | 4
-
Thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ đưa Đại học Quốc gia Hà Nội trở thành Đại học Nghiên cứu
11 p | 61 | 4
-
Nghiên cứu chính sách thúc đẩy chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp miền núi phía Bắc
15 p | 93 | 4
-
Nghiên cứu chính sách quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đối với các tập đoàn, công ty của Mỹ
10 p | 62 | 3
-
Di động xã hội nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao trong các trường đại học (Nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)
16 p | 58 | 3
-
Nghiên cứu đề xuất khung đánh giá tác động chính sách khoa học và công nghệ sau khi ban hành
11 p | 90 | 3
-
Chính sách phát triển hệ thống thông tin khoa học và công nghệ trong lĩnh vực hàng hải - kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam
10 p | 59 | 2
-
Đề xuất khung chính sách phát triển hệ thống thông tin khoa học và công nghệ trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam
14 p | 45 | 2
-
Một số tiếp cận trong nghiên cứu chính sách
12 p | 49 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn