intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu đặc điểm động thái mực nước dưới đất trong thành tạo bazan cao nguyên Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk

Chia sẻ: Nhan Chiến Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

4
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghiên cứu đặc điểm động thái mực nước dưới đất trong thành tạo bazan cao nguyên Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk" trình bày về động thái mực nước dưới đất thành tạo bazan Cao nguyên Buôn Ma Thuột tỉnh Đăk Lăk tính toán dự báo dựa trên phương pháp xác suất - thống kê dưới dạng tương quan đơn giữa nhân tố hình thành động thái và yếu tố động thái mực nước. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu đặc điểm động thái mực nước dưới đất trong thành tạo bazan cao nguyên Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk

  1. 585 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG THÁI MỰC NƢỚC DƢỚI ĐẤT TRONG THÀNH TẠO BAZAN CAO NGUYÊN BUÔN MA THUỘT - ĐĂK LĂK Hồ Khắc Tiến1, Dƣơng Thị Thanh Thủy2,* 1 Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung 2 Trường Đại học Mỏ - Địa chất Tóm tắt 1. Nhân tố cơ bản ảnh hƣởng động thái nƣớc dƣới đất trong thành tạo bazan cao nguyên Buôn Ma Thuột tỉnh Đăk Lăk là lƣợng mƣa, sông Sêrêpôk và hoạt động khai thác nƣớc dƣới đất trong vùng. 2. Dựa vào các nhân tố cơ bản ảnh hƣởng đến động thái mực nƣớc có thể phân chia tầng chứa nƣớc trong thành tạo bazan vùng nghiên cứu thành 2 vùng động thái: Vùng động thái tự nhiên (A) và vùng động thái phá hủy (B). - Vùng động thái tự nhiên (A) với diện tích 319,4km2, phân chia làm 2 khu động thái: + Khu động thái khí tƣợng (ký hiệu A-I) diện tích 314,4km2 + Khu động thái khí tƣợng thủy văn (ký hiệu A-II) diện tích 5,4km2 - Vùng động thái phá hủy (B) với diện tích 1.600,5km2, phân chia 3 khu động thái: + Khu động thái phá hủy mạnh (ký hiệu B-I) diện tích 250,8km2 + Khu động thái phá hủy trung bình (ký hiệu (B-II) diện tích 1035km2 + Khu động thái phá hủy nhỏ (ký hiệu B-III) diện tích 314,7km2 - Động thái mực nƣớc dƣới đất thành tạo bazan Cao nguyên Buôn Ma Thuột tỉnh Đăk Lăk tính toán dự báo dựa trên phƣơng pháp xác suất - thống kê dƣới dạng tƣơng quan đơn giữa nhân tố hình thành động thái và yếu tố động thái mực nƣớc. Từ khóa: Động thái nước dưới đất; bazan nứt nẻ, Cao nguyên Buôn Ma thuột - Đăk Lăk 1. Mở đầu Vùng nghiên cứu Cao nguyên Buôn Ma Thuột tỉnh Đăk Lăk có diện tích 2.409km², có 5 đơn vị hành chính: Thành phố Buôn Ma Thuột, Thị xã Buôn Hồ, huyện Krông Păk, huyện Cƣ M’gar và huyện Cƣ Kun. Trong vùng nghiên cứu có 4 phân vị địa tầng địa chất thủy văn, tuy nhiên, chỉ có phức hệ chứa nƣớc khe nứt lỗ hổng các thành tạo bazan Pleistocen trung (BQ2 xl ) và Pliocen -pleistocen dƣới (BN2 - Q1tt) có tiềm năng cung cấp nƣớc cho mọi nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của vùng (Lê Ngọc Đỉnh và nnk, 1984; Ngô Tuấn Tú và nnk, 2005; Nguyễn Ton, 2017). Do vậy, nghiên cứu đặc điểm động thái mực nƣớc dƣới đất, bao gồm: nhân tố cơ bản hình thành địa tầng (ĐT), phân vùng địa tầng mực nƣớc dƣới đất (NDĐ), dự báo động thái mực nƣớc trong các thành tạo bazan... nhằm xác định các nguồn hình thành trữ lƣợng, dự báo trữ lƣợng, chất lƣợng nƣớc dƣới đất để hoàn thiện mạng lƣới quan trắc, có biện pháp khai thác và bảo vệ hợp lý tầng chứa nƣớc này là cần thiết. * Ngày nhận bài: 27/02/2022; Ngày phản biện: 29/3/2022; Ngày chấp nhận đăng: 10/4/2022 * Tác giả liên hệ: Email: duongthithanhthuy@humg.edu.vn
  2. 586 2. Khái quát về mạng lưới quan trắc NDĐ ở thành tạo bazan Cao nguyên Buôn Ma Thuột Khu vực phân bố các thành tạo Bazan Buôn Ma Thuột đã có mạng lƣới quan trắc nƣớc quốc gia. Mạng lƣới này đƣợc đƣa vào vận hành từ năm 1990 đến nay, đã hoạt động đƣợc hơn 25 năm (hình 1), bao gồm 22 công trình quan trắc nƣớc dƣới đất, 2 công trình quan trắc nƣớc mặt (Hồ Khắc Tiến, 2020). 3. Các nhân tố hình thành động thái nước dưới đất trong thành tạo bazan Cao nguyên Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk Động thái mực nƣớc dƣới đất trong các thành tạo bazan Buôn Ma Thuột chịu ảnh hƣởng của các nhân tố hình thành động thái chính sau đây: 3.1. Nhân tố khí tượng Trên cơ sở tài liệu các trạm quan trắc khí tƣợng Buôn Hồ, Buôn Ma Thuột và EaKmat giai đoạn 1990 - 2019 cho thấy: Khí hậu vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk chia làm 2 mùa khá rõ rệt. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng có lƣợng mƣa lớn nhất là tháng 7, 8, 9, lƣợng mƣa chiếm 80 - 90% lƣợng mƣa năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lƣợng mƣa nhỏ chỉ 10 - 20% lƣợng mƣa cả năm, thƣờng gây khô hạn (Ngô Tuấn Tú và nnk, 2005). Để đánh giá nhân tố chính ảnh hƣởng đến yếu tố động thái mực nƣớc dƣới đất, trên cơ sở tài liệu quan trắc và lƣợng mƣa, mực nƣớc sông, xây dựng các biểu đồ dao động và đồ thị tƣơng quan giữa mực nƣớc dƣới đất với lƣợng mƣa, mực nƣớc sông nhƣ cụm lỗ khoan quan trắc CBII (hình 2, hình 3), tƣơng tự có thể xây dựng đồ thị dao động và tƣơng quan cho các công trình quan trắc khác (Trần Văn Hải, 2018; Tống Ngọc Thanh, 2007; Hồ Khắc Tiến, 2020). Trên cơ sở các đồ thị dao động và đồ thị tƣơng quan giữa nƣớc dƣới đất và lƣợng mƣa có thể thấy: Các nhân tố hình thành động thái và các yếu tố động thái nƣớc dƣới đất thay đổi theo mùa và có chu kỳ năm. Trong một năm thủy văn chúng có một cực đại và một cực tiểu, cụ thể tại các cụm quan trắc nhƣ sau: 1) Cụm quan trắc CBII (CBII-1, CBII-2, CBII-3, CBII-4, CBII-5): Cụm quan trắc ở trung tâm vùng nghiên cứu. Cốt cao mực nƣớc dƣới đất trung bình 582,98m, cực đại 589,38m, cực tiểu 579,14m. Biên độ dao động mực nƣớc từ 10,10 - 10,40m. Quan hệ giữa lƣợng mƣa và mực nƣớc dƣới đất có sự tƣơng quan chặt chẽ thể hiện qua hệ số tƣơng quan R thay đổi từ 0,72 - 0,76. 2) Cụm quan trắc (LK46T, LK47T, LK48T, Trạm 9S): Nằm giáp ranh cầu 14 của sông Sêrêpôk. Cốt cao mực nƣớc trung bình 301,84m, cực đại 381,25m, cực tiểu 299,41m. Biên độ dao động mực nƣớc từ 2,06 - 5,39m. Quan hệ giữa lƣợng mƣa và mực nƣớc dƣới đất có sự tƣơng quan chặt chẽ, hệ số tƣơng quan R = 0,7- 0,9. 3) Cụm quan trắc (C15, LK49T): Nằm 2 bên đƣờng QL14. Cốt cao mực nƣớc trung bình 489,09m, cực đại 528,70m, cực tiểu 493,39m. Biên độ dao động mực nƣớc từ 4,86 - 23,75m. Lƣợng mƣa có ảnh hƣởng rất rõ đến dao động cốt cao mực nƣớc dƣới đất tại LK 49T, LK C15. Quan hệ giữa lƣợng mƣa và mực nƣớc dƣới đất chặt chẽ, hệ số tƣơng quan R thay đổi từ 0,72 đến 0,73. 4) Cụm quan trắc C5 (C5a và C50): Nằm phía Bắc đƣờng QL14. Cốt cao mực nƣớc dƣới đất trung bình 562,91m, cực đại 579,28m, cực tiểu 552,95m. Biên độ dao động mực nƣớc từ 8,96 - 19,91m. Sau khi mƣa từ 2 tháng mực nƣớc dƣới đất mới dâng lên. Quan hệ giữa lƣợng mƣa và mực nƣớc dƣới đất lệch pha 2 tháng và có sự tƣơng quan chặt chẽ, hệ số tƣơng quan R từ 0,75 đến 0,915.
  3. 587 5) Điểm lộ DL8: Nằm trong thị trấn Phƣớc An. Lƣu lƣợng trung bình 1,15 (l/s), cực đại 3,58l/s, cực tiểu 0,0m. Biên độ dao động lƣu lƣợng từ 3,58l/s. Sau khi mƣa từ 2 tháng mực nƣớc dƣới đất mới dâng lên. Quan hệ giữa lƣợng mƣa và mực nƣớc ngầm lệch pha 2 tháng thì sự tƣơng quan chặt chẽ, R = 0,83. 6) Cụm quan trắc (C8a, C8b, C80, 50T, 51T): Cụm quan trắc ở phía Đông vùng nghiên cứu. Cốt cao mực nƣớc dƣới đất trung bình 446,64m, cực đại 467,70m, cực tiểu 444,98m. Biên độ dao động mực nƣớc từ 2,62 - 11,52m. Quan hệ giữa lƣợng mƣa và mực nƣớc dƣới đất lệch pha 2 tháng thì có sự tƣơng quan chặt chẽ, R thay đổi từ 0,77 đến 0,91. 7) Cụm quan trắc (LK72T và LK73T): Cụm quan trắc ở phía Nam vùng nghiên cứu, phía bắc QL26. Cốt cao mực nƣớc dƣới đất trung bình 498,47m, cực đại 501,68m, cực tiểu 472,98m. Biên độ dao động mực nƣớc từ 4,96 - 11,54m. Sau khi mƣa từ 2 đến 3 tháng mực nƣớc mới dâng lên. Quan hệ giữa lƣợng mƣa và mực nƣớc dƣới đất lệch pha 2 đến 3 tháng thì sự tƣơng quan chặt chẽ, R thay đổi từ 0,7 đến 0,87. 8) Cụm quan trắc C4 (C4a, C4b, C40): Cụm quan trắc nằm phía Đông đƣờng QL14. Cốt cao mực nƣớc dƣới đất trung bình 639,91m, cực đại 641,54m, cực tiểu 629,50m. Biên độ dao động mực nƣớc từ 3,40 - 11,75m. Sau khi mƣa từ 1 đến 2 tháng mực nƣớc mới dâng lên. Quan hệ giữa lƣợng mƣa và mực nƣớc dƣới đất lệch pha từ 1 đến 2 tháng thì sự tƣơng quan chặt chẽ, R thay đổi từ 0,76 đến 0,85. Nhƣ vậy, nhân tố đầu tiên ảnh hƣởng đến động thái mực nƣớc dƣới đất trong thành tạo bazan Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk là mƣa. Do đƣợc cung cấp theo mùa, nên mực nƣớc dƣới đất dâng cao về cuối mùa mƣa và hạ thấp về giữa mùa khô. Trong chu kỳ một năm thuỷ văn mực nƣớc đạt cực tiểu vào các tháng 5, tháng 6 năm sau, còn cực đại vào tháng 10, tháng 11. Sự lệch pha giữa mƣa và mực nƣớc dƣới đất khoảng 1 đến 3 tháng, hệ số tƣơng quan giữa mực nƣớc và lƣợng mƣa R từ 0,70 đến 0,91. Hình 1. Sơ đồ mạng lưới quan trắc nước thành tạo bazan cao nguyên Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
  4. 588 Mực nƣớc dƣới đất (m) Mƣa, bốc hơi(mm) 600.00 587.00 500.00 400.00 582.00 300.00 200.00 577.00 100.00 572.00 0.00 Jul-12 Jul-17 Jun-10 Apr-11 May-13 Jun-15 Apr-16 May-18 Aug-19 Nov-10 Jan-15 Nov-15 Sep-11 Feb-12 Dec-12 Mar-14 Mar-19 Jan-10 Aug-14 Sep-16 Feb-17 Dec-17 Oct-13 Oct-18 Cốt cao mực nước (m)LK: CBII_1 Cốt cao mực nước (m)LK: CBII_2 Cốt cao mực nước (m)LK: CBII_3 Cốt cao mực nước (m)LK: CBII_4 Cốt cao mực nước (m)LK: CBII_5 Lượng mưa (mm)tram Buôn Ma Thuột Lượng bốc hơi trạm(mm) Buôn Ma Thuột Hình 2. Đồ thị biểu diễn sự biến đổi của lượng mưa và động thái mực nước dưới đất theo thời gian tại cụm quan trắc CBII Mực nƣớc lỗ khoan CBII-3 (m) 587.00 y = 0,0106x + 581,69 R² = 0,5302 586.00 R=0,73 585.00 584.00 583.00 582.00 581.00 580.00 0.00 100.00 200.00 300.00 400.00 Lƣợng mƣa (mm) Hình 3. Đồ thị tương quan giữa lượng mưa trạm Buôn Ma Thuột với mực nước dưới đất tại lỗ khoan quan trắc CBII-3 3.2. Nhân tố thủy văn Tỉnh Đắk Lắk có 2 hệ thống sông chính chảy qua, đó là hệ thống sông Sêrêpôk và 2 nhánh sông Krông H’năng và sông Hinh thuộc thƣợng nguồn hệ thống sông Ba (Ngô Tuấn Tú và nnk, 2005). - Sông Sêrêpôk: là một nhánh lớn của sông Mê Kông, với diện tích lƣu vực là 18.255km2, chiều dài chính 341km, độ dốc lòng sông 2,8%. Tổng lƣợng dòng chảy đạt 14,35km3/năm, modul dòng chảy 25,6l/s/km2. Hiện tại chỉ có 2 công trình quan trắc sự ảnh hƣởng của sông Sêrêpôk đến nƣớc dƣới đất là lỗ khoan 46T, 47T và trạm quan trắc nƣớc mặt 9S trên sông Sêrêpôk (hình 4).
  5. 589 Mực nƣớc dƣới đất (m) Mƣa, bốc hơi(mm) 310.00 308.00 305.00 306.00 300.00 304.00 295.00 290.00 302.00 285.00 300.00 Jul-12 Jul-17 Jun-10 Jun-15 Nov-15 Apr-11 Nov-10 Apr-16 Dec-12 May-13 Dec-17 May-18 Jan-10 Sep-11 Feb-12 Mar-14 Aug-14 Jan-15 Sep-16 Feb-17 Mar-19 Aug-19 Oct-13 Oct-18 Cốt cao mực nước (m)LK: 46T Cốt cao mực nước (m)LK: 47T Cốt cao mực nước (m)Trạm 9S Hình 4. Đồ thị dao động mực nước dưới đất tầng chứa nước bazan tại lỗ khoan 46T, 47T và Trạm 9s tại sông Sêrêpôk Từ hình 4 nhận thấy: Mực nƣớc dƣới đất dao động đồng pha và cùng chu kỳ với nƣớc sông. Thời điểm đạt cực tiểu vào các tháng 4 và 5, thời điểm đạt cực đại lớn nhất vào tháng 9, 10. Mối quan hệ tƣơng quan giữa mực nƣớc sông và mực nƣớc dƣới đất tại các lỗ khoan tƣơng ứng là rất chặt chẽ (hệ số tƣơng quan R = 0,93 - 0,95 (hình 5) (Hồ Khắc Tiến, 2020). 302.60 Mực nƣớc lỗ khoan 46T (m) 302.40 y = 0.9057x + 26.107 R² = 0.8948 302.20 302.00 301.80 301.60 301.40 301.20 303.60 303.80 304.00 304.20 304.40 304.60 304.80 305.00 305.20 Mục nƣớc sông (m) Hình 5. Đồ thị tương quan giữa mực nước sông Sêrêpôk với mực nước tại lỗ khoan quan trắc LK 46T 3.3. Nhân tố nhân sinh hoạt động khai thác nước dưới đất Trong vùng nghiên cứu, khai thác nƣớc dƣới đất lớn nhất tại TP. Buôn Ma Thuột với 40 lỗ khoan, lƣợng khai thác 34.826 m3/ngđ. Khai thác cung cấp nƣớc cho thị xã, thị trấn khoảng 20.000 m3/ngđ, các nguồn lộ khai thác nƣớc khoảng 18.900 m3/ngđ, cụm lỗ khoan khai thác đơn lẻ khoảng 5.918 m3/ng. Một lƣợng nƣớc lớn phục vụ nông nghiệp là nƣớc dƣới đất khoảng 104.410.020 m3/ng, chiếm 56,6% tổng lƣợng nƣớc tƣới (năm 2019) (Lê Ngọc Đỉnh và nnk, 1984; Ngô Tuấn Tú và nnk, 2005; Nguyễn Ton, 2017). Với lƣợng nƣớc khai thác lớn nhƣ vậy đã ảnh hƣởng rõ rệt đến động thái mực nƣớc dƣới đất. Tác động này biểu hiện rõ rệt qua sự suy giảm mực nƣớc dƣới đất, tạo thành các phễu hạ thấp mực nƣớc sâu với tốc độ suy giảm khác nhau (hình 6).
  6. 590 Hình 6. Sơ đồ đẳng mực nước dưới đất năm 2019 trong tầng chứa nước bazan Cao nguyên Buôn Ma Thuột 4. Đặc điểm các vùng động thái nƣớc dƣới đất trong thành tạo bazan Cao nguyên Buôn Ma Thuột Dựa trên nhân tố chính hình thành động thái đã nêu, trên cơ sở nguyên tắc, các tiêu chí phân vùng động thái đã công bố (Hoàng Kim Phụng, 2005, Tống Ngọc Thanh, 2007), có thể phân chia tầng chứa nƣớc bazan Buôn Ma Thuột hai vùng động thái: Vùng động thái tự nhiên và vùng động thái phá hủy (Hồ Khắc Tiến, 2020) (hình 7). 4.1. Vùng động thái tự nhiên (Ký hiệu: A) Vùng động thái này phân bố phía Tây Nam và phía Đông Nam nghiên cứu, với diện tích 319,4km2, chiếm 13,3% diện tích vùng nghiên cứu. Vùng động thái tự nhiên có yếu tố khí tƣợng và thủy văn là nhân tố chính hình thành động thái nƣớc dƣới đất, đôi nơi cũng bị tác động của nhân tố nhân tạo nhƣng chƣa làm thay đổi quy luật tự nhiên của tầng chứa nƣớc. Vùng động thái khí tƣợng thủy văn, đƣợc chia 2 khu động thái: Khu động thái khí tƣợng (A-I) và khu động thái khí tƣợng thủy văn (A-II) (hình 7): Hình 7. Sơ đồ phân vùng động thái tự nhiên NDĐ trong thành tạo bazan vùng Cao nguyên Buôn Ma thuột
  7. 591 1) Khu động thái khí tượng (Ký hiệu: A-I) Khu động thái (A-I) phân bố chủ yếu phía Đông Nam và một khu phía Tây Nam với diện tích 314km2, chiếm 13,0% diện tích vùng nghiên cứu. Trong khu động thái này, nguồn cung cấp cho nƣớc dƣới đất là nƣớc mƣa. Biên độ dao động mực nƣớc không lớn từ 2,06m đến 11,52m. Tốc độ dâng cao mực nƣớc từ 0,005m/ng đến 0,016m/ng, tốc độ hạ thấp mực nƣớc từ 0,004m đến 0,020m. Mực nƣớc có xu hƣớng dâng lên từ 0,02 m/năm đến 0,15 m/năm. 2) Khu động thái khí tượng - thủy văn (Ký hiệu: A-II) Diện phân bố một khu nhỏ phía Tây Nam vùng nghiên cứu chạy dọc sông Sêrêpôk, chiếm 0,30% diện tích với 5,4km2. Khu động thái này, nƣớc dƣới đất chịu ảnh hƣởng của mƣa và nƣớc sông Sêrêpôk. Biên độ dao động mực nƣớc từ 4,51m đến 5,39m. Tốc độ dâng cao mực nƣớc từ 0,010m/ng đến 0,017m/ng, tốc độ hạ thấp mực nƣớc từ 0,005m/ng đến 0,020m/ng. 4.2. Vùng động thái phá hủy (ký hiệu: B) Là vùng động thái nƣớc dƣới đất đã bị chi phối bởi tác động khai thác nƣớc dƣới đất. Vùng động thái phá hủy chiếm diện tích lớn trong vùng nghiên cứu, diện tích khoảng 1.600,5km2 chiếm tỷ lệ 66,44% (hình 8). Dựa trên cơ sở phân tích đặc điểm chu kỳ, biên độ dao động, tốc độ hạ thấp, tốc độ dâng cao của mực nƣớc, vùng sản suất nông nghiệp và các công trình khai thác tập trung và đơn lẻ, vùng động thái này chia 3 khu động thái (hình 8). - Khu động thái phá hủy mạnh (ký hiệu B-I) - Khu động thái phá hủy trung bình (ký hiệu B-II) - Khu động thái phá hủy kém (ký hiệu B-III) 1) Khu phá hủy mạnh (ký hiệu B-I) Khu động thái này ở trung tâm, phía đông thành phố Buôn Ma Thuột và một khu nhỏ vùng Cƣ M’gar, với diện tích 250,8km2 chiếm 10,41%. Trong khu động thái này, hoạt động khai thác nƣớc đã ảnh hƣởng mạnh mẽ đến động thái của nƣớc dƣới đất, đồ thị dao động mực nƣớc thể hiện xu thế suy thoái, giảm liên tục. Biên độ dao động mực nƣớc lớn từ 7,3m (LK49T) đến 23,75m (LKC15), trung bình 11,36m, tốc độ hạ thấp 0,033m/ng đến 0,035 m/ngày, trung bình 0,034m/ngày. 2) Khu phá hủy trung bình (ký hiệu B-II) Khu động thái này kéo dài từ Tây sang Bắc và mở rộng hầu nhƣ gần hết phía Bắc, Đông Bắc với diện tích 1.035km2, chiếm 42,96% vùng nghiên cứu. Biên độ dao động mực nƣớc các lỗ khoan quan trắc quốc gia từ 4,86m (LKC4a) đến 11,75m (LKC40), trung bình 7,20m. Tốc độ hạ thấp 0,01 m/ngày (LK72T) đến 0,031 m/ngày (LKCBII-1, LKCBII-3), trung bình 0,022 m/ngày. 3) Khu phá hủy yếu (ký hiệu B-III) Khu động thái này kéo dài dọc ven phía Tây vùng nghiên cứu, với diện tích 314,7 km2 chiếm 13,10% (hình 10). Tại những khu vực này biên độ dao động mực nƣớc trong khoảng từ 3,4m (LKBVN5) đến 11,54m (LK73T, tốc độ hạ thấp 0,008 m/ngày (LKC4a) đến 0,014 m/ngày (LKC40), trung bình 0,009 m/ngày.
  8. 592 Hình 8. Sơ đồ phân khu động thái trong vùng phá hủy B 5. Dự báo động thái mực nước dưới đất tầng chứa nước banzan Cao nguyên Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk Để dự báo động thái nƣớc dƣới đất trong vùng nghiên cứu, tác giả sử dụng phƣơng pháp xác suất - thống kê, sử dụng các phƣơng trình tƣơng quan giữa mực nƣớc sông, lƣợng mƣa với mực nƣớc dƣới đất để dự báo mực nƣớc dƣới đất. Để xác định mức độ chính xác kết quả tính toán dự báo mực nƣớc dƣới đất so với mực nƣớc dƣới đất thực tế, chúng tôi tính toán sai số kết quả cho thấy (Hoàng Kim Phụng, 2005; Tống Ngọc Thanh, 2007; Hồ khắc Tiến, 2020)”. - Tại vùng động thái tự nhiên (A): Kết quả tính toán dự báo mực nƣớc theo các phƣơng trình tƣơng quan tại các công trình quan trắc có sai số dao động trong khoảng (0,002% đến 3,8%), nhƣ vậy, cho phép sử dụng phƣơng trình tƣơng quan giữa lƣợng mƣa tại trạm khí tƣợng Buôn Hồ, Buôn Ma Thuột để tính toán dự báo mực nƣớc dƣới đất tại vùng động thái khí tƣợng (A). - Tại khu động thái phá hủy (B): Kết quả tính toán dự báo mực nƣớc theo phƣơng pháp sác xuất thống kê, theo phƣơng trình tƣơng quan cho sai số từ 0,02 - 0,85%, với sai số nhƣ vậy, có thể sử dụng lƣợng mƣa tại trạm Ea Kmat để dự báo mực nƣớc dƣới đất tại vùng động thái phá hủy B. 6. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu bài báo có thể rút ra một số kết luận sau: 1. Ở Cao nguyên Buôn Ma Thuột tỉnh Đăk Lăk, nhân tố cơ bản hình thành động thái nƣớc dƣới đất là: lƣợng mƣa, sự dao động mực nƣớc sông Sêrêpôk và hoạt động khai thác nƣớc dƣới đất. 2. Dựa vào các nhân tố cơ bản ảnh hƣởng đến động thái mực nƣớc có thể phân chia thành tạo bazan vùng nghiên cứu thành 2 vùng động thái: vùng động thái tự nhiên (A) và vùng động thái phá hủy (B).
  9. 593 - Vùng động thái tự nhiên (A) với diện tích 319,4km2, đƣợc chia làm 2 khu động thái: + Khu động thái khí tƣợng (ký hiệu A-I) diện tích 314,4km2 + Khu động thái khí tƣợng thủy văn (ký hiệu A-II) diện tích 5,4km2 - Vùng động thái phá hủy (B) với diện tích 1.600,5 km2, đƣợc chia ra 3 khu động thái: + Khu động thái phá hủy mạnh (ký hiệu B-I) diện tích 250,8km2 + Khu động thái phá trung bình (ký hiệu (B-II) diện tích 1035km2 + Khu động thái phá hủy yếu (ký hiệu B-III) diện tích 314,7km2 - Trong nghiên cứu này, động thái mực nƣớc thành tạo bazan Cao nguyên Buôn Ma Thuột tỉnh Đăk Lăk đã đƣợc dự báo dựa trên phƣơng pháp xác suất - thống kê dƣới dạng tƣơng quan đơn giữa nhân tố hình thành động thái và yếu tố động thái mực nƣớc. Sai số tính toán giữa mực nƣớc tính toán và mực nƣớc thực tế từ 0,02 - 3,8%. Nhƣ vậy, có thể sử dụng phƣơng pháp sác xuất thông kê dự báo mực nƣớc dƣới đất trong vùng nghiên cứu. Với những phân tích về đặc điểm động thái nƣớc dƣới đất tầng chứa nƣớc trong các thành tạo bazan nhƣ trình bày trên là những cơ sở để đánh giá và bổ sung các công trình quan trắc, nhằm hoàn thiện mạng lƣới quan trắc tài nguyên nƣớc dƣới đất tầng chứa nƣớc trong các thành tạo bazan nói riêng và mạng lƣới quan trắc tài nguyên nƣớc dƣới đất cho toàn tỉnh Đăk Lăk nói chung. Để hoàn thiện mạng lƣới quan trắc có đề xuất nhƣ sau: Đối với tầng chứa nƣớc bazan cao nguyên Buôn Ma Thuột cần phải bổ sung các tuyến và điểm quan trắc trong tầng Pliestocen (Bqp) và mở rộng tuyến quan trắc phía Bắc vùng nghiên cứu phần diện tích huyện Cƣ M’gar, và phía Đông Bắc trên diện tích Thị xã Buôn Hồ. Kết quả trong nghiên cứu này mới chỉ dừng ở động thái mực nƣớc, cần phải có công trình nghiên cứu toàn diện hơn về các yếu tố động thái khác. Tài liệu tham khảo Đặng Hữu Ơn và nnk (2004). Phƣơng pháp thành lập bản đồ thông tin và dự báo động thái nƣớc dƣới đất theo các chỉ tiêu tƣơng đối. Tuyển tập Báo cáo hội nghị khoa học lần thứ 15 - Q.3: ĐCCT-ĐCTV và môi trường, tr. 185-190. Hoàng Kim Phụng 2005. Giáo trình động thái và cân bằng nước dưới đất, Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất. Hồ Khắc Tiến, 2020, Luận văn thạc sỹ. Nghiên cứu đánh giá đặc điểm và dự báo động thái mực nước dưới đất trong thành tạo bazan Cao nguyên Buôn ma Thuột - Đăk Lăk. Lê Ngọc Đỉnh & nnk, năm 1998. Điều tra địa chất đô thị Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk. Lƣu trữ Trung tâm Thông tin - Kinh tế tài nguyên nƣớc. Ngô Tuấn Tú, Võ Công Nghiệp, Đặng Hữu Ơn, Quách Văn Đơn, 2005. Nước dưới đất vùng Tây Nguyên. Nguyễn Ton, năm 2017. Bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn - đô thị Buôn Ma Thuột. Trần Văn Hải, 2018. Luận văn thạc sĩ, Đặc điểm và dự báo động thái nước dưới đất trầm tích Đệ tứ vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa. Tống Ngọc Thanh, 2007, Luận án tiến sỹ. Động thái nước dưới đất trong trầm tích Đệ tứ vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2