T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG<br />
TỔN THƯƠNG TAI GIỮA TRÊN BỆNH NHÂN<br />
UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG SAU XẠ TRỊ<br />
Nguyễn Phi Long*; Đỗ Lan Hương*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tổn thương tai giữa trên bệnh nhân<br />
(BN) ung thư vòm mũi họng (UTVMH) sau xạ trị. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến<br />
cứu mô tả trên 147 BN UTVMH điều trị bằng xạ trị tại Trung tâm Ung bướu và Y học Hạt nhân,<br />
Bệnh viện Quân y 103 từ 2 - 2013 đến 9 - 2015. Kết quả: sau xạ trị, xuất hiện các tổn thương tai<br />
giữa rõ rệt, biểu hiện qua triệu chứng cơ năng, thực thể, thính lực và quan trọng nhất là nhĩ lượng.<br />
Lâm sàng gặp ù tai (61,67%), nghe kém (50,42%). Đây là 2 triệu chứng biến đổi rõ rệt nhất sau<br />
xạ trị, ù tai tăng lên 26,56% và nghe kém tăng lên 72,6%. Thực thể màng nhĩ thay đổi rõ ràng,<br />
cao nhất là đục mất nón sáng (58,82%). Nhĩ lượng đồ dạng II (26,96%), dạng III (26,89%);<br />
dạng IV và thủng không đo được 11,76%. Thính lực giảm mức độ nhẹ (78,15%). Kết luận:<br />
nhĩ lượng và thính lự đồ tương ứng với các triệu chứng lâm sàng, cho thấy biến đổi ở tai giữa<br />
của BN sau xạ trị là do hậu quả của tắc vòi, nghe kém là dẫn truyền chứ không phải do tai<br />
trong. Xạ trị gây ảnh hưởng tại chỗ lên chức năng vòi nhĩ. BN UTVMH điều trị bằng xạ trị cần<br />
được theo dõi, chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh các di chứng lên tai giữa do xạ trị.<br />
* Từ khóa: Ung thư vòm mũi họng; Xạ trị; Tổn thương tai giữa thứ phát.<br />
<br />
Study on Clinical and Paraclinical Characters of Secondary Middle Ear<br />
Injuries in Patients with Nasopharyngeal Carcinoma after Radiotherapy<br />
Summary<br />
Objectives: To study clinical and paraclinical characters of secondary injuries of middle ear in<br />
nasopharyngeal carcinoma patients after radiotherapy. Subjects and method: A cross-sectional<br />
and descriptive study was carried out on 147 nasopharyngeal carcinoma patients treated by<br />
radiotherapy in Cancer and Medical Radio Center, 103 Hospital from February, 2013 to September,<br />
2015. Results: After radiation, the secondary middle ear injuries were clearly appeared by signs,<br />
symptoms, tympanogram, audiogram, in this, typanogram was the most important. Clinical,<br />
tinnitus was 61.67% and lost hearing was 50.42%. There were signs of clear change after radiation.<br />
In symptoms, dull grey tympanic was the highest (58.82%). Tympanogram type II 26.96%; type<br />
III 26.89% and type IV and no examination 11.76%. Audiogram lost hearing at middle (78.1%).<br />
Conclusions: It shown that correspond with tympanic endoscopy, tympanogram and audiogram;<br />
loss hearing was results of dysfunction Eustachian tube, was not cause of inner ear. Radiation<br />
made some effects on Eustachian tube function. The doctors must to follow-up, exam and diagnose<br />
patients in time which prevent complications.<br />
* Key words: Nasopharyngeal carcinoma; Radiotherapy; Secondary middle ear injuries.<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Đỗ Lan Hương (huong89tmh@gmail.com.<br />
Ngày nhận bài: 17/04/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 27/06/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 04/07/2016<br />
<br />
194<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
- BN có tổn thương tai giữa sau xạ.<br />
<br />
Ung thư vòm mũi họng là ung thư hay<br />
gặp nhất trong khối u ác tính đầu mặt<br />
cổ ở Việt Nam nói riêng và khu vực Đông<br />
Nam Á nói chung. Điều trị UTVMH hiện<br />
nay là điều trị đa mô thức, trong đó xạ trị<br />
là phương pháp điều trị chủ yếu. Tuy nhiên,<br />
những di chứng do u vòm và xạ trị gây ra,<br />
trong đó có tai đang là vấn đề cần phải<br />
được quan tâm nghiên cứu. Việc điều trị<br />
những di chứng do u và do xạ trị với tổn<br />
thương thứ phát ở tai là cần thiết, điều<br />
này không những góp phần đảm bảo<br />
chất lượng cuộc sống và sinh hoạt cho<br />
người bệnh, mà còn giúp hạn chế những<br />
biến chứng như viêm tai giữa, suy giảm<br />
thính lực, đặc biệt phòng tránh những<br />
biến chứng nặng nề như viêm tai xẹp nhĩ,<br />
cholesteatoma. Vì vậy, chúng tôi tiến<br />
hành thực hiện đề tài này với mục tiêu:<br />
Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng<br />
tổn thương tai giữa trên BN UTVMH sau<br />
xạ trị.<br />
<br />
- BN có đầy đủ hồ sơ nghiên cứu (nội<br />
soi tai mũi họng, nhĩ lượng, thính lực đồ,<br />
phiếu điều tra, chỉ định can thiệp…).<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
147 BN được chẩn đoán UTVMH với<br />
238 tai đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu,<br />
điều trị tại Trung tâm Ung bướu và Y học<br />
Hạt nhân từ tháng 2 - 2013 đến 9 - 2015.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn:<br />
<br />
- BN đồng ý hợp tác nghiên cứu.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- BN UTVMH không được xạ trị bằng<br />
phương pháp mô phỏng theo hình dạng<br />
khối u.<br />
- BN sau xạ trị không có tổn thương tai<br />
giữa.<br />
- BN không có đầy đủ hồ sơ nghiên cứu.<br />
- BN không đồng ý hợp tác nghiên cứu.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu tiến cứu mô tả từng trường<br />
hợp.<br />
* Không có tổn thương tai giữa: BN chỉ<br />
có các biểu hiện sau:<br />
- Ù tai và hoặc nghe kém.<br />
- Màng nhĩ đục mất nón sáng.<br />
- Nhĩ lượng dạng I hoặc II ( không có triệu<br />
chứng lâm sàng kèm theo).<br />
- Thính lực đồ ≤ 20 dB.<br />
* Có tổn thương tai giữa:<br />
- Xuất hiện thêm các triệu chứng cơ năng:<br />
đau tai, chảy dịch tai, tiếng vang trong<br />
tai và hoặc các triệu chứng đã xuất hiện<br />
nặng lên.<br />
- Màng nhĩ co lõm/có dịch, có túi co kéo,<br />
thủng.<br />
<br />
- BN được chẩn đoán xác định UTVMH<br />
và xạ trị theo phương pháp xạ trị mô<br />
phỏng theo hình dạng khối u tại Trung<br />
tâm Ung bướu và Y học Hạt nhân.<br />
<br />
- Nhĩ lượng dạng II, III, IV hay thủng<br />
không đo được.<br />
<br />
- BN không có tổn thương tai giữa trước<br />
xạ trị.<br />
<br />
Phương pháp xử lý số liệu: bằng phần<br />
mềm SPSS 16.0.<br />
<br />
- Thính lực > 20 dB.<br />
<br />
195<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Tổn thương tai sau xạ.<br />
Bảng 1: Thực trạng tổn thương tai giữa sau xạ trị (n = 147).<br />
1 tai<br />
<br />
Số BN<br />
<br />
2 tai<br />
<br />
Tai phải<br />
<br />
Tai trái<br />
<br />
n<br />
<br />
37<br />
<br />
19<br />
<br />
91<br />
<br />
%<br />
<br />
25,1<br />
<br />
12,9<br />
<br />
61,9<br />
<br />
Sau xạ trị, chọn được 147 BN với 238 tai đáp ứng yêu cầu nghiên cứu. Trong đó 91<br />
BN (61,9%) có tổn thương ở cả 2 tai, 37 BN (25,1%) tổn thương tai phải và 19 BN<br />
(12,9%) tổn thương tai trái.<br />
2. Ảnh hưởng của xạ trị tới tình trạng tổn thương ở tai giữa.<br />
* Triệu chứng cơ năng tai trước và sau xạ trị:<br />
Bảng 2:<br />
Triệu chứng cơ năng ở tai trước và sau xạ trị<br />
Thời điểm<br />
<br />
Bình<br />
thường<br />
<br />
Ù tai<br />
<br />
Đau tai<br />
<br />
Tiếng vang<br />
trong tai<br />
<br />
Nghe kém<br />
<br />
Chảy dịch<br />
tai<br />
<br />
n<br />
<br />
158<br />
<br />
64<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
47<br />
<br />
0<br />
<br />
%<br />
<br />
66.4<br />
<br />
26,9<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
19,7<br />
<br />
0<br />
<br />
n<br />
<br />
48<br />
<br />
147<br />
<br />
36<br />
<br />
30<br />
<br />
120<br />
<br />
15<br />
<br />
%<br />
<br />
20,16<br />
<br />
61,76<br />
<br />
15,2<br />
<br />
12,6<br />
<br />
50,42<br />
<br />
6,3<br />
<br />
Trước xạ<br />
<br />
Sau xạ<br />
<br />
Sau xạ trị, số lượng BN có triệu chứng cơ năng về tai giữa tăng lên rõ rệt, cao nhất<br />
là ù tai (61,7%), thấp nhất là chảy dịch tai (6,3%). Tiếng vang trong tai, đau tai và chảy<br />
dịch tai cũng xuất hiện sau xạ trị. Ù tai và nghe kém là 2 triệu chứng thay đổi rõ ràng<br />
nhất sau xạ trị.<br />
Theo các tác giả ở Viện Gustave - Roussy, tỷ lệ nghe kém 1 năm sau xạ trị là 25%,<br />
chủ yếu là nghe kém dẫn truyền [3]. Theo RF. Mould, khoảng 21% BN sau xạ có tình<br />
trạng viêm tai ứ dịch [5]. Những BN này có biểu hiện ù tai, tiếng vang trong tai,<br />
nghe kém hay đau tai. Sự khác biệt về tỷ lệ triệu chứng giữa các tác giả có thể do<br />
khác nhau về phương pháp xạ áp dụng cho BN và thời điểm nghiên cứu.<br />
196<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
* Triệu chứng thực thể ở tai trước và sau xạ:<br />
Bảng 3:<br />
Bình<br />
thường<br />
<br />
Đục mất<br />
nón sáng<br />
<br />
Co lõm/có dịch<br />
<br />
Túi co kéo<br />
<br />
Thủng<br />
<br />
n<br />
<br />
161<br />
<br />
77<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
%<br />
<br />
67,65<br />
<br />
32,35<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
n<br />
<br />
20<br />
<br />
126<br />
<br />
67<br />
<br />
10<br />
<br />
15<br />
<br />
%<br />
<br />
8,4<br />
<br />
58,82<br />
<br />
28,15<br />
<br />
4,2<br />
<br />
6,3<br />
<br />
Màng nhĩ<br />
Trước xạ<br />
<br />
Sau xạ<br />
<br />
Sau xạ trị, màng nhĩ đục mất nón sáng chiếm tỷ lệ cao nhất (58,82%); thấp nhất là<br />
túi co kéo (4,2%). Sự biến đổi của màng nhĩ sau xạ trị chủ yếu theo hướng đục mất<br />
nón sáng hoặc co lõm có dịch. Chỉ có 8,4% màng nhĩ sau xạ bình thường. Xạ trị làm<br />
cho màng nhĩ biến đổi theo hướng bệnh lý là chủ yếu.<br />
Kết quả của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Vũ Trường Phong, với màng nhĩ<br />
đục mất nón sáng 50%; co lõm có dịch 39,6% [1, 2].<br />
* Nhĩ đồ của tai trước và sau xạ trị:<br />
Bảng 4:<br />
Dạng nhĩ đồ<br />
<br />
Thời điểm<br />
Trước xạ<br />
<br />
Sau xạ<br />
<br />
Dạng I<br />
<br />
Dạng II<br />
<br />
Dạng III<br />
<br />
Dạng IV<br />
<br />
Thủng<br />
<br />
n<br />
<br />
173<br />
<br />
65<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
%<br />
<br />
72,68<br />
<br />
27,31<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
n<br />
<br />
77<br />
<br />
69<br />
<br />
64<br />
<br />
13<br />
<br />
15<br />
<br />
%<br />
<br />
32,35<br />
<br />
28,99<br />
<br />
26,89<br />
<br />
5,46<br />
<br />
6,30<br />
<br />
Sau xạ trị, nhĩ đồ chuyển nhiều sang<br />
dạng II và III (28,99% và 26,89%), chỉ có<br />
32,35% nhĩ đồ không có biến đổi sang<br />
dạng khác.<br />
Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên<br />
cứu của Vũ Trường Phong với 9,5% BN có<br />
biến đổi nhĩ đồ sang dạng II, dạng III có tỷ<br />
lệ cao nhất (27,4%), dạng IV 11,9% [1].<br />
Theo Ling Feng Wang và CS, tỷ lệ<br />
viêm tai giữa ứ dịch sau xạ trị 29,6% [4].<br />
Yi Ho Young gặp tỷ lệ viêm tai giữa ứ<br />
<br />
dịch sau xạ trị 6 tháng là 25%, nhưng sau<br />
5 năm lại tăng lên 40%, trong đó 15% là<br />
viêm tai giữa mạn tính [9]. Trong nghiên<br />
cứu của Viện Ung thư Gustave - Roussy<br />
(Pháp), kết quả giảm sức nghe ước tính<br />
25% trong 1 năm sau xạ trị UTVMH và<br />
lên đến 46% sau 5 năm [3].<br />
RF. Mould, THP Tai và CS tổng kết<br />
kết quả của điều trị UTVMH trong thế<br />
kỷ XX: viêm tai thanh dịch được tác giả xếp<br />
vào nhóm biến chứng cấp tính với tỷ lệ<br />
197<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
21% [5]. Các tác giả cũng đưa viêm tai<br />
giữa vào nhóm biến chứng mạn tính với<br />
tỷ lệ 21% và viêm xương chũm chỉ 0,8%,<br />
nhưng biến chứng thủng màng nhĩ dao<br />
động từ 2 - 8% [6, 7, 8, 9, 10, 11].<br />
<br />
Chúng tôi thấy tổn thương tai giữa sau<br />
xạ rất cao, đòi hỏi theo dõi chặt chẽ và có<br />
biện pháp can thiệp điều trị kịp thời để<br />
làm giảm mức độ tổn thương tai giữa thứ<br />
phát cho BN.<br />
<br />
* Thính lực của tai trước và sau xạ trị:<br />
Bảng 5: Thay đổi thính lực trước và sau xạ trị (n = 238).<br />
Thính lực trước và sau xạ trị - PTA* (dB)<br />
<br />
Thời điểm<br />
Trước xạ<br />
<br />
Sau xạ<br />
<br />
≤ 20<br />
<br />
21 - 40<br />
<br />
41 - 60<br />
<br />
> 60<br />
<br />
n<br />
<br />
202<br />
<br />
36<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
%<br />
<br />
84,87<br />
<br />
15,12<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
n<br />
<br />
40<br />
<br />
186<br />
<br />
12<br />
<br />
0<br />
<br />
%<br />
<br />
16,81<br />
<br />
78,15<br />
<br />
5,04<br />
<br />
0<br />
<br />
(*) PTA: Pure Tone Average: Ngưỡng nghe trung bình đường khí)<br />
Sau xạ trị, thính lực chủ yếu giảm ở mức độ nhẹ, từ 20 - 40 dB (78,15%), phù hợp<br />
với sự biến đổi nhĩ lượng và thực thể ở tai.<br />
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu tại Bệnh viện Gustave - Roussy, nghe kém do<br />
điếc dẫn truyền xảy ra có hoặc không liên quan với tình trạng ứ dịch, mức độ suy giảm<br />
thính lực chủ yếu thường từ 35 - 30 dB [3]. Theo Vũ Trường Phong, tỷ lệ suy giảm<br />
thính lực chủ yếu từ ≤ 20 (12,6%) và 21 - 30 dB (47,3%); sự thay đổi rõ rệt nhất ở mức<br />
31 - 40 dB [1].<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu ảnh hưởng của xạ trị<br />
lên tai giữa sau xạ trị trên 147 BN, chúng<br />
tôi thấy:<br />
- Cơ năng ù tai 61,67%, nghe kém<br />
50,42%; ù tai tăng lên 26,56% và nghe<br />
kém tăng lên 72,6%.<br />
- Thực thể màng nhĩ đục mất nón sáng<br />
58,82%.<br />
- 91,8% màng nhĩ sau xạ biến đổi<br />
theo hướng bệnh lý trên nhĩ lượng đồ<br />
(nhĩ lượng đồ dạng II [26,96%], dạng III<br />
198<br />
<br />
[26,89%]; dạng IV và thủng không đo được<br />
11,76%).<br />
- 65,65% tai có nhĩ lượng biến đổi theo<br />
hướng bệnh lý (chuyển sang dạng II, III,<br />
IV và thủng).<br />
- Giảm thính lực mức độ nhẹ 78,15%.<br />
KIẾN NGHỊ<br />
- Cần có sự hợp tác giữa 2 chuyên<br />
ngành Tai Mũi Họng và Ung thư trong<br />
chẩn đoán tổn thương tai cho BN UTVMH.<br />
- Nghiên cứu dự phòng và điều trị tổn<br />
thương tai giữa cho BN UTVMH.<br />
<br />