intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh nội soi phế quản ở bệnh nhân mắc bệnh hô hấp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

44
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mô tả đặc điểm lâm sàng, X quang phổi chuẩn và HTCT ở bệnh nhân soi phế quản. Mô tả hình ảnh nội soi phế quản và bước đầu nhận xét kết quả chẩn đoán vi sinh, chẩn đoán mô bệnh qua kỹ thuật lấy bệnh phẩm từ nội soi phế quản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh nội soi phế quản ở bệnh nhân mắc bệnh hô hấp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

  1. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH NỘI SOI PHẾ QUẢN Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH HÔ HẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Phạm Kim Liên, Dương Hồng Thái, Đồng Đức Hoàng Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Đặt vấn đề Nội soi phế quản là một thủ thuật giúp cho bác sĩ nhìn trực tiếp vào lòng khí quản, phế quản (đường hô hấp) và vào một vài vùng của phổi, bằng cách đưa ống soi qua mũi, qua thanh quản xuống khí quản và vào phế quản. Hiện nay ở Việt Nam loại ống soi mềm thường dùng có thể quan sát được tới các phế quản cấp 4, cấp 5. Mặt khác nội soi phế quản còn là kỹ thuật giúp điều trị tại chỗ một số hiện tượng bệnh lý. Mục tiêu Mô tả đặc điểm lâm sàng, X quang phổi chuẩn và HTCT ở bệnh nhân soi phế quản. Mô tả hình ảnh nội soi phế quản và bước đầu nhận xét kết quả chẩn đoán vi sinh, chẩn đoán mô bệnh qua kỹ thuật lấy bệnh phẩm từ nội soi phế quản. Phương pháp 86 bệnh nhân được nội soi phế quản của khoa Nội Hô hấp, bệnh viện Đa khoa TƯ Thái Nguyên được chọn vào nghiên cứu. Khi vào viện các bệnh nhân được khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng. Nhóm làm kỹ thuật nội soi thực hiện các bước: Khám bệnh nhân trước soi, chuẩn bị bệnh nhân, chuẩn bị dụng cụ, tiến hành soi có ghi hình video, lấy bệnh phẩm, chụp ảnh. Kết quả hình ảnh được nhận ghi lại theo mẫu soi phế quản. Sau đó xét nghiệm bệnh phẩm: Các bệnh phẩm chẩn đoán tế bào-mô bệnh, chẩn đoán nhuộm soi, nuôi cấy, bệnh phẩm làm xét nghiệm PCR. . Kết quả Triệu chứng cơ năng chiếm tỷ lệ cao nhất là ho cấp tính là, tiếp theo là ho mạn tính, và ho máu. Triệu chứng thực thể nhiều nhất là hội chứng phế quản. Triệu chứng Xquang thường gặp là hình ảnh phổi bẩn và hình ảnh kính mờ, có 13 trường hợp có hình ảnh đám mờ dạng tròn nghi k phế quản và 29 trường hợp có hình ảnh nghi lao phỏi. Trên HRCT (57 bệnh nhân): Hình ảnh gặp nhiều nhất là dày thành phế quản, và kính mờ, có 14 bệnh nhân nghi k phế quản, 16 bệnh nhân có hình ảnh khối u phế quản, trong đó chiếm chủ yếu u phế quản ngoại vi. Đoạn thanh môn đến trước carina chỉ thấy số ít các tổn thương ở dây thanh: Teo dây thanh, hạt xơ dây thanh, không thấy tổn thương khí quản. Đoạn phế quản: Gặp nhiều nhất là tù carina, cựa phế quản, dịch nhày trong lòng phế quản và mảng sắc tố. Chỉ có 4 bệnh nhân thấy u trong lòng phế quản, 1 bệnh nhân thấy dị vật phế quản, 6 bệnh nhân hẹp lỗ phế quản. Lấy bệnh phẩm: Có 68 bệnh nhân được rửa phế quản phê nang, trong đó 28 bệnh nhân được kết hợp sinh thiết. Kết quả 4 bệnh nhân tìm được tế bào K trong mảnh sinh thiết, 12 bệnh nhân tìm thấy AFB, trong đó 7/65 bệnh nhân AFB (+), 5/11 bệnh nhân PCR chẩn đoán lao (+). Kết luận Có 68 bệnh nhân được rửa phế quản phê nang, trong đó 28 bệnh nhân được kết hợp sinh thiết. Kết quả 4 bệnh nhân tìm được tế bào K trong mảnh sinh thiết, 12 bệnh nhân tìm thấy AFB, trong đó 7/65 bệnh nhân AFB (+), 5/11 bệnh nhân PCR chẩn đoán lao (+). Có 68 bệnh nhân được rửa phế quản phê nang, trong đó 28 bệnh nhân được kết hợp sinh thiết. Kết quả 4 bệnh nhân tìm được tế bào K trong mảnh sinh thiết, 12 bệnh nhân tìm thấy AFB, trong đó 7/65 bệnh nhân AFB (+), 5/11 bệnh nhân PCR chẩn đoán lao (+). Từ khóa: Nội soi phế quản, tế bào ung thư, sinh thiết 52
  2. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 STUDY OF SUBCLINICAL, CLINICAL FEATURES ON IMAGINGS OF BRONCHOSCOPY IN PATIENTS WITH RESPIRATORY DISEASE IN THAI NGUYEN CENTRAL GENERAL HOSPITAL Pham Kim Lien, Duong Hong Thai, Dong Duc Hoang Thai Nguyen University of Medical and Pharmacy SUMMARY Introduction Bronchoscopy is a procedure that enables the doctor to look directly into the trachea, the bronchi (airways) and in some areas of the lungs, by introducing tube through the nose, larynx down trachea and bronchi. Now in Vietnam, frequently used soft tube can observe to the bronchial in level 4, level 5. On the other hand, bronchoscopy was one techniques used to treat some pathological phenomena. Objective. To describe clinical features , standard chest radiographs and HTCT in patients bronchoscopy. To describe bronchoscopy images and to remark initial microbial diagnostic results, disease diagnosis through techniques taken from bronchoscopy specimens. Methods 86 patients who had bronchoscopy at Respiratory Medicine in Thai Nguyen Central General Hospital were selected in the study. When to hospital the patients received clinical exams and sub clinical tests. Result. Functional symptoms: Acute cough accounted for the highest rate, followed by chronic cough, and blood coughing . Physical symptom that was seen most was bronchial syndrome. Common symptoms of X-ray dirty lung image and frosted glass image, 13 cases had rounded cloud image suspecting lung cancer and 29 cases with image of lung tuberculosis. On HRCT (57 patients): Imaging seen most was bronchial wall thickening, and frosted glass, 14 cases suspected bronchial cancer, 16 patients with a bronchial tumor image , in which dominated by tumor of peripheral bronchus. The glottis before carina only saw a few vocal cord lesions: atrophy of vocal cords, grain fiber cords, no lesions of trachea. Bronchus : bronchus part seen most was from a blunt carina, mucus inside bronchi and piece of pigment. Only 4 patients had tumor into bronchus, 1 patients with bronchial foreign bodies, six patients with narrow bronchi. Collection of specimens: Bronchus and alveolus of 68 patients were washed in which 28 patients had biopsy to be combined. Cancer cells found in 4 patients, 12 patients found AFB, in 7/65 patients with AFB (+), 5/11 patients with TB diagnostic PCR (+). Conclusion Bronchus and alveolus of 68 patients were washed in which 28 patients with biopsy to be combined, we found that cancer cells found in 4 patients , AFB, found in 12 patients, in 7/65 patients with AFB (+), 5/11 patients with TB diagnostic PCR (+). Keywords. Bronchoscopy, cancer cells , biopsy ĐẶT VẤN ĐỀ Nội soi phế quản là một thủ thuật giúp cho bác sĩ nhìn trực tiếp vào lòng khí quản, phế quản (đường hô hấp) và vào một vài vùng của phổi, bằng cách đưa ống soi qua mũi, qua thanh quản xuống khí quản và vào phế quản. Hiện nay ở Việt Nam loại ống soi mềm thường dùng có thể quan sát được tới các phế quản cấp 4, cấp 5. Trong khi soi phế quản có thể quan sát trực tiếp tình trạng bệnh lý của khí phế quản, lưu lại hình ảnh hoặc phim video thì đồng thời soi phế quản còn là kỹ thuật giúp lấy bệnh phẩm ở hệ thống khí phế quản phổi (như hút dịch phế quản, rửa phế quản phế nang, chải phế quản, sinh thiết niêm mạc phế quản, sinh thiết phổi xuyên phế quản, chọc hút bằng kim xuyên phế quản) để 53
  3. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 chẩn đoán tế bào, mô học, vi khuẩn, miễn dịch học. Mặt khác nội soi phế quản còn là kỹ thuật giúp điều trị tại chỗ một số hiện tượng bệnh lý. Tại BVĐKTWTN, chúng tôi mới triển khai kỹ thuật nội soi phế quản bằng ống mềm có video giúp với mục đích cơ bản là để chẩn đoán bệnh, hỗ trợ các phương pháp lâm sàng, x quang để chẩn đoán bệnh lý cơ quan hô hấp, nhờ đánh giá trực tiếp sự biến đổi lòng khí phế quản và lấy bệnh phẩm chẩn đoán vi sinh, chẩn đoán mô bệnh, tế bào. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh nội soi phế quản ở bệnh nhân mắc bệnh hô hấp tại khoa Nội tiết-hô hấp bệnh viện ĐKTW TN” nhằm mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, X quang phổi chuẩn và HTCT ở bệnh nhân soi phế quản 2. Mô tả hình ảnh nội soi phế quản và bước đầu nhận xét kết quả chẩn đoán vi sinh, chẩn đoán mô bệnh qua kỹ thuật lấy bệnh phẩm từ nội soi phế quản. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các bệnh nhân có chỉ định nội soi phế quản  Tiêu chuẩn chọn đối tượng: bệnh nhân có một trong các triệu chứng sau Ho kéo dài, ho ra máu, nói khó do liệt dây thanh âm, u trung thất, rốn phổi hay ngoại vi, xẹp phổi, bệnh phổi kéo dài hoặc tái đi tái lại, bệnh phổi mô kẽ, tràn dịch màng phổi chưa rõ nguyên nhân, nghi ngờ ung thư phế quản, theo dõi tái phát sau điều trị, đánh giá sau xạ trị và hóa trị, đánh giá sự lan rộng của ung thư thực quản trước điều trị  Tiêu chuẩn loại trừ Các bệnh vừa bị nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp, đau thắt ngực không ổn định, túi phồng động mạch ở ngực, có cơn hen phế quản, kẹp khít hay gần khí khí quản đã được xác định, suy hô hấp, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu hoặc có tình trạng tăng áp lực nội sọ, . 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: 1/2012- 12/2012 Địa điểm: Khoa nội tiết hô hấp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái nguyên 2.3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang Chọn mẫu có chủ đích 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu 2.4..1. Lâm sàng: Tuổi, giới - Các triệu chứng cơ năng toàn thân: Ho kéo dài, ho máu, thở khò khè, nói khàn, sốt kéo dài, đau ngực, suy kiệt, hội chứng cận u. - Thực thể: Hội chứng tĩnh mạch chủ trên Hội chứng phế quản Hội chứng đông đặc Hội chứng 3 giảm Tiếng Wezhing khu trú 2.4.2. Cận lâm sàng - X quang phổi chuẩn Hình ảnh bình thường Hình ảnh đông đặc Hình ảnh xẹp phổi Hình ảnh khối u Hình ảnh phổi bẩn Hình ảnh dịch màng phổi 54
  4. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 Hình ảnh thâm nhiễm, xơ, phá hủy hang, lan tràn ( Nghi lao) - HRCT: Hình ảnh khối u Hình ảnh đông đặc Hình ảnh xẹp thùy, phân thùy Hình ảnh bệnh lý mô kẽ Dày thành phế quản Giãn phế quản Dịch màng phổi 2.4..3. Chẩn đoán trước soi phế quản 2.4..4. Nội soi phế quản - Dây thanh âm - Khí quản - Carina - Phế quản gốc, phế quản thùy và phân thùy 2 bên phải, trái 2.4.5. Phương pháp lấy bệnh phẩm- kết quả xét nghiệm bệnh phẩm - Hút dịch nhày, mủ phế quản Tìm AFB Nuôi cấy làm KSĐ - Rửa phế quản phế nang: Tìm AFB PCR chẩn đoán lao Nuôi cấy làm KSĐ Ly tâm tìm tế bào K - Sinh thiết niêm mạc phế quản: Tế bào, mô bệnh 2.5 Kỹ thuật thu thập số liệu - Lâm sàng: Nhóm nghiên cứu hỏi và khám trực tiếp đối tượng nghiên cứu, ghi chép mẫu bệnh án nghiên cứu - X quang chuẩn: Được thực hiện tại khoa X quang theo nguyên tắc kỹ thuật chụp kỹ thuật số - Chụp HRCT: Thực hiện tại khoa X quang, độ dày lớp cắt 1mm, khoảng cách giữa các lớp 2 cm - Nội soi phế quản ống mềm Thực hiện trên máy nội soi phế quản ống mềm của Olympus, tại khoa nội 3 Nhóm làm kỹ thuật nội soi thực hiện các bước: Khám bệnh nhân trước soi, chuẩn bị bệnh nhân, chuẩn bị dụng cụ, tiến hành soi có ghi hình video, lấy bệnh phẩm, chụp ảnh. Kết quả hình ảnh được nhận ghi lại theo mẫu soi phế quản. Toàn bộ nguyên tắc kỹ thuật soi và lấy bệnh phẩm được thực hiện theo hướng dẫn “ Nội soi phế quản”. - Xét nghiệm bệnh phẩm: Các bệnh phẩm chẩn đoán tế bào-mô bệnh thực hiện tại khoa giải phẫu bệnh Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái nguyên Bệnh phẩm chẩn đoán nhuộm soi, nuôi cấy tìm vi khuẩn thực hiện tại khoa vi sinh Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái nguyên Bệnh phẩm làm xét nghiệm PCR thực hiện tại bộ môn vi sinh trường Đại học Y Dược Thái Nguyên 55
  5. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 2.6. Xử lý số liệu : Trên SPSS 18.0 1.Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân soi phế quản Bảng 1. Tần suất các triệu chứng buộc bệnh nhân phải đi khám Triệu chứng n % Ho cấp tính 56 65,1 Ho mạn tính 18 20,9 Ho máu 15 17,4 Đau ngực 6 6,9 Nói khàn 5 5,8 Nhận xét: trong tổng số 86 bệnh nhân được soi phế quản, triệu chứng buộc bệnh nhân đến khám là ho cấp tính (
  6. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 Nghiên cứu của Phạm Mạnh Cường ( Bệnh viện Hải Dương) ở 47 bệnh nhân nội soi phế quản, do chỉ chọn ở những bệnh nhân có đám mờ ngoại vi phổi thì tác giả thấy tỷ lệ bệnh nhân có đám mờ dạng tròn cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi (41,2% so với 15,1%). Nghiên cứu của Nguyễn Kim Thoa ( Viện 103 cho thấy các tổn thương đám mờ dạng tròn chủ yếu gặp bện phải) Bảng 4. Đặc điểm hình ảnh HRCT ( n=57) N % Đặc điểm riêng Dày thành phế quản 29 Lan tỏa Giãn phế quản 18 Lan tỏa 2 bên: 5 Giãn khu trú: 13 (thùy trên: 9, thùy dưới: 4) Hình trụ: 14 Hình chùm nho: 4 Đông đặc 17 Thùy dưới: 15 Thùy trên- thùy giữa: 2 Cả thùy 0 Phân thùy: 6 Tiểu thùy: 11 Kính mờ 27 Thùy dưới: 22 Thùy trên- giũa: 5 Hình ảnh khối u 16 Trung tâm: 4 Ngoại vi: 12 Hình ảnh xơ- thâm 14 Thùy trên: 11 nhiễm- phá hủy Thùy dưới: 3 Bên phải: 12,trái: 2 Hình ảnh apxe 2 Nghi kén phổi 1 3 kén, Đkính lớn nhất: 2,5 cm Dịch màng phổi 8 Xẹp phổi 6 Xẹp thùy: 1 Phân thùy: 5 Hạch trung thất 3 Nhận xét: Trong 57 bệnh nhân có chụp HRCT lồng ngực trước khi soi phế quản, chúng tôi gặp đa dạng các hình ảnh, trong đó hình ảnh dày thành phế quản, hình ảnh , giãn phế quản gặp nhiều nhất, kính mờ, đông đặc, khối u. 2. Đặc điểm hình ảnh nội soi và kết quả xét nghiệm bệnh phẩm được lấy qua nội soi Bảng 5. Hình ảnh nội soi từ dây thanh đến carina N % Teo dây thanh 1 bên 3 3,4 Teo dây thanh 2 bên 1 1,1 Hạt xơ dây thanh 2 2,3 Nhận xét: Trong số 86 bệnh nhân soi phế quản, chúng tôi chỉ gặp bất thường tại dây thanh: Teo dây thanh 1 bên, hạt xơ dây thanh, không gặp bệnh lý khí quản. 57
  7. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 Bảng 6. Hình ảnh nội soi từ phế quản gốc đến phế quản phân thùy N % Đặc điẻm riêng Hẹp lỗ phế quản 6 Hẹp lỗ phế quản thùy: 2 Lỗ phế quản phân thùy: 4 Hẹp toàn bộ: 2 U lòng PQ 4 U nhẵn 1 U loét sùi: 3 Tù cựa phế quản 21 Xung huyết niêm mạc phế 47 quản Dịch nhày 39 Chảy máu 4 Xác định được vị trí chảy máu: 1 Không xác định được: 3 Có mủ trong lòng PQ 8 1 trường hợp ộc mủ nhiều mủ xanh trong khi soi ( Ca bệnh có kén phổi) Mảng sắc tố 43 Dị vật 1 Được chuyển về BV 103 ( Răng giả có sợi kim loại cắm vào thành phế quản gốc phải, gây ho kéo dài và ho máu nhiều lần (gần 10 năm, có 2 đợt điều trị theophác đồ lao) Nhận xét: Nghiên cứu của Nhâm lựa chọn bệnh nhân có chủ đích ( Nghi ung thư) thì cũng có tỷ lệ lớn bệnh nhân không thấy bất thường qua nội soi ( 32,2%) Bảng 7. Kết quả xét nghiệm bệnh phải lấy qua nội soi Bệnh phẩm Xét nghiệm n % Sinh thiết niêm Tế bào, mô bệnh (-) 24 85,7 mạc ( n=28) Tế bào, mô bệnh (+) 4 14,3 Rửa phế quản- phế Tế bào (-) 68 100 nang (n=68) AFB (+) 7 10,3 PCR lao (+) 5 7,3 Nấm 3 4,4 Nhận xét: Ở 28 bệnh nhân bệnh nhân được sinh thiết niêm mạc phế quản, chúng tôi làm xét nghiệm mô bệnh và tế bào, kết quả chỉ có 4 bệnh nhân tìm thấy tế bào ung thư, phù hợp với kết quả của các tác giả trong nước vì số bệnh nhân được xác định u trung tâm chỉ có 5 bệnh nhân (nhìn thấy được khối u qua nội soi) Còn lại là những bệnh nhân u ngoại vi, vì vậy tỷ lệ tìm thấy tế bào ung thư qua mảnh sinh thiết niêm mạc rất thấp. Phù hợp với nghiên cứu của Lê Nhâm (2006) Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi cũng không tìm thấy tế bào ung thư trong bệnh phẩm dịch rửa phê quản- phế nang, còn nghiên cứu của Nhâm có 8/22 bệnh nhân u ngoại vi tìm thấy tế bào ung thư qua dịch rửa phế quản-phế nang. Sự khác biệt về 2 kết quả này có thể do số lượng bệnh nhân nghi K phế quản ngoại vi trong nghiên cứu của chúng tôi còn ít nên xác suất thấy được tế bào ung thư còn hạn chế. Về các xét nghiệm chẩn đoán lao, trong nghiên cứu của chúng tôi tiến hành tìm AFB cho tất cả các bệnh phẩm rửa phế quản phế nang, đã thấy 7/68 bệnh nhân được xác định AFB (+), trong khi toàn bộ bệnh nhân soi đã làm xét nghiệm đờm AFB (-). Chứng tỏ 58
  8. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 việc lấy bệnh phẩm rửa phế quản phế nang là một kỹ thuật rất hữu ích để tìm AFB cho những bệnh nhân nghi lao phổi. Xét nghiệm PCR chẩn đoán lao là xét nghiệm dựa trên nguyên lý khuyếch đại gen, cho kết quả có độ nhậy cao, một số nghiên cứu thấy độ nhậy và độ dặc hiệu của phương pháp này đạt >70 đến 90%. Chúng tôi chỉ thực hiện được xét nghiệm này ở 11 bệnh nhân nghi lao, trong đó có 7 bệnh nhân được xác định PCR lao (+), có 2 bệnh nhân đồng kết quả AFB (+). Như vậy với chẩn đoán lao phổi, kỹ thuật nội soi giúp cải thiện chẩn đoán cho 12 bệnh nhân mà trước đó không tìm thấy bằng chứng của vi khuẩn lao. Tuy nhiên với số liệu còn hạn chế nên chúng tôi chưa tính toán được độ nhậy và độ đặc hiệu của kỹ thuật này. KẾT LUẬN Nghiên cứu ở toàn bộ 86 bệnh nhân soi phế quản trong năm 2012,chúng tôi có một số kết luận như sau: 1. Về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng: - Triệu chứng cơ năng buộc bệnh nhân đến khám chiếm tỷ lệ cao nhất là ho cấp tính là, tiếp theo là ho mạn tính, và ho máu - Triệu chứng thực thể tại phổi gặp nhiều nhất là hội chứng phế quản - Triệu chứng Xquang thường gặp là hình ảnh phổi bản và hình ảnh kính mờ, có 13 trường hợp có hình ảnh đám mờ dạng tròn nghi k phế quản và 29 trường hợp có hình ảnh nghi lao phổi - Trên HRCT (57 bệnh nhân): Hình ảnh gặp nhiều nhất là dày thành phế quản, và kính mờ, có 14 bệnh nhân nghi k phế quản, 16 bệnh nhân có hình ảnh khối u phế quản, trong đó chiếm chủ yếu u phế quản ngoại vi 2. Hình ảnh nội soi phế quản - Đoạn thanh môn đến trước carina chỉ thấy số ít các tổn thương ở dây thanh: Teo dây thanh, hạt xơ dây thanh, không thấy tổn thương khí quản - Đoạn phế quản: Gặp nhiều nhất là tù carina, cựa phế quản, dịch nhầy trong lòng phế quản và mảng sắc tố. Chỉ có 4 bệnh nhân thấy u trong lòng phế quản, 1 bệnh nhân thấy dị vật phế quản, 6 bệnh nhân hẹp lỗ phế quản - Lấy bệnh phẩm: Có 68 bệnh nhân được rửa phế quản phê nang, trong đó 28 bệnh nhân được kết hợp sinh thiết. Kết quả 4 bệnh nhân tìm được tế bào K trong mảnh sinh thiết, 12 bệnh nhân tìm thấy AFB, trong đó 7/65 bệnh nhân AFB (+), 5/11 bệnh nhân PCR chẩn đoán lao (+). Tài liệu tham khảo 1. Ngô Quý Châu (2011), Nội soi phế quản, Nhà xuất bản y học 2. Lê Nhâm - Đỗ Quyết (2006), Hiệu quả kết hợp các kỹ thuật lấy bệnh phẩm qua soi phế quản ống mềm chẩn đoán ung thu phế quản, Kỷ yếu hội nghị lao-bệnh phổi toàn quốc. 3. Nguyễn Chi Lăng (1992), "Góp phần nghiên cứu chẩn đoán ung thư phổi bằng kỹ thuật soi PQOM, STXTPQ và chải rửa phế quản mù", Luận án PTS y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 4. Đỗ Quyết, Mai Xuân Khẩn, Nguyễn Xuân Triều (1998), "Nhận xét qua 119 lần soi PQOM", Công trình nghiên cứu y học quân sự, số 2, tr 23- 28 5. Trần Ngọc Thạch, Nguyễn Sơn Lam, Nguyễn Trần Phùng, Nguyễn Hữu Lân (2002), "Đánh giá các kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm qua soi PQOM trong chẩn đoán UTPQ - Phổi ngoại vi", Hội thảo Pháp - Việt lần thứ 3 về bệnh phẩm và phẫu thuật lồng ngực, Sài Gòn. 59
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2