intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy tổng hợp dạng Amphetamin

Chia sẻ: ViAnkara2711 ViAnkara2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

33
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn tâm thần ở bệnh nhân sử dụng ma túy tổng hợp dạng Amphetamin. Phương pháp: mô tả cắt ngang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy tổng hợp dạng Amphetamin

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN TÂM THẦN DO SỬ DỤNG<br /> MA TÖY TỔNG HỢP DẠNG AMPHETAMIN<br /> Trịnh Quỳnh Giang, Đàm Bảo Hoa<br /> Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn tâm thần ở bệnh nhân sử dụng ma túy tổng<br /> hợp dạng Amphetamin. Phương pháp: mô tả cắt ngang.<br /> Kết quả: 50,00% bệnh nhân lứa tuổi từ 20 - 30; 96,70 % là nam, nữ chiếm 3,33 %;<br /> 83,30 % bệnh nhân không có việc làm ổn định, 40 % bệnh nhân có thời gian dùng ATS<br /> trên 3 năm, 56,67 % bệnh nhân sử dụng ATS thường xuyên. Triệu chứng mất ngủ<br /> (73,33 %), hoang tưởng kết hợp với ảo giác (53,33 %), cơn hoảng sợ (43,33 %), triệu<br /> chứng hoang tưởng bị hại, bị theo dõi và ảo thanh có tỷ lệ cao hơn các loại hoang<br /> tưởng, ảo giác khác. Các triệu chứng về cơ thể chiếm tỷ cao như: chán ăn (53,33 %),<br /> mệt mỏi, sút cân, rối loạn tình dục (46,67%), rối loạn thần kinh thực vật (43,33%).<br /> Từ khoá: đặc điểm lâm sàng, rối loạn tâm thần, ATS<br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Ở nước ta trong những năm gần đây việc sử dụng các chất ma tuý kích thích dạng<br /> amphetamine (Amphetamine-Type- Stimulans: ATS) có xu hướng gia tăng rất nhanh,<br /> một trong những lý do của hiện tượng này là nhiều người cho rằng chúng không gây<br /> nghiện như thuốc phiện.<br /> Các chất ma tuý thuộc nhóm ATS như amphetamine, methamphetamine, MDMA (3, 4<br /> methylenedioxymethaphetamine, còn gọi là Ecstasy), có tác dụng kích thích nhất thời hệ<br /> thống thần kinh trung ương gây hưng phấn tâm thần, ảo giác và hoang tưởng. Do vậy,<br /> các chất này còn được gọi với các tên khác như: "các chất loạn thần", "ma tuý điên", "ma<br /> tuý bạo lực". Hiện nay, các chất ma tuý này được coi là những chất ma tuý nguy hiểm<br /> nhất vì nếu dùng ATS thời gian dài sẽ gây nghiện, rối loạn tâm thần và nhiều chức năng<br /> khác của cơ thể. Trên thực tế lâm sàng chúng tôi nhận thấy rối loạn loạn thần do sử dụng<br /> ATS thường gặp là hoang tưởng, ảo giác dẫn đến rối loạn cảm xúc, hành vi kèm với các<br /> triệu chứng cơ thể như đau đầu, đau cơ, bồn chồn, bứt rứt…xuất hiện ở bệnh nhân sử<br /> dụng ATS lâu ngày hoặc các trường hợp ngộ độc ATS. Do các triệu chứng rối loạn tâm<br /> thần, bệnh nhân thường gây rối ở nơi công cộng hoặc trong gia đình, nhiều trường hợp<br /> dẫn đến tình trạng gây ra án mạng và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác do hành vi bị<br /> điều khiển bởi ảo giác, hoang tưởng. Đây là lý do quan trọng để các rối loạn tâm thần ở<br /> bệnh nhân sử dụng ATS cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.<br /> Hiện nay, ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, chính vì vậy chúng<br /> tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu: “mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn tâm thần<br /> ở bệnh nhân sử dụng ma túy tổng hợp dạng Amphetamin” nhằm giúp cho công tác chẩn<br /> đoán và điều trị trong thực hành lâm sàng.<br /> 2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu<br /> 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu:<br /> - Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chẩn<br /> đoán rối loạn loạn thần do sử dụng ma túy tổng hợp dạng Amphetamine theo ICD – 10,<br /> tự nguyện tham gia vào nghiên cứu [11].<br /> - Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân có tổn thương thực thể tại não, bệnh cơ thể phối hợp,<br /> dùng các dạng ma túy khác, bệnh nhân đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán một rối loạn<br /> tâm thần rõ rệt khác phối hợp.<br /> Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016<br /> <br /> - Địa điểm và thời gian nghiên cứu: trung tâm 05 – 06 tỉnh Thái Nguyên, khoa tâm<br /> thần bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên, bệnh viện tâm thần tỉnh Thái Nguyên<br /> từ tháng 1/2015 – 10/2015.<br /> 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> - Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang<br /> - Mẫu nghiên cứu: gồm 30 bệnh nhân được chẩn đoán xác định rối loạn loạn thần do sử<br /> dụng ma túy tổng hợp dạng Amphetamine theo ICD – 10, tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.<br /> 2.3 Chỉ tiêu nghiên cứu:<br /> - Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân: tuổi, giới, nghề nghiệp, thời gian và tần xuất sử<br /> dụng, đặc điểm lâm sàng…<br /> 2.4. Kỹ thuật thu thập số liệu:<br /> - Khám lâm sàng trước khi điều trị, ghi số liệu thu được vào phiếu nghiên cứu<br /> 2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu:<br /> Số liệu thu thập được được xử lý bằng phương pháp thống kê y học.<br /> 3. Kết quả nghiên cứu<br /> Bảng 1. Ph n ố ệnh nh n th o tuổi v giới tính<br /> Bệnh nhân<br /> Số lƣợng Tỷ lệ (%)<br /> Đặc điểm<br /> < 20 0 0,00<br /> 20 - < 30 15 50,00<br /> Lứa tuổi<br /> 30 - 40 12 40,00<br /> > 40 3 10,00<br /> Tổng 30 100,00<br /> Nam 29 96,70<br /> Giới<br /> Nữ 1 3,33<br /> Tổng 30 100,00<br /> Nhận t:<br /> Bệnh nhân ở lứa tuổi 20 - < 30 chiếm tỷ lệ cao nhất (50,00%), không gặp bệnh nhân<br /> nào lứa tuổi dưới 20.<br /> 96,70% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là nam, bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ 3,33 %.<br /> Bảng 2. Ph n ố ệnh nh n th o nghề nghiệp<br /> Bệnh nhân<br /> Số lƣợng Tỷ lệ %<br /> Nghề nghiệp<br /> Lái xe 3 10,00<br /> LĐ tự do 25 83,34<br /> Công nhân 1 3,33<br /> Cán bộ viên chức 1 3,33<br /> Tổng 30 100,00<br /> Nhận t:<br /> Bệnh nhân ở nhóm lao động tự do chiếm tỷ lệ cao nhất (83,30%), có 10,00% bệnh<br /> nhân làm nghề lái xe. Trong đó các nhóm nghề khác như công nhân, cán bộ viên chức có<br /> tỷ lệ thấp hơn.<br /> Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016<br /> <br /> Bảng 3. Ph n ố ệnh nh n th o th i gian v t n xu t sử ụng ch t<br /> Bệnh nhân<br /> Đặc điểm Số lƣợng Tỷ lệ (%)<br /> dưới 1năm 8 26,67<br /> Thời<br /> gian SD 1 – 3 năm 10 33,33<br /> trên 3 năm 12 40,00<br /> Tổng 30 100,00<br /> Tần xuất Thường xuyên 17 56,67<br /> SD Không thường xuyên 13 43,33<br /> Tổng 30 100,00<br /> Nhận t:<br /> Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có thời gian sử dụng chất từ trên 3 năm chiếm tỷ<br /> lệ cao nhất (40,00 %). Bệnh nhân có thời gian sử dụng chất dưới 1 năm chiếm tỷ lệ thấp<br /> hơn (26,67 %),<br /> Bệnh nhân có tần xuất sử dụng chất thường xuyên chiếm tỷ lệ (56,67%) cao hơn bệnh<br /> nhân có tần xuất sử dụng chất không thường xuyên (43,33%).<br /> Bảng 4. Các triệu chứng rối loạn t m th n<br /> Bệnh nhân<br /> Số lƣợng Tỷ lệ %<br /> Triệu chứng<br /> Hoang tưởng đơn thuần 5 16,66<br /> Ảo giác đơn thuần 7 23,33<br /> Hoang tưởng kết hợp với ảo giác 16 53,33<br /> Cơn hoảng sợ 13 43,33<br /> Hưng cảm 7 23,33<br /> Trầm cảm 10 33,33<br /> Kích động 12 40,00<br /> Rối loạn giấc ngủ 22 73,33<br /> Nhận t<br /> Triệu chứng mất ngủ chiếm tỷ lệ cao nhất (73,33%), hoang tưởng kết hợp với ảo giác là<br /> triệu chứng hay gặp hơn so với hoang tưởng và ảo giác đơn thuần, kích động và cơn hoảng<br /> sợ cũng chiếm tỷ lệ cao trong nhóm nghiên cứu, các triệu chứng khác có tỷ lệ thấp hơn.<br /> Bảng 5. Đặc điểm của hoang tƣởng v ảo giác<br /> Bệnh nhân<br /> Số lƣợng Tỷ lệ %<br /> Triệu chứng<br /> Hoang tưởng bị hại, bị theo dõi 16 53,33<br /> Hoang tưởng liên hệ 3 10,00<br /> Các loại hoang tưởng khác 2 6,67<br /> Ảo thanh 13 43,33<br /> Ảo thị 8 26,67<br /> Các loại ảo giác khác 2 6,67<br /> Nhận t:<br /> Triệu chứng hoang tưởng bị hại, bị theo dõi chiếm tỷ lệ cao nhất so với các loại hoang<br /> tưởng khác. Trong các loại ảo giác thì ảo thanh có tỷ lệ cao hơn các loại ảo giác khác.<br /> Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016<br /> <br /> Bảng 6. Các triệu chứng về cơ thể<br /> Bệnh nhân<br /> Số lƣợng Tỷ lệ %<br /> Triệu chứng<br /> Chán ăn 16 53,33<br /> Đau đầu, đau cơ 7 23,33<br /> Khô miệng 6 20,00<br /> Chóng mặt 6 20,00<br /> Rối loạn thần kinh thực vật 13 43,33<br /> Mệt mỏi, sút cân 14 46,67<br /> Rối loạn tình dục 14 46,67<br /> Nhận t:<br /> Các triệu chứng về cơ thể chiếm tỷ cao như: chán ăn (53,33 %), mệt mỏi, sút cân, rối<br /> loạn tình dục (46,67%), rối loạn thần kinh thực vật (43,33%), các triệu chứng khác có tỷ<br /> lệ thấp hơn.<br /> 4. Bàn luận<br /> Về lứa tuổi: trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân ở lứa tuổi 20 - < 30 chiếm tỷ lệ<br /> cao nhất (50,00 %), không gặp bệnh nhân nào lứa tuổi dưới 20. Các nghiên cứu khác cho<br /> thấy lứa tuổi sử dụng ATS thừơng là tuổi trẻ từ 18 – 25 tuổi [2],[5],[6]. Như vậy, kết quả<br /> này phù hợp với nghiên cứu khác.<br /> Về giới tính: trên lâm sàng, người ta nhận thấy tỷ lệ nghiện chất chung thường gặp ở<br /> nam giới [1],[3],[4]. Trong nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy: 96,70 % bệnh nhân trong<br /> nhóm nghiên cứu là nam, 3,33 % là nữ. Nghiên cứu của Nguyễn Kim Việt và c.s cũng cho<br /> thấy tỉ lệ này ở nữ là 2,8% [7].<br /> Nghiên cứu của Kenny P. tại Úc (2011) cho kết quả có 66% bn bị thất nghiệp [3]. Kết<br /> quả của chúng tôi cho thấy bệnh nhân ở nhóm lao động tự do không có nghề nghiệp ổn<br /> định chiếm tỷ lệ cao nhất (83,30%), có 10,00% bệnh nhân làm nghề lái xe, trong đó các<br /> nhóm nghề khác như công nhân, cán bộ viên chức có tỷ lệ thấp. Nhiều nghiên cứu khác<br /> cho thấy đối tượng sử dụng ATS thường là những người bị thất nghiệp hoặc không có việc<br /> làm ổn định.<br /> Về thời gian sử dụng ATS: bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có thời gian sử dụng chất<br /> trên 3 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (40,00 %). Bệnh nhân có thời gian sử dụng chất dưới 1<br /> năm chiếm tỷ lệ thấp hơn (26,67 %). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trịnh Tất<br /> Thắng và các tác giả khác [10],[12].<br /> Về tần xuất sử dụng ATS: bệnh nhân có tần xuất sử dụng ATS thường xuyên chiếm tỷ<br /> lệ (56,67%) cao hơn bệnh nhân có tần xuất sử dụng ATS không thường xuyên (43,33%).<br /> Một nghiên cứu ở Mỹ nhận thấy: 65 %người sử dụng ATS thường xuyên có rối loạn tâm<br /> thần sau 2 năm sử dụng [12]. Như vậy, kết quả này phù hợp với nhận định trên.<br /> Nhìn chung các rối loạn tâm thần do sử dụng ATS thường tiến triển rầm rộ, cấp tính<br /> nhưng sẽ thoái triển một thời gian ngắn sau khi ngừng sử dụng [8], [9]. Nghiên cứu này<br /> cho thấy: triệu chứng mất ngủ chiếm tỷ lệ cao nhất, hoang tưởng kết hợp với ảo giác là<br /> triệu chứng hay gặp hơn so với hoang tưởng và ảo giác đơn thuần, kích động và cơn hoảng<br /> sợ cũng chiếm tỷ lệ cao trong nhóm nghiên cứu, các triệu chứng khác có tỷ lệ thấp hơn.<br /> Về đặc điểm của hoang tưởng, ảo giác chúng tôi thấy: triệu chứng hoang tưởng bị hại,<br /> bị theo dõi chiếm tỷ lệ cao nhất so với các loại hoang tưởng khác. Trong các loại ảo giác<br /> thì ảo thanh có tỷ lệ cao hơn các loại ảo giác khác. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu<br /> của Trịnh Tất Thắng, Nguyền Kim Việt, Maclver C. [7], [12].<br /> Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016<br /> <br /> Bên cạnh các triệu chứng rối loạn tâm thần thì các triệu chứng về cơ thể là các triệu<br /> chứng hay gặp ở người sử dụng ATS [2], [6]. Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy: các<br /> triệu chứng về cơ thể chiếm tỷ cao như: chán ăn (53,33 %), mệt mỏi, sút cân, rối loạn tình<br /> dục (46,67%), rối loạn thần kinh thực vật (43,33%), các triệu chứng khác có tỷ lệ thấp hơn.<br /> 5. Kết luận<br /> Qua nghiên cứu 30 bệnh nhân rối loạn loạn thần do sử dụng ATS nhận thấy: 50,00%<br /> bệnh nhân lứa tuổi từ 20 - 30; 96,70 % là nam, nữ chiếm 3,33 %; 83,30 % bệnh nhân không<br /> có việc làm ổn định, 40 % bệnh nhân có thời gian dùng ATS trên 3 năm, 56,67 % bệnh nhân<br /> sử dụng ATS thường xuyên. Triệu chứng mất ngủ (73,33 %), hoang tưởng kết hợp với ảo<br /> giác (53,33 %), cơn hoảng sợ (43,33 %), triệu chứng hoang tưởng bị hại, bị theo dõi và ảo<br /> thanh có tỷ lệ cao hơn các loại hoang tưởng, ảo giác khác. Các triệu chứng về cơ thể chiếm tỷ<br /> cao như: chán ăn (53,33%), mệt mỏi, sút cân, rối loạn tình dục (46,67%), rối loạn thần kinh<br /> thực vật (43,33%).<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Grant KM, Levan TD, Wells SM, Li M, Stoltenberg SF, Gendelman HE, et al.:<br /> Methamphetamine-Associated Psychosis. J Neuroimmune Pharmacol 2011, 7(1):113-139<br /> 2. Kaplan H.I., Sadock B.J. (2009), “Comprehensive Textbook of Psychiatry‟,<br /> Baltimore, Md: Lippincott Williams & Wilkins: p. 792-798.<br /> 3. Kenny, P., Harney, A., Lee, N.K. and Pennay, A. (2011). Treatment utilization and<br /> barriers to treatment: Results of a survey of dependent methamphetamine users.<br /> Substance Abuse Treatment, Prevention, and Policy, 6(1).<br /> 4. Leamon MH, Flower K, Salo RE, Nordahl TE, Kranzler HR, Galloway GP:<br /> Methamphetamine and paranoia: the methamphetamine experience questionnaire. Am J<br /> Addict 2010, 19(2):155-168.<br /> 5. Lý Trần Tình, Nguyễn Quang Bính, Đỗ Văn Thắng (2012). Thực trạng điều trị ma<br /> túy tại bệnh viện tâm thần Hà Nội 6 tháng đầu năm 2012. Tài liệu tập huấn về ATS 2012-<br /> tại Đà N ng.<br /> 6. Nguyễn Kim Việt (2014), “Cơ chế gây nghiện”, Giáo trình sau đại học - Bộ môn Tâm<br /> thần - Trường đại học Y Hà Nội, tr 134 – 17.<br /> 7. Nguyễn Kim Việt, Trần Hữu Bình (2013), “Đặc điểm lâm sàng hoang tưởng liên quan<br /> sử dụng chất dạng Amphetamin”, Tạp chí Y học y học thực 1 số 10 2013.<br /> 8. Nguyễn Minh Tuấn (2011), “ Nguyên nhân của trạng thái lệ thuộc, điều trị trạng<br /> thái lệ thuộc”, chẩn đoán và điều trị trạng thái lệ thuộc (nghiện), nhà xuất bản y học,<br /> tr.9-17.<br /> 9. Sadock B. J., Sadock V. A., (2007), “Kaplan and Sadocks “, Synopsis of<br /> psychiarty, Williams and Wilkin, p 226 – 239.<br /> 10. Srisurapanont M, Ali R, Marsden J, Sunga A, Wada K, Monteiro M (2003),<br /> “Psychotic symptoms in ATS psychotic in-patients”, International Journal ' of<br /> Neuropsychopharmacology, 6(4):347-352.<br /> 11. Tổ chức Y tế Thế giới (1992), “Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng chất,<br /> phân loại Quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi.”<br /> 12. Trịnh Tất Thắng (2012), kinh nghiệm điều trị các trường hợp loạn thần liên quan sử<br /> dụng chất dạng amphetamine. Hội nghị khoa học Điều trị nghiện ATS- Đà N ng 2012.<br /> <br /> STUDING CLINICAL CHARACTERISTICS OF MENTAL DISORDERS DUE<br /> TO USING AMPHETAMIN – TYPE – STIMULANS (ATS)<br /> Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016<br /> <br /> <br /> SUMMARY<br /> Objective: to describe the clinical characteristics of mental disorders in patients<br /> use ATS. Methods: cross-sectional descriptive. Results: 50.00% of patients ages<br /> 20-30; 96.70% are men, women accounted for 3.33%. There are 83.30% of<br /> patients have not stable jobs, 40% patients with duration of using ATS > 3 year,<br /> 56.67% patients use ATS regularly. Insomnia (73.33%), paranoid combine with<br /> hallucinations (53.33%), panic attacks (43.33%), victim paranoid, being watched<br /> paranoid and virtual bar have higher rates than other the kind of paranoias and<br /> hallucinations. The body symptoms have high rate, such as: anorexia (53.33%),<br /> fatigue, weight loss, sexual disorder (46.67%), autonomic nervous disorders<br /> (43.33%). characteristics, mental disorders, ATS.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1