T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG SA SÚT NGÔN NGỮ,<br />
KHẢ NĂNG NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI Ở BỆNH NHÂN MẤT TRÍ<br />
Bùi Công Viên*; Tô Thanh Phương*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm lâm sàng sa sút ngôn ngữ, khả năng nhận thức và hành vi ở<br />
bệnh nhân (BN) mất trí. Đối tượng và phương pháp: mô tả cắt ngang và hồi cứu trên 32 BN<br />
(14 BN nam và 18 BN nữ) được chẩn đoán mất trí theo ICD-10. Kết quả và kết luận: 78,12%<br />
BN < 80 tuổi. Ở giai đoạn sớm: 71,87% BN khó tìm từ khi nói; 21,87% BN không nhận ra các<br />
đồ vật quen thuộc; 21,87% BN biểu hiện khó khăn thao tác nghề nghiệp. Ở giai đoạn toàn phát:<br />
75% BN khó tìm từ khi nói; BN không nhận ra người quen cũ chiếm 71,87%; ăn mặc lôi thôi<br />
68,75% BN.<br />
* Từ khóa: Mất trí nhớ; Sa sút ngôn ngữ; Khả năng nhận thức; Đặc điểm lâm sàng.<br />
<br />
Study of Clinical Characteristics of Delay in Language, Cognition<br />
and Behavior in Dementia Patients<br />
Summary<br />
Objectives: To determine clinical characteristics of the delay in language, cognition and behavior<br />
in dementia patients. Subjects and methods: A cross-sectional, descriptive and retrospective<br />
study in 32 patients (14 males and 18 females) who were diagnosed with dementia according to<br />
ICD-10. Results and conclusions: 78.12% of the patients were under 80 years of age. At an<br />
early stage: 71.87% of the patients found it difficult to express; 21.87% of patients did not<br />
recognize their familiar objects; 21.87% of the patients had difficult in occupational manipulation.<br />
At the acute stage: 75% of patients had trouble using vocabulary; patients did not recognize<br />
their old friends, accounting for 71.87%; 68.75% of the patients were badly dressed.<br />
* Keywords: Dementia; Decline in language; Cognition; Behavior; Clinical Characteristics.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Mất trí là một nhóm bệnh khá phổ biến<br />
ở người > 70 tuổi. Các rối loạn này bao<br />
gồm Alzheimer, Pic, mất trí Parkinson,<br />
mất trí do căn nguyên mạch máu… BN<br />
mất trí thường có hiện tượng mất dần<br />
ngôn ngữ, khả năng nhận thức và gặp<br />
<br />
khó khăn khi phối hợp động tác. Để góp<br />
phần nghiên cứu triệu chứng sa sút về<br />
ngôn ngữ, khả năng nhận thức và vận<br />
động chủ động, chúng tôi tiến hành đề tài<br />
này nhằm: Mô tả đặc điểm sa sút ngôn<br />
ngữ, khả năng nhận thức và hành vi ở BN<br />
mất trí.<br />
<br />
* Bệnh viện Tâm Thần TW 1<br />
Người phản hồi (Corresponding): Tô Thanh Phương (tothanhphuong@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 12/05/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 19/06/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 25/07/2017<br />
<br />
110<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
* Cỡ mẫu nghiên cứu: sử dụng chọn<br />
mẫu toàn bộ.<br />
<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu 32 BN, 14 BN nam (44%)<br />
và 18 BN nữ (56%) được chẩn đoán là sa<br />
sút trí tuệ theo ICD-10, điều trị nội trú tại<br />
Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch<br />
Mai từ tháng 3 - 2014 đến 2 - 2015.<br />
<br />
* Phương pháp xử lý và phân tích số<br />
liệu:<br />
Các số liệu được thu thập, nhập và<br />
phân tích bằng chương trình Epi.info 6.04.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
1. Tuổi của BN.<br />
<br />
Mô tả cắt ngang, kết hợp hồi cứu.<br />
- Khám trực tiếp trên lâm sàng, sử<br />
dụng các công cụ, bệnh án nghiên cứu<br />
giúp chẩn đoán, theo dõi tiến triển của<br />
bệnh.<br />
- Tiến hành thu thập thông tin hồi cứu<br />
về bệnh từ BN và người thân của họ để<br />
phát hiện được các triệu chứng sớm của<br />
mất trí.<br />
<br />
BN trẻ nhất 51 tuổi và già nhất 95 tuổi.<br />
Nhóm tuổi < 70 chiếm tỷ lệ cao nhất<br />
(15 BN = 46,87%), tiếp theo là nhóm<br />
70 - 79 tuổi (10 BN = 31,25%); ≥ 90 tuổi:<br />
2 BN (6,35%). Tuổi trung bình: 70,63 ±<br />
10,48. Như vậy, phân bố tuổi của BN phù<br />
hợp với nhận xét của Kaplan H.I (1994):<br />
đa số BN mất trí < 80 tuổi.<br />
<br />
2. Đặc điểm sa sút ngôn ngữ ở giai đoạn sớm.<br />
Bảng 1:<br />
BN nghiên cứu<br />
Các biểu hiện sa sút ngôn ngữ<br />
<br />
(n = 32)<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Biểu hiện sa sút<br />
<br />
Nói lặp lại từ<br />
<br />
17<br />
<br />
53,12<br />
<br />
ngôn ngữ (nói, đọc, viết…)<br />
<br />
Khó tìm từ khi nói<br />
<br />
23<br />
<br />
71,87<br />
<br />
Không gọi được tên đối tượng<br />
<br />
19<br />
<br />
59,37<br />
<br />
Mất lưu loát, phát âm không chính xác<br />
<br />
13<br />
<br />
40,62<br />
<br />
Không hiểu một câu dài, phức tạp<br />
<br />
3<br />
<br />
9,38<br />
<br />
Sa sút khả năng tiếp nhận<br />
(nghe, hiểu)<br />
<br />
Trong các biểu hiện sa sút ngôn ngữ, phổ biến nhất là khó tìm từ khi nói (71,87% BN).<br />
59,37% BN không gọi được tên đối tượng.<br />
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Andrew K và CS (1996). Tác giả cho rằng<br />
khó tìm từ khi nói chiếm đến 75% BN. Các triệu chứng như quên tên đối tượng, nói lặp<br />
lại cũng gặp ở đa số BN.<br />
111<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
3. Biểu hiện sa sút khả năng nhận thức ở giai đoạn sớm.<br />
Bảng 2:<br />
Các biểu hiện vong tri<br />
<br />
BN nghiên cứu (n = 32)<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
2<br />
Không nhận ra các đồ vật quen thuộc<br />
<br />
7<br />
<br />
21,87<br />
<br />
Hiện tượng nhận nhầm<br />
<br />
5<br />
<br />
15,62<br />
<br />
21,87% BN (7 BN) không nhận ra các đồ vật quen thuộc. Hiện tượng nhận nhầm<br />
15,62% BN (5 BN); không nhận ra người quen cũ: 2 BN (6,25%). Kết quả này phù hợp<br />
với kết quả của Remi W. B (1996). Tác giả cho rằng chỉ khoảng 1/5 số BN không nhận<br />
ra các đồ vật quen thuộc trong giai đoạn sớm.<br />
4. Biểu hiện mất phối hợp vận động ở giai đoạn sớm.<br />
Bảng 3:<br />
Các biểu hiện vong hành<br />
<br />
BN nghiên cứu (n = 32)<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Khó khăn thao tác nghề nghiệp<br />
<br />
7<br />
<br />
21,87<br />
<br />
Khó khăn trong sử dụng các dụng cụ, trang thiết bị trong gia đình<br />
<br />
2<br />
<br />
6,25<br />
<br />
Giảm khả năng quản lý nội trợ<br />
<br />
7<br />
<br />
21,87<br />
<br />
Trang phục luộm thuộm không thích hợp<br />
<br />
12<br />
<br />
37,50<br />
<br />
Vụng về hơn trong công việc thường làm<br />
<br />
17<br />
<br />
53,12<br />
<br />
Trong nhóm nghiên cứu, 21,87% BN biểu hiện khó thao tác nghề nghiệp. Khó sử<br />
dụng các dụng cụ, trang thiết bị trong gia đình chiếm 6,25%; phù hợp với nghiên cứu<br />
của Remi W. B (1996): khó khăn thao tác nghề nghiệp chiếm khoảng 20% số BN.<br />
5. Biểu hiện sa sút ngôn ngữ ở giai đoạn toàn phát.<br />
Bảng 4:<br />
Các biểu hiện sa sút ngôn ngữ<br />
<br />
Sa sút ngôn<br />
ngữ biểu hiện<br />
(nói, đọc, viết…)<br />
<br />
112<br />
<br />
BN nghiên cứu (n = 32)<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Nói lặp lại từ<br />
<br />
20<br />
<br />
62,50<br />
<br />
Khó tìm từ khi nói<br />
<br />
24<br />
<br />
75,00<br />
<br />
Không gọi được tên đối tượng<br />
<br />
20<br />
<br />
62,50<br />
<br />
Nói, viết sai ngữ pháp<br />
<br />
6<br />
<br />
18,75<br />
<br />
Mất lưu loát, phát âm không chính xác<br />
<br />
12<br />
<br />
37,50<br />
<br />
Nói thêm từ lạ<br />
<br />
6<br />
<br />
18,75<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
Sa sút khả năng<br />
tiếp nhận (nghe, hiểu)<br />
<br />
Không hiểu một câu dài, phức tạp<br />
<br />
17<br />
<br />
53,12<br />
<br />
Không hiểu một câu ngắn , đơn giản<br />
<br />
9<br />
<br />
28,12<br />
<br />
7<br />
<br />
21,87<br />
<br />
Mất biểu cảm khi nói chuyện<br />
<br />
Khó tìm từ khi nói 75,00% BN. Nói lặp lại từ gặp 62,5% BN. Không hiểu một câu<br />
dài, phức tạp 53,12%. Kết quả này phù hợp với Sadock B.J (2007), hầu hết BN có biểu<br />
hiện khó tìm từ khi nói và hay nói lặp lại từ hoặc không thể hiểu được một câu dài.<br />
6. Đặc điểm sa sút khả năng nhận thức trên BN nghiên cứu.<br />
Bảng 6:<br />
Các biểu hiện sa sút khả năng nhận thức<br />
<br />
BN nghiên cứu (n = 32)<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Không nhận ra người quen cũ<br />
<br />
23<br />
<br />
71,87<br />
<br />
Không nhận ra các đồ vật quen thuộc<br />
<br />
13<br />
<br />
40,62<br />
<br />
Không nhận ra con cháu, vợ chồng<br />
<br />
7<br />
<br />
21,87<br />
<br />
Hiện tượng nhận nhầm<br />
<br />
4<br />
<br />
12,50<br />
<br />
BN không nhận ra người quen cũ chiếm tỷ lệ cao nhất (71,87%). Không nhận ra các<br />
đồ vật quen thuộc: 40,62% BN, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), tương tự kết<br />
quả của Simon L (1998): 78,54% số BN không nhận ra người quen.<br />
7. Biểu hiện mất phối hợp vận động ở giai đoạn toàn phát.<br />
Bảng 7:<br />
Các biểu hiện vong hành<br />
<br />
BN nghiên cứu (n = 32)<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Khó khăn trong trang phục<br />
<br />
22<br />
<br />
68,75<br />
<br />
Khó khăn sử dụng các dụng cụ, trang thiết bị trong gia đình<br />
<br />
20<br />
<br />
62,50<br />
<br />
Khó khăn trong sinh hoạt gia đình<br />
<br />
13<br />
<br />
40,62<br />
<br />
Khó khăn trong việc tự ăn uống, vệ sinh<br />
<br />
19<br />
<br />
59,37<br />
<br />
Khó khăn khi mặc trang phục 68,75% BN. Không sử dụng được các dụng cụ, trang<br />
thiết bị trong gia đình 62,5% BN.<br />
Kết quả này phù hợp với Simon L (1998): 72,47% BN ăn mặc lôi thôi và 65,34%<br />
không sử dụng được các dụng cụ trong gia đình.<br />
113<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
KẾT LUẬN<br />
- 78,12% BN < 80 tuổi.<br />
- Ở giai đoạn sớm: 71,87% BN khó tìm<br />
từ khi nói. 21,87% BN không nhận ra các<br />
đồ vật quen thuộc. 21,87% BN biểu hiện<br />
khó khăn thao tác nghề nghiệp.<br />
- Ở giai đoạn toàn phát: 75% BN khó<br />
tìm từ khi nói. BN không nhận ra người<br />
quen cũ chiếm 71,87%. Mặc lôi thôi<br />
68,75% BN.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Andrew K., Richart C.Mohs. Cognition.<br />
Clinical diagnosis and management of<br />
<br />
114<br />
<br />
Alzheimer disease.<br />
pp.155-167.<br />
<br />
Martin Dunitz.<br />
<br />
1996,<br />
<br />
2. Kaplan H.I, Sadock B.J. Dementia.<br />
Synopsis of Psychiatry. William and Wilkins.<br />
seventh edition. 1994, pp.345-373.<br />
3. Remi W. B, Martin N. R. Typical clinical<br />
feature. Clinical diagnosis and management<br />
of Alzheimer Disease. Martin Dunitz. 1996,<br />
pp.35-48.<br />
4. Sadock B.J, Sadock V.A. Synopsis of<br />
psychiatric 10th edition” William and Wilkins.<br />
2007, pp.815-822.<br />
5. Simon L. Clinical course and assessment<br />
scales. Early diagnosis and management of<br />
Alzheimer disease. Martin Dunitz. 1998,<br />
pp.20-27.<br />
<br />