Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ GÂY MÊ HỒI SỨC TRONG<br />
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ UNG THƯ GAN NGUYÊN PHÁT<br />
Nguyễn Tất Nghiêm*, Nguyễn Văn Chừng**, Nguyễn Cao Cương***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Theo tổ chức y tế thế giới ung thư gan nguyên phát (UTGNP) đứng hàng thứ 5 ở nam và hàng thứ 8 ở nữ.<br />
Tuy nhiên ở Việt Nam UTGNP đứng hàng đầu ở cả hai giới. Phẫu thuật cắt gan (PTCG) là một biện pháp điều<br />
trị hữu hiệu cho bệnh lý này. Ngày càng có nhiều phương tiện và kỹ thuật hỗ trợ trong chẩn đoán cũng như điều<br />
trị như: phẫu thuật nội soi, sử dụng dao CUSA, dao cắt đốt siêu âm (CĐSA), siêu âm lúc mổ (SÂLM), gây tê<br />
ngoài màng cứng (GTNMC), theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm (ALTMTT), huyết áp động mạch xâm lấn<br />
(HAĐMXL) làm tăng chất lượng chẩn đoán và điều trị.<br />
Mục tiêu: Xác định các đặc điểm lâm sàng và gây mê hồi sức trong phẫu thuật điều trị UTGNP.<br />
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu (NC) tiền cứu, mô tả, phân tích. Đối tượng là những bệnh nhân<br />
(BN) được PTCG để điều trị UTGNP tại BV Đại Học Y Dược, TP HCM từ tháng 01/2009 đến tháng 01/2010.<br />
Kết quả: Nghiên cứu có 97 BN gồm 76 nam và 21 nữ, tuổi trung bình 54,9 ± 11,4. Phân loại ASA I<br />
(5,2%), ASA II (72,2 %) và ASA III (22,6 %), Child A (99 %). Tỉ lệ nhiễm viêm gan siêu vi B (60,8%), C<br />
(20,6%). Vị trí u nằm chủ yếu ở gan phải (70,7 %), tỉ lệ 1 u là 89,9 %, kích thước u ≥ 5cm (36,3 %). Tất cả<br />
BN được gây mê cân bằng với propofol, fentanyl, rocuronium và isoflurane (75,3%) hoặc sevoflurane<br />
(24,7%). GTNMC để giảm đau trong và sau mổ chiếm tỉ lệ 72,2 %. Nhiều nhất ở vị trí T9 - T10 (38,6 %).<br />
Thời gian lưu ca-tê-te trung bình là 3 ngày (1 - 5 ngày). Tại thời điểm rút ca-tê-te tỉ lệ INR của TQ là 1,56<br />
(1,2 - 2,28). Không có tai biến máu tụ khoang ngoài màng cứng (KNMC). Chỉ số INR của TQ tăng có ý<br />
nghĩa ngay lập tức sau khi mổ và đạt đỉnh vào ngày hậu phẫu (HP) 3. Số lượng tiểu cầu giảm có ý nghĩa<br />
ngay sau mổ và đạt đỉnh vào ngày HP3 và trở về bình thường vào ngày HP5. Thời gian mổ trung bình<br />
(phút) đối với phẫu thuật nội soi (PTNS) và phẫu thuật mở (PTM) là 141 ± 49 (65 – 260) và 183 ± 47 (110<br />
– 370). Thời gian nằm viện (ngày) là 6 ± 1 (4 – 10) và 8 ± 2 (6 – 14) theo thứ tự. Tỉ lệ hồi phục sau mổ là<br />
99%. Một bệnh nhân tử vong vào ngày HP8 vì thuyên tắc tĩnh mạch cửa.<br />
Kết luận: Hầu hết các trường hợp PTCG trong NC là carcinome tế bào gan, trong đó 90% kết hợp với xơ<br />
gan. Tỉ lệ BN có nhiễm viêm gan siêu vi B hay C ở mức cao. Ngày nay có nhiều phương tiện hỗ trợ để PTCG<br />
như dao CUSA, dao CĐSA, SALM. PTCG bằng PTNS có nhiều thuận lợi hơn so với nhóm PTM như rút ngắn<br />
thời gian phẫu thuật và nằm viện. Tỉ lệ hồi phục sau mổ là 99%. Một bệnh nhân tử vong vào ngày HP8 vì<br />
thuyên tắc tĩnh mạch cửa. Rối loạn đông máu thường gặp sau PTCG và kéo dài đến ngày HP5 mới hồi phục.<br />
Việc phối hợp GTNMC và gây mê toàn thể trong PTCG thì an toàn.<br />
Từ khóa: đặc điểm lâm sàng, gây mê hồi sức, ung thư gan nguyên phát.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RESEARCH CLINICAL FEATURES AND ANESTHESIA IN LIVER RESECTION FOR<br />
HEPATOCELLULAR CARCINOMA<br />
Nguyen Tat Nghiem, Nguyen Van Chung, Nguyen Cao Cuong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 305 - 311<br />
Background: According to the World Health Organization, hepatocellular carcinoma (HCC) rates as the<br />
∗<br />
<br />
Bệnh viện ĐH y dược TP. HCM, **Phân môn Gây mê Hồi sức - Bộ môn Ngoại - ĐHYD TP.HCM<br />
*** Bệnh viện Bình dân TP. HCM<br />
Tác giả liên lạc: Ths Nguyễn Tất Nghiêm, ĐT: 0918878887, Email: tatnghiem@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
305<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
fifth most common malignancy in males and the eighth most in females. However, in Vietnam HCC is the leading<br />
malignancy in both sexes. Liver resection is an effective treatment for this disease. Modern facilities and technical<br />
support in diagnosis as well as treatment such as laparoscopic surgery, CUSA, harmonic scalpel, intraoperative<br />
ultrasound, epidural anesthesia, central venous pressure monitoring, and invasive arterial blood pressure<br />
monitoring improve the quality of diagnosis and treatment for this disease.<br />
Objectives: Description of clinical features and anesthetic techniques in liver resection for HCC.<br />
Subjects and methods: Prospective descriptive study of patients having liver resection for the treatment of<br />
HCC at the University Medical Centre, Ho Chi Minh City from Jan 2009 to Jan 2010.<br />
Results: Patients comprised of 76 men and 21 women, aged 54.9 ± 11.4 yr (range 23–80). Patients had the<br />
following clinical characteristics: ASA I (5.2%), ASA II (72.2%) and ASA III (22.6%), Child A (99%), hepatitis<br />
B (60.8%), hepatitis C (20.6%). The majority of neoplasms (70.7%) were located in the right liver. The majority<br />
of patients (89.9%) had a single tumor and tumor size was ≥ 5 cm in 36.3%. All patients were received balanced<br />
anesthesia with propofol, fentanyl, rocuronium and isoflurane (75.3%) or sevoflurane (24.7%.). In the 97<br />
patients, 70 were received epidural anesthesia to reduce pain during and after surgery, most frequently placed at<br />
T9 - T10 (27 patients). The median duration of epidural analgesia was 3 days (range 1-5 days). At the time of<br />
epidural catheter removal, the mean INR was 1.56 (range 1.2 to 2.28). No epidural hematoma was detected. The<br />
INR increased significantly immediately after the operation and reached a peak on postoperative day (POD) 3. A<br />
significant decrease in platelet count was observed, reaching a nadir on postoperative day 3 and returning to<br />
preoperative values by postoperative day 5. Operating time (min) was 141 ± 49 (65-260) and 183 ± 47 (110 370) in the laparoscopic and open surgery groups respectively. Hospitalization time (days) was 6 ± 1 (4 – 10) and<br />
8 ± 2 (6 – 14) respectively. Survival to hospital discharge was 99%. One patient died on postoperative day 8 due<br />
to complications of portal vein thrombosis.<br />
Conclusions: Most patients in this series had HCC, of which 90% were associated with cirrhosis, and the<br />
rate of infection with hepatitis B or C was high. Today there are many techniques to support liver resection such<br />
as CUSA, harmonic scalpel, and intraoperative ultrasound. Liver resection by laparoscopic surgery has many<br />
advantages more than open surgery such as shorter surgery time and hospitalization. Survival to hospital<br />
discharge was 99%. One patient died on postoperative day 8 due to complications of portal vein thrombosis.<br />
Changes in coagulation profile in the postoperative period is common and recovers by postoperative day 5.<br />
Combined general-epidural anesthesia for liver resection was performed safely in this series.<br />
Keywords: clinical features, anesthesia, hepatocellular carcinoma.<br />
gan vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ như mất máu<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
khối lượng lớn và rối loạn đông máu sau phẫu<br />
UTGNP là một bệnh lý ác tính có tỉ lệ tử<br />
thuật. Nhiều kỹ thuật và phương tiện hỗ trợ<br />
vong cao. Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới<br />
được ứng dụng để giúp phẫu thuật ngày càng<br />
hằng năm có khoảng 750.000 trường hợp (TH)<br />
tốt hơn như sử dụng dao CUSA, dao CĐSA,<br />
mắc mới và số TH tử vong khoảng 700.000 trên<br />
SÂLM giúp hạn chế tối đa lượng máu mất và<br />
toàn thế giới. So với các loại ung thư khác ở nam<br />
phần gan bị cắt bỏ, hạn chế bỏ sót thương tổn.<br />
đứng hàng thứ 5 và ở nữ đứng hàng thứ 8. Tuy<br />
PTCG qua nội soi cũng được áp dụng trong một<br />
nhiên, ở Việt Nam UTGNP đứng hàng đầu ở cả<br />
số TH mang lại lợi ích cho người bệnh như giảm<br />
hai giới với khoảng 23.000 TH mới và số TH tử<br />
đau, giảm thời gian nằm viện và tăng tính thẩm<br />
vong khoảng 21.700. Các biện pháp điều trị phổ<br />
mỹ. Về phía gây mê hồi sức (GMHS) cũng đã có<br />
biến hiện nay bao gồm: hủy khối u bằng sóng<br />
những tiến bộ như áp dụng kỹ thuật GTNMC<br />
radio (RFA), thuyên tắc mạch máu nuôi u bằng<br />
để phối hợp giảm đau trong và sau mổ. Theo<br />
hóa chất (TACE) hay phẫu thuật. Phẫu thuật cắt<br />
dõi ALTMTT, HAĐMXL nhằm điều chỉnh kịp<br />
<br />
306<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
thời sự thay đổi huyết động đã góp phần nâng<br />
cao chất lượng điều trị. Tuy nhiên vấn đề rối<br />
loạn đông máu sau PTCG thường gặp và khó<br />
tiên lượng làm tăng lên mối quan ngại khi thực<br />
hiện kỹ thuật GTNMC. Gần đây lĩnh vực GMHS<br />
cũng đã có những bước tiến vượt bực trong<br />
ghép gan trên người lớn và trẻ em. Vì vậy,<br />
chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc<br />
điểm lâm sàng và gây mê hồi sức trong phẫu<br />
thuật điều trị ung thư gan nguyên phát” nhằm<br />
làm sáng tỏ một vài điều cần quan tâm nêu trên.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Xác định các đặc điểm lâm sàng về UTGNP.<br />
Xác định các đặc điểm về phẫu thuật cắt gan.<br />
Xác định các đặc điểm về gây mê hồi sức<br />
trong phẫu thuật cắt gan.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
NC tiền cứu, mô tả, phân tích.<br />
<br />
Đối tượng<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Các BN được lên chương trình PTCG để<br />
điều trị UTGNP tại BV Đại Học Y Dược, TP<br />
HCM từ tháng 01/2009 đến tháng 01/2010.<br />
BN được chẩn đoán UTGNP dựa trên tiêu<br />
chuẩn hình ảnh học qua siêu âm và CT. Định<br />
lượng AFP tăng.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại bệnh<br />
BN có tình trạng rối loạn đông máu trước<br />
mổ phải truyền máu hoặc các chế phẩm của<br />
máu.<br />
BN < 18 tuổi.<br />
BN bị UTGNP tái phát.<br />
<br />
Cỡ mẫu và phương pháp lấy mẫu<br />
Sử dụng phương pháp lấy mẫu liên tiếp trên<br />
các BN PTCG để điều trị UTGNP tại BV Đại Học<br />
Y Dược, TP HCM. BN đã đồng ý phẫu thuật và<br />
ký cam kết về gây mê và phẫu thuật.<br />
Để xác định tỉ lệ tai biến và tử vong chu<br />
phẫu khoảng 4% ở độ tin cậy 95%, với sai số cho<br />
phép là 4% thì cỡ mẫu tối thiểu được tính theo<br />
công thức sau:<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
n=<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Z (21−α / 2 ) . p (1 − ρ )<br />
e2<br />
<br />
Do đó, số BN tối thiểu để NC là 93.<br />
<br />
Phương pháp gây mê<br />
BN đến phòng mổ được theo dõi các chỉ số<br />
cơ bản như: mạch, huyết áp, SpO2. Tiền mê<br />
midazolam 0,02mg/kg đường tĩnh mạch.<br />
GTNMC ở vị trí T7 - L2 bằng phương pháp mất<br />
sức cản. Luồn ca-tê-te vào KNMC với chiều dài<br />
của ca-tê-te nằm trong KNMC từ 4 - 6cm. Liều<br />
thử bằng 3ml lidocaine 2% có pha adrenaline<br />
1/200.000.<br />
Dẫn mê bằng thuốc mê tĩnh mạch theo<br />
phương pháp gây mê phối hợp cân bằng với<br />
propofol 2 mg/kg, fentanyl 2μg/kg, rocuronium<br />
0,6mg/kg. Đặt ống nội khí quản và duy trì mê<br />
bằng isoflurane hoặc sevoflurane với lưu lượng<br />
ôxy từ 1-2 lít/phút. Cài đặt máy gây mê với tần<br />
số 8 - 12 lần / phút. Thể tích khí thường lưu 810ml/kg, tỉ lệ I:E là 1:2 sao cho duy trì ETCO2 ở<br />
mức 35 - 45 mmHg(9).<br />
Truyền liên tục trong mổ qua ca-tê-te ngoài<br />
màng cứng từ 6 - 10ml / giờ dung dịch bao gồm:<br />
10ml bupivacain 0,5% + 200μg fentanyl + 36ml<br />
NaCl 0,9%.<br />
Thuốc dãn cơ và nồng độ khí mê điều chỉnh<br />
theo đáp ứng của BN.<br />
Đặt ca-tê-te vào động mạch quay để đo<br />
HAĐMXL.<br />
Đặt ca-tê-te vào tĩnh mạch cảnh trong để đo<br />
ALTMTT.<br />
<br />
Phân tích và xử lý số liệu<br />
Thống kê và xử lý số liệu bằng phần mềm<br />
SPSS 16.0.<br />
Kết quả được diễn tả bằng trị số trung bình ±<br />
độ lệch chuẩn và tỉ lệ phần trăm.<br />
So sánh giữa 2 nhóm PTM và PTNS với<br />
tiêu chuẩn chọn bệnh có cùng phương pháp<br />
phẫu thuật.<br />
<br />
307<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
*<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Bảng 1: So sánh giữa PTNS và PTM.<br />
PTNS<br />
PTM<br />
30<br />
46<br />
56 ± 10<br />
53 ± 12<br />
162 ± 6<br />
164 ± 7<br />
58 ± 9<br />
57 ± 10<br />
141 ± 49<br />
183 ± 47<br />
(65 – 260)<br />
(110 – 370)<br />
Số lượng máu mất<br />
225 ± 315<br />
297 ± 312<br />
(10 – 1500)<br />
(50 – 2000)<br />
Số lượng máu truyền<br />
27 ± 105<br />
33 ± 132<br />
(0 – 500)<br />
(0 – 700)<br />
Thời gian nằm viện* 6 ± 1 (4 – 10) 8 ± 2 (6 – 14)<br />
Số trường hợp truyền<br />
2/30<br />
3/46<br />
máu<br />
Số BN<br />
Tuổi<br />
Chiều cao<br />
Cân nặng<br />
Thời gian phẫu thuật*<br />
<br />
P<br />
0,42<br />
0,32<br />
0,78<br />
0,001<br />
0,27<br />
0,76<br />
0,001<br />
0,19<br />
<br />
Bảng 2: Các kỹ thuật hỗ trợ trong gây mê hồi sức.<br />
Theo dõi ALTMTT<br />
Theo dõi HAĐMXL<br />
Vị trí GTNMC<br />
T7 - T8<br />
T8 - T9<br />
T9 - T10<br />
T10 - T11<br />
T11 - T12<br />
T12 - L1<br />
L1 - L2<br />
Isoflurane<br />
<br />
TẦN SUẤT<br />
8/97<br />
35/97<br />
70/97<br />
7/70<br />
12/70<br />
27/70<br />
12/70<br />
6/70<br />
6/70<br />
1/70<br />
73/97<br />
<br />
TỈ LỆ (%)<br />
8,2<br />
36,1<br />
72,2<br />
10,0<br />
17,1<br />
38,6<br />
17,1<br />
8,6<br />
8,6<br />
1,4<br />
75,3<br />
<br />
Sevoflurane<br />
<br />
24/97<br />
<br />
24,7<br />
<br />
Bảng 3: Kết quả xét nghiệm trước và sau phẫu thuật.<br />
TM<br />
HT<br />
HP1<br />
HP2<br />
HP3<br />
HP5<br />
143 124±19 123±24 118±14 110±17 116±18<br />
*<br />
±16<br />
Hct<br />
44±11 37±5* 37±7 36±4 33±4 37±12<br />
Bạch cầu 6690 ± 11000 11950 11950 ± 9810 ± 7370 ±<br />
2436 ± 4300* ± 4350 4080 3836 4025<br />
Tiểu cầu 200±70 172±68 168±57 156±55* 146±59 182±62*<br />
Hb<br />
<br />
*<br />
<br />
TS<br />
3±0,5<br />
INR/TQ 1,13 ± 1,50 ± 1,53 ± 1,59 ± 1,65 ± 1,37 ±<br />
0,12 0,35* 0,28 0,32*<br />
0,35<br />
0,30*<br />
INR/TCK 1,09 ± 1,10 ± 1,10 ± 1,14 ± 1,12 ± 1,10 ±<br />
0,08<br />
0,12<br />
0,11<br />
0,18<br />
0,08<br />
0,11<br />
Albumin 4,1±0,4 3,1±0,6 3,3±0,5 3,4±0,4 3,3±0,3 3,5±0,5<br />
*<br />
<br />
Bilirubin 0,7±0,3 1,7±0,4 1,6±1,4 1,8±1,5 1,6±1,0 1,2±0,8<br />
*<br />
TP<br />
SGOT 54±35 154±81 382±41 406±50 248±21 79±60*<br />
*<br />
1<br />
1<br />
0*<br />
SGPT 53±60 109±96 322±54 466±76 375±56 125±11<br />
<br />
308<br />
<br />
6<br />
0<br />
7<br />
4<br />
Urê<br />
28±10 31±5 35±24<br />
Creatinine 1±0,2 0,9±0,2 1,1±0,7<br />
Na+<br />
137±4 136±4 134±18 135±4 135±5 136±4<br />
K+<br />
3,8±0,3 3,8±0,5 3,9±0,5 3,6±0,4 3,4±0,3 3,3±0,4<br />
Ca++ 4,5±0,5 3,9±0,5 4,1±0,4 4,1±0,4 4,2±0,6 4,0±0,3<br />
<br />
(* có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 so với<br />
ngày hôm trước).<br />
Nghiên cứu có 97 BN gồm 76 nam và 21 nữ,<br />
tuổi trung bình 54,9 ± 11,4. Phân loại ASA I<br />
(5,2%), ASA II (72,2 %) và ASA III (22,6 %), Child<br />
A (99 %). Tỉ lệ nhiễm viêm gan siêu vi B (60,8%),<br />
C (20,6%). Vị trí u nằm chủ yếu ở gan phải (70,7<br />
%), tỉ lệ 1 u là 89,9 %, kích thước u ≥ 5cm (36,3<br />
%). Tất cả BN được gây mê cân bằng với<br />
propofol, fentanyl, rocuronium và isoflurane<br />
(75,3%) hoặc sevoflurane (24,7%). GTNMC để<br />
giảm đau trong và sau mổ chiếm tỉ lệ 72,2 %.<br />
Nhiều nhất ở vị trí T9 - T10 (38,6 %). Thời gian<br />
lưu ca-tê-te trung bình là 3 ngày (1 - 5 ngày). Tại<br />
thời điểm rút ca-tê-te tỉ lệ INR của TQ là 1,56 (1,2<br />
- 2,28). Không có tai biến máu tụ KNMC. Chỉ số<br />
INR của TQ tăng có ý nghĩa ngay lập tức sau khi<br />
mổ và đạt đỉnh vào ngày HP 3. Số lượng tiểu<br />
cầu giảm có ý nghĩa ngay sau mổ đạt đỉnh vào<br />
ngày HP3 và trở về bình thường vào ngày HP5.<br />
Thời gian mổ trung bình (phút) đối với PTNS và<br />
PTM là 141 ± 49 (65 – 260) và 183 ± 47 (110 – 370).<br />
Thời gian nằm viện (ngày) là 6 ± 1 (4 – 10) và 8 ±<br />
2 (6 – 14) theo thứ tự. Tỉ lệ hồi phục sau mổ là<br />
99%. Một bệnh nhân tử vong vào ngày HP8 vì<br />
thuyên tắc tĩnh mạch cửa.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tuổi<br />
Theo Nguyễn Chấn Hùng(5) tuổi thường gặp<br />
45 - 64, Đoàn Hữu Nam(1) tuổi trung bình là 53.<br />
Theo Matot và cs(4) tuổi trung bình là 61. Trong<br />
NC của chúng tôi tuổi trung bình là 55, tuổi<br />
thường gặp từ 41 – 60 tuổi chiếm tỉ lệ 58,8 %,<br />
không có sự khác biệt giữa các NC trong và<br />
ngoài nước.<br />
<br />
Giới tính<br />
Theo Đoàn Hữu Nam tỉ lệ nam / nữ là 3,65.<br />
Theo Văn Tần và cs(11) tỉ lệ nam / nữ là 3,4. Trong<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
NC của chúng tôi tỉ lệ nam / nữ là 3,6 không có<br />
sự khác biệt với các NC trên.<br />
<br />
Phân loại BN theo ASA, Child - Pugh<br />
Theo Lê Minh Nguyệt tỉ lệ ASA I, II, III theo<br />
thứ tự là 32%, 53%, 15%. Trong NC của chúng<br />
tôi tỉ lệ ASA I, II, III là 5,2 %, 72,2%, 26,6 %. Phần<br />
lớn BN ở mức độ ASA II. Theo Văn Tần và cs, tỉ<br />
lệ phân loại Child A, B, C theo thứ tự là 63%,<br />
36%, 1%. Theo Đoàn Hữu Nam(1) tỉ lệ Child A,<br />
Child B là 90% và 10%. Theo Lê Minh Nguyệt(3)<br />
thì tỉ lệ Child A là 100%. Trong NC của chúng<br />
tôi tỉ lệ Child A là 99% và Child B là 1%. Sự khác<br />
biệt giữa các NC tùy thuộc vào cách chọn lựa BN<br />
trước phẫu thuật.<br />
<br />
Nhiễm viêm gan siêu vi<br />
Theo Đoàn Hữu Nam(1) tỉ lệ viêm gan siêu vi<br />
B, siêu vi C lần lượt là 75,9 % và 8,4%. Tỉ lệ<br />
nhiễm viêm gan siêu vi B và C là 3,8%. Theo<br />
Nguyễn Quang Tuấn và cs(7) tỉ lệ viêm gan siêu<br />
vi B, siêu vi C lần lượt là 71,9 % và 10,5 %. Tỉ lệ<br />
nhiễm viêm gan siêu vi B và C là 6,2%. Trong<br />
NC của chúng tôi tỉ lệ viêm gan siêu vi B, siêu vi<br />
C lần lượt là 60,8 % và 20,6 %. Tỉ lệ nhiễm viêm<br />
gan siêu vi B và C là 1,1%. Như vậy trong NC<br />
của chúng tôi tỉ lệ viêm gan siêu vi C cao hơn<br />
với các tác giả trên.<br />
<br />
Đặc điểm về các xét nghiệm trước và sau<br />
phẫu thuật<br />
Theo Lê Minh Nguyệt(3) SGOT, SGPT,<br />
Bilirubin tăng cao vào ngày HP1 và trở về bình<br />
thường vào ngày HP4. Albumine ngày HP1 và<br />
ngày HP4 không khác biệt đáng kể so với trước<br />
mổ. Thời gian TQ, fibrinogen, creatinine ngày<br />
HP1 và ngày HP4 không khác biệt đáng kể so<br />
với trước mổ. Theo Matot và cs(4) thời gian TQ<br />
kéo dài sau mổ và đạt đỉnh vào ngày HP1 và trở<br />
về bình thường vào ngày HP7. Số lượng tiểu cầu<br />
giảm sau mổ và đạt đỉnh vào ngày HP3 và trở<br />
về bình thường vào ngày HP7. Trong NC của<br />
chúng tôi các xét nghiệm như SGOT, SGPT tăng<br />
cao sau mổ và đạt đỉnh vào ngày HP2 và hồi<br />
phục vào ngày HP5. Albumin giảm nhiều sau<br />
mổ, thấp nhất vào ngày HP2 và hồi phục vào<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ngày HP5. Lượng Hb và tiểu cầu giảm nhiều sau<br />
mổ và thấp nhất vào HP3 và hồi phục từ từ vào<br />
HP5. Tuy nhiên, các chỉ số này đều nằm trong<br />
giới hạn bình thường. Thời gian TQ kéo dài và<br />
chỉ số INR của TQ cao nhất vào ngày HP3 sau<br />
đó hồi phục vào ngày HP5.<br />
<br />
Đặc điểm về phẫu thuật<br />
Phẫu thuật mở<br />
Hầu hết các NC trong nước(1,3) đều thực hiện<br />
PTM trong cắt gan. Trong khi đó khuynh hướng<br />
PTNS dần dần được áp dụng thay thế PTM. Tuy<br />
nhiên, PTM vẫn còn phổ biến đặc biệt là những<br />
trường hợp cắt gan lớn có nguy cơ chảy máu<br />
cao. Theo Đoàn Hữu Nam tỉ lệ cắt gan lớn là<br />
31,1%, cắt gan điển hình là 55,8%, cắt rộng lấy u<br />
là 13,1%. Trong NC của chúng tôi tỉ lệ cắt gan<br />
lớn là 24,8%, cắt gan điển hình là 52,8%, cắt rộng<br />
lấy u là 22,4%. Tỉ lệ cắt gan lớn thấp hơn tác giả<br />
trên có thể là do kích thước và vị trí u khác nhau<br />
ở 2 NC.<br />
Phẫu thuật nội soi<br />
Theo Nguyễn Hoàng Bắc và cs(6) NC trên<br />
27 trường hợp cắt gan nội soi do ung thư tế<br />
bào gan tại BV Đại Học Y Dược TP HCM từ<br />
tháng 1/2006 đến tháng 8/2008 thu được kết<br />
quả như sau: thời gian phẫu thuật trung bình<br />
là 137 phút (90 - 230), lượng máu mất trung<br />
bình 179ml (50 - 400), không có truyền máu<br />
trong và sau mổ, thời gian nằm viện trung<br />
bình 4,5 ngày (2 - 7). Tác giả cho rằng PTNS cắt<br />
gan do ung thư tế bào gan là phương pháp<br />
điều trị an toàn, hiệu quả, chỉ định thích hợp<br />
đối với khối u ở các hạ phân thuỳ gan ngoại vi:<br />
II, III, IV trước, V, VI, VII. Theo Lai ECH. và cs<br />
(2) khi NC PTNS để cắt gan trong điều trị<br />
UTGNP trên 25 BN từ tháng 1/1998 đến tháng<br />
12/2007 thời gian phẫu thuật trung bình là 150<br />
phút (75 - 210) và lượng máu mất trung bình là<br />
200ml (50 - 2000), thời gian nằm viện trung<br />
bình là 7 ngày (4 - 11). Đồng thời khi so sánh<br />
với nhóm chứng gồm 33 BN PTM tác giả<br />
không thấy sự khác biệt về tỉ lệ tử vong hay<br />
biến chứng chu phẫu nhưng nhóm PTNS có<br />
thời gian nằm viện ngắn hơn. Theo Tranchart<br />
<br />
309<br />
<br />