Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ TRÍ<br />
CHẤN THƯƠNG MI MẮT CÓ MẤT TỔ CHỨC<br />
Danh Tửng*, Nguyễn Hữu Chức*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, phân loại chấn thương mi mắt có mất tổ chức. Phương<br />
pháp và kỹ thuật xử trí chấn thương mi mắt có mất tổ chức. Đánh giá kết quả điều trị về chức năng và thẩm mỹ<br />
trên bệnh nhân chấn thương mi mắt có mất tổ chức.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, quan sát hàng loạt ca lâm sàng bệnh nhân chấn thương<br />
mi mất tổ chức tại khoa Mắt bệnh viện Chợ rẫy và khoa chấn thương bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh từ<br />
01/5/2011 đến 31/5/2012.<br />
Kết quả: Trong nghiên cứu cho thấy giới Nam: 35 (83,0%). Nữ: 7 (17,0%). Mọi lứa tuổi đều có thể bị chấn<br />
thương mi mất tổ chức, song tuổi gặp nhiều nhất: 15 đến 60, trung bình: 31,5 tuổi. Nguyên nhân do tai nạn giao<br />
thông có tỉ lệ cao nhất 54,8 %, sau đó là tai nạn lao động cùng 16,7%. Bệnh nhân được can thiệp trước 24 giờ:<br />
52,4%, trước 72 giờ: 71,1%, muộn sau 7 ngày: 4,8%. Diện tích mất tổ chức của mi mắt >40,0% có 71,4%. tổn<br />
thương mi sâu, sau vách ngăn: 83,4%. Xử trí ngay khi được nhập viện: 32(76,2%) bệnh nhân, khi có mô hạt (thì<br />
muộn): 10 (25,8%). Bệnh nhân phục hồi giải phẫu: 69,1%, chức năng mi mắt: 61,8%, thị lực bệnh nhân sau khi<br />
điều trị đạt > 5/10 là 69,1%. Kết quả thẩm mỹ có 47,0% hài lòng, 24,0% chấp nhận được và 29,0% không chấp<br />
nhận được, phải sửa chữa lại hoặc phẫu thuật bổ sung.<br />
Kết luận: Tổn thương mi mất tổ chức có thể gặp ở Nam: 83,0%, nữ: 17,0% và bất cứ lứa tuổi nào, song cao<br />
nhất ở độ tuổi từ 15 đến 60, chiếm 83,3%. Những tổn thương rộng > 40% diện tích mi: 71,4%, trước vách ngăn<br />
hốc mắt: 16,6%, sau vách ngăn hốc mắt: 42,9%, tổn thương nhãn cầu: 11,9%. Khi xử trí cần chú ý đến những<br />
thương tổn nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân. Thời gian xử trí vết thương phù hợp với từng trường hợp cụ<br />
thể. Kết quả phục hồi giải phẫu có 69,1%, chức năng mi mắt: 61,8%, thị lực bệnh nhân sau khi điều trị đạt > 5/10<br />
là 69,1%. Kết quả thẩm mỹ có 47,0% hài lòng, 24,0% chấp nhận được và 29,0% không chấp nhận được, phải sửa<br />
chữa lại hoặc phẫu thuật bổ sung.<br />
Từ khoá: Chấn thương mi mắt, Mất tổ chức, Tai nạn giao thông.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CLINICAL CHARACTERISTICS AND MANAGEMENT OF EYELID TRAUMAS WITH STRUCTURAL<br />
LOSSES<br />
Danh Tung, Nguyen Huu Chuc* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 221 - 228<br />
Objectives: To assess clinical characteristics and classification of eyelid traumas with structural losses.<br />
Methods and techniques of treating eyelid traumas with structural losses. To evaluate the functional and aesthetic<br />
results of management of patients with eyelid traumas with structural losses.<br />
Materials and methods: Longitudinal, observe multiple cases of eyelid traumas with structural losses at<br />
the Department of Ophthalmology, Cho Ray Hospital and the Department of traumas, Ho Chi Minh City<br />
Hospital of Ophthamology from 01/5/2011 to 31/3/2012.<br />
Results: This study shows that: Male: 83%, Female: 17%. Eyelid traumas with structural losses can occur at<br />
<br />
<br />
Khoa Mắt, Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: TS. BSCK2. Nguyễn Hữu Chức<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
ĐT: 0913650105<br />
<br />
Email: bschuc@yahoo.com<br />
<br />
221<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
any ages, but most commonly occur to people from 15 to 60 years olds, on average: 31.5. The most common cause<br />
is traffic accidents (54.8%), then accidents at work 16.7%. Patients treated within 24 hours: 52.4%, within 72<br />
hours: 71.1%, and after more than 7 days: 4.8%. For structural losses of more than 40.0% of the eyelid area,<br />
71.4% are deep lacerations, posterior orbital septum: 83.4%. Treated immediately after admission: 32 (76.2%)<br />
patients, when there is granulation tissues (late phase): 10 (25.8%). Patients with anatomic recovery: 69.1%,<br />
functional recovery: 61.8%, with vision of > 5/10 after management: 69.1%. About the aesthetic result, 47.0% of<br />
the patients are content, 24.0% find it acceptable and 29.0% are not satisfied and require repairs or<br />
complementary surgeries.<br />
Conclusions: Men account for 83% of the patients with eyelid traumas with structural losses, women 17%.<br />
Eyelid traumas with structural losses can occur at any ages, but most commonly occur to people from 15 to 60<br />
years olds. The characteristics of the eyelid traumas vary. For structural losses of more than 40.0% of the eyelid<br />
area, 71.4%, are anterior orbital septum: 16.6% are posterior orbital septum: 40.5%, eyeball injuries: 11.9%.<br />
Patients with anatomic recovery account for 69.1% of the cases, functional recovery: 61.8%, with vision of > 5/10<br />
after management: 69.1%. About the aesthetic result, 47.0% of the patients are content, 24.0% find it acceptable<br />
and 29.0% are not satisfied and require repairs or complementary surgeries.<br />
Key words: Eyelid traumas, structural losses, traffic accidents.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Chấn thương mi mắt luôn hiện diện trong<br />
suốt chiều dài lịch sử loài người. Việc điều trị các<br />
chấn thương mi mắt đã được ghi lại qua những<br />
bản chép tay của người Hi Lạp và Ai Cập cổ đại.<br />
Hiện tại, chấn thương mi vẫn còn là một trong<br />
những vấn đề thường gặp nhất làm ảnh hưởng<br />
tới chức năng thị giác và thẩm mỹ. Tỉ lệ chấn<br />
thương mắt trong chấn thương đầu mặt thường<br />
cao và thay đổi trong khoảng từ 15,0% đến 60,0%<br />
trong các nghiên cứu khác nhau(1,2,4,12).<br />
Môi trường, cơ chế, nguyên nhân, thời gian<br />
bệnh nhân được điều trị từ lúc bị chấn thương có<br />
ảnh hưởng nhiều đến mức độ can thiệp, tiên<br />
lượng khi điều trị. Đánh giá tình trạng tổn<br />
thương ngay từ lúc bệnh nhân nhập viện rất cần<br />
thiết. Theo Chang Eli L., cần thiết phải ghi nhận<br />
cơ chế gây chấn thương, nguy cơ nhiễm khuẩn,<br />
độ sâu, mức độ mất tổ chức, khả năng có ngoại<br />
vật. Đánh giá những ảnh hưởng đến chức năng<br />
mi mắt, chức năng lệ đạo, dây thần kinh số VII<br />
ngoại vi, nhãn cầu ngay từ khi tiếp xúc lần đầu<br />
với bệnh nhân có vai trò quan trọng để có<br />
phương án can thiệp kịp thời và đúng mức,<br />
tránh những tai biến, biến chứng hoặc di chứng<br />
lâu dài(4).<br />
<br />
222<br />
<br />
Do đặc điểm được nuôi dưỡng bởi nhiều<br />
mạch máu và tính chất da của vùng mi mắt rất<br />
đặc thù, nên khi xử trí cần cắt lọc tối thiểu, sao<br />
cho phục hồi lại mi mắt theo cấu trúc giải phẫu<br />
càng nhiều càng tốt. Thời gian được xử trí sau<br />
chân thương kéo dài đến 36 giờ mà vẫn có thể<br />
khâu đóng kín vết thương ngay thì đầu mà<br />
không ảnh hưởng gì đến kết quả điều trị(5,6,9,7).<br />
Trong các chấn thương vùng đầu – mặt, theo<br />
nghiên cứu của các tác giả tại Úc về chấn thương<br />
mắt trên bệnh nhân bị đa thương từ năm 1990<br />
đến 1997 thấy có 12,1% bị chấn thương mi. Tại<br />
Mỹ sau khi phân tích 28.340 hồ sơ của bệnh nhân<br />
bị chấn thương Dawn Scruggs cho biết tỷ lệ chấn<br />
thương mi mắt là 6,0%(4,12).<br />
Tại Việt Nam, chấn thương mi mắt chiếm tỉ<br />
lệ khá cao do nhiều nguyên nhân khác nhau.<br />
Hậu quả ảnh hưởng đến chức năng thị giác,<br />
thẩm mỹ, từ đó làm giảm khả năng lao động và<br />
chất lượng sống(3,8,11,13). Song, đến nay chưa có<br />
công trình nghiên cứu nào một cách tương đối<br />
toàn diện về vấn đề này. Vì vậy từ đòi hỏi thực<br />
tế, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và<br />
phương pháp xử trí chấn thương mi mắt có mất<br />
tổ chức” được chọn. Với những mục tiêu sau:<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
Đánh giá đặc điểm lâm sàng, phân loại chấn<br />
thương mi mắt có mất tổ chức.<br />
Phương pháp và kỹ thuật xử trí chấn thương<br />
mi mắt có mất tổ chức.<br />
Đánh giá kết quả điều trị về chức năng và<br />
thẩm mỹ trên bệnh nhân chấn thương mi mắt có<br />
mất tổ chức<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng<br />
Bệnh nhân chấn thương mất tổ chức mi mắt<br />
được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy và khoa<br />
Chấn thương bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí<br />
Minh 01/5/2011 đến 31/5/2012.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Bệnh nhân chấn thương mất tổ chức mi mắt.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
Bệnh nhân có tổn thương toàn thân nặng<br />
nguy hiểm đế tính mạng.<br />
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên<br />
cứu.<br />
Bệnh nhân không có khả năng tái khám và<br />
theo dõi đầy đủ.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Tiến cứu, quan sát, mô tả lâm sàng, lấy mẫu<br />
hàng loạt trường hợp.<br />
<br />
Phương pháp tiến hành<br />
Chọn bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đưa vào mẫu<br />
nghiên cứu.<br />
Kỹ thuật phẫu thuật áp dụng: tái tạo mi mắt<br />
về giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ.<br />
Thu thập số liệu, thống kê, phân tích đánh<br />
giá.<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Kết quả về dịch tễ<br />
Đặc điểm về giới tính<br />
Trong nhóm nghiên cứu cho thấy: Nam: 35<br />
(83,0%). Nữ: 7 (17,0%).<br />
Chấn thương mi mắt mất tổ chức, giới nam<br />
gặp nhiều gấp 5 lần giới nữ. Phù hợp với Dawn<br />
S., Ryan S. và cộng sự tại Virginia, Hoa Kỳ phân<br />
tích 28.340 bệnh nhân chấn thương từ năm 2003<br />
đến 2007, cho biết số lượng bệnh nhân nam cao<br />
hơn hẳn bệnh nhân nữ, với tỷ lệ nam 72,6 %.<br />
<br />
Tuổi<br />
Bảng 1: Tuổi của bệnh nhân chấn thương mi mắt mất<br />
tổ chức (n=42).<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Tuổi<br />
15 tuổi<br />
> 15 - 30 tuổi<br />
> 30 – 60 tuổi<br />
> 60 tuổi<br />
Tổng số<br />
<br />
Số lượng<br />
4<br />
21<br />
14<br />
3<br />
42<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
9,5<br />
50,0<br />
33,3<br />
7,1<br />
100,0<br />
<br />
Mọi lứa tuổi đều có thể bị chấn thương mi<br />
mất tổ chức, song tuổi gặp nhiều nhất: 15 đến 60,<br />
trung bình: 31,5 tuổi. Theo nghiên cứu của Dawn<br />
S., Ryan S. và cộng sự(12), trung bình:37,2. Tuổi<br />
của bệnh nhân trong nghiên cứu này thấp hơn, lí<br />
giải do ở nước ta người tham gia giao thông<br />
bằng xe cơ giới nhất là xe hai bánh trẻ hơn, an<br />
toàn trong lao động chưa được coi trọng đúng<br />
mức trong cộng đồng.<br />
<br />
Nghề nghiệp<br />
Bảng 2: Phân bố nghề nghiệp của bệnh nhân (n = 42).<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
<br />
Nghề nghiệp<br />
Nông dân<br />
Công nhân<br />
Nghề biển<br />
Học sinh, sinh viên<br />
Bộ đội<br />
Nghề khác<br />
Tổng số<br />
<br />
Số lượng<br />
14<br />
7<br />
6<br />
8<br />
3<br />
4<br />
42<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
33,3<br />
16,7<br />
14,3<br />
19,0<br />
7,1<br />
9,5<br />
100,0<br />
<br />
Số lượng bệnh nhân là nông dân chiếm tỷ lệ<br />
cao, với 33,3 %, tiếp đó là học sinh: 19,0 %. Tại<br />
Hoa Kỳ, theo Dawn S., Ryan S. và cộng sự(12):<br />
bệnh nhân là công nhân gặp nhiều nhất. Điều<br />
này cũng có thể hiểu tai nước ta.<br />
<br />
223<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nguyên nhân chấn thương<br />
Bảng 3: Những nguyên nhân gây chấn thương<br />
(n=42).<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
<br />
Nguyên nhân<br />
Tai nạn giao thông<br />
Tai nạn lao động<br />
Tai nạn sinh hoạt<br />
Đánh nhau<br />
Trái nổ<br />
Nguyên nhân khác<br />
Tổng số<br />
<br />
Số lượng<br />
23<br />
7<br />
4<br />
3<br />
2<br />
3<br />
42<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
54,8<br />
16,7<br />
9,5<br />
7,1<br />
4,8<br />
7,1<br />
100,0<br />
<br />
Nguyên nhân chấn thương do tai nạn giao<br />
thông chiếm tỉ lệ cao nhất 54,8 %, sau đó là tai<br />
nạn lao động cùng 16,7%. Tại Hoa Kỳ, Dawn S.,<br />
Ryan S. và cộng sự(12) cũng cho kết quả: chấn<br />
thương do giao thông chiếm 37,6 %, tai nạn do té<br />
ngã trong lao động và sinh hoạt là 15,6 %.<br />
<br />
Thời gian từ khi chấn thương đến khi được can<br />
thiệp phẫu thuật<br />
Bảng 4: Thời gian từ lúc chấn thương đến khi được<br />
phẫu thuật.<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Thời gian<br />
24 giờ<br />
> 24 giờ - 72 giờ<br />
> 72 giờ - 7 ngày<br />
> 7 ngày<br />
Tổng số<br />
<br />
Số lượng<br />
22<br />
15<br />
5<br />
2<br />
42<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
52,4<br />
18,7<br />
11,9<br />
4,8<br />
100,0<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Mắt bị tổn thương<br />
Bảng 6: Phân bố mắt bị chấn thương.<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
Mắt bị tổn thương<br />
Mắt phải<br />
Mắt trái<br />
Hai mắt<br />
Tổng số<br />
<br />
Tần số<br />
18<br />
20<br />
4<br />
42<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
42,9<br />
47,6<br />
9,5<br />
100,0<br />
<br />
Mắt phải và mắt trái bị chấn thương gần<br />
giống nhau. Có 9,5% bệnh nhân bị cả hai<br />
mắt.Như vậy, đa số bị một bên. Khi tổn thương<br />
mất nhiều tổ chức có thể lấy vạt da từ bên đối<br />
diện để ghép.<br />
<br />
Vị trí tổn thương<br />
Bảng 7: Phân bố vị trí trên mi bị tổn thương.<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
Vị trí<br />
Phần ngoài mi<br />
Phần trong mi<br />
Hỗn hợp<br />
Tổng số<br />
<br />
Số lượng<br />
20<br />
15<br />
7<br />
42<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
47,6<br />
35,7<br />
16,6<br />
100,0<br />
<br />
Phần ngoài mi thường bị chấn thương hơn<br />
phần trong, khi phẫu thuật, tùy theo vị trí sẽ có<br />
kỹ thuật phù hợp.<br />
<br />
Bệnh nhân được can thiệp trước 24 giờ<br />
chiếm tỷ lệ 52,4%, trước 72 giờ là 71,1%, song xử<br />
trí muộn sau 7 ngày còn gặp 2 bệnh nhân, chiếm<br />
4,8%, bệnh nhân được can thiệp muộn còn khá<br />
nhiều so với một số tác giả nước ngoài(8,11,13).<br />
<br />
Tình trạng xử trí thương tổn của bệnh nhân khi<br />
nhập viện<br />
Bảng 5: Tình trạng xử trí vết thương khi nhập viện.<br />
STT Tình trạng xử trí vết thương Số lượng Tỷ lệ (%)<br />
1<br />
Chưa xử trí<br />
17<br />
40,5<br />
2 Đã xử trí sơ cứu tại tuyến trước<br />
25<br />
59,5<br />
- Xử trí đạt yêu cầu<br />
3<br />
7,1<br />
- Xử trí chưa đạt yêu cầu<br />
22<br />
52,4<br />
3<br />
Tổng số<br />
42<br />
100,0<br />
<br />
Bệnh nhân đến trong tình trạng chưa được<br />
xử trí về y tế còn khá cao, chiếm 40,5%, đã được<br />
xử trí là 59,5%, song đa số chưa đạt yêu cầu sơ<br />
cứu ban đầu.<br />
<br />
224<br />
<br />
Biểu hiện lâm sàng trên mắt bị chấn thương mi<br />
có mất tổ chức<br />
Bảng 8: Diện tích mất tổ chức da tại tổn thương mi.<br />
STT Độ rộng của tổn thương<br />
1<br />
20%<br />
2<br />
> 20% - 40%<br />
3<br />
> 40% - 60%<br />
4<br />
> 60%<br />
5<br />
Tổng số<br />
<br />
Số lượng<br />
3<br />
9<br />
20<br />
10<br />
42<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
7,1<br />
21,4<br />
47,6<br />
23,8<br />
100,0<br />
<br />
Bệnh nhân được điều trị trong nhóm nghiên<br />
cứu, diện tích mất tổ chức của mi mắt từ trên<br />
40,0% chiếm đa số: 71,4%. Điều này có thể<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
những bệnh nhân đến bệnh viện Chợ Rẫy và<br />
bệnh viện Mắt điều trị là khá nặng.<br />
<br />
STT<br />
3<br />
<br />
Bảng 9: Độ sâu của tổn thương mi<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Độ sâu<br />
Số lượng Tỷ lệ (%)<br />
Trước vách ngăn<br />
07<br />
16,6<br />
Sau vách ngăn<br />
18<br />
42,9<br />
- Có tổn thương cơ nâng mi<br />
08<br />
19,1<br />
- Không tổn thương cơ nâng mi<br />
10<br />
23,8<br />
Tổn thương đến sụn mi<br />
11<br />
26,2<br />
Mất sụn mi, lộ xương hốc mắt<br />
06<br />
14,3<br />
Tổng số<br />
42<br />
100,0<br />
<br />
Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có tổn<br />
thương mi sâu, sau vách ngăn chiếm tỷ lệ cao:<br />
83,4%, đặc biệt nhiều trường hợp tổn thương cơ<br />
nâng mi, sụn mi, thậm trí lộ xương hốc mắt<br />
(xương hàm trên, xương gò má, xương trán).<br />
Bảng 10: Mức độ dập nát và hoại tử mô tại vết<br />
thương.<br />
STT<br />
<br />
Mức độ dập nát và hoại tử<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
Vết thương gọn, sạch<br />
Vết thương dập nát có mô hoại tử<br />
- Ít<br />
- Trung bình<br />
- Nhiều<br />
Vết thương có mủ<br />
Tổng số<br />
<br />
3<br />
5<br />
<br />
Số<br />
Tỷ lệ<br />
lượng (%)<br />
08<br />
19,0<br />
28<br />
66,7<br />
08<br />
19,0<br />
11<br />
26,2<br />
09<br />
21,4<br />
06<br />
14,3<br />
42<br />
100,0<br />
<br />
4<br />
<br />
Tổn thương phối hợp<br />
Tổn thương xoang<br />
- Xoang hàm<br />
- Xoang trán<br />
Gãy xương gò má<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Số lượng<br />
07<br />
05<br />
02<br />
01<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
16,7<br />
11,9<br />
4,8<br />
2,4<br />
<br />
Những tổ chức và cơ quan bị tổn thương đi<br />
cùng với chấn thương mi mất tổ chức thường<br />
gặp là đứt lệ quản và xoang hàm. Đặc biệt tổn<br />
thương nhãn cầu gặp 11,9%. Khi khám phải<br />
kiểm tra kỹ, tránh bỏ sót thương tổn.<br />
Bảng 12. Ngoại vật trong tổn thương mi mất tổ chức<br />
(n=12).<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Loại ngoại vật<br />
Thực vật<br />
Đất, cát, đá<br />
Thủy tinh<br />
Mảnh kim loại<br />
Tổng số<br />
<br />
Số lượng<br />
3<br />
6<br />
1<br />
2<br />
12<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
25,0<br />
50,0<br />
8,3<br />
16,7<br />
100,0<br />
<br />
Ngoại vật gặp trong chấn thương mi thường<br />
là đất, đá khi bệnh nhân bị tai nạn chà xát hoặc<br />
va đập trên đường. Khi xử trí cần thiết phải lấy<br />
triệt để. Trước khi can thiệp phẫu thuật, số bệnh<br />
nhân thử được thị lực là 36 bệnh nhân, còn lại 6<br />
bệnh nhân vì các chấn thương khác phối hợp<br />
như sọ não, chấn thương chỉnh hình, mi sưng nề<br />
nhiều không đo được thị lực hoặc đo không<br />
chính xác.<br />
Bảng 13. Thị lực trước khi can thiệp phẫu thuật<br />
(n=36).<br />
<br />
Tổn thương có mô dập nát và hoại tử chiếm<br />
81,0%, đặc biệt những bệnh nhân đến muộn, có<br />
triệu chứng nhiễm trùng. Cần đánh giá chính<br />
xác để có xử trí đúng có vai trò quyết định đến<br />
kết quả.<br />
Bảng 11 Tổn thương mi phối hợp cơ quan và tổ chức<br />
khác.<br />
STT<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Tổn thương phối hợp<br />
Đứt lệ quản<br />
- Trên<br />
- Dưới<br />
- Hai lệ quản<br />
Tổn thương nhãn cầu<br />
<br />
Số lượng<br />
7<br />
01<br />
05<br />
01<br />
05<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
16,7<br />
02,4<br />
11,9<br />
02,4<br />
11,9<br />
<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
<br />
Thị lực<br />
ST (-)<br />
ST (+) đến ĐNT 1m<br />
Từ ĐNT > 1m đến 1/10<br />
Từ > 1/10 đến 3/10<br />
Từ > 3/10 đến 5/10<br />
Từ > 5/10 đến 7/10<br />
> 7/10<br />
Tổng số<br />
<br />
Số lượng<br />
1<br />
3<br />
3<br />
4<br />
9<br />
9<br />
7<br />
36<br />
<br />
Tỷ lê (%)<br />
2,8<br />
8,3<br />
8,3<br />
11,1<br />
25,0<br />
25,0<br />
19,4<br />
100,0<br />
<br />
Những bệnh nhân bị tổn thương nhãn cầu bị<br />
giảm thị lực trầm trọng (1/ 10 đến 7/10 gặp 61,1%. Những<br />
bệnh nhân này sẽ được hồi phục thị lực tốt khi<br />
điều trị và săn sóc đúng.<br />
<br />
225<br />
<br />