Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạn mới trồng tại xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
lượt xem 3
download
Bài viết Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạn mới trồng tại xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế trình bày những kết quả nghiên cứu về khả năng chịu hạn của một số giống lúa mới trồng thử nghiệm tại địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạn mới trồng tại xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
- NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT MỘT SỐ GIỐNG LÚA CHỊU HẠN MỚI TRỒNG TẠI XÃ PHÚ DIÊN, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LÊ THỊ THU QUÝ Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế TRẦN VĂN MINH Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế Tóm tắt: Hạn là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, làm giảm năng suất lúa gạo đặc biệt ảnh hưởng lớn đối với các vùng canh tác khó khăn về nước tưới. Hiện nay, bên cạnh các giống lúa địa phương, các giống lúa chịu hạn cải tiến còn rất ít về số lượng và chủng loại, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất hiện nay của người dân. Do đó, thí nghiệm được tiến hành trên 5 giống lúa mới là IRCH 6, IRCH 12, IRCH 15, IRCH 20, IRCH 23 và giống địa phương làm đối chứng là X21. Được thực hiện trên đồng ruộng tại xã Phú Diên. Kết quả thí nghiệm cho thấy các giống thuộc nhóm dài ngày, thấp cây, dạng cây gọn, sinh trưởng mạnh, đẻ nhánh khá, chống đổ tốt phù hợp với sản xuất vụ Đông Xuân tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Các giống đều bị bệnh đạo ôn hại lá và cổ bông. Năng suất cao nhất là giống IRCH 20 (62,50 tạ/ha), tiếp theo là giống IRCH 6 (56,67 tạ/ha), giống X21 (56,33 tạ/ha), thấp nhất là giống IRCH 12 (47,17 tạ/ha). Từ khóa: lúa chịu hạn, năng suất, phẩm chất, sinh trưởng, Thừa Thiên Huế, vụ Đông Xuân. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây lúa (Oryza sativa L.) là loại cây lương thực có từ rất lâu trên thế giới. Trải qua hàng ngàn năm, đến nay cây lúa đã trở thành nguồn lương thực chính của 1/2 dân số trên thế giới. Nó cung cấp 20% tổng năng lượng hấp thụ hàng ngày của nhân loại. Tuy nhiên, những năm gần đây biến đổi khí hậu đang là mối quan tâm chung của các nước trên thế giới. Trong đó hạn hán là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, làm giảm năng suất lúa gạo đặc biệt ảnh hưởng lớn đối với các vùng canh tác nhờ nước trời hay khó khăn về nước tưới. Xuất phát từ những vấn đề thực tế nêu trên, nhằm khai thác tiềm năng cho những vùng đất khó khăn phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, giúp bà con nông dân giảm bớt những khó khăn trong sản xuất lúa, cung cấp nguồn giống lúa tại chỗ và các hỗ trợ về kỹ thuật, xây dựng quy trình canh tác thích hợp với điều kiện khó khăn về nước tưới… Trong nội dung này chúng tôi xin trình bày những kết quả nghiên cứu về khả năng chịu hạn của một số giống lúa mới trồng thử nghiệm tại địa phương. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các giống lúa có khả năng chịu hạn thu nhập được từ Viện nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI bao gồm: IRCH6, IRCH12, IRCH15, IRCH20, IRCH23, dùng giống X21 làm đối chứng. Thí nghiệm gieo trồng trong vụ Đông Xuân năm 2015 - 2016, tại xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hệ thống tưới tiêu không chủ động, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, tầng đất mỏng, đất pha cát. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô 10m2. Khoảng cách giữa các ô trong cùng lần nhắc lại là 10 cm và giữa các lần nhắc là 30 cm. 319
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 Quan sát và đánh giá các chỉ tiêu theo mẫu mô tả, đánh giá cây lúa (IRRI, 1980) và Hệ thống đánh giá tiêu chuẩn cây lúa của IRRI, 1996. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm sinh học của các giống lúa thí nghiệm Đánh giá đặc điểm sinh học của các giống lúa thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả được trình bày qua các bảng 1 đến bảng 3. Bảng 1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lúa thí nghiệm (ĐVT: ngày) Thời gian từ … Bén rễ Bắt đầu Kết Bắt Kết Cấy - hồi đẻ Tổng Giống thúc đẻ đầu trổ thúc trổ Gieo - Bén rễ xanh - nhánh - thời gian nhánh - - kết - chín Cấy hồi Bắt đầu kết thúc sinh bắt đồ thúc hoàn xanh đẻ đẻ trưởng trổ trổ toàn nhánh nhánh IRCH 6 30 9 18 29 17 10 31 144 IRCH 12 30 10 18 29 17 8 35 147 IRCH 15 30 8 19 32 10 10 37 146 IRCH 20 30 9 20 26 20 6 33 144 IRCH 23 30 8 16 32 18 5 37 146 X21 (Đ/C) 35 9 21 33 21 12 38 169 Qua Bảng 1 cho thấy: Các giống có thời gian sinh trưởng từ 144 ngày (IRCH 6, IRCH 20) đến 169 ngày (X21). Từ giai đoạn bén rễ hồi xuân đến bắt đầu đẻ nhánh các giống dao động từ 16 - 21 ngày. Trong đó, giống đẻ nhánh sớm nhất là IRCH 23 (16 ngày) và giống chậm nhất là X21 (21 ngày). Giống X21 tuy đẻ nhánh chậm nhưng thời gian đẻ nhánh kéo dài (33 ngày). Các giống còn lại thời gian đẻ nhánh từ 26 - 32 ngày. Như vậy, các giống có thời gian đẻ nhánh tương đối tập trung. Thời gian trổ của các giống từ 5 - 12 ngày. Trong đó, thời gian trổ nhanh nhất là giống IRCH 23 (5 ngày) và kéo dài nhất là X21 (12 ngày). Bảng 2. Đặc điểm về hình thái của các giống lúa thí nghiệm. Chiều Chiều Chiều Độ Chiều cao Độ rụng Dạng dài lá rộng lá dài thoát cổ Giống cuối cùng hạt thân đòng đòng bông bông (cm) (điểm) (cm) (cm) (cm) (điểm) IRCH 6 Gọn 63,58b 22,61b 0,67d 20,61b 1 1 b c d e IRCH 12 Gọn 64,99 19,88 0,65 16,86 5 1 IRCH 15 Gọn 69,71a 20,42c 0,84b 18,74c 5 1 b bc c d IRCH 20 Gọn 63,85 21,47 0,76 18,17 1 1 b d d d IRCH 23 Gọn 62,92 16,61 0,69 18,16 1 1 b a a a X21(Đ/C) Gọn 64,81 28,58 1,35 20,34 1 1 LSD0,05 3,51 1,80 0,05 0,43 - - 320
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 Ghi chú: LSD0.05: Least Significant Difference - Mức sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở xác suất 95%; Các chữ cái: a, b, c, d.…biểu thị mức độ sai khác giữa các công thức, trong đó các giống có cùng chữ cái thì không có sự sai khác. Qua Bảng 2 cho thấy: Nhìn chung các giống lúa đều có dạng thân gọn. Độ thoát cổ bông từ điểm 1 - điểm 5. Độ rụng hạt của các giống lúa thí nghiệm tương đối khó rụng (điểm 1). Các giống lúa có chiều cao cây thuộc dạng thấp cây (< 100cm). Trong đó, giống có chiều cao cao nhất là giống IRCH 15 (69,71 cm), thấp nhất là giống IRCH 23 (62,92 cm). Chiều dài bông dao động từ 16,86 - 23,34 cm. Chiều dài bông thấp nhất ở giống IRCH 12 (16,86 cm) và cao nhất ở giống X21 (20,34 cm). Chiều dài lá đòng dao động từ 16,61 - 28,58 cm. Chiều rộng lá đòng lớn nhất là X21 (1,35 cm) và nhỏ nhất là IRCH 12 (0,65 cm). Bảng 3. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm Nhánh tối đa Nhánh hữu hiệu Tỷ lệ nhánh hữu hiệu Giống (nhánh/khóm) (nhánh/khóm) (%) IRCH 6 14,70ab 7,03bc 48,13b b a a IRCH 12 12,50 8,03 66,70 IRCH 15 12,97b 6,17c 49,24b IRCH 20 12,86b 7,10abc 56,02ab IRCH 23 14,47ab 7,53ab 52,74b X21 (Đ/C) 15,90a 7,47ab 47,21b LSD0,05 2,33 0,98 11,58 Qua Bảng 3 cho thấy: Số nhánh tối đa của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 12,50 - 15,90 nhánh/khóm. Giống X21 có số nhánh tối đa cao nhất (15,90 nhánh/khóm), giống IRCH 12 thấp nhất (12,50 nhánh/khóm). Số nhánh hữu hiệu/ khóm của các giống từ 6,17 - 8,03 nhánh/ khóm. Trong đó, giống IRCH 12 có số nhánh hữu hiệu cao nhất (8,03 nhánh/khóm), giống có số nhánh hữu hiệu thấp nhất là giống IRCH 15 (6,17 nhánh/khóm). Giống IRCH 20 có tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao nhất đạt 56,02%, thấp nhất là giống X21 đạt 47,21%. 3.2. Đánh giá tính chống chịu của các giống thí nghiệm Khả năng chịu hạn là một sức kháng chống chịu hạn hán ở cây lúa. Qua các chỉ tiêu đo đếm hình thái (màu sắc lá, dạng lá,…) cũng như đánh giá sức chống chịu đựng của cây (độ khô đầu lá, độ cứng cây, sự biến dạng của lá ở nhiệt độ cao, độ cuốn lá…). Qua các chỉ tiêu ấy, đã đánh giá được phần nào khả năng chịu hạn ở cây lúa. Bảng 4. Đánh giá khả năng chịu hạn của các giống lúa thí nghiệm (ĐVT: điểm) Giống Độ cuốn lá Độ tàn lá Độ khô lá IRCH 6 1 1 3 IRCH 12 1 5 3 IRCH 15 1 5 1 IRCH 20 1 5 3 IRCH 23 1 5 3 X21(đ/c) 1 1 1 321
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 Qua Bảng 4 chúng tôi nhận thấy: Các giống lúa thí nghiệm có khả năng chịu hạn khá tốt. Độ cuốn lá khi gặp hạn nhằm giúp cây giảm cường độ thoát hơi nước và duy trì sự cân bằng nước cho cây. Trong thí nghiệm cho thấy tất cả các giống đều bị cuốn nhẹ (1 điểm). Độ khô lá và độ tàn lá trong điều kiện hạn thể hiện mức độ ổn định của protein chất nguyên sinh và duy trì tuổi thọ của bộ lá, giúp cây duy trì được chức năng quang hợp trong điều kiện khô hạn. Độ tàn lá của các giống lúa thí nghiệm nhìn chung ở mức trung bình (điểm 5), riêng giống đối chứng X21 và giống IRCH 6 độ tàn lá ở điểm 1. Độ khô lá, trong đó giống X21 và IRCH 15 đầu lá hơi bị khô (điểm 1), các giống còn lại ở điểm 3. Bảng 5.Khả năng chống đổ và sâu, bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm (điểm) Chống Sâu đục Sâu cuốn Đạo ôn Đạo ôn Bệnh Giống đổ thân lá nhỏ hại lá cổ bông khô vằn IRCH 6 1 0 0 1 3 1 IRCH 12 1 0 0 3 5 1 IRCH 15 1 0 0 3 3 1 IRCH 20 1 0 0 3 3 3 IRCH 23 1 0 0 3 5 3 X21 (đ/c) 1 0 0 1 1 1 Qua Bảng 5 cho thấy: Khả năng chống đổ của các giống tham gia thí nghiệm đều có dạng cây gọn và ở nhóm thấp cây. Do đó, khả năng chống đổ của các giống tham gia thí nghiệm đều ở mức điểm 1 - có khả năng chống đổ tốt. Qua theo dõi thì các giống lúa tham gia thí nghiệm đều không bị sâu đục thân và sâu cuốn lá nhỏ phá hoại. Bệnh đạo ôn hại lá: Bệnh này thường xuất hiện khi lúa bắt đầu đẻ nhánh cho đến khi thu hoạch. Do gặp thời tiết bất lợi nên các giống thí nghiệm đều bị bệnh đạo ôn hại lá ở mức điểm 1 - điểm 3. Trong đó, vết bệnh tương đối rộng gặp ở giống IRCH 12, IRCH 15, IRCH 20, IRCH 23 (điểm 3). Bệnh đạo ôn cổ bông ở các giống thí nghiệm từ điểm 1- điểm 5, riêng giống X21 bệnh đạo ôn cổ bông ở mức nhẹ điểm 1. Bệnh khô vằn xảy ra thấp nhất ở giống X21 (điểm 1), và vết bệnh tương đối rộng ở giống IRCH 20, IRCH 23 (điểm 3). 3.3. Đánh giá năng suất của các giống lúa thí nghiệm Bảng 6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm Khối Năng Số Số Số hạt Năng suất 2 Tỷ lệ lượng suất lý Giống bông/m hạt/bông chắc/bông thực thu lép (%) 1000 hạt thuyết (bông) (hạt) (hạt) (tạ/ha) (g) (tạ/ha) IRCH 6 496,01b 94,63a 79,87a 14,77a 20,20e 80,02bc 56,67ab IRCH 12 639,33a 72,50b 61,70a 10,80a 21,11d 83,23bc 47,17bc b ab a a f d abc IRCH 15 493,67 83,77 67,27 16,50 16,20 53,80 48,33 a ab a a b a a IRCH 20 676,02 83,11 69,73 13,37 22,32 105,12 62,50 322
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 b ab a a c cd abc IRCH 23 490,67 78,27 62,83 14,43 21,50 66,28 47,50 X21 (Đ/C) 528,01b 90,03ab 78,27a 11,77a 24,21a 100,01ab 56,33c LSD0,05 61,98 18,74 19,34 9,08 0,36 22,23 10,29 Qua kết quả ở Bảng 6 cho thấy: Số bông của các giống thí nghiệm dao động từ 490,67 - 676,02 bông/m2. Trong đó, giống IRCH 20 cao nhất (676,02 bông/m2), thấp nhất là IRCH 23 (490,67 bông/m2). Số hạt/bông dao động từ 72,50 đến 94,63 hạt, trong đó cao nhất là giống IRCH 6 (94,63 hạt), thấp nhất là giống IRCH 12 (72,50 hạt). Giống IRCH 6 có số hạt chắc/ bông cao nhất (79,87 hạt), thấp nhất là giống IRCH 12 (61,70 hạt). Tỷ lệ lép của các giống lúa dao động từ 10,80 đến 16,50%, cao nhất là IRCH 15 (16,50%), thấp nhất là giống IRCH 12 (10,80%). Khối lượng 1.000 hạt của các giống lúa dao động từ 16,20- 24,21 gam, giống X21 (24,21 g) có trọng lượng hạt cao nhất. Năng suất lý thuyết của các giống thí nghiệm dao động từ 53,80- 105,12 (tạ/ha). Trong đó, có giống IRCH 20 có năng suất lý thuyết cao nhất, đạt 105,12 tạ/ha. Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm dao động từ 47,17 - 62,50 (tạ/ha). Trong đó cao nhất là giống IRCH 20 (62,50 tạ/ha), tiếp theo là giống IRCH 6 (56,67 tạ/ha) và giống X21 (56,33 tạ/ha), thấp nhất là giống IRCH 12 (47,17 tạ/ha). 3.4. Đánh giá một số chỉ tiêu về phẩm chất của các giống lúa thí nghiệm Bảng 7. Một số chỉ tiêu về phẩm chất hạt gạo của các giống lúa thí nghiệm Chiều dài Chiều rộng Độ bạc bụng Giống Dạng hạt Độ Mềm hạt (mm) hạt (mm) (điểm) IRCH 6 Thon dài 5,80 2,05 1 Mềm IRCH 12 Trung bình 6,30 2,09 3 Cứng IRCH 15 Thon dài 5,73 1,76 3 Mềm IRCH 20 Thon dài 6,45 1,93 1 Rất mềm IRCH 23 Thon dài 6,79 1,95 1 Mềm X21 (Đ/C) Trung bình 5,94 2,32 3 Mềm Qua Bảng 7 cho thấy: Giống X21 và IRCH 12 có dạng hạt trung bình, các giống còn lại có dạng hạt gạo thon dài. Giống IRCH 23 có chiều dài hạt gạo trung bình 6,79 mm dài nhất so với các giống còn lại, chiều dài hạt gạo ngắn nhất là giống IRCH 15 (5,73 mm), giống X21 có chiều dài hạt (5,94 mm) cao hơn giống IRCH 6 (5,80 mm), IRCH 15 (5,73 mm). Chiều rộng hạt gạo của các giống lúa thí nghiệm từ 1,76 - 2,32 mm, giống đối chứng X21 có chiều rộng hạt 2,32 mm cao nhất, giống IRCH 15 có chiều rộng hạt thấp nhất 1,76 mm. Trong các giống lúa thí nghiệm, giống đối chứng (X21), giống IRCH 12 và IRCH 15 có độ bạc bụng nhỏ (điểm 3), còn các giống còn lại không có hoặc có một đốm bạc bụng rất nhỏ (điểm 1). Nhìn chung các giống lúa thí nghiệm có chất lượng gạo mềm, trừ giống IRCH 12 tương đối cứng. 323
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 Bảng 8. Hàm lượng dinh dưỡng trong gạo của các giống lúa thí nghiệm Hàm lượng amylose (%) Hàm lượng Protein (%) Tên mẫu Trung bình Phân loại Trung bình Phân loại IRCH 6 23,23 Trung bình 5,64 Thấp IRCH 12 30,81 Rất cao 5,92 Thấp IRCH 15 18,38 Thấp 5,43 Thấp IRCH 20 11,22 Rất thấp 5,82 Thấp IRCH 23 22,38 Trung bình 5,52 Thấp X21 (Đ/c) 24,28 Trung bình 5,95 Thấp Qua Bảng 8, cho thấy: hàm lượng amylose của các giống nghiên cứu dao động từ 11,22 % - 30,81%. Trong đó giống có hàm lượng amylose thấp nhất IRCH 20 (11,22%) và cao nhất là IRCH 12 (30,81%). Hàm lượng protein của các giống đạt mức độ thấp biến động từ 5,43% - 5,95%. Trong đó, hàm lượng protein thấp nhất là IRCH 15 (5,43%). Nhìn chung các giống lúa thí nghiệm có hàm lượng protein thấp hơn so với giống đối chứng X21 (5,95%). 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Thời gian sinh trưởng: Các giống có thời gian sinh trưởng từ 144 đến 169 ngày, là các giống thuộc nhóm dài ngày, phù hợp với sản xuất vụ Đông Xuân tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhìn chung các giống lúa có chiều cao cây thuộc dạng thấp cây (< 100cm) và có dạng cây gọn. Do đó, khả năng chống đổ của các giống tham gia thí nghiệm đều ở mức điểm 1 -có khả năng chống đổ tốt. Khả năng đẻ nhánh: Các giống lúa đều có khả năng sinh trưởng mạnh, đẻ nhánh khá. Số nhánh hữu hiệu của các giống dao động từ 6,17- 8,03 nhánh/khóm. Nhiều nhất là giống IRCH 12 (8,03 nhánh/khóm) cao hơn giống đối chứng X21 (7,47 nhánh/khóm). Các giống lúa thí nghiệm đều không bị sâu đục thân và sâu cuốn lá nhỏ phá hoại. Tuy nhiên do thời tiết không thuận lợi, nên bệnh đạo ôn hại lá (điểm 1- điểm 3) và bệnh đạo ôn cổ bông (điểm 1 - điểm 5) phát triển mạnh ở các giống IRCH 6, IRCH 12, IRCH 15, IRCH 20, IRCH 23 (điểm 5). Riêng giống X21 (đ/c) mức độ bệnh xảy ra thấp nhất chỉ điểm 1. Năng suất lý thuyết của các giống lúa dao động từ 53,80 đến 105,12 tạ/ha. Năng suất thực thu của các giống lúa dao động từ 47,17- 62,50 tạ/ha. Trong đó cao nhất là giống IRCH 20 (62,50 tạ/ha), tiếp theo là giống IRCH 6 (56,67 tạ/ha) và giống X21 (56,33 tạ/ha), thấp nhất là giống IRCH 12 (47,17 tạ/ha). Như vậy, bước đầu khảo nghiệm cơ bản các giống lúa chịu hạn trong vụ Đông Xuân 2015 - 2016, vụ đầu tôi chọn được 2 giống IRCH 20, IRCH 6. Hai giống này sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4.2. Đề nghị Cần khảo nghiệm các giống lúa chịu hạn ở các vụ tiếp theo và trên các nền đất khác nhau ở một số tỉnh miền Trung để có kết luận chính xác hơn về khả năng thích nghi, tính chịu hạn và khả năng cho năng suất của các giống trước khi đưa vào khảo nghiệm sản xuất. 324
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 Bố trí thêm thí nghiệm đối với các giống đã được chọn lọc để xác định chính xác hơn về khả năng cho năng suất của các giống trong các vụ tiếp theo. Trên cơ sở đó mới có thể đánh giá và kết luận chính xác về các mặt ưu, nhược điểm của mỗi giống, nhằm khai thác và sử dụng một cách phù hợp các giống trong điều kiện của địa phương, làm phong phú thêm nguồn giống cây trồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trần Văn Đạt (2005), Sản xuất lúa gạo thế giới - hiện trạng và khuynh hướng phát triển trong thế kỷ 21, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [2]. Bùi Huy Đáp (1980), Cây lúa Việt Nam, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. [3]. Bùi Huy Đáp (2001), Nguồn gốc và lịch sử cây lúa Việt Nam, Hà Nội. [4]. Nguyễn Ngọc Đệ (2008), Giáo trình cây lúa, Trường Đại học Cần Thơ. [5]. Nguyễn Văn Khoa (2012), “Nguyên cứu một số đặc điểm chịu hạn và năng suất của các mẫu giống lúa nương tại Huyện Thuận Châu, Tỉnh Sơn La”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 1, số 1, tr. 58 - 65. [6]. Trần Văn Minh (2008), Giáo trình cây lương thực, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [7]. Nguyễn Đức Ngữ (chủ biên 2002), Tìm hiểu về hạn hán và hoang mạc hóa, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. [8]. Đinh Thị Phòng (2001), Nghiên cứu khả năng chịu hạn và chọn dòng chịu hạn ở lúa bằng công nghệ tế bào thực vật, Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Công nghệ Sinh học, Hà Nội. Title: RESEARCH ON BIOLOGICAL CHARACTERISTICS, YIELD AND QUALITY OF SOME NEW DROUGHT TOLERANCE VARIETIES GROWN IN PHU DIEN COMMUNE, PHU VANG DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE Abstract: Climate change causes rising and changing the frequency and intensity of adverse events such as storms, rain, drought,... In which drought is one of the biggest reasons causing a huge influence on agriculture, reducing yield particularly on farming regions suffereddifficulties in irrigation. Currently, besides the local varieties, drought tolerance varieties improved very limited in the amount and species, that does not meet the needs of production today. Therefore, the experiment was conducted on 5 new rice is IRCH 6, IRCH 12, IRCH 15, IRCH 20, IRCH 23 and local rice as a confrontation is X21. The experiment was conducted in the field in Phu Dien commune. In order to exploit the potential field in the difficult area, to develop society and economics of the locality. Experimental results show long-day varieties group, low trees, tree compact, strong growth, tillering pretty, good fit against dumped winter- spring crop production in Thua Thien Hue province. The varieties are leaf blast and neck cotton. The highest yield is the same RICH 20 (62.50 quintals per hectare), followed by the same IRCH 6 (56.67 quintals per hectare) and the lowest is the sameIRCH 12 (47.17 quintals per hectare). Keywords: drought-resistant rice, growth, quality, Thua Thien Hue, yield, Winter-Spring LÊ THỊ THU QUÝ Học viên Cao học, chuyên ngành Thực vật học, khóa 23 (2014-2016), Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Số điện thoại: 0985.111.315. Email: Thuquy21291@gmail.com GS. TRẦN VĂN MINH Trường Đại học Nông Lâm- Đại học Huế 325
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và công nghệ sản xuất giống nuôi thương phẩm ghẹ xanh
5 p | 714 | 110
-
Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài rầy xanh 4 chấm (Amrasca splendens Gghauri) (Cicadellidae: Homoptera) gây hại trên cây sầu riêng tại Bến Tre
7 p | 24 | 5
-
Một số đặc điểm sinh học 2 loài rệp sáp giả Pseudococcus jackbeardsleyi và Ferrisia virgata (Hemiptera: Pseudococcidae) gây hại trên thanh long ruột đỏ
5 p | 57 | 4
-
Nghiên cứu đặc điểm sinh học và phân loại sơ bộ ong không ngòi đốt tại 6 tỉnh Trung Du miền Núi phía Bắc Việt Nam
13 p | 4 | 4
-
Phân lập và nghiên cứu đặc điểm sinh học của chủng nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh thối gốc lạc
13 p | 20 | 4
-
Bước đầu nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng nhân giống bằng hom cây Dổi đất (Piper auritum kunth)
8 p | 9 | 3
-
Đặc điểm sinh học nấm Nữ hoàng Dictyophora indusiate có nguồn gốc Việt Nam
6 p | 24 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của sáu dòng chè được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính
9 p | 13 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của các chủng vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae phân lập từ lợn bị viêm phổi nuôi tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
7 p | 50 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế của vịt trời nuôi tại Ninh Bình
7 p | 49 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm sinh học buồng trứng cá bè đưng (Gnathanodon speciosus)
8 p | 40 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thăm dò khả năng sản xuất giống trên ngao móng tay chúa Cultellus maximus Gmelin, 1791
13 p | 52 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống ngô nếp mới trong vụ Đông - Xuân năm 2016 tại phường Thủy Biều, thành phố Huế
9 p | 15 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm sinh học và đa dạng di truyền của một số chủng nấm Sò vua (Pleurotus eryngii)
8 p | 7 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm sinh học rầy nâu miền Trung và khả năng chống chịu của các giống lúa trong sản xuất
5 p | 7 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá Sỉnh gai (Onychostoma laticeps günther, 1868) ở lưu vực sông Giăng tỉnh Nghệ An
5 p | 63 | 1
-
Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Thàn mát đen (Millettia nigrescens Gagnep.) tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà – Đà Nẵng
8 p | 5 | 1
-
Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của cá đỏ mang (Systomus rubripinnis)
6 p | 56 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn