Vũ Thị Quý và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
61(12/2): 97 - 101<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG CHÈ MỚI<br />
TẠI THÁI NGUYÊN<br />
Vũ Thị Quý1*, Lê Tất Khương2, Nguyễn Ngọc Nông1<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên,<br />
2<br />
Bộ Khoa học Công nghệ - Môi trường<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thí nghiệm nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng của một số giống chè mới tại Thái Nguyên từ năm<br />
2003 đến năm 2005. Qua nghiên cứu cho thấy trong các giống chè thí nghiệm có 7 giống có dạng<br />
thân gỗ nhỡ và 4 giống thân bụi, các giống chè có chiều cao cây biến động từ 70,77 cm - 102,30<br />
cm; có độ rộng tán biến động từ 63,03 cm - 100,80 cm và có đƣờng kính thân biến động từ 1,86<br />
cm - 3,34 cm. Các giống chè thí nghiệm đều thuộc loại có diện tích lá từ nhỏ đến trung bình, biến<br />
động từ 10,50 - 36,86 cm2, có hệ số diện tích lá biến động từ 0,25 - 0,83 m2lá/ m2đất, giống chè có<br />
diện tích lá nhỏ nhất là giống Nhật Bản 2, đạt 10,50 cm 2. Các giống thí nghiệm có thời gian sinh<br />
trƣởng từ 312 - 323 ngày trong năm (tƣơng đƣơng với giống chè Trung Du), có từ 3,6 - 4,2 đợt<br />
sinh trƣởng tự nhiên và trong điều kiện có đốn hái có từ 5,7 - 6,7 đợt sinh trƣởng búp/năm. Những<br />
giống có đợt sinh trƣởng búp cao là Keo Am Tích và PT 95.<br />
Từ khóa: Đặc điểm sinh trưởng, giống chè mới.<br />
<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Chè là cây công nghiệp dài ngày có giá trị<br />
kinh cao và giá trị sử dụng cao. Phát triển sản<br />
xuất chè sẽ góp phần khai thác tiềm năng đất<br />
đai, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động,<br />
bảo vệ môi trƣờng sinh thái, thúc đẩy quá<br />
trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông<br />
nghiệp nông thôn, đặc biệt là nông nghiệp,<br />
nông thôn miền núi. Thái Nguyên là vùng chè<br />
nổi tiếng trong cả nƣớc. Sản phẩm chè xanh<br />
của Thái Nguyên đƣợc thị trƣờng trong nƣớc<br />
và thế giới đánh giá cao nhờ ƣu thế về điều<br />
kiện đất đai, khí hậu và kinh nghiệm trồng và<br />
chế biến chè lâu đời của ngƣời trồng chè Thái<br />
Nguyên. Đến nay, Thái Nguyên có 16.994 ha<br />
chè, tập trung chủ yếu ở các huyện Đồng Hỷ,<br />
Phú Lƣơng, Đại Từ, Định Hoá, Phổ Yên,<br />
Sông Công và Thành phố Thái Nguyên.<br />
Trong đó, có 15.730 ha chè kinh doanh với<br />
năng suất trung bình là 94,88 tạ búp tƣơi/ ha.<br />
Cây chè đƣợc xác định là cây trồng mũi nhọn<br />
của tỉnh. Kết quả điều tra tình hình sản xuất<br />
chè ở Thái Nguyên cho thấy: Diện tích chè<br />
già, cằn cỗi cần cải tạo và phá đi trồng lại ở<br />
Thái Nguyên còn rất lớn, chiếm trên 60%<br />
diện tích chè của tỉnh; cơ cấu giống chè còn<br />
nghèo nàn, chủ yếu là giống chè Trung Du<br />
trồng hạt, tỷ lệ lẫn tạp cao, chƣa có một cơ<br />
<br />
<br />
Tel: 0975.143.666<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
97<br />
<br />
cấu giống hợp lý. Đây là nguyên nhân chủ<br />
yếu làm cho chất lƣợng chè nguyên liệu của<br />
Thái Nguyên còn thấp so với yêu cầu của<br />
nguyên liệu cho chế biến chè xanh đặc sản.<br />
Để phát triển vùng chè Thái Nguyên thành<br />
vùng chè xanh đặc sản thì việc xác định bộ<br />
giống chè chất lƣợng tốt thích hợp cho chế<br />
biến chè xanh đặc sản là việc làm cần thiết và<br />
cấp bách [4]. Xuất phát từ những vấn đề trên,<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:<br />
"Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng<br />
của một số giống chè mới tại Thái Nguyên".<br />
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trƣởng của<br />
11 giống chè mới nhập nội đƣợc trồng năm<br />
2000 tại Công ty chè Sông Cầu - Thái<br />
Nguyên, bao gồm các giống sau: PT95, Keo<br />
Am Tích, Phú Thọ 10, Hoa Nhật Kim, Phúc<br />
Vân Tiên, Bảo Thọ Trà, Long Vân 2000,<br />
Hùng Đỉnh Bạch, Nhật Bản 2, Kiara 8 và TRI<br />
2024 và giống Trung Du (đối chứng) [3].<br />
Thí nghiệm đƣợc bố trí với 12 công thức và 3<br />
lần nhắc lại theo phƣơng pháp thí nghiệm cây<br />
công nghiệp dài ngày của Phạm Chí Thành và<br />
Phạm Tiến Dũng (1986) [2]. Các chỉ tiêu<br />
đƣợc theo dõi từ năm 2003 -2005, theo<br />
phƣơng pháp quan trắc thí nghiệm đồng<br />
ruộng chè của Nguyễn Văn Tạo (1998), bao<br />
gồm các chỉ tiêu sau: Dạng thân, chiều cao<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Thị Quý và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
cây, rộng tán, đƣờng kính thân, số cành cấp1,<br />
chiều cao phân cành, góc phân cành, thế lá,<br />
màu sắc lá, mặt lá, dài lá, rộng lá, diện tích lá,<br />
dài/rộng lá, hệ số diện tích lá, thời gian sinh<br />
trƣởng, thời gian kết thúc sinh trƣởng và số<br />
đợt sinh trƣởng/năm [1]. Các số liệu thí nghiệm<br />
đƣợc tổng hợp xử lý theo phƣơng pháp thống kê<br />
hiện hành.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
61(12/2): 97 - 101<br />
<br />
Đặc điểm thân và cành<br />
Kết quả nghiên cứu đặc điểm thân và cành ở<br />
bảng 01 cho thấy:<br />
- Dạng thân: Trong số các giống thí nghiệm<br />
có 7 giống có dạng thân gỗ nhỡ nhƣ giống<br />
trung du đối chứng và 4 giống thân bụi là các<br />
giống Keo Am Tích, Bảo Thọ Trà, Long Vân<br />
2000 và Nhật Bản 2.<br />
<br />
Đặc điểm hình thái các giống chè thí nghiệm<br />
Bảng 1. Đặc điểm thân, cành và tán của các giống chè thí nghiệm (chè 5 tuổi)<br />
CT<br />
<br />
Tên giống<br />
<br />
Dạng thân<br />
<br />
Cao cây (cm)<br />
<br />
Rộng tán<br />
(cm)<br />
<br />
Đường kính thân<br />
(cm)<br />
<br />
1<br />
<br />
Trung du (đ/c)<br />
<br />
Gỗ nhỡ<br />
<br />
83,2±1,25<br />
<br />
59,19±1,34<br />
<br />
2,12±0,12<br />
<br />
2<br />
<br />
PT 95<br />
<br />
Gỗ nhỡ<br />
<br />
84,27±1,14<br />
<br />
86,83±1,55<br />
<br />
2,36±0,06<br />
<br />
3<br />
<br />
Keo am tích<br />
<br />
Bụi<br />
<br />
73,60±0,93<br />
<br />
81,53±1,23<br />
<br />
1,86±0,07<br />
<br />
4<br />
<br />
Phú Thọ 10<br />
<br />
Gỗ nhỡ<br />
<br />
79,50±1,61<br />
<br />
66,30±1,65<br />
<br />
1,89±0,05<br />
<br />
5<br />
<br />
Hoa nhật kim<br />
<br />
Gỗ nhỡ<br />
<br />
84,27±1,14<br />
<br />
76,80±1,98<br />
<br />
1,98±0,07<br />
<br />
6<br />
<br />
Phúc vân tiên<br />
<br />
Gỗ nhỡ<br />
<br />
95,47±1,72<br />
<br />
90,13±1,62<br />
<br />
2,37±0,07<br />
<br />
7<br />
<br />
Bảo thọ trà<br />
<br />
Bụi<br />
<br />
70,77±1,34<br />
<br />
63,03±2,35<br />
<br />
1,90±0,10<br />
<br />
8<br />
<br />
Long vân 2000<br />
<br />
Bụi<br />
<br />
84,13±1,70<br />
<br />
81,13±1,89<br />
<br />
1,84±0,07<br />
<br />
9<br />
<br />
Hùng đỉnh bạch<br />
<br />
Gỗ nhỡ<br />
<br />
83,23±1,27<br />
<br />
78,43±2,37<br />
<br />
1,86±0,08<br />
<br />
10<br />
<br />
Nhật Bản 2<br />
<br />
Bụi<br />
<br />
83,00±1,41<br />
<br />
99,43±3,15<br />
<br />
2,32±0,11<br />
<br />
11<br />
<br />
Kiara 8<br />
<br />
Gỗ nhỡ<br />
<br />
102,30±2,24<br />
<br />
100,80±2,97<br />
<br />
2,72±0,08<br />
<br />
12<br />
<br />
TRI 2024<br />
<br />
Gỗ nhỡ<br />
<br />
101,73±1,97<br />
<br />
96,93±2,19<br />
<br />
3,34±0,09<br />
<br />
Bảng 2. Khả năng phân cành các giống thí nghiệm (chè 5 tuổi)<br />
Tên giống<br />
<br />
CT<br />
<br />
Cành cấp I (cành)<br />
<br />
Cao phân cành (cm)<br />
<br />
Góc phân cành (0)<br />
<br />
1<br />
<br />
Trung du (đ/c)<br />
<br />
6,55<br />
<br />
6,46<br />
<br />
47,83<br />
<br />
2<br />
<br />
PT 95<br />
<br />
7,24<br />
<br />
6,63<br />
<br />
43,66<br />
<br />
3<br />
<br />
Keo Am tích<br />
<br />
8,17<br />
<br />
-*<br />
<br />
51,00<br />
<br />
4<br />
<br />
Phú Thọ 10<br />
<br />
6,58<br />
<br />
7,20<br />
<br />
60,00<br />
<br />
5<br />
<br />
Hoa nhật kim<br />
<br />
6,17<br />
<br />
6,68<br />
<br />
45,66<br />
<br />
6<br />
<br />
Phúc vân tiên<br />
<br />
6,97<br />
<br />
7,11<br />
<br />
46,16<br />
<br />
7<br />
<br />
Bảo Thọ Trà<br />
<br />
6,26<br />
<br />
-*<br />
<br />
51,00<br />
<br />
8<br />
<br />
Long Vân 2000<br />
<br />
7,15<br />
<br />
-*<br />
<br />
48,33<br />
<br />
9<br />
<br />
Hùng đỉnh bạch<br />
<br />
7,37<br />
<br />
7,14<br />
<br />
51,33<br />
<br />
10<br />
<br />
Nhật Bản 2<br />
<br />
8,20<br />
<br />
-*<br />
<br />
50,50<br />
<br />
11<br />
<br />
Kia ra 8<br />
<br />
7,36<br />
<br />
8,25<br />
<br />
61,50<br />
<br />
12<br />
<br />
TRI 2024<br />
<br />
8,19<br />
<br />
7,18<br />
<br />
59,00<br />
<br />
CV%<br />
<br />
2,60<br />
<br />
1,70<br />
<br />
2,80<br />
<br />
LSD05<br />
<br />
0,32<br />
<br />
0,20<br />
<br />
2,45<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
98<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Thị Quý và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Chiều cao cây: Chiều cao cây của các giống<br />
thí nghiệm biến động từ 70,77 cm đến 102,30<br />
cm. Các giống có dạng thân gỗ nhỡ thƣờng có<br />
chiều cao lớn hơn các giồng chè có dạng thân<br />
bụi. Hai giống có chiều cao thấp nhất là Keo<br />
Am Tích và Bảo Thọ Trà .<br />
- Đƣờng kính thân: Các giống nghiên cứu có<br />
dạng thân gỗ nhỡ đều có đƣờng kính thân phát<br />
triển mạnh hơn các giống dạng thân bụi, 5<br />
giống có đƣờng kính thân cao hơn so với giống<br />
đối chứng là PT95, Phúc vân tiên, Nhật Bản 2,<br />
Kia ra 8 và TRI2043 (cao nhất là TRI 2024 đạt<br />
3,34 cm, cao hơn đối chứng là 1,22cm), 6<br />
giống còn lại có đƣờng kính thân thấp hơn<br />
(thấp nhất là giống Keo Am Tích và Hùng<br />
Đỉnh Bạch, chỉ đạt 1,86cm).<br />
- Độ rộng tán: Các giống chè mới đều có độ<br />
rộng tán lớn hơn so với giống trung du (đ/c),<br />
biến động từ 63,03 cm đến 100,80 cm. Trong<br />
đó rộng nhất là giống Kia ra 8, rộng hơn so<br />
với đối chứng 41,61 cm. Nghiên cứu đặc<br />
điểm phân cành của các giống chè thí nghiệm<br />
đƣợc thể hiện ở bảng 02:<br />
* Thân bụi<br />
Số liệu ở bảng 02 cho thấy:<br />
- Về số cành cấp 1: 8 giống là PT 95, Keo Am<br />
Tích, Phúc Vân Tiên, Long Vân 2000, Hùng<br />
Đỉnh Bạch, Nhật Bản 2, Kiara 8 và TRI 2024<br />
có số cành cấp 1 lớn hơn đối chứng, đạt cao<br />
nhất là giống Nhật Bản 2 (8,20 cành). Giống<br />
có số cành cấp 1 thấp nhất là giống Hoa Nhật<br />
Kim, chỉ đạt 6,17 cành, thấp hơn giống Trung<br />
Du 0.38 cành/ cây.<br />
- Về góc phân cành: Các giống thí nghiêm có<br />
góc phân cành biến động từ 43,66 độ đến 61,50<br />
độ. Giống có góc phân cành lớn nhất là giống<br />
Kiara 8, thấp nhất là giống PT 95, thấp hơn<br />
giống Trung Du 4,17 độ.<br />
Đặc điểm hình thái lá của các giống chè thí<br />
nghiệm<br />
Qua bảng 3 cho ta thấy:<br />
- Các giống chè có nguồn gốc khác nhau nên<br />
có các dạng thế lá khác nhau. Có 5 giống chè<br />
thế ngang (Trung Du, Bảo Thọ Trà, PT 95,<br />
Phúc Vân Tiên, Hùng Đỉnh Bạch), 5 giống thế<br />
lá xiên (Phú Thọ 10, Hoa Nhật Kim, Long Vân<br />
2000, Kiara 8, TRI 2024) và 2 giống thế lá rủ<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
99<br />
<br />
61(12/2): 97 - 101<br />
<br />
là (Keo Am Tích, Nhật Bản 2). Nghiên cứu<br />
bề mặt lá chè cho thấy lá chè của các giống<br />
thí nghiệm có 2 loại đó là: mặt lá nhẵn (có<br />
5 giống gồm: Trung Du, PT 95, Phúc Vân<br />
Tiên, Kiara 8, TRI 2024) và mặt lá gồ ghề<br />
(có 7 giống gồm: Keo Am Tích, Nhật Bản<br />
2, Long Vân 2000, Phú Thọ 10, Hoa Nhật<br />
Kim, Bảo Thọ Trà, Hùng Đỉnh Bạch). Về<br />
màu sắc lá chè: Giống có màu xanh đậm gồm<br />
5 giống (PT 95, Keo Am Tích, Nhật Bản 2,<br />
Long Vân 2000, TRI 2024); giống có màu<br />
xanh vàng gồm 5 giống (Phú Thọ 10, Hoa<br />
Nhật Kim, Bảo Thọ Trà , Hùng Đỉnh Bạch,<br />
Kiara 8); 2 giống có màu xanh và xanh sáng<br />
là giống Trung Du và Phúc Vân Tiên.<br />
- Diện tích lá: Qua theo dõi chúng tôi thấy<br />
diện tích lá của các giống biến động rất cao,<br />
từ 10,05 cm2 - 36,86 cm2. Trong đó 8 giống<br />
có diện tích lá nhỏ hơn giống Trung Du, nhỏ<br />
nhất là giống Nhật Bản 2, chỉ đạt 10,50 cm2.<br />
Có 3 giống có diện tích lá cao hơn giống đối<br />
chứng, cao nhất là giống TRI 2043 đạt 36,86<br />
cm2. Hệ số dài/rộng giữa các giống tƣơng đối<br />
đồng đều nhau, dao động trong khoảng từ<br />
thấp nhất là 2,19 - 2,80, qua đó cho thấy: hầu<br />
hết các giống nghiên cứu đều có dạng lá<br />
thuôn dài. Về hệ số diện tích lá cho thấy:<br />
giống có hệ số diện tích lá biến động từ 0,25<br />
- 0,83 m2 lá/m2 đất, đạt cao nhất là Kiara 8 đạt<br />
0,83 m2 lá/m2 đất, thấp nhất là giống Bảo Thọ<br />
Trà, chỉ đạt 0,25 m2 lá/m2 đất.<br />
Đặc điểm sinh trưởng của các giống chè thí<br />
nghiệm<br />
Thời gian sinh trưởng của các giống chè thí<br />
nghiệm<br />
Số liệu bảng 4 cho thấy:<br />
- Thời gian sinh trƣởng của các giống trong<br />
năm kéo dài từ 312 - 323 ngày. Trong đó 7<br />
giống có thời gian sinh trƣởng dài hơn Trung<br />
Du (đ/c) từ 6 -9 ngày (dài nhất là giống PT 95<br />
dài hơn đối chứng 9.<br />
thời gian sinh trƣởng dài hơn Trung Du (đ/c)<br />
từ 6 -9 ngày (dài nhất là giống PT 95 dài hơn<br />
đối chứng 9 ngày), 3 giống có thời gian sinh<br />
trƣởng ngắn nhất: Bảo Thọ Trà , Nhật Bản 2<br />
và Phú Thọ 10 (312 ngày).<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Thị Quý và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
61(12/2): 97 - 101<br />
<br />
Bảng 3. Đặc điểm hình thái lá của các giống chè thí nghiệm<br />
Chỉ tiêu theo dõi<br />
T<br />
T<br />
<br />
Giống<br />
<br />
Thế<br />
lá<br />
<br />
Màu sắc<br />
lá<br />
<br />
Mặt lá<br />
<br />
Dài lá (cm)<br />
<br />
Rộng<br />
lá (cm)<br />
<br />
diện tích lá<br />
(cm2)<br />
<br />
Nhẵn<br />
<br />
8,40±0,35<br />
<br />
3,7±0,1<br />
<br />
21,76±0,02<br />
<br />
HSDTL<br />
Dài/rộng (m2 lá/<br />
m2 đất )<br />
2,27<br />
0,48<br />
<br />
1<br />
<br />
Trung du (đ/c)<br />
<br />
Ngang<br />
<br />
Xanh<br />
<br />
2<br />
<br />
PT 95<br />
<br />
Ngang<br />
<br />
X. đậm<br />
<br />
Nhẵn<br />
<br />
8,42±0,30<br />
<br />
3,3±0,1<br />
<br />
19,43±0,02<br />
<br />
2,55<br />
<br />
0,52<br />
<br />
3<br />
<br />
Keo Am Tích<br />
<br />
Rủ<br />
<br />
X.đậm<br />
<br />
Gồ ghề<br />
<br />
7,52±0,18<br />
<br />
3,3±0,1<br />
<br />
17,14±0,01<br />
<br />
2,28<br />
<br />
0,48<br />
<br />
4<br />
<br />
Phú Thọ 10<br />
<br />
Xiên<br />
<br />
X. vàng<br />
<br />
Gồ ghề<br />
<br />
9,62±0,21<br />
<br />
3,7±0,1<br />
<br />
25,16±0,01<br />
<br />
2,60<br />
<br />
0,38<br />
<br />
5<br />
<br />
Hoa Nhật Kim<br />
<br />
Xiên<br />
<br />
X.vàng<br />
<br />
Gồ ghề<br />
<br />
8,08±0,20<br />
<br />
3,4±0,1<br />
<br />
19,17±0,01<br />
<br />
2,38<br />
<br />
0,39<br />
<br />
6<br />
<br />
Phúc Vân Tiên<br />
<br />
Ngang<br />
<br />
X. sáng<br />
<br />
Nhẵn<br />
<br />
7,63±0,13<br />
<br />
3,2±0,1<br />
<br />
17,19±0,01<br />
<br />
2,38<br />
<br />
0,60<br />
<br />
7<br />
<br />
Bảo Thọ Trà<br />
<br />
Ngang<br />
<br />
X. vàng<br />
<br />
Gồ ghề<br />
<br />
7,47±0,23<br />
<br />
3,1±0,1<br />
<br />
16,10±0,01<br />
<br />
2,41<br />
<br />
0,25<br />
<br />
8<br />
<br />
Long Vân2000<br />
<br />
Xiên<br />
<br />
X. đậm<br />
<br />
Gồ ghề<br />
<br />
6,45±0,12<br />
<br />
2,5±0,1<br />
<br />
11,17±0,01<br />
<br />
2,58<br />
<br />
0,53<br />
<br />
9<br />
<br />
Hùng Đỉnh Bạch<br />
<br />
Ngang<br />
<br />
X. vàng<br />
<br />
Gồ ghề<br />
<br />
7,39±0,22<br />
<br />
3,3±0,1<br />
<br />
17,17±0,01<br />
<br />
2,24<br />
<br />
0,42<br />
<br />
10<br />
<br />
Nhật Bản 2<br />
<br />
Rủ<br />
<br />
X. đậm<br />
<br />
Gồ ghề<br />
<br />
6,44±0,11<br />
<br />
2,3±0,1<br />
<br />
10,50±0,01<br />
<br />
2,80<br />
<br />
0,56<br />
<br />
11<br />
<br />
Kia Ra 8<br />
<br />
Xiên<br />
<br />
X. vàng<br />
<br />
Nhẵn<br />
<br />
10,17±0,27<br />
<br />
3,8±0,1<br />
<br />
27,34±0,02<br />
<br />
2,68<br />
<br />
0,83<br />
<br />
12<br />
<br />
TRI 2024<br />
<br />
Xiên<br />
<br />
X.đậm<br />
<br />
Nhẵn<br />
<br />
10,75±0,30<br />
<br />
4,9±0,1<br />
<br />
36,86±0,02<br />
<br />
2,19<br />
<br />
0,76<br />
<br />
Bảng 4. Đặc điểm sinh trƣởng của các giống chè thí nghiệm<br />
Tên giống<br />
<br />
Bắt đầu sinh trưởng<br />
<br />
Kết thúc sinh trưởng<br />
<br />
Thời gian sinh trưởng (ngày)<br />
<br />
10/2<br />
7/2<br />
8/2<br />
12/2<br />
10/2<br />
9/2<br />
12/2<br />
8/2<br />
10/2<br />
18/2<br />
8/2<br />
10/2<br />
<br />
20/12<br />
26/12<br />
23/12<br />
20/12<br />
20/12<br />
26/12<br />
20/12<br />
24/12<br />
26/12<br />
2/12<br />
25/12<br />
27/12<br />
<br />
314<br />
323<br />
319<br />
312<br />
314<br />
321<br />
312<br />
320<br />
320<br />
312<br />
321<br />
321<br />
<br />
Trung Du (đ/c)<br />
PT 95<br />
Keo Am Tích<br />
Phú Thọ 10<br />
Hoa Nhật Kim<br />
Phúc Vân Tiên<br />
Bảo Thọ Trà<br />
Long Vân 2000<br />
Hùng Đỉnh Bạch<br />
Nhật Bản 2<br />
Kiara 8<br />
TRI 2024<br />
<br />
Bảng 5. Số đợt sinh trƣởng búp của các giống chè thí nghiệm<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
<br />
Tên giống<br />
Trung du (đ/c)<br />
PT 95<br />
Keo Am Tích<br />
Phú Thọ 10<br />
Hoa Nhật Kim<br />
Phúc Vân Tiên<br />
Bảo Thọ Trà<br />
Long Vân 2000<br />
Hùng Đỉnh Bạch<br />
Nhật Bản 2<br />
Kiara 8<br />
TRI 2024<br />
<br />
Đợt sinh trưởng tự nhiên (đợt/năm)<br />
<br />
Đợt sinh trưởng nhân tạo (đợt/năm)<br />
<br />
3,8<br />
4,2<br />
4,1<br />
3,9<br />
3,6<br />
3,9<br />
3,7<br />
4,0<br />
3,9<br />
4,0<br />
3,9<br />
3,8<br />
<br />
6,2<br />
6,7<br />
6,7<br />
5,9<br />
5,8<br />
6,3<br />
5,7<br />
6,1<br />
6,4<br />
6,0<br />
6,2<br />
6,2<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
100<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Thị Quý và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Thời điểm bắt đầu sinh trƣởng đầu tiên và<br />
thời điểm kết thúc đợt sinh trƣởng cuối năm<br />
của các giống mới với giống đối chứng lệch<br />
nhau từ 3 - 9 ngày. Giống bắt đầu sinh trƣởng<br />
sớm nhất là giống PT 95 (7/2) và kết thúc sinh<br />
trƣởng muộn nhất là giống TRI 2024 (27/12).<br />
Số đợt sinh trưởng búp trong năm của các<br />
giống thí nghiệm<br />
Kết quả ở bảng 05 cho thấy:<br />
- Trong điều kiện không hái đốn, các giống có<br />
số đợt sinh trƣởng búp chè tự nhiên từ 3,6 4,2 đợt. Cùng trong một điều kiện sống song<br />
7 giống có số đợt sinh trƣởng cao hơn giống<br />
đối chứng từ 0,1 - 0,4 đợt (cao nhất là giống<br />
PT 95: 4,2 đợt), 2 giống (Hoa Nhật Kim, Bảo<br />
Thọ Trà ) có số đợt sinh trƣởng thấp hơn<br />
giống đối chứng (thấp nhất là giống Hoa Nhật<br />
Kim: 3,6 đợt).<br />
- Trong điều kiện có hái đốn, số đợt sinh<br />
trƣởng búp của các giống cao gần gấp 2 lần<br />
so với trong điều kiện không hái đốn, biến<br />
động từ 5,7 đợt đến 6,7 đợt. Trong 8 giống có<br />
nguồn gốc từ Trung Quốc thì 4 giống có số<br />
đợt sinh trƣởng cao hơn giống đối chứng nhƣ:<br />
PT 95, Keo Am Tích (cao nhất), Phúc Vân<br />
Tiên, Hùng Đỉnh Bạch. Các giống còn lại<br />
thấp hơn (thấp nhất là giống Bảo Thọ Trà :<br />
5,7 đợt); Các giống chè Indonexia, Nhật Bản<br />
có số đợt sinh trƣởng tƣơng đƣơng với giống<br />
đối chứng là 6,2 đợt.<br />
KẾT LUẬN<br />
- Trong các giống nghiên cứu có 7 giống có<br />
dạng thân gỗ nhỡ và 4 giống thân bụi, các<br />
giống chè có chiều cao cây biến động từ<br />
<br />
61(12/2): 97 - 101<br />
<br />
70,77 cm - 102,30 cm; có độ rộng tán biến<br />
động từ 63,03 cm - 100,80 cm và có đƣờng<br />
kính thân biến động từ 1,86 cm - 3,34 cm.<br />
Nói chung các giống chè thân gỗ nhỡ thƣờng<br />
sinh trƣởng mạnh hơn, có chiều cao, độ rộng<br />
tán và đƣờng kính thân lớn hơn các giống có<br />
dạng thân bụi.<br />
- Các giống chè thí nghiệm đều thuộc loại có<br />
diện tích lá từ nhỏ đến trung bình, biến động<br />
từ 10,50 - 36,86 cm2, có hệ số diện tích lá<br />
biến động từ 0,25 - 0,83 m2lá/ m2đất, giống<br />
chè có diện tích lá nhỏ nhất là giống Nhật Bản<br />
2, đạt 10,50 cm2.<br />
- Các giống thí nghiệm có thời gian sinh<br />
trƣởng từ 312 -323 ngày trong năm (tƣơng<br />
đƣơng với giống chè Trung Du), có từ 3,6 4,2 đợt sinh trƣởng tự nhiên và trong điều<br />
kiện có đốn hái có từ 5,7 - 6,7 đợt sinh trƣởng<br />
búp/năm. Những giống có đợt sinh trƣởng<br />
búp cao là Keo Am Tích và PT 95.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Văn Tạo (1998), Phƣơng pháp quan<br />
trắc thí nghiệm đồng ruộng chè, Tuyển tập các<br />
chương trình nghiên cứu về chè (1988-1997), Nxb<br />
Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
[2]. Phạm Chí Thành - Phạm Tiến Dũng (1986),<br />
Báo cáo nghiên cứu độ chính xác của thí nghiệm<br />
chè tại Phú Hộ.<br />
[3]. Tổng Công ty chè Việt Nam (2001), Tóm tắt lý lịch<br />
các giống chè nhập nội.<br />
[4]. UBND tỉnh Thái Nguyên (2002), Đề án phát<br />
triển sản xuất chế biến tiêu thụ chè tỉnh Thái<br />
Nguyên giai đoạn 2000 - 2005.<br />
<br />
SUMMARY<br />
STUDY ON THE GROWING CHARACTERITCS OF SOME NEW TEA VARIETIES<br />
IN THAI NGUYEN<br />
Vu Thi Quy1 , Le Tat Khuong2, Nguyen Ngoc Nong1<br />
1<br />
<br />
College of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University, 2Ministry of Science and Technology<br />
<br />
This research was carried out to identify the most appropriate and potential tea species that<br />
contribute to list of tea species products of Thai Nguyen province. The experiment was conducted<br />
from 2003 to 2005 and obtained results showed that among the tea species, seven tea species are<br />
wood stem and four species are fine stem species. These species have variation of height ranging<br />
from 70.77 to 102.30 cm, variation of leaf canopy from 63.03-100.80 cm, diameter of trunk ranges<br />
from 1.86 cm to 3.34 cm. These tea species have diameter of leaf vary from 10.50-36.86 cm2 and<br />
its variation from 0.250.83 m2/leaf/m2 land. The species with smallest leaf diameter is Japan 2 with<br />
10.50 cm2. Tea species for experiment has growth duration of 312-321 days in a year, its natural<br />
growth is about 3 times under stem cutting of 5.7-6.7 times per year. The tea species named Am<br />
Tich and PT 95 showed highest growth of bud.<br />
Keywords: The growing characteristics, the new tea varieties.<br />
<br />
<br />
<br />
Tel: 0975.143.666<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
101<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />