Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CÁ ĐỤC BẠC<br />
(Sillago sihama Forsskal, 1775) Ở ĐẦM NHA PHU - KHÁNH HÒA<br />
SOME GROWTH CHARACTERISTICS OF SAND WHITING<br />
(Sillago sihama Forsskal, 1775) AT NHA PHU LAGOON - KHANH HOA PROVINCE<br />
Hồ Sơn Lâm1, Huỳnh Minh Sang2, Lê Anh Tuấn3<br />
Ngày nhận bài: 29/7/2013; Ngày phản biện thông qua: 02/10/2013; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu đặc điểm sinh học có ý nghĩa lớn trong công tác hoạch định chiến lược quản lý nguồn lợi của các đối<br />
tượng thủy sản. Đặc điểm sinh trưởng của cá đục bạc (Sillago sihama Forsskal, 1775) ở đầm Nha Phu – Khánh Hòa xác<br />
định từ tháng 6/2012 đến tháng 5/2013. Tổng số 400 mẫu cá được thu hàng tháng tại đầm Nha Phu với số lượng > 30 cá<br />
thể/tháng và phân tích chỉ số sinh trưởng bao gồm kích thước khai thác, tương quan chiều dài – khối lượng theo phương<br />
trình của Beverton – Holt (1957); hệ số độ béo (Q, Qo ) được xác định theo phương pháp của Fulton (1902), Clark (1928)<br />
và các thông số của phương trình tăng trưởng Von Betalanffy. Cá đục bạc khai thác chủ yếu là những cá thể có kích thước<br />
dao động từ 131 mm đến 180 mm. Tương quan chiều dài và khối lượng cá có dạng W = 4 x 10-6 x L3,103; R2 = 0,989. Hệ<br />
số độ béo Fulton đạt giá trị lớn nhất vào tháng 10 (0,000751 ± 0,000049), thấp nhất vào tháng 5 (0,000683 ± 0,000040)<br />
và trung bình 0,000715 ± 0,000043. Hệ số độ béo Clark cũng đạt giá trị cao trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng<br />
11, trong đó, tháng 10 là thời điểm hệ số độ béo cá đạt giá trị cao vào tháng 10 (0,00071 ± 0,000031), thấp nhất vào<br />
tháng 5 (0,00066 ± 0,000033) và trung bình là 0,000677 ± 0,0000319. Phương trình sinh trưởng Von Betalanffy có dạng:<br />
Lt = 336 x [1- e -0,36 x t]. Tuổi khai thác của cá đục bạc ở đầm Nha Phu – Khánh Hòa chủ yếu là những cá thể ở độ tuổi 2+.<br />
Chỉ số tăng trưởng của cá đục bạc ở đầm Nha Phu - Khánh Hòa là 10,61. Những dẫn liệu ban đầu về đặc điểm sinh trưởng<br />
của cá đục bạc là cơ sở khoa học và thực tiễn cho các giải pháp khai thác hợp lý loài cá này ở đầm Nha Phu - Khánh Hòa.<br />
Từ khóa: sinh trưởng, cá đục bạc, cá đục trắng, Sillago sihama<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Biology research has a importance role in resource management strategic of aquaculture animals. Growth<br />
characteristics on sand whiting (Sillago sihama Forsskal, 1775) at Nha Phu lagoon - Khanh Hoa province was collected<br />
from June 2012 to May 2013. Total of 400 samples of sand white were monthly collected at Nha Phu lagoon and analyse<br />
the correlations between fish’s length and weight identified with Berverton–Holt (1957) equation was W = 4 x 10-6 x L3,103;<br />
R2 = 0,989. The extraction sand whiting mainly individuals ranging in size from 131 mm to 180 mm. The coefficient of<br />
fat is determined by the method of Fulton (1902) results showed that this indicator reached a maximum value in October<br />
(0,000751 ± 0,000049), the lowest in may (0,000683 ± 0,000040) and average 000715 ± 0,000043. The coefficient of<br />
fat is determined by the method of Clark (1928) results showed that this indicator reached a maximum value in October<br />
(0,00071 ± 0,000031), the lowest in may (0,00066 ± 0,000033) and average 0,000677 ± 0,0000319. Von Bertalanffy growth<br />
equation on the length were Lt = 336 x [1- e -0,36 x t]. The age of sand whiting exploitation in Nha Phu lagoon - Khanh Hoa<br />
is mainly individuals aged 2+. The growth index of sand whiting in Nha Phu lagoon - Khanh Hoa provice is 10.61. The<br />
initial resulting on growth of sand whiting is scientific basis and practical solutions to exploit this species at Nha Phu<br />
lagoon - Khanh Hoa Province.<br />
Keywords: growth characteristics, sand whiting, silver sillago, Sillago sihama<br />
<br />
Hồ Sơn Lâm: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2011 – Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Huỳnh Minh Sang: Viện Hải dương học Nha Trang<br />
3<br />
TS. Lê Anh Tuấn: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang<br />
1<br />
2<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 111<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiện nay ở Việt Nam, nguồn lợi các loài thủy<br />
sản đang giảm sút do tình hình khai thác không hợp<br />
lý. Một trong những đối tượng khai thác thủy sản có<br />
giá trị kinh tế cao mà sản lượng khai thác đang suy<br />
giảm đó là cá đục bạc Sillago sihama. Trước đây<br />
tại vùng biển Khánh Hòa, cá đục bạc có sản lượng<br />
tương đối cao, đã được một số công ty xuất khẩu<br />
thu mua. Thực tế hiện nay cho thấy, sản lượng cá<br />
đục bạc đã giảm đáng kể, cá đục bạc đánh bắt có<br />
kích thước tương đối nhỏ, chủ yếu là nhóm cá có<br />
kích thước < 150 mm và ngày càng khan hiếm tại<br />
các chợ cá, bến cá. Sản lượng cá đục bạc không<br />
cung cấp đủ cho các công ty xuất khẩu cũng như<br />
người dân. Trong tình hình như thế, bảo tồn và quản<br />
lý nguồn lợi loài cá đục trở nên rất cấp thiết.<br />
Trước thực trạng đó, nghiên cứu các đặc điểm<br />
sinh học của cá đục bạc làm cơ sở cho những<br />
hoạch định chiến lược quản lý nguồn lợi của loài cá<br />
này mang tính cấp thiết. Các đặc điểm sinh học của<br />
cá đục đã được nghiên cứu tương đối nhiều trên thế<br />
giới [6], [9], [16], đặc biệt là Ấn Độ [8], [12], [13]. Tuy<br />
nhiên, ở Việt Nam các thông tin nghiên cứu về đặc<br />
điểm sinh học của cá đục bạc còn rất ít, và chưa có<br />
công trình nào nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng<br />
của cá đục bạc ở đầm Nha Phu – Khánh Hòa được<br />
công bố. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác<br />
định một số đặc điểm sinh trưởng của cá đục bạc<br />
ở đầm Nha Phu – Khánh Hòa bao gồm: kích thước<br />
khai thác, mối tương quan chiều dài - khối lượng, hệ<br />
số độ béo, phương trình Von Bertalanffy và chỉ số<br />
tăng trưởng. Các thông số về đặc điểm sinh trưởng<br />
đó sẽ làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo<br />
nhằm định hướng cho việc quản lý nguồn lợi và đưa<br />
cá đục bạc trở thành đối tượng nuôi mới.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu là cá đục bạc (Silago<br />
sihama Forsskal, 1775).<br />
Mẫu cá đục bạc được thu trực tiếp từ các ghe<br />
đánh bắt trên đầm Nha Phu – Khánh Hòa, trong 12<br />
tháng từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013.<br />
Mỗi tháng thu ít nhất là 30 mẫu cá. Kích thước khai<br />
thác của cá đục đánh bắt được qua 12 tháng nghiên<br />
cứu có sự chênh lệch lớn, dao động trong khoảng<br />
từ 82 mm đến 320 mm. Tổng số mẫu cá thu được<br />
trong 12 tháng là 400. Cá thu được chuyển ngay về<br />
Phòng thí nghiệm – Viện Hải dương học để phân<br />
tích các đặc điểm sinh trưởng.<br />
Chiều dài toàn thân cá (Lt) được xác định bằng<br />
thước mica 500 mm Deli - 6250 có độ chính xác đến<br />
0,1 mm. Khối lượng cá được xác định bằng cân điện<br />
tử TE412 của Canada có độ chính xác đến 0,01g.<br />
<br />
112 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 2/2014<br />
Mối tương quan chiều dài và khối lượng được<br />
xác định theo phương trình của Beverton – Holt<br />
(1957) [3]: W = aLb. Trong đó: W: Khối lượng toàn<br />
thân (g); L: Chiều dài toàn thân của cá đo từ mút<br />
mõm đến hết vây tia đuôi dài nhất (mm); a; b: Là các<br />
hệ số cần xác định, tính theo phương pháp tính toán<br />
hồi quy thực nghiệm.<br />
Hệ số độ béo được xác định theo phương pháp:<br />
- Fulton (1902):<br />
<br />
W<br />
Q = * 100<br />
L3<br />
<br />
W0<br />
Q0 = <br />
* 100<br />
L3<br />
Trong đó: Q: Hệ số độ béo theo Fulton; Qo: Hệ<br />
số độ béo theo Clark; W: Khối lượng toàn thân (g);<br />
Wo: Khối lượng cá đã bỏ nội quan; L: Chiều dài toàn<br />
thân của cá đo từ mút mõm đến hết vây tia đuôi dài<br />
nhất (mm).<br />
Phương trình sinh trưởng Von Bertalanffy về<br />
chiều dài của cá được xác định theo công thức:<br />
Lt = L∞[1 – e-k(t-to)]<br />
Trong đó: to: Thời gian lý thuyết ở chiều dài cá<br />
bằng 0; t: Thời gian (năm); L∞: Chiều dài cực đại của<br />
cá; k: Hệ số đường cong của phương trình. Các giá<br />
trị L∞, k được xác định theo phương pháp của King<br />
(2001) [7].<br />
Từ kết quả nghiên cứu về các thông số sinh<br />
trưởng phương trình Von Bertalanffy ta ước tính<br />
nhóm kích thước tương ứng với độ tuổi khác nhau<br />
bằng cách thay t = 1, 2, 3 và 4, kết hợp với nhóm kích<br />
thước khai thác để đánh giá độ tuổi khai thác chủ yếu<br />
của cá đục bạc ở đầm Nha Phu – Khánh Hòa.<br />
Chỉ số tăng trưởng của cá đục bạc được xác<br />
định theo công thức: Φ’ = Ln(K) + 2Ln(L∞) [4].<br />
- Clark (1928):<br />
<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Kích thước khai thác<br />
Kích thước khai thác của cá đục đánh bắt được<br />
qua 12 tháng nghiên cứu có sự chênh lệch lớn, dao<br />
động trong khoảng từ 82 mm (tương ứng 3,73 g)<br />
đến 320 mm (tương ứng 229,48 g), trung bình là<br />
163,6 ± 33,1 (tương ứng 35,4 ± 26,1g). Trong đó,<br />
cá đục bạc khai thác chủ yếu là những cá thể có<br />
kích thước dao động từ 131 mm đến 180 mm. Tỷ lệ<br />
nhóm cá có kích thước 131 mm đến 180 mm khai<br />
thác chiếm tỷ lệ cao quanh trong năm, trừ tháng 3<br />
(chỉ chiếm 23%), cao nhất là tháng 11 chiếm đến<br />
82%, trung bình là 60%. Nhóm cá có kích thước ><br />
280 mm chỉ bắt gặp ở tháng 1, đồng thời nhóm cá<br />
có kích thước từ 281 mm đến 330 mm cũng ít bắt<br />
gặp trong tự nhiên, điều này cho thấy nhóm cá có<br />
kích thước lớn đang ngày càng khan hiếm.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
<br />
Bảng 1. Nhóm kích thước khai thác theo thời gian<br />
Tháng<br />
<br />
Nhóm<br />
kích thước<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
81 - 130<br />
131 -180<br />
181 - 230<br />
231 - 280<br />
281 - 330<br />
<br />
0%<br />
50%<br />
41%<br />
3%<br />
6%<br />
<br />
0%<br />
50%<br />
50%<br />
0%<br />
0%<br />
<br />
0%<br />
23%<br />
50%<br />
27%<br />
0%<br />
<br />
3%<br />
48%<br />
43%<br />
6%<br />
0%<br />
<br />
3%<br />
75%<br />
19%<br />
3%<br />
0%<br />
<br />
23%<br />
67%<br />
7%<br />
3%<br />
0%<br />
<br />
31%<br />
66%<br />
3%<br />
0%<br />
0%<br />
<br />
13%<br />
67%<br />
20%<br />
0%<br />
0%<br />
<br />
28%<br />
72%<br />
0%<br />
0%<br />
0%<br />
<br />
23%<br />
65%<br />
12%<br />
0%<br />
0%<br />
<br />
10%<br />
82%<br />
8%<br />
0%<br />
0%<br />
<br />
22%<br />
52%<br />
23%<br />
3%<br />
0%<br />
<br />
Bảng 2. Tỷ lệ các nhóm kích thước khai thác<br />
Nhóm kích thước (mm)<br />
<br />
Số lượng (con)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
81 - 130<br />
131 -180<br />
181 - 230<br />
231 - 280<br />
<br />
45<br />
239<br />
99<br />
15<br />
<br />
11<br />
60<br />
25<br />
4<br />
<br />
281 - 330<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
2. Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng<br />
Nguyên tắc của mối quan hệ giữa chiều dài và<br />
trọng lượng là chiều dài cá tăng liên quan đến tăng<br />
trọng lượng của nó. Về mặt lý thuyết, mối quan hệ<br />
đó có thể được mô tả bằng cách sử dụng công thức<br />
W = a L3 [11], a là hệ số. Tuy nhiên trong tự nhiên,<br />
kích thước cơ thể của cá không ngừng thay đổi<br />
theo thời gian. Hình thái và trọng lượng cá không<br />
tăng liên tục trong suốt quá trình sinh tồn. Như vậy,<br />
quy luật của phương trình thể hiện mối quan hệ<br />
chiều dài và trọng lượng như trên không thể hiện<br />
chính xác toàn bộ quá trình sinh trưởng của một<br />
loài cá [15]. Do đó, một công thức thỏa đáng hơn<br />
để thể hiện mối quan hệ trọng lượng chiều dài theo<br />
Beverton – Holt là W = a Lb; a, b: Là các hệ số cần<br />
xác định, tính theo phương pháp tính toán hồi quy<br />
thực nghiệm. Giá trị của “b” trong phương trình<br />
thường nằm trong khoảng 2,5 ÷ 4. Tốc độ tăng<br />
trưởng lý tưởng của một con cá theo lý thuyết có giá<br />
trị của “b” tương đương bằng 3 (đồng tăng trưởng),<br />
nếu giá trị của “b” là khác với 3 thì cá không đồng<br />
tăng trưởng [17]. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy<br />
cá đục bạc ở đầm Nha Phu - Khánh Hòa thuộc loài<br />
cá tăng trưởng bất đồng đẳng (b = 3,133).<br />
Tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của cá<br />
đục bạc có mối tương quan chặt chẽ với nhau được<br />
biểu diễn theo phương trình W = 4 x 10-6 x L3,133<br />
với hệ số tương quan R = 0,9944 (hình 1). Điều<br />
này có nghĩa là khi chiều dài cá đục bạc tăng thì<br />
khối lượng cá cũng tăng theo. Tuy nhiên, đồ thị cho<br />
thấy sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của<br />
cá đục bạc không đều nhau, giai đoạn đầu cá tăng<br />
nhanh về kích thước, giai đoạn sau cá tăng nhanh<br />
về khối lượng (hình 1). Cụ thể, kích thước cá tăng<br />
từ khoảng 100 - 150 mm thì khối lượng cá tăng<br />
<br />
thêm chưa đến 25 g, trong khi kích thước cá tăng từ<br />
250 - 300 mm thì khối lượng cá tăng thêm gần 100<br />
g. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật của tự<br />
nhiên, thời gian đầu cá tăng nhanh về kích thước<br />
nhằm tăng tính cạnh tranh cùng loài, đồng thời vượt<br />
ra khỏi kích thước săn mồi của vật dữ, từ đó đảm<br />
bảo cho sự sinh tồn của loài [1].<br />
Mối tương quan chiều dài và khối lượng của cá<br />
đục bạc đã được nghiên cứu tương đối nhiều trên<br />
thế giới. Mối quan hệ giữa chiều dài và khối lượng<br />
của cá đục bạc sống ở vùng nước Mandapam và<br />
Rameswaram, Ấn Độ là:<br />
W = 115 x 10-7 x L2,886 [13]<br />
và ở vùng cửa sông Zuari, Ấn Độ có dạng:<br />
W = 6 x 10-6 x L3,042 [14]<br />
Mối tương quan về chiều dài và khối lượng<br />
cá đục bạc cũng đã được nghiên cứu ở bờ biển<br />
phía đông Địa Trung Hải của Thổ Nhĩ Kỳ, theo đó<br />
phương trình tương quan chiều dài và khối lượng là<br />
W = 14 x 10-7 x L3,355 [16]<br />
Như vậy, cá đục bạc ở đầm Nha Phu - Khánh<br />
Hòa (b = 3,133) có trọng lượng tăng nhanh hơn<br />
trên một đơn vị tăng chiều dài so với cá đục bạc<br />
vùng biển Ấn Độ (b = 2,886; 3,042) nhưng lại<br />
thấp hơn so với cá đục bạc vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ<br />
(b = 3,355).<br />
<br />
Hình 1. Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của<br />
cá đục bạc<br />
<br />
3. Hệ số độ béo<br />
Hệ số độ béo (Q, Qo) của cá đục bạc ở đầm Nha<br />
Phu - Khánh Hòa có sự biến động theo thời gian.<br />
Cá đạt hệ số độ béo Q cao trong khoảng thời gian<br />
từ tháng 9 đến tháng 11, trong đó, tháng 10 là thời<br />
điểm hệ số độ béo cá đạt giá trị cao vào tháng 10<br />
(0,000751 ± 0,000049), thấp nhất vào tháng 5<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 113<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
4. Phương trình sinh trưởng Von Betalanffy<br />
Các hệ số của phương trình tăng trưởng Von<br />
Betalanffy áp dụng cho cá đục bạc ở đầm Nha<br />
Phu – Khánh Hòa là K = 0,36/năm và L∞ = 336 mm,<br />
W∞ = 270,5 g. Vậy phương trình sinh trưởng<br />
Von Betalanffy của cá đục bạc vùng biển Khánh Hòa<br />
có dạng: Lt = 336 x [1- e -0,36 x t]. Nghiên cứu tiến<br />
hành ở phía Tây nước Úc và đề xuất ra hai mô hình<br />
tăng trưởng cho Sillago spp [6]. Mô hình I bao gồm<br />
các loài cá có chiều dài tiệm cận L∞ tương đối nhỏ<br />
(< 190 mm) và có tốc độ tăng trưởng cao, hệ số<br />
K ≥ 1. Mô hình II bao gồm các loài có kích thước<br />
lớn, cá có chiều dài tiệm cận L∞ tương đối lớn<br />
(> 300 mm) và hệ số tăng trưởng K ≤ 0,5. Theo đó<br />
thì cá đục bạc ở đầm Nha Phu - Khánh Hòa thuộc<br />
mô hình II.<br />
Các chỉ số L∞; K và t0 của phương trình Von<br />
Betalanffy áp dụng cho cá đục bạc ở vùng Pulicat, Ấn<br />
Độ có giá trị tương ứng là 406,82 mm; 0,2226/năm<br />
và 0,2745/năm [8].<br />
Chiều dài theo độ tuổi của cá đục bạc ở đầm<br />
Nha Phu – Khánh Hòa được tính toán dựa trên<br />
phương trình tăng trưởng Von Betalanffy, được thể<br />
hiện ở bảng 3.<br />
<br />
(0,000683 ± 0,000040) và trung bình là 0,000715 ±<br />
0,000043. Hệ số độ béo Qo cũng đạt giá trị cao trong<br />
khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11, trong đó,<br />
tháng 10 là thời điểm hệ số độ béo cá đạt giá trị<br />
cao vào tháng 10 (0,00071 ± 0,000031), thấp nhất<br />
vào tháng 5 (0,00066 ± 0,000033) và trung bình là<br />
0,000677 ± 0,0000319.<br />
Theo diễn biến của hệ số độ béo theo thời gian<br />
(hình 2) thì thời điểm thích hợp để khai thác loài cá<br />
này từ tháng 9 đến tháng 11 vì lúc này cá đục bạc<br />
đạt độ béo cao. Tuy nhiên, để có được thời điểm<br />
khai thác hợp lý nhất cần phải kết hợp thêm thông<br />
tin về mùa vụ sinh sản của loài cá này.<br />
<br />
Hình 2. Diễn biến hệ số độ béo Q, Qo của cá đục bạc<br />
theo thời gian<br />
<br />
Bảng 3. Kích thước của cá đục bạc theo độ tuổi của một số nghiên cứu<br />
Tuổi<br />
<br />
Nhóm<br />
kích<br />
thước<br />
(mm)<br />
<br />
1+<br />
<br />
2+<br />
<br />
3+<br />
<br />
4+<br />
<br />
130 - 140<br />
<br />
160 - 200<br />
<br />
200 - 240<br />
<br />
240 - 280<br />
<br />
108 - 145<br />
<br />
145 - 187<br />
<br />
190 - 224<br />
<br />
92 - 112<br />
<br />
162 - 182<br />
<br />
212 - 232<br />
<br />
Tham khảo<br />
<br />
Radhakrishnan (1954)<br />
Shamsan (2008)<br />
<br />
246 - 256<br />
<br />
Nghiên cứu này<br />
<br />
Kích thước của cá đục bạc ở đầm Nha Phu theo tuổi cá tương đồng với các nghiên cứu trước đó của được<br />
tiến hành tại vùng Mandapam [12] và vùng cửa sông Zuari, Ấn Độ [14].<br />
Từ kết quả được thể hiện ở bảng 2 và bảng 3 thì tuổi khai thác của cá đục bạc ở đầm Nha Phu - Khánh<br />
Hòa chủ yếu là những cá thể ở độ tuổi 2+.<br />
5. Chỉ số tăng trưởng<br />
Chỉ số tăng trưởng của cá đục ở đầm Nha Phu - Khánh Hòa có dạng:<br />
Φ’ = Ln(K) + 2Ln(L∞)<br />
với K = 0,36/năm và L∞ = 336 (mm), vậy Φ’ = 10,61.<br />
Bảng 4. Chỉ số tăng trưởng Φ’ của một số nghiên cứu<br />
Φ’<br />
<br />
Khu vực<br />
<br />
Nguồn tham khảo<br />
<br />
10,51<br />
<br />
Pulicat, Ấn Độ<br />
<br />
Krishnamurthy và Kaliyamurthy (1978)<br />
<br />
10,91<br />
<br />
Karwar, Ấn Độ<br />
<br />
Shamsan (2008)<br />
<br />
10,68<br />
<br />
Mangalore, Ấn Độ<br />
<br />
Shamsan (2008)<br />
<br />
10,04<br />
<br />
Goa, Ấn Độ<br />
<br />
Shamsan (2008)<br />
<br />
10,61<br />
<br />
Nha Phu – Khánh Hòa<br />
<br />
Nghiên cứu này<br />
<br />
Chỉ số tăng trưởng Φ’ của cá đục bạc ở đầm Nha Phu - Khánh Hòa lớn hơn ở vùng Pulicat [9] và vùng Goa [14]<br />
nhưng lại thấp hơn vùng Karwar và Mangalore [14] của Ấn Độ và sự sai khác này là không lớn và nằm trong khoảng<br />
dao động so với các nghiên cứu trước kia, điều này cho thấy độ tin cậy của nghiên cứu.<br />
<br />
114 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Cá đục bạc khai thác chủ yếu là những cá thể<br />
có kích thước dao động từ 131 mm đến 180 mm.<br />
Tương quan giữa chiều dài và khối lượng<br />
cá đục bạc ở đầm Nha Phu được biểu diễn theo<br />
phương trình W = 4 x 10-6 x L3,133 với hệ số tương<br />
quan R = 0,9944.<br />
Hệ số độ béo theo Fulton của cá đục bạc có<br />
sự biến đổi theo thời gian và đạt giá trị cao nhất<br />
vào tháng 10 (0,000751 ± 0,000049), thấp nhất<br />
vào tháng 5 (0,000683 ± 0,000040) và trung bình<br />
là 0,000715 ± 0,000043. Hệ số độ béo theo Clark<br />
cũng đạt giá trị cao trong khoảng thời gian từ tháng<br />
9 đến tháng 11, trong đó, tháng 10 là thời điểm hệ số<br />
<br />
Số 2/2014<br />
độ béo cá đạt giá trị cao vào tháng 10 (0,00071 ±<br />
0,000031), thấp nhất vào tháng 5 (0,00066 ±<br />
0,000033) và trung bình là 0,000677 ± 0,0000319.<br />
Phương trình sinh trưởng Von Betalanffy áp<br />
dụng cho cá đục bạc ở đầm Nha Phu, Khánh Hòa<br />
có dạng:<br />
Lt = 336 x [1- e -0,36 x t].<br />
Tuổi khai thác của cá đục bạc ở đầm Nha Phu Khánh Hòa chủ yếu là những cá thể ở độ tuổi 2+.<br />
Chỉ số tăng trưởng của cá đục bạc ở đầm Nha<br />
Phu - Khánh Hòa là 10,61.<br />
2. Kiến nghị<br />
Cần phải có những nghiên cứu sâu hơn về các<br />
đặc điểm sinh học khác của cá đục ở vùng biển<br />
Khánh Hòa như: dinh dưỡng, vòng đời,…<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Tiếng Việt<br />
1.<br />
<br />
Trần Kiên, 1978. Sinh thái động vật. NXB Giáo dục, 247.<br />
<br />
2.<br />
<br />
G.V. Nikolski, 1963. Sinh thái học cá (tài liệu tiếng Việt do Nguyễn Văn Thái dịch). NXB Đại học và Trung học chuyên<br />
nghiệp, 443.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Beverton R. J. N., and Holt S. J., 1957. On the Dynamic of the Exploited Fish Population. Fish. Invest, London, 533.<br />
<br />
4.<br />
<br />
FAO (Fisheries technical paper), 1992. Introduction to tropical fish stock assessment, Part I - Manual. FAO, Rome: 376.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Goncalves J. M. S., Bentes L., Lino, P. G., Ribeiro J., Canario A. V. M. and Erzini K., 1997. Weight -Length relationships<br />
for selected fish species of the Small - Scale demersal fisheries of the South and South -West coast of Portugal. Fish, Res,<br />
30: 253-256.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Hyndes G. A. and Potter I. C., 1997. Age, Growth and Reproduction of sillago schomburgkii in South-Western Australian<br />
near shore waters and comparisons of life history styles of a Suite of Sillago species. Env. Biol. Fish, 49: 435-447.<br />
<br />
7.<br />
<br />
King M., 2001. Fisheries biology asenssment and mamagement. Osney, Oxford. England: 341.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Krishnamurthy K. N. and Kaliyamurthy M., 1978. Studies on the age and growth of Indian sandwhiting (Silago sihama<br />
Forskal) from Pulicat Lake with Observations on its Biology and Fishery. Indian J. Fish., 25 (1&2): 84-97.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Krishnamurthy K. N. and Kaliyamurthy M., 1978. Studies on the age and growth of Indian sandwhiting (Silago sihama<br />
Forskal) from Pulicat lake with observations on its Biology and Fishery. Indian J. Fish, 25 (1&2): 84-97.<br />
<br />
Tiếng Anh<br />
<br />
10. Kumai H. and Nakamura M., 1978. Spawning of the Silver whiting (Silago sihama Forsskal) Cultivated in the Laboratory.<br />
Bull. Jap. Soc. Scient. Fish, 44 (9): 10-55<br />
11. Le Cren, E. D., 1951. Length - Weight relationship and seasonal cycle in gonad weight and condition in the Perch perca<br />
Fluviatilis; J. Anim. Ecol., 20: 201-239.<br />
12. Radhakrishnan N., 1954. Occurrence of growth rings on the otoliths of the Indian whiting (Silago sihama Forsskål). Curr.<br />
Sci., 23: 196-197.<br />
13. Radhakrishnan N., 1957. Contribution to the Biology of Indian sandwhiting (Silago sihama Forskal). Indian J. Fish.,<br />
4 (2): 254-283.<br />
14. Shamsan E. F., 2008. Ecobiology and fisheries of an economically important estuarine fish (Silago sihama Forsskal). Thesis<br />
submitted for the degree of doctor of philosophy in Marine Science. Goa University, 271.<br />
15. Srivastava, C. B. L., 1999. A text book of fishery science and Indian fisheries. Keitab Mahal, Allahabad: 527.<br />
16. Taskavak E. and Bilecenoglu M., 2001. Length - Weight relationships for 18 lessepsian (Red Sea) Immigrant fish species<br />
from the Eastern Mediterranean coast of Turky. J. Mar. Biol. Ass. U.K., 81: 895-896.<br />
17. Tesch F. W., 1968. Age and Growth; [In: Methods for assessment of fish production in freshwater, (Eds.): Recker, W. E.].<br />
Blackwell scientific Publications. Oxford and Edinburgh: 93-123.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 115<br />
<br />