Trần Quang Diệu và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
104(04): 35 - 40<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH CỦA LOÀI BÁCH VÀNG<br />
(XANTHOCYPARIS VIETNAMENSIS Fargo & N. T. Hype) TẠI XÃ CA THÀNH<br />
HUYỆN NGUYÊN BÌNH TỈNH CAO BẰNG<br />
Trần Quang Diệu1, La Quang Độ1, Đặng Kim Vui2*<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên, 2Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Fajon & N. T. Hiep) là một loài mới được phát hiện tại<br />
Việt Nam trong những năm gần đây và cũng là một trong những loài cây được xếp vào cấp rất<br />
nguy cấp (CR B1+2b,c,e. và CR B2ab(v)) trong Sách đỏ Việt Nam và danh lục đỏ thế giới IUCN.<br />
Bách vàng một trong những loài gỗ quý, có giá trị kinh tế cao, hiện nay, loài đang bị khai thác<br />
mạnh mẽ bởi các cộng đồng dân tộc thiểu số vùng cao, đây là vùng dân cư có đời sống kinh tế còn<br />
nghèo nàn, sinh kế thấp, cuộc sống chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên là chính. Bởi vậy, thực trạng<br />
khai thác nguồn tài nguyên rừng nói chung và loài Bách vàng nói riêng trên địa bàn huyện Nguyên<br />
Bình, tỉnh Cao Bằng trong những năm gần đây đang đẩy loài đứng trước bờ vực của tuyệt chủng.<br />
Với số lượng cá thể theo điều tra còn lại rất ít, tại huyện Nguyên Bình, loài Bách vàng đang đứng<br />
trước nguy cơ bị tuyệt diệt. Kết quả nghiên cứu tại xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình trong 8 ÔTC<br />
và trên 8 tuyến điều tra chúng tôi phát hiện 29 cây Bách vàng trưởng thành có chiều cao từ 5-12m<br />
tập trung chủ yếu trên đỉnh núi. Ba ba cây Bách vàng tái sinh, các cây tái sinh chủ yếu từ hạt. Chất<br />
lượng cây tái sinh kém (25/33 cây) và trung bình (8/33 cây), không có cây nào sinh trưởng tốt, tất<br />
cả các cây có chiều cao dao động dưới 50cm. Không có cá thể nào có chiều cao lớn hơn 0.5m và<br />
sinh trưởng tốt. Bách vàng tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt (27/33). Bách vàng có khả năng tái<br />
sinh từ cành rơi dụng (một cây tái sinh từ cành rơi rụng). Thành phần cây gỗ chủ yếu là các loài:<br />
Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri), Thiết sam giả (Pseudotsuga brevifolia), Chắp tay<br />
(Symingtonia tonkinensis), Thích (Acer tonkinense), Trâm (Syzygium sp.) mọc xen với một số ít<br />
loài cây khác như hồ đào núi (platycarya strobilacea), Sến mật (Madhuca pasquieri),... Mật độ cây<br />
tái sinh rất thấp có trung bình 2,5 cây/tuyến và trung bình 0,65 cây tái sinh/gốc cây mẹ (mật độ tái<br />
sinh theo gốc cây mẹ). Như vậy, số lượng cá thể loài có thể nói là rất ít và việc nghiên cứu để đánh<br />
giá thực trạng loài nhằm đưa ra các giải pháp bảo tồn, bảo vệ loài là hết sức cần thiết và cấp bách<br />
hiện nay.<br />
Từ khoá: Bách vàng, nguy cấp, Sách đỏ Việt Nam, tái sinh.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Bách vàng hay Bách vàng Việt Nam, Hoàng<br />
đàn vàng Việt Nam, Trắc bách Quản Bạ hoặc<br />
cây Ché - tên gọi địa phương (danh pháp khoa<br />
học: Xanthocyparis vietnamensis Fajon & N.<br />
T. Hiep) là một loài cây thân gỗ mới được<br />
phát hiện trong thời gian gần đây trong họ<br />
Hoàng đàn (Cupressaceae), chỉ mới phát hiện<br />
ở khu vực huyện Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo<br />
Vạc tỉnh Hà Giang thuộc miền Bắc Việt Nam.<br />
Bách vàng là loài cây gỗ, không chỉ có ý<br />
nghĩa về mặt khoa học mà còn có giá trị kinh<br />
tế rất cao. Gỗ Bách vàng mềm, rất khó bị mối<br />
mọt, ít cong vênh, trước đây Bách vàng đã<br />
được bán sang Trung Quốc làm quan tài quý.<br />
Cũng như các loài khác trong họ Hoàng đàn,<br />
gỗ Bách vàng có vân đẹp, phù hợp cho việc<br />
*<br />
<br />
Tel: 0913 384277. Email: dangkimvui@tnu.edu.vn<br />
<br />
chế tạo đồ mỹ nghệ cao cấp, đặc biệt gỗ Bách<br />
vàng có mùi rất thơm, có thể sử dụng làm<br />
hương liệu tốt (người dân địa phương tại thôn<br />
Cao Lù và lân cận còn gọi là cây Thông thơm).<br />
Do gỗ tốt, có giá trị kinh tế cao nên Bách<br />
vàng đã và đang bị khai thác rất mạnh. Theo<br />
kết quả điều tra, nghiên cứu số lượng Bách<br />
vàng còn lại rất ít, chúng chỉ tập trung phân<br />
bố ở đỉnh núi cao từ 1.000m đến 1.400m so<br />
với mực nước biển. Một số cá thể đã và đang<br />
bị chết dần tự nhiên, còn một số khác đã và<br />
đang bị người dân địa phương khai thác. Hơn<br />
nữa, dưới tán rừng rất ít gặp các cá thể cây<br />
con tái sinh, vì vậy việc bảo tồn loài cây quý<br />
hiếm, đặc hữu này sẽ có ý nghĩ rất lớn trong<br />
việc phát triển nguồn gen thực vật quý hiếm ở<br />
nước ta cũng như góp phần vào việc bảo tồn<br />
tính đa dạng thực vật.<br />
35<br />
<br />
40Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Quang Diệu và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Hiện nay, tỉnh Cao Bằng đang có nhiều chủ<br />
trương, chính sách khuyến khích phát triển<br />
sản xuất Lâm nghiệp, trong những năm gần<br />
đây có rất nhiều các dự án Lâm nghiệp do<br />
Nhà nước đầu tư như dự án trồng rừng 661,<br />
327… Ngoài ra, Cao Bằng là một trong<br />
những tỉnh miền núi với diện tích rừng khá<br />
lớn khu vực miền Bắc, đây là địa điểm lý<br />
tưởng cho nhiều tổ chức nước ngoài đầu tư<br />
các dự án về Lâm nghiệp, trong đó có một số<br />
dự án liên quan đến vấn đề bảo tồn.<br />
Do ảnh hưởng của khai thác động thực vật<br />
quá mức đã làm cho hệ sinh thái rừng bi xáo<br />
trộn, một số loài thực vật đã và đang bị khai<br />
thác có nguy cơ bị tuyệt vong cao, trong đó có<br />
loài Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis<br />
Fajon & N. T. Hiep) [5].<br />
Tại huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng,<br />
những nghiên cứu về đa dạng thực vật còn rất<br />
ít và những hiểu biết về cây Bách vàng cũng<br />
nằm trong tình trạng tương tự. Để góp thêm<br />
những hiểu biết về mặt khoa học nhằm bảo vệ<br />
loài cây quý hiếm, đặc hữu này thì việc<br />
nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học, tái<br />
sinh và phân bố là rất cấp thiết.<br />
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Mục tiêu nghiên cứu. Xác định một số đặc<br />
điểm tái sinh tự nhiên tại khu vực nghiên cứu<br />
có phân bố của loài Bách Vàng.<br />
Đối tượng nghiên cứu. Loài cây Bách vàng<br />
(Xanthocyparis vietnamensis Fajon &N.T.Hiep)<br />
Phạm vi nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên<br />
cứu các đặc điểm tái sinh của Bách vàng<br />
(Xanthocyparis vietnamensis Fajon & N. T.<br />
Hiep) ở các trạng thái rừng tại xã Ca Thành,<br />
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.<br />
Nội dung nghiên cứu.<br />
-Tổ thành tầng cây cao khu vực nghiên cứu.<br />
-Tổ thành tái sinh nơi có bách vàng phân bố<br />
tự nhiên.<br />
-Đặc điểm tái sinh của cây Bách vàng<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
-Kế thừa các tài liệu: Tham khảo kế thừa các<br />
tài liệu của các nghiên cứu trước làm cơ sở.<br />
-Điều tra theo tuyến: Trong quá trình điều<br />
tra chúng tôi thực hiện phương pháp điều tra<br />
theo tuyến trên cơ sở xác định khu vực có sự<br />
phân bố của loài Bách vàng thông qua<br />
<br />
104(04): 35 - 40<br />
<br />
phương pháp phỏng vấn người dân địa<br />
phương và dựa vào các điều tra trước. Trên<br />
cơ sở đó, chúng tôi tiến hành lập 8 tuyến<br />
điều tra qua đó xác nhận có sự tồn tại của<br />
loài Bách vàng.<br />
Các tuyến điều tra được tập trung ở khu vực<br />
có tiềm năng tồn tại của Bách vàng và được<br />
lập theo hướng Đông – Tây, Nam – Bắc, bắt<br />
đầu từ chân đến đỉnh núi và ngược lại. Trên<br />
các tuyến điều tra, để xác định chính xác vị trí<br />
tồn tại của Bách vàng.<br />
Sử dụng bản đồ địa hình nơi có Bách vàng<br />
phân bố, cùng người dân địa phương xác định<br />
chính xác nơi có Bách vàng, tiến hành điều<br />
tra theo tuyến. Trên các tuyến điều tra, được<br />
thiết lập từ chân đến các đỉnh núi có loài Bách<br />
vàng phân bố. Tuyến điều tra vuông góc với<br />
đường đồng mức, trên các tuyến tiến hành<br />
quan sát sang 2 bên là 10m để xác định vị trí<br />
sinh trưởng của bách vàng.<br />
Quá trình điều tra bằng phương pháp quan sát<br />
trực tiếp được kết hợp với việc thiết lập OTC<br />
để thu thập các thông tin cần thiết (cây mẹ, tổ<br />
thành cây tầng cao, tổ thành cây tái sinh, ...).<br />
Diện tích OTC được lập là 1000m2<br />
(20mx50m).<br />
Để xác định số lượng Bách vàng tái sinh cũng<br />
như tổ thành thực vật trong các OTC, trong<br />
mỗi OTC tiến hành lập 5 ô dạng bản (ODB).<br />
Bốn ODB được lập ở 4 góc của OTC và 1 ô<br />
còn lại được lập ở tâm 2 đường chéo của<br />
OTC, diện tích của các ODB được lập là<br />
25m2 (5mx5m).<br />
- Điều tra tái sinh dưới tán cây mẹ. Do số<br />
lượng cây Bách vàng trưởng thành còn rất ít<br />
nên lượng hạt giống sẽ rất hiếm và số lượng<br />
cây tái sinh sẽ không nhiều. Để đánh giá khả<br />
năng phát tán và gieo giống, cũng như điều<br />
tra tình hình tái sinh dưới gốc cây mẹ và<br />
những nơi không có cây mẹ, trên tuyến điều<br />
tra và các OTC. tiến hành điều tra tái sinh<br />
dưới tán của tất cả các cây trưởng thành trong<br />
OTC và cây trên tuyến điều tra.<br />
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC<br />
Đặc điểm thảm thực vật rừng khu vực<br />
điều tra<br />
Qua điều tra thực tế chúng tôi thấy rằng khu<br />
vực rừng tại xã Ca Thành, huyện Nguyên<br />
<br />
36<br />
<br />
41Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Quang Diệu và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Bình, tỉnh Cao Bằng chủ yếu là rừng tự nhiên<br />
và địa hình phần lớn là núi đá vôi và khí hậu<br />
nhiệt đới gió mùa vùng núi. Vì vậy hệ thực<br />
vật ở đây còn tương đối đa dạng và phong<br />
phú, thành phần loài cây khá đa dạng với<br />
nhiều loài cây. Đặc biệt đây là vùng nằm<br />
trong khu vực phân bố của nhiều loài cây lá<br />
kim ở Việt Nam.<br />
Áp dụng hệ thống phân loại thảm thực vật<br />
Thái Văn Trừng (1999) [4] trong quá trình<br />
nghiên cứu các đặc điểm cấu trúc các quần xã<br />
rừng của thảm thực vật núi đá vôi Ca Thành,<br />
chúng tôi xếp thảm thực vật núi đá vôi thuộc<br />
kiểu “Kiểu rừng kín hỗn giao cây lá rộng lá<br />
kim, ẩm á nhiệt đới núi thấp đến trung bình”<br />
đã bị tác động mạnh của con người (khai thác<br />
gỗ, củi, Lâm sản ngoài gỗ…). Tính nguyên sơ<br />
của kiểu thảm thực vật này không còn, tầng<br />
cây gỗ ở các quần xã này phát triển chậm, cây<br />
gỗ cao chỉ thấy ở các nơi thấp hay vực sâu,<br />
nhất là trong các lũng. Kiểu quần xã thực vật<br />
này phân bố trên tất cả các núi đá vôi ở Ca<br />
Thành, ở các cao độ khác nhau từ khoảng 800m<br />
đến 1.400m so với mực nước biển.<br />
Qua khảo sát và lập OTC trên 8 tuyến điều tra<br />
chúng tôi thu được kết quả về thành phần chủ<br />
yếu là các loài cây ở khu vực này như trình<br />
bày ở bảng 1.<br />
Trên tám OTC điển hình tại khu vực, Bách<br />
vàng xuất hiên tại 2 OTC 1 và 8 với số lượng<br />
18 cây.<br />
<br />
104(04): 35 - 40<br />
<br />
Vật hậu cây Bách vàng<br />
Trong đợt điều tra tháng 4-5 năm 2012 nhóm<br />
điều tra đã phát hiện một số cây Bách vàng có<br />
nón trưởng thành và bắt đầu phát tán vào<br />
tháng 5 (9 cây, 2 cây đã được người dân khai<br />
thác tháng 8/2012). Theo như mô tả của<br />
Nguyễn Tiến Hiệp, Bách vàng ra nón vào<br />
tháng 10 -11 và phát tán tháng 12-2 năm sau.<br />
Tại khu vực nghiên cứu từ tháng 10 tới nay<br />
chưa thấy cá thể cây mẹ nào ra nón.<br />
Đặc điểm tái sinh của Bách vàng<br />
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang<br />
đặc thù của hệ sinh thái rừng, đó là sự xuất<br />
hiện của thế hệ cây con của những loài cây gỗ<br />
ở những nơi còn hoàn cảnh rừng như dưới tán<br />
rừng, khoảng trống trong rừng, trên đất rừng<br />
sau khai thác hoặc sau nương rẫy, các cây con<br />
sẽ thay thế cây già cỗi. Theo nghĩa hẹp, tái<br />
sinh rừng là quá trình phục hồi lại thành phần<br />
cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Tái<br />
sinh rừng là sự thay thế thế hệ cây già cỗi<br />
bằng thế hệ cây mới theo luật sinh tồn và diệt<br />
vong của tự nhiên (Phùng Ngọc Lan, 1986,<br />
2001; Hoàng Kim Ngũ, Phùng Ngọc Lan,<br />
1998) [1] [2] [3].<br />
Theo người dân địa phương, tình hình khai<br />
thác Bách vàng diễn ra mạnh mẽ, một số<br />
người dân thường nhổ cây con về trồng tại<br />
vườn nhà. Cây Bách vàng trưởng thành người<br />
dân chặt lấy gỗ vì vậy đã làm ảnh hưởng đến<br />
sự tái sinh của loài Bách vàng.<br />
<br />
Bảng 1: Tổ thành tầng cao khu vực nghiên cứu<br />
ÔTC<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
<br />
Công thức tổ thành tầng cây cao<br />
3.95 Bách vàng + 1.32 Thiết sam giả + 1.05 Thông tre + 0.53 (Dẻ lá nhọn, Sến đất Trung<br />
Hoa, Trâm) + 3.15 LK<br />
1.82 Trâm + 1.52 (Dẻ, Thích) + 1.21 Thiết sam + 5.45 LK<br />
9.5 Trâm + 0.5 Thông tre lá ngắn<br />
5.9 Thích bắc bộ + 1.2 Thiết sam + 0.6 Thiết sam giả + 0.6 Trâm + 0.6 Sến mật + 0.6 Sến<br />
mật + 0.5 LK<br />
4.0 Đuôi ngựa + 2.0 Dẻ lá nhọn + 1.5 Hồ đào núi + 0.5 Dẻ + 0.5 Du + 1.0 Kháo + 0.5<br />
Thôi chanh<br />
4.52 Thông tre lá ngắn + 3.55Trâm lá nhỏ + 0.99 Thiết sam giả + 0.94 LK<br />
1.3 Chắp tay + 1.3 Sồi + 1.3 Thiết sam giả + 0.67 Bằng lăng ổi + 0.67 Chân chim + 0.67<br />
Trâm + 0.2 Thông tre + 0.2 Chẹo tía<br />
2.0 Chắp tay + 1.5 Thích + 1.5 Thông tre + 1.4 Bách vàng + 1.0 Thiết sam + 1.0 Sến mật<br />
+ 0.5 Đa lông + 1.0 LK<br />
Ghi chú : LK – Loài khác.<br />
<br />
37<br />
<br />
42Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Quang Diệu và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
104(04): 35 - 40<br />
<br />
Đặc điểm tái sinh, Tổ thành tái sinh<br />
Bảng 2: Tổ thành tái sinh Bách vàng khu vực nghiên cứu<br />
TT-OTC<br />
1<br />
8<br />
<br />
Công thức tổ thành tầng cây cao<br />
3.65 Thông tre lá ngắn 1.82 Thiết sam giả 1.12 Dẻ 1.10 Trâm – 0.42 Sến mật - 0,12<br />
Bách vàng + 1.77LK<br />
2.84 Thông tre lá ngắn 1.48 Hồ đào núi 1.0 Chắp tay 1.0 Dẻ + 0.8 Thiết sam giả 0.5<br />
Re hương + 0.5 Trai đỏ + 0.5 Thích bắc bộ – 0.2 Bách vàng + 1.18LK<br />
<br />
Trong các OTC đã lập chỉ có 2 ô có Bách vàng tái sinh là những OTC đều có cây mẹ trưởng<br />
thành (OTC 1 và 8 ). Số lượng cây tái sinh rất nhỏ so với các loài phổ biến như Thông tre lá ngắn<br />
(Podocarpus pilgeri), Thiết sam giả (Pseudotsuga brevifolia), Hồ đào núi (platycarya<br />
strobilacea), Chắp tay (Symingtonia tonkinensis), Trai đỏ (Garcinia bracteata), Re hương<br />
(Cinnamomum parthenoxylon), Thích (Acer tonkinense), ...<br />
Bảng 3: Hình thức tái sinh loài Bách vàng tại các tuyến điều tra<br />
Cấp chiều cao và chất lượng<br />
Số<br />
0 – 100 cm<br />
OD<br />
Tên<br />
hiệu<br />
B<br />
loài<br />
T<br />
tuyến<br />
T<br />
T<br />
TB<br />
T<br />
TB<br />
T<br />
TB<br />
T<br />
B<br />
Bách<br />
1<br />
0<br />
1<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
vàng<br />
Tuyến<br />
2<br />
B.V<br />
0<br />
0<br />
2<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
1<br />
5<br />
B.V<br />
0<br />
0<br />
1<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
6<br />
B.V<br />
0<br />
2<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
Tổng<br />
0<br />
3<br />
3<br />
1<br />
B.V<br />
0<br />
0<br />
1<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
2<br />
B.V<br />
0<br />
1<br />
1<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
4<br />
B.V<br />
0<br />
0<br />
2<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
Tuyến<br />
5<br />
B.V<br />
0<br />
0<br />
1<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
2<br />
7<br />
B.V<br />
0<br />
0<br />
1<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
8<br />
B.V<br />
0<br />
1<br />
1<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
10<br />
B.V<br />
0<br />
0<br />
1<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
Tổng<br />
0<br />
2<br />
8<br />
1<br />
B.V<br />
0<br />
0<br />
1<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
Tuyến<br />
2<br />
B.V<br />
0<br />
0<br />
2<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
3<br />
5<br />
B.V<br />
0<br />
0<br />
2<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
Tổng<br />
5<br />
T4<br />
B.V<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
T5<br />
B.V<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
T6<br />
B.V<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
T7<br />
B.V<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
T8<br />
B.V<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
Tổng 8 tuyến<br />
0<br />
5<br />
16<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
OTC 1<br />
0<br />
2<br />
7<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
OTC 8<br />
0<br />
1<br />
2<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
Tổng các Tuyến OTC<br />
8<br />
25<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
Nguồn gốc<br />
Hạt<br />
<br />
Chồi<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
0<br />
2<br />
5<br />
1<br />
1<br />
2<br />
0<br />
0<br />
2<br />
1<br />
7<br />
1<br />
2<br />
2<br />
5<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
17<br />
8<br />
2<br />
27<br />
<br />
0<br />
1<br />
0<br />
1<br />
0<br />
1<br />
0<br />
1<br />
1<br />
0<br />
0<br />
3<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
4<br />
1<br />
1<br />
6<br />
<br />
Nhận xét: Theo bảng số liệu bảng 3 và bảng 4 cho thấy, số lượng Bách vàng tái sinh ngoài tự<br />
nhiên là rất ít, trong Tuyến điều tra số 1, 2 và 3, OTC 1 và 8 đã phát hiện tổng cộng 33 cây Bách<br />
vàng, trong giới hạn bán kính tán của 29 gốc cây mẹ (không phát hiện cây Bách vàng tái sinh nào<br />
ngoài tán cây mẹ hoặc xa gốc cây mẹ), 27/33 cây được phát hiện đều có nguồn gốc từ hạt (tái<br />
sinh từ hạt cây mẹ rơi trực tiếp xuống gốc) và có chiều cao trong khoảng từ 0 – 50cm, không có<br />
cây nào có chiều cao lớn hơn 50cm. Trong đó 6 cá thể tái sinh chồi, có 1 cá thể tái sinh từ cành<br />
rơi rụng.<br />
38<br />
<br />
43Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Quang Diệu và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
104(04): 35 - 40<br />
<br />
Bảng 4. Hình thức tái sinh loài Bách vàng dưới tán cây mẹ<br />
OT<br />
C<br />
<br />
Số<br />
cây<br />
mẹ<br />
<br />
1<br />
<br />
15<br />
<br />
8<br />
<br />
3<br />
<br />
Vị trí điều<br />
tra<br />
Trong tán<br />
Ngoài tán<br />
Trong tán<br />
Ngoài tán<br />
<br />
Tổng số cây<br />
Số<br />
Tỉ lệ %<br />
cây<br />
9<br />
100<br />
0<br />
0<br />
3<br />
100<br />
0<br />
0<br />
12<br />
100<br />
<br />
Tỷ lệ % số cá thể theo chiều cao (m)<br />
Hvn: 0 - 1<br />
S.cây T.lệ<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
Tất cả cây tái sinh đều tập trung quanh gốc<br />
cây mẹ và sự phân bố của những cây này là<br />
không đồng đều theo các ODB, độ cao, khu<br />
vực đã được lập trong quá trình điều tra<br />
Chất lượng cây tái sinh rất thấp, chủ yếu là<br />
cây sinh trưởng xấu (27/33), một số ít cây có<br />
chất lượng trung bình (6/33), 1 cây nẩy chồi<br />
từ cành rơi rụng.<br />
Số lượng cây mẹ còn lại có thể nói là rất ít vì<br />
thực trạng khai thác trái phép của người dân<br />
địa phương và khả năng tái sinh của loài trong<br />
tự nhiên rất kém<br />
Đề xuất<br />
Để bảo tồn và phát triển nguồn gen quý hiếm<br />
cần tiến hành bảo vệ tốt số cây Bách vàng ít<br />
ỏi còn lại tại khu vực nghiên cứu<br />
Tiến hành gây trồng bằng giâm hom loài<br />
Bách vàng tại khu vực nghiên cứu hoặc tại<br />
khu bảo tồn Phia Oắc, nhằm bảo tồn và phát<br />
triển loài cây Bách vàng đang đứng trước nguy<br />
cơ tuyệt chủng cao tại phía Bắc Việt Nam.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Phùng Ngọc Lan, 1986. Lâm sinh học, Nxb<br />
Nông nghiệp Hà Nội<br />
[2]. Phùng Ngọc Lan, 2001. Lâm học nhiệt đới,<br />
Đại học Lâm nghiệp Việt Nam<br />
[3]. Hoàng Kim Ngũ, Phùng Ngọc Lan, 1998. Sinh<br />
thái rừng, Nxb Nông nghiệp Hà Nội<br />
[4]. Thái Văn Trừng, 1999. Những hệ sinh thái<br />
rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ<br />
thuật, Hà Nội.<br />
[5].Farjon A., Hiệp N. T., Harder D. K., Lộc P. K.,<br />
& Averyanov L. (2002). A new genus and species<br />
in the Cupressaceae (Coniferales) from northern<br />
Vietnam, Xanthocyparis vietnamensis. Novon12:<br />
179–189.<br />
<br />
39<br />
<br />
44Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />