NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ<br />
CHỦNG VI KHUẨN THUỘC LOÀI Acinetobacter baumannii<br />
PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ<br />
TRẦN THỊ THÚY PHƯỢNG<br />
Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế<br />
BIỀN VĂN MINH<br />
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Chúng tôi thực hiện đề tài nhằm tìm hiểu đặc tính sinh học của<br />
các chủng thuộc loài Acinetobacter baumannii phân lập tại bệnh viện<br />
Trung Ương Huế có sự thay đổi nào khác so với các đặc tính sinh học của<br />
chúng trong các tài liệu kinh điển. Chúng tôi phân lập được 95 chủng<br />
thuộc loài A.baumannii từ các bệnh phẩm (đàm, máu, mủ, nước tiểu, dịch<br />
hô hấp, dịch sinh dục...) tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2011. Kết<br />
quả: 1. Vi khuẩn A.baumannii được phân lập từ bệnh phẩm đàm chiếm tỷ<br />
lệ cao nhất 52.63%, kế tiếp là mủ 20.00%, máu 7.37%. 2. Đặc tính sinh<br />
học của A. baumannii không có thay đổi nào đáng kể so với các tính chất<br />
sinh học của vi khuẩn này đã được mô tả.<br />
<br />
1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU ACINETOBACTER BAUMANII<br />
Acinetobacter baumanii (A.baumannii) là những vi khuẩn gây bệnh cơ hội mới nổi<br />
trong các nhiễm khuẩn bệnh viện rất khó điều trị do đột biến kháng thuốc kháng sinh<br />
của chúng. Những vi khuẩn này có đặc tính gây bệnh phức tạp như: nhiễm khuẩn tiết<br />
niệu, viêm màng não, viêm phổi, viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn vết thương, nhiễm<br />
trùng máu, viêm phúc mạc.<br />
Tại Việt Nam trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy A. baumanii là<br />
một trong số các vi khuẩn gây bệnh cơ hội nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp tại các<br />
bệnh viện:bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Thống Nhất<br />
thành phố Hồ Chí Minh... [1], [2]. Tại bệnh viện Trung Ương Huế chưa có các kết quả<br />
công bố đầy đủ về mức độ kháng thuốc kháng sinh của A.baumannii.<br />
Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu về các đặc tính sinh học của một số<br />
chủng thuộc loài A.baumannii phân lập tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2011.<br />
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Đối tượng<br />
Vi khuẩn A.baumannii được phân lập từ các loại bệnh phẩm (đàm, máu, mủ, nước<br />
tiểu, dịch hô hấp, dịch sinh dục...) tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2011.<br />
Cỡ mẫu nghiên cứu 95 chủng thuộc loài A.baumannii.<br />
Các loại kháng sinh thử nghiệm tính kháng thuốc đặc trị và thông dụng.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 01(21)/2012: tr. 43-48<br />
<br />
44<br />
<br />
TRẦN THỊ THUÝ PHƯƠNG – BIỀN VĂN MINH<br />
<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.2.1. Lấy và vận chuyển bệnh phẩm<br />
Bệnh phẩm lấy từ các khoa lâm sàng bằng các dụng cụ chứa bệnh phẩm đã tiệt trùng<br />
có nắp đậy. Tùy theo tính chất bệnh lý mà cách lấy bệnh phẩm khác nhau, nguyên tắc<br />
chung là tất cả các bệnh phẩm lấy làm xét nghiệm đều bắt buộc vô khuẩn không tạp<br />
nhiễm, lây nhiễm chéo, đặc biệt là tránh nhiễm tối đa với các bệnh phẩm lấy ở vùng<br />
da và niêm mạc. Lọ đựng bệnh phẩm phải được ghi rõ họ tên, khoa phòng, kèm theo<br />
phiếu xét nghiệm vi khuẩn<br />
2.2.2. Cấy vi khuẩn<br />
Các bệnh phẩm cấy trên môi trường đặc, lỏng tùy theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại<br />
mẫu nghiệm.<br />
Đối với các A.baumannii chúng tôi đã sử dụng các môi trường nuôi cấy sau:<br />
- Môi trường không ngăn chặn: Thạch máu (blood agar)<br />
- Môi trường có chọn lọc: Mac-Conkey, DOC (deoxycholate – citrate agar) có sắc<br />
tố mật, muối mật ức chế các loại cầu khuẩn Gram (+)<br />
- Môi trường lỏng giàu dinh dưỡng: Canh thang BHI (Brain-Heart-Infusion)<br />
- Môi trường Basikow để thử tính lên men của các loại đường glucose, lactose,<br />
manitol, sacarose, maltose, dulcitol…<br />
- Môi trường MUI (Motility-Indole-Urea) để tìm tính chất di động, sinh urease và<br />
sinh indol<br />
- Môi trường KIA (Kligers Iron Agar) để tìm khả năng sinh H2S, lên men đường<br />
glucose hoặc lactose<br />
- Môi trường Clark-Lubs để tìm phản ứng đỏ methyl (MR) và phản ứng VogesProskauer (VP)<br />
- Môi trường Simmons Citrate Agar để đánh giá khả năng sử dụng citrate như là<br />
nguồn carbon để chuyển hóa thành hợp chất hữu cơ làm thức ăn cho vi khuẩn<br />
- Một số vật liệu và hóa chất khác:<br />
Hydrogen peroxide (H202) 3% để làm thử nghiệm catalase<br />
Dimethyl-p-phenylenediamine 1% để tìm thử nghiệm oxydase<br />
- Các dung dịch thuốc thử: Đỏ methyl thử khả năng phân hủy Methyl red (MR), thử<br />
test Vogaus-Prospower (VP), Kovacs thử khả năng phân hủy tryptone sinh Indol<br />
2.2.3. Phân lập và định danh vi trùng<br />
- Từ các bệnh phẩm lấy từ các nguồn khác nhau nuôi cấy trực tiếp lên môi trường<br />
phân biệt có chọn lọc Mac-Conkey, DOC, Sau 18-24 giờ/370C chọn những<br />
khuẩn lạc đặc trưng của A.baumannii trích biệt (thuần khiết) lên môi trường<br />
dinh dưỡng thạch nghiêng nuôi cấy ủ ấm trong 18-24 giờ/370C tiến hành các<br />
bước nghiên cứu tiếp theo.<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN...<br />
<br />
45<br />
<br />
- Nhuộm Gram xác định hình thể vi khuẩn: Cầu trực khuẩn bắt màu Gram âm<br />
thường đứng thành cặp<br />
Thực hiện định danh vi khuẩn theo bảng tiêu chuẩn định loại vi khuẩn của tổ chức y tế<br />
thế giới WHO [5], Nghiên cứu các đặc điểm sinh học theo qui trình NCCLS của Hoa<br />
Kỳ [6]. Các tính chất gồm catalase (+), oxydase(-), không di động, indol (+ ), có thể<br />
lên men hay không glucose (±), không lên men lactose (-), succrose (-), dulcit (-),<br />
maltose (-), arabinose (-), manitol (-), mannose (-). Sử dụng carbon tự do trong môi<br />
trường Citrate Simon (+), phân hủy urea (±), môi trường KIA không sinh H2S.<br />
Sơ đồ phân lập A.baumannii<br />
<br />
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel, Epi Info 6.0<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
3.1. Tỷ lệ A.baumannii phân lập theo các loại bệnh phẩm<br />
Bảng 1. Tỷ lệ A.baumannii phân lập theo các loại bệnh phẩm<br />
Loại bệnh phẩm<br />
N<br />
Đàm<br />
50<br />
Mủ<br />
19<br />
Máu<br />
7<br />
Catheter<br />
5<br />
Nước tiểu<br />
5<br />
Dịch khác<br />
9<br />
Tổng cộng<br />
95<br />
Bảng 2. Khả năng sử dụng các loại đường<br />
Loại đường<br />
Glucose<br />
Lactose<br />
Succrose<br />
Mantose<br />
Mannose<br />
Arabinose<br />
Rhamnose<br />
<br />
Có lên men<br />
05<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
%<br />
5.26<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
Không lên men<br />
90<br />
95<br />
95<br />
95<br />
95<br />
95<br />
95<br />
<br />
%<br />
52.63<br />
20.00<br />
7.37<br />
5.26<br />
5.26<br />
9.47<br />
100.00<br />
%<br />
94.74<br />
100<br />
100<br />
100<br />
100<br />
100<br />
100<br />
<br />
46<br />
<br />
TRẦN THỊ THUÝ PHƯƠNG – BIỀN VĂN MINH<br />
<br />
Dulcite<br />
Manitol<br />
Fructose<br />
Xylose<br />
<br />
0<br />
0<br />
1<br />
7<br />
<br />
0<br />
0<br />
1.05<br />
7.37<br />
<br />
95<br />
95<br />
94<br />
88<br />
<br />
100<br />
100<br />
98.95<br />
92.63<br />
<br />
Bảng 3. Đặc tính sinh vật học<br />
Các phản ứng<br />
Urease<br />
Sinh Indol<br />
Citrate<br />
Oxydase<br />
Catalase<br />
H 2S<br />
Di động<br />
<br />
Dương tính<br />
25<br />
0<br />
60<br />
0<br />
95<br />
0<br />
0<br />
<br />
%<br />
26.32<br />
0<br />
63.16<br />
0<br />
100<br />
0<br />
0<br />
<br />
Âm tính<br />
70<br />
95<br />
35<br />
95<br />
0<br />
95<br />
95<br />
<br />
%<br />
73.68<br />
100<br />
36.84<br />
100<br />
0<br />
100<br />
100<br />
<br />
3.2. Bàn luận về kết quả trên<br />
a. Đặc điểm chung của 95 chủng A.baumannii<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi A.baumannii được phân lập nhiều nhất ở bệnh phẩm<br />
đàm chiếm (52.63%) tương đương nghiên cứu Cao Minh Nga Acinetobacter phân lập<br />
nhiều nhất trong đàm (83.1%), kế tiếp là mủ (20.00%), máu (7.37%) tương đương các<br />
bệnh phẩm khác là mủ, dịch (8.73%), máu (2.54%). Nghiên cứu này cũng phù hợp<br />
với một số nghiên cứu của các tác giả Đoàn Mai Phương ở bệnh viện Bạch Mai, Đoàn<br />
Thị Hồng Hạnh nghiên cứu ở bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí. Tỷ lệ<br />
A.baumannii trong đàm cao chứng tỏ đường hô hấp là cửa vào rất quang trọng đối với<br />
loại vi khuẩn này [1], [2], [3].<br />
b. Đặc tính sinh học của 95 chủng A.baumannii<br />
- Đặc điểm hình thái<br />
Khi nghiên cứu về các đặc điểm hình thái của 95 chủng A.baumannii, chúng tôi nhận<br />
thấy tất cả 95 chủng vi khuẩn trên đều có các đặc điểm tương tự của loài<br />
A.baumannii có hình thể cầu trực khuẩn và bắt màu Gram âm, thường ở dạng đôi hoặc<br />
dạng chuỗi ngắn, không di động. Khuẩn lạc nhẵn, màu xám trắng đôi khi hơi nhầy<br />
đường kính khoảng từ 1,5-3mm.<br />
<br />
Hình 1<br />
Hình 1. Ảnh khuẩn lạc A. baumannii sau<br />
3 ngày nuôi cấy trên môi trường thạch<br />
máu dinh dưỡng<br />
<br />
Hình 2<br />
Hình 2. Ảnh hình dạng tế bào A. baumannii<br />
dưới kính hiển vi có độ phóng đại 1.500 lần<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN...<br />
<br />
47<br />
<br />
- Khả năng sử dụng các loại đường<br />
Đặc tính lên men các loại đường của 95 chủng A.baumannii được nghiên cứu, không<br />
có gì biến đổi đặc biệt so với các đặc tính sinh học cổ điển của vi khuẩn này như các<br />
tài liệu kinh điển đã nêu (bảng 2) [5].<br />
- Các phản ứng sinh vật học<br />
Đánh giá những chủng phân lập từ các bệnh phẩm so sánh với các chỉ số sinh học cổ<br />
điển của A.baumannii đã được nêu trong các tài liệu về vi khuẩn này không có sự<br />
thay đổi nào về tính chất sinh học đáng quan tâm (bảng 3). Trong đó phân hủy<br />
Urea(+) 26,32%, sử dụng carbon trong citrate simon 36,84%, 100% có phản ứng<br />
catalase(+), tương đương các nghiên cứu của các tác giả đã công bố [5].<br />
4. KẾT LUẬN<br />
1. Vi khuẩn A.baumannii được phân lập từ bệnh phẩm đàm chiếm tỷ lệ cao nhất<br />
chiếm 52.63%, kế tiếp là mủ (20.00%), máu (7.37%).<br />
2. Các đặc tính sinh học cơ bản của A.baumannii đã được nêu trong các tài liệu về vi<br />
khuẩn này không có sự thay đổi nào về tính chất sinh học đáng quan tâm. Trong đó<br />
phân hủy Urea(+) 26,32%, sử dụng carbon trong citrate simon 63.16%. 100% có phản<br />
ứng catalase(+), tương đương các nghiên cứu của các tác giả đã công bố.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]<br />
[2]<br />
[3]<br />
[4]<br />
[5]<br />
<br />
Lê Anh Thư - Trần Thị Thanh Nga - Nguyễn Phúc Tiến - Nguyễn Thị Nam Phương<br />
(2009). Nhiễm Khuẩn vết mổ do Acinetobacter Baumannii và mối liên quan với vi<br />
sinh trong môi trường phòng mổ. Tạp chí Y học lâm sàng, số 8, tr. 62.<br />
Cao Minh Nga, Nguyễn Thanh Bảo, Vũ Thị Kim Cương (2008). Nhiễm khuẩn do<br />
Acinetobacter và tính kháng thuốc. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, tập 12, phụ bản<br />
số 1/2008, tr. 188-193.<br />
Đoàn Mai Phương (2010). Giám sát các chủng Acinetobacter baumannii phân lập<br />
tại khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Bạch Mai trong hai năm 2009-2010. Tạp chí<br />
Y học Việt Nam, tập 381, số 5, tr. 77-78.<br />
Abraham I. Braude (1982). Microbiology. W. B. Saunders Company IgakuSaunders, p. 334-339.<br />
Ellen Jo Baron, Lance R. Peterson, Sydney M. Finegold (1994). Diagnostic<br />
Microbiology. Mosby-Year Book, Inc. 11830 Westline Industrial Drive St. Louis,<br />
Missouri 63146, p. 393-401.<br />
<br />