Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG CHƯƠNG TRÌNH<br />
ARCHYDRO ĐỂ PHÂN TÍCH TÍCH HỢP ĐỘ CAO VÀ HƯỚNG<br />
DÒNG CHẢY, TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT CÁC ĐỊA ĐIỂM QUAN TRẮC<br />
CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT ĐẠT HIỆU QUẢ CAO NHẤT<br />
Nguyễn Thị Minh Thu1, Nguyễn Thị Ngọc Phượng2*<br />
Tóm tắt: Các địa điểm quan trắc hiện nay vẫn chưa tính toán cụ thể đến cao độ<br />
để xác định hướng dòng chảy, đồng thời còn tập trung vào khu vực trung tâm thành<br />
phố, nên hiệu quả thu được từ các điểm quan trắc này vẫn chưa đạt đến mức tối ưu.<br />
Theo tính toán, tổng lưu vực của 41điểm quan trắc hiện nay chỉ chiếm 1,5 km2, đạt<br />
71% tổng diện tích của toàn thành phố. Do đó, bài viết này đề xuất ứng dụng<br />
ArcHydro, một trong những chương trình bổ sung của ArcGis chuyên phân tích<br />
dòng chảy dựa trên cao độ để tiến hành đánh giá, phân chia lưu vực dòng chảy, từ<br />
đó đề xuất các điểm quan trắc phù hợp. Theo tính toán, ArcHydro đã đề xuất 115<br />
điểm (pour points) như là các điểm tiềm năng, từ đó các cơ quan quản lý nhà nước<br />
có thể căn cứ để chọn lựa các điểm quan trắc phù hợp.<br />
Từ khóa: ArcGIS, ArcHydro, Tính toán lưu vực nước mặt, DEM, Thành phố Hồ Chí Minh, Quan trắc chất<br />
lượng nước mặt.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu<br />
Địa hình khu vực thành phố Hồ Chí Minh phần lớn bằng phẳng, các khu vực<br />
đất cao tập trung vào phía Bắc, Đông Bắc. Hơn 70% diện tích của khu vực có độ<br />
cao thấp hơn 2 mét so với mặt nước biển [1]. Cùng với vị trí địa hình thấp, thành<br />
phố Hồ Chí Minh còn nằm trên vùng hạ du của nhiều hệ thống sông ngòi lớn ở<br />
phía Nam. Các hệ thống sông ngòi lớn chảy qua khu vực thành phố gồm mạng lưới<br />
sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ. Vì thế, một trong những đặc trưng của thành<br />
phố là có hệ thống kênh rạch chằng chịt, các hệ thống kênh rạch chính của khu vực<br />
gồm: Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tân Hóa – Lò Gốm, Tàu Hủ - Kênh Đôi – Kênh Tẻ,<br />
Bến Nghé, và Tham Lương – Bến Cát – Vàm Thuật. Đặc điểm chung của mạng<br />
lưới kênhrạch là có độ sâu thấp, lưu tốc dòng chảy chậm, do đó rất dễ tích tụ chất<br />
thải dưới lòng kênh.<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Dữ liệu nghiên cứu<br />
Toàn thành phố có 608.797 điểm cao độ được thu thập và đo đạc bởi Sở Khoa<br />
học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Độ cao trung bình của toàn khu vực<br />
vào khoảng 3 m so với mặt nước biển.<br />
Bản đồ số hóa về hệ thống sông ngòi và kênh rạch của thành phố được Sở<br />
Khoa học và Công nghệ thành phố cung cấp, biểu hiện hiện trạng thực tế của hệ<br />
thống dòng chảy nước mặt năm 2015.<br />
Các vị trí quan trắc chất lượng nước mặt, gồm quan trắc nước sông và nước<br />
kênh rạch cũng được thu thập tại Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố. Tính<br />
đến năm 2015, toàn thành phố có 41 điểm quan trắc, bao gồm 26 điểm quan trắc<br />
nước sông và 15 điểm quan trắc nước kênh rạch. Các điểm quan trắc nước sông<br />
được phân bố rải rác khắp địa bàn thành phố. Các địa điểm quan trắc nước kênh<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 299<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
rạch được tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm, được chia đều 2 điểm quan trắc<br />
tại mỗi hệ thống kênh rạch chính [2].<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Arc Hydro giúp xây dựng bản đồ các lưu vực nước mặt dựa trên bản đồ địa<br />
hình số hóa, được gọi là Digital Elevation Model (DEM), sau đó được hiệu<br />
chỉnh dựa trên bản đồ dòng chảy nước mặt thực tế. Mô hình cao độ này đã được<br />
ứng dụng và đem lại nhiều kết quả tốt trong các nghiên cứu về mô hình lưu vực<br />
nước, đánh giá ngập lụt và dòng chảy ở một số khu vực [3, 4]. Các phân tích<br />
của Arc Hydro cũng đã được chứng minh mang lại các kết quả tốt, gần với thực<br />
tế tại một số nghiên cứu trong những năm gần đây [5, 6]. Các công cụ phân tích<br />
trong ArcHydro vẫn còn đang được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện trong<br />
tương lai gần.<br />
Sau khi Mô hình cao độ số hóa (DEM) đã được xây dựng và hiệu chỉnh, vị trí<br />
các điểm quan trắc chất lượng nước mặt được bổ sung vào mô hình với vai trò là<br />
các điểm đầu vào/đầu ra của lưu vực phụ. Do nghiên cứu này tập trung vào đánh<br />
giá các điểm quan trắc chất lượng nước mặt có phù hợp hay không đối với lưu vực<br />
hiện tại, vì vậy các điểm quan trắc được giả định là các điểm đầu (batch point) của<br />
các lưu vực phụ do ArcHydro xây dựng.<br />
<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Mô hình cao độ số hóa của thành phố Hồ Chí Minh<br />
Dựa trên các điểm quan trắc độ cao, mô hình DEM của thành phố Hồ Chí Minh<br />
đã được thành lập (hình 1), trong đó có thể thấy phần lớn diện tích thành phố có độ<br />
cao từ 1 đến 3 mét, và khu vực có địa hình cao nhất có cao độ từ 10 – 34 mét, tập<br />
trung ở rìa phía Bắc và một nhánh phía Tây Bắc thành phố.<br />
3.2. Kết quả mô hình lưu vực của thành phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Bản đồ Mô hình cao độ số hóa Hình 2. Mô hình lưu vực nước của thành<br />
(DEM) của TPHCM. phố Hồ Chí Minh do ArcHydro xây dựng<br />
<br />
<br />
300 N. T. M. Thu, N. T. N. Phượng, “Nghiên cứu đề xuất ứng dụng … đạt hiệu quả cao nhất.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
Hình 2 mô tả toàn bộ lưu vực nước (phần diện tích màu xanh nhạt, catchment<br />
area) do Arc Hydro xây dựng dựa trên bản đồ DEM đã được hiệu chỉnh bằng mạng<br />
lưới sông ngòi thực tế (actual water network).<br />
Phần diện tích màu vàng nhạt (subwatershed area) là phần lưu vực phụ do<br />
ArcHydro xây dựng khi bổ sung các điểm quan trắc như là các điểm rót (pour<br />
point, hay batch point). Khoảng 41 điểm quan trắc đã được đưa vào mô hình,<br />
trong đó chỉ có 31 điểm được ArcHydro sử dụng. Các điểm không được sử dụng<br />
hoặc là bị trùng lặp, hoặc ở tại vị trí không có dòng chảy (không có sự chênh lệch<br />
về cao độ).<br />
Có thể thấy mặc dù lưu vực do ArcHydro xây dựng (catchment area, màu xanh<br />
nhạt) bao phủ gần như toàn bộ lưu vực thực tế của thành phố, tuy nhiên phần lưu<br />
vực được chỉ định tạo ra (subwatershed area, màu vàng nhạt) do các điểm quan<br />
trắc trên địa bàn thành phố (batch point) lại không bao phủ hết toàn bộ diện tích<br />
thành phố. Tổng lưu vực của 41 điểm quan trắc hiện nay chỉ chiếm 1,5 km2, đạt<br />
71% tổng diện tích của toàn thành phố.<br />
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT<br />
4.1. Kết luận<br />
Bước đầu ứng dụng chương trình xây dựng và đánh giá lưu vực nước của thành<br />
phố Hồ Chí Minh dựa trên Arc Hydro cho thấy đây là một chương trình phù hợp<br />
với điều kiện địa hình của thành phố.<br />
Dựa trên các kết quả nhận được từ chương trình mô phỏng, có thể thấy số<br />
lượng và phân bố các điểm quan trắc chất lượng nước mặt hiện nay không phù<br />
hợp. Tổng diện tích bao phủ của các phụ lưu vực do các điểm quan trắc tạo thành<br />
chỉ chiếm hơn 70% diện tích toàn lưu vực. Đồng thời, vị trí các điểm quan trắc tập<br />
trung nhiều ở khu vực trung tâm, dẫn đến mô hình phân chia các lưu vực phụ<br />
không đồng đều, nhỏ và manh mún ở trung tâm và lớn dần ở khu vực ngoại vi.<br />
<br />
4.2. Đề xuất<br />
4.2.1. Đối với các điểm quan trắc chất lượng môi trường thành phố<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Các điểm quan trắc đề xuất.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 301<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Để nâng cao diện tích bao phủ của các điểm quan trắc, việc bổ sung thêm các<br />
điểm quan trắc trong tương lai là điều rất cần thiết. Một trong những cách thức có<br />
thể xem xét đến là sử dụng các điểm thoát nước (drainage point) do chương trình<br />
tạo ra. Các điểm thoát (drainage point) là những điểm được tạo ra tự động sau khi<br />
Arc Hydro đã tính toán đến toàn bộ lưu vực nước (catchment area) và bản đồ địa<br />
hình DEM.<br />
Có tổng cộng 115 điểm thoát nước đã được Arc Hydro tạo ra (điểm màu xanh<br />
trên hình 3). Do đặc điểm khu vực có mật độ kênh rạch dày đặc cùng với rất nhiều<br />
các con kênh tập trung tại một khu vực nhỏ, nên tại những vị trí đó các điểm thoát<br />
nước gần nhau và có lúc trùng nhau. Tuy nhiên, có một số khu vực không có hoặc<br />
có rất ít điểm thoát nước, ví dụ như khu vực phía Nam tại rừng ngập mặn Cần Giờ,<br />
điều này có thể giải thích rằng do cao độ tại những vị trí này không có sự chênh<br />
lệch lớn nên dòng chảy của nước thấp.<br />
Vì các đặc điểm này, các điểm thoát nước do Arc Hydro tạo ra có thể được lựa<br />
chọn như là các điểm quan trắc chất lượng nước mặt tiềm năng. Tuy nhiên, khi<br />
chọn lọc, các điểm trùng lặp hoặc quá gần nhau cần phải được loại bỏ.<br />
4.2.2. Đối với mô hình lưu vực nước do ArcHydro xây dựng:<br />
Các nghiên cứu chuyên sâu về xây dựng mô hình lưu vực nước sử dụng<br />
ArcHydro tại thành phố Hồ Chí Minh cần được tiến hành, trong đó có thể sử dụng<br />
kết hợp với các phương pháp khác như mô hình đánh giá đất nước (SWAT), hoặc<br />
bổ sung các thông tin như thủy triều để tăng hiệu quả của mô hình. Arc Hydro đã<br />
được ứng dụng và mang lại kết quả tốt ở nhiều nơi, đặc biệt trong việc đánh giá<br />
ngập và dòng chảy, do đó việc xây dựng mô hình lưu vực cho thành phố sẽ đặc<br />
biệt hữu ích trong công tác quản lý ngập đô thị và quan trắc chất lượng môi trường.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nigel K.Downes, H.S., Current constraints and future directions for risk<br />
adapted land-use planning practices in the high-density Asian setting of Ho<br />
Chi Minh City. Planning, Practice and Research, 2014. 29.<br />
[2]. Agency, E.P., Report of environmental quality monitoring results in 2011.<br />
2012, Department of Natural resources and Environment: Ho Chi Minh City,<br />
Vietnam.<br />
[3]. Konadu, D. and C. Fosu, Digital Elevation Models and GIS for Watershed<br />
Modelling and Flood Prediction -A Case Study of Accra Ghana, in<br />
Appropriate Technologies for Environmental Protection in the Developing<br />
World. 2009.<br />
[4]. Moharana, P. and A. Kar, Watershed simulation in a sandy terrain of the Thar<br />
desert using GIS. J Arid Environ, 2002. 51.<br />
[5]. Li, Z., Watershed modeling using arc hydro based on DEMs: a case study in<br />
Jackpine watershed. Environmental Systems Research, 2014. 3(1): p. 11.<br />
[6]. Zhang, H., G.H. Huang, and D. Wang, Establishment of channel networks in a<br />
digital elevation model of the prairie region through hydrological correction<br />
and geomorphological assessment. Can Water Resour J, 2013. 38.<br />
<br />
<br />
302 N. T. M. Thu, N. T. N. Phượng, “Nghiên cứu đề xuất ứng dụng … đạt hiệu quả cao nhất.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ARC HYDRO APPLICATION ON THE INTEGRATED ASSESSMENT OF THE<br />
ELEVATION AND FLOW DIRECTION AND PROPOSING THE MOST<br />
EFFECTIVELY MONITORING SITES FOR SURFACE WATER QUALITY<br />
Although water is a moving environmental element which is highly<br />
related to the elevation, setting up location for monitoring sites was not<br />
considered the height for flow direction. Furthermore, the number of sites<br />
was high in the centre of the area. By applying the calculated watershed<br />
assessment tool, total subwatershed area generated by the monitoring<br />
sites was 1,5 km2, and covered 71% of the whole catchment area.<br />
Therefore, this research proposed ArcHydro, a substitute tool of ArcGIS<br />
specialized in water flow assessment based on elevation, to evaluate and<br />
distribute the subwatershed areas, then build a network of appropriate<br />
monitoring sites. The program has suggested 115 drainage points which<br />
could be the potential points for the decision - makers to set up the<br />
additionally monitoring points in the near future.<br />
Keywords: ArcGIS, ArcHydro, Surface water area calculation, DEM, Ho Chi Minh City, Surface water<br />
quality monitoring.<br />
<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 16 tháng 7 năm 2017<br />
Hoàn thiện ngày 05 tháng 9 năm 2017<br />
Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 9 năm 2017<br />
<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM;<br />
2<br />
Viện Nhiệt đới môi trường.<br />
*<br />
Email: ngocphuongenvi@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 303<br />