intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu đưa truyện lịch sử viết cho thiếu nhi vào nhà trường phổ thông

Chia sẻ: ViAmsterdam2711 ViAmsterdam2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

34
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đề xuất một số giải pháp phù hợp để đưa truyện viết cho thiếu nhi về đề tài lịch sử vào nội dung giáo dục trong nhà trường phổ thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu đưa truyện lịch sử viết cho thiếu nhi vào nhà trường phổ thông

164 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> NGHIÊN CỨU ĐƯA TRUYỆN LỊCH SỬ VIẾT<br /> CHO THIẾU NHI VÀO NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG<br /> <br /> Trần Hải Toàn<br /> Bộ Giáo dục và Đào tạo<br /> <br /> <br /> Tóm tắt: Trên cơ sở xác định tầm quan trọng của văn học trong việc tác động, thay đổi<br /> nhận thức của học sinh; mô tả khái quát thực trạng hiểu biết lịch sử và văn hóa đọc của<br /> thiếu nhi; tìm hiểu, phân tích, thông kê các tác phẩm văn học về đề tài lịch sử trong<br /> trường phổ thông... hiện nay, bài viết đề xuất một số giải pháp phù hợp để đưa truyện viết<br /> cho thiếu nhi về đề tài lịch sử vào nội dung giáo dục trong nhà trường phổ thông.<br /> Từ khóa: Truyện lịch sử, thiếu nhi, trường phổ thông.<br /> <br /> Nhận bài ngày 07.11.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.12.2017<br /> Liên hệ tác giả: Trần Hải Toàn; Email: thtoan@moet.edu.vn<br /> <br /> <br /> <br /> 1. MỞ ĐẦU<br /> <br /> Truyện lịch sử viết cho thiếu nhi là một trong những nguồn cảm hứng lớn, nội dung<br /> quan trọng của mảng văn học thiếu nhi Việt Nam. Chất liệu của các tác phẩm này được lấy<br /> từ hai nguồn chính là tiểu thuyết và chính sử, được viết chủ yếu dưới hình thức tự sự, phản<br /> ánh các sự kiện và nhân vật lịch sử. Đặc điểm nổi bật của thể loại truyện lịch sử viết cho<br /> thiếu nhi là sự kết hợp giữa hiện thực và hư cấu. Điều này yêu cầu các nhà văn vừa phải<br /> trung thành với sự thật lịch sử, vừa phải sáng tạo trong cách viết, cách bố cục, xây dựng hệ<br /> thống nhân vật... sao cho phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của các em, nhằm thu hút được<br /> sự thích thú, say mê tiếp nhận từ các em.<br /> Xuất phát từ vai trò, đặc điểm của truyện lịch sử viết cho thiếu nhi, từ thực tế học môn<br /> Lịch sử trong nhà trường phổ thông, chúng tôi nhận thấy việc đưa một số truyện lịch sử có<br /> giá trị vào chương trình học phổ thông là một trong những việc làm thiết thực, góp phần<br /> khắc phục được phần nào thực trạng chán học và thiếu hiểu biết về lịch sử nước nhà của<br /> các em hiện nay.<br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 21/2018 165<br /> <br /> <br /> 2. NỘI DUNG<br /> <br /> 2.1. Truyện lịch sử “cái cầu”1 đưa thiếu nhi đến với lịch sử<br /> Song hành cùng với quá trình hình thành và phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam,<br /> truyện lịch sử viết cho thiếu nhi cũng phát triển và đạt được nhiều thành tựu nổi bật kể từ<br /> sau 1945 đến nay. Có thể kể tên rất nhiều các tác phẩm có giá trị cả về nội dung và hình<br /> thức nghệ thuật được trẻ em một thời đón nhận như: Lá cờ thêu sáu chữ vàng và Kể chuyện<br /> Quang Trung của Nguyễn Huy Tưởng; Bóng nước Hồ Gươm của Chu Thiên; Trăng<br /> nước Chương Dương, Bên bờ Thiên Mạc, Trên sông truyền hịch của Hà Ân; Nhà Chử,<br /> Đảo hoang, Chuyện nỏ thần của Tô Hoài; Tiếng trống Mê Linh của An Cương; Nhụy<br /> Kiều tướng quân của Yến Hồng, Hoài Ban; Người lão bộc của vua Quang Trung của<br /> An Cương v.v... Nhân dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6/2012, Nhà xuất bản Kim Đồng một lần<br /> nữa lại khơi dậy và kích thích sự hứng thú của thiếu nhi qua việc tái bản 9 tác phẩm<br /> tiêu biểu: Đảo hoang, Nhà Chử; Chuyện nỏ thần của Tô Hoài; Bên bờ Thiên Mạc,<br /> Trên sông truyền hịch, Trăng nước Chương Dương của Hà Ân; Lá cờ thêu sáu chữ<br /> vàng của Nguyễn Huy Tưởng; Sao Khuê lấp lánh của Nguyễn Đức Hiền; Sừng rượu<br /> thề của Nghiêm Đa Văn. Đó thực sự là những tác phẩm nổi bật, có giá trị trong hệ<br /> thống các sáng tác về đề tài lịch sử cho thiếu nhi.<br /> Truyện lịch sử viết cho thiếu nhi giúp các em nhận thức, khám phá lịch sử thông qua<br /> các hình tượng nghệ thuật là các nhân vật lịch sử. Đây là con đường tư duy độc đáo, sáng<br /> tạo mang lại hứng thú cho người tiếp nhận. Mỗi một bộ môn có những đặc điểm, vai trò<br /> riêng, nhưng với cách xây dựng hình tượng nghệ thuật độc đáo, cách kể, cách sử dụng<br /> ngôn ngữ..., không thể phủ nhận, truyện lịch sử viết cho thiếu nhi ít nhiều giúp các em<br /> hiểu, nắm bắt các sự kiện, nhân vật lịch sử một cách tự nhiên, hào hứng hơn là những sự<br /> kiện, chi tiết, dấu tích, ngày tháng... phải ghi nhớ khô khan của bộ môn Lịch sử.<br /> Nhìn lại những tác phẩm lịch sử viết cho thiếu nhi, có thể thấy những sự kiện lịch sử<br /> từ thời kì đầu dựng nước, qua các triều đại phong kiến đến thời kì kháng chiến chống thực<br /> dân Pháp, đế quốc Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đều được phản ánh khá đầy đủ trong<br /> các sáng tác viết cho thiếu nhi. Bộ ba tiểu thuyết Đảo hoang, Nhà Chử, Chuyện nỏ thần<br /> của nhà văn Tô Hoài đưa các em quay trở về thời kì khai hoang, mở mang bờ cõi của cha<br /> ông với các kì tích trong việc chinh phục tự nhiên, với các phong tục tập quán có từ lâu đời<br /> trong truyền thống dân tộc, với những con người dũng cảm, tài trí... Chuyện nỏ thần phản<br /> <br /> <br /> <br /> 1<br /> Từ dùng của Hà Ân trong bài viết “Mấy ý kiến về truyện lịch sử cho các em”, in trong Văn học thiếu nhi<br /> Việt Nam, Nxb Kim Đồng (tập 2), 2001, tr.82.<br /> 166 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI<br /> <br /> <br /> ánh cuộc chiến đấu chống quân Triệu xâm lược, là bài học về việc dùng người và giữ<br /> nước. Sừng rượu thề của Nghiêm Đa Văn khắc họa cuộc chống Tống bình Xiêm, mở mang<br /> bờ cõi về phía Nam khi triều đình nhà Lý bắt đầu dựng nghiệp, xây dựng một đất nước<br /> hùng mạnh. Bên bờ Thiên Mạc, Trên sông truyền hịch, Trăng nước Chương Dương của<br /> Hà Ân; Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng lấy bối cảnh triều đại nhà<br /> Trần - triều đại phong kiến ghi dấu nhiều chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc,<br /> làm sống lại không khí sục sôi qua các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Kể<br /> chuyện Quang Trung của Nguyễn Huy Tưởng; Người lão bộc của vua Quang Trung của<br /> An Cương... khắc hoạ hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung đại phá quân Thanh.<br /> Nghĩa quân sông Đà; Nghĩa quân Đồng Tháp của Mai Hanh; Đốc Cọp của Mộng Lực;<br /> Nguyễn Trung Trực của Hà Ân; Đuốc lá dừa của Hoài Anh... góp phần tô đậm thêm truyền<br /> thống anh hùng trong lịch sử kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Không chỉ là những<br /> “khúc tráng ca”, những “khúc bi” của lịch sử dân tộc cũng được các nhà văn đề cập đến,<br /> tiêu biểu như Sao Khuê lấp lánh của Nguyễn Đức Hiền dựng lại vụ án oan Lệ Chi Viên -<br /> một trong những vụ án thảm khốc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam - mang đến cho<br /> thiếu nhi cái nhìn khá toàn diện về lịch sử dân tộc.<br /> Viết bằng cách cảm, cách nghĩ của trẻ thơ, lựa chọn, khai thác những tình tiết đời<br /> thường khi khắc hoạ các nhân vật lịch sử, truyện lịch sử viết cho thiếu nhi trở nên gần gũi,<br /> dễ đọc và hấp dẫn với các em. Những chiến công hiển hách, những nhân vật lịch sử có thật<br /> hiện lên vừa lớn lao, vừa bình dị, đời thường. Trần Quốc Tuấn yêu thương binh sĩ như con,<br /> cởi bỏ chiếc áo Quốc công tiết chế, vị tướng già hiện lên là một người ông rất đỗi bình<br /> thường hát ru em nhỏ (bộ ba tác phẩm của Hà Ân). Lý Thường Kiệt vĩ đại với những chiến<br /> công nhưng cũng là một tâm hồn đầy giông tố, vừa chua chát, vừa đớn đau trong cuộc sống<br /> riêng tư (Sừng rượu thề). Trần Quốc Toản là một người anh hùng, nhưng trước hết cũng là<br /> một đứa trẻ, cũng có những giận hờn, nông nổi của con trẻ (Lá cờ thêu sáu chữ vàng). Tình<br /> bạn của Yết Kiêu, Dã Tượng hồn nhiên, trong sáng, không toan tính, vụ lợi (bộ ba tác<br /> phẩm của Hà Ân). Hai anh em Mon khiến bạn đọc vô cùng thích thú bởi sự thông minh,<br /> dũng cảm, bởi tình cảm chân thành và sự gắn bó quấn quýt với loài vật (Nhà Chử)... Chất<br /> sử và chất văn đã hoà quyện vào nhau, thấm qua từng chi tiết, từng tình huống... trong mỗi<br /> tác phẩm, tạo nên sức hút, thôi thúc các em thiếu nhi tìm hiểu, khám phá.<br /> Không chỉ phục dựng lại một phần lịch sử bằng hình tượng nghệ thuật, sâu xa hơn,<br /> người cầm bút khi sáng tác truyện lịch sử cho thiếu nhi còn muốn xây dựng, củng cố lòng<br /> yêu nước, ý thức tự hào dân tộc; khơi dậy ước mơ, lý tưởng, khát vọng cho các em. Trong<br /> thời đại công nghệ thông tin hiện nay, giữa vô vàn những tác phẩm, những sự lựa chọn, các<br /> tác phẩm viết về lịch sử nói trên, là một định hướng, là một lựa chọn đúng đắn và cần có để<br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 21/2018 167<br /> <br /> khơi gợi sự hiểu biết và niềm tự hào, hứng thú với lịch sử dân tộc. Đặc biệt trong bối cảnh<br /> hiện nay, hơn lúc nào hết, lòng yêu nước, ý thức tự hào dân tộc lại càng cần được khơi dậy<br /> và củng cố, nhất là trong thế hệ trẻ.<br /> <br /> 2.2. Thực trạng hiểu biết lịch sử và văn hoá đọc của thiếu nhi hiện nay<br /> Song hành cùng với quá trình hình thành và phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam,<br /> truyện lịch sử viết cho thiếu nhi cũng phát triển và đạt được nhiều thành tựu nổi bật kể từ<br /> sau 1945 đến nay. Có thể kể tên rất nhiều các tác phẩm có giá trị cả về nội dung và hình<br /> thức nghệ thuật được trẻ em một thời đón nhận như: Lá cờ thêu sáu chữ vàng và Kể chuyện<br /> Quang Trung của Nguyễn Huy Tưởng; Bóng nước Hồ Gươm của Chu Thiên; Trăng<br /> nước Chương Dương, Bên bờ Thiên Mạc, Trên sông truyền hịch của Hà Ân; Nhà Chử,<br /> Đảo hoang, Chuyện nỏ thần của Tô Hoài; Tiếng trống Mê Linh của An Cương; Nhụy<br /> Kiều tướng quân của Yến Hồng, Hoài Ban; Người lão bộc của vua Quang Trung của<br /> An Cương v.v... Nhân dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6/2012, Nhà xuất bản Kim Đồng một lần<br /> nữa lại khơi dậy và kích thích sự hứng thú của thiếu nhi qua việc tái bản 9 tác phẩm<br /> tiêu biểu: Đảo hoang, Nhà Chử; Chuyện nỏ thần của Tô Hoài; Bên bờ Thiên Mạc,<br /> Trên sông truyền hịch, Trăng nước Chương Dương của Hà Ân; Lá cờ thêu sáu chữ<br /> vàng của Nguyễn Huy Tưởng; Sao Khuê lấp lánh của Nguyễn Đức Hiền; Sừng rượu<br /> thề của Nghiêm Đa Văn. Đó thực sự là những tác phẩm nổi bật, có giá trị trong hệ<br /> thống các sáng tác về đề tài lịch sử cho thiếu nhi.<br /> Truyện lịch sử viết cho thiếu nhi giúp các em nhận thức, khám phá lịch sử thông qua<br /> các hình tượng nghệ thuật là các nhân vật lịch sử. Đây là con đường tư duy độc đáo, sáng<br /> tạo mang lại hứng thú cho người tiếp nhận. Mỗi một bộ môn có những đặc điểm, vai trò<br /> riêng, nhưng với cách xây dựng hình tượng nghệ thuật độc đáo, cách kể, cách sử dụng<br /> ngôn ngữ..., không thể phủ nhận, truyện lịch sử viết cho thiếu nhi ít nhiều giúp các em<br /> hiểu, nắm bắt các sự kiện, nhân vật lịch sử một cách tự nhiên, hào hứng hơn là những sự<br /> kiện, chi tiết, dấu tích, ngày tháng... phải ghi nhớ khô khan của bộ môn Lịch sử.<br /> Nhìn lại những tác phẩm lịch sử viết cho thiếu nhi, có thể thấy những sự kiện lịch sử<br /> từ thời kì đầu dựng nước, qua các triều đại phong kiến đến thời kì kháng chiến chống thực<br /> dân Pháp, đế quốc Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đều được phản ánh khá đầy đủ trong<br /> các sáng tác viết cho thiếu nhi. Bộ ba tiểu thuyết Đảo hoang, Nhà Chử, Chuyện nỏ thần<br /> của nhà văn Tô Hoài đưa các em quay trở về thời kì khai hoang, mở mang bờ cõi của cha<br /> ông với các kì tích trong việc chinh phục tự nhiên, với các phong tục tập quán có từ lâu đời<br /> trong truyền thống dân tộc, với những con người dũng cảm, tài trí... Chuyện nỏ thần phản<br /> ánh cuộc chiến đấu chống quân Triệu xâm lược, là bài học về việc dùng người và giữ<br /> nước. Sừng rượu thề của Nghiêm Đa Văn khắc họa cuộc chống Tống bình Xiêm, mở mang<br /> 168 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI<br /> <br /> <br /> bờ cõi về phía Nam khi triều đình nhà Lý bắt đầu dựng nghiệp, xây dựng một đất nước<br /> hùng mạnh. Bên bờ Thiên Mạc, Trên sông truyền hịch, Trăng nước Chương Dương của<br /> Hà Ân; Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng lấy bối cảnh triều đại nhà<br /> Trần - triều đại phong kiến ghi dấu nhiều chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc,<br /> làm sống lại không khí sục sôi qua các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Kể<br /> chuyện Quang Trung của Nguyễn Huy Tưởng; Người lão bộc của vua Quang Trung của<br /> An Cương... khắc hoạ hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung đại phá quân Thanh.<br /> Nghĩa quân sông Đà; Nghĩa quân Đồng Tháp của Mai Hanh; Đốc Cọp của Mộng Lực;<br /> Nguyễn Trung Trực của Hà Ân; Đuốc lá dừa của Hoài Anh... góp phần tô đậm thêm truyền<br /> thống anh hùng trong lịch sử kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Không chỉ là những<br /> “khúc tráng ca”, những “khúc bi” của lịch sử dân tộc cũng được các nhà văn đề cập đến,<br /> tiêu biểu như Sao Khuê lấp lánh của Nguyễn Đức Hiền dựng lại vụ án oan Lệ Chi Viên -<br /> một trong những vụ án thảm khốc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam - mang đến cho<br /> thiếu nhi cái nhìn khá toàn diện về lịch sử dân tộc.<br /> Viết bằng cách cảm, cách nghĩ của trẻ thơ, lựa chọn, khai thác những tình tiết đời<br /> thường khi khắc hoạ các nhân vật lịch sử, truyện lịch sử viết cho thiếu nhi trở nên gần gũi,<br /> dễ đọc và hấp dẫn với các em. Những chiến công hiển hách, những nhân vật lịch sử có thật<br /> hiện lên vừa lớn lao, vừa bình dị, đời thường. Trần Quốc Tuấn yêu thương binh sĩ như con,<br /> cởi bỏ chiếc áo Quốc công tiết chế, vị tướng già hiện lên là một người ông rất đỗi bình<br /> thường hát ru em nhỏ (bộ ba tác phẩm của Hà Ân). Lý Thường Kiệt vĩ đại với những chiến<br /> công nhưng cũng là một tâm hồn đầy giông tố, vừa chua chát, vừa đớn đau trong cuộc sống<br /> riêng tư (Sừng rượu thề). Trần Quốc Toản là một người anh hùng, nhưng trước hết cũng là<br /> một đứa trẻ, cũng có những giận hờn, nông nổi của con trẻ (Lá cờ thêu sáu chữ vàng). Tình<br /> bạn của Yết Kiêu, Dã Tượng hồn nhiên, trong sáng, không toan tính, vụ lợi (bộ ba tác<br /> phẩm của Hà Ân). Hai anh em Mon khiến bạn đọc vô cùng thích thú bởi sự thông minh,<br /> dũng cảm, bởi tình cảm chân thành và sự gắn bó quấn quýt với loài vật (Nhà Chử)... Chất<br /> sử và chất văn đã hoà quyện vào nhau, thấm qua từng chi tiết, từng tình huống... trong mỗi<br /> tác phẩm, tạo nên sức hút, thôi thúc các em thiếu nhi tìm hiểu, khám phá.<br /> Không chỉ phục dựng lại một phần lịch sử bằng hình tượng nghệ thuật, sâu xa hơn,<br /> người cầm bút khi sáng tác truyện lịch sử cho thiếu nhi còn muốn xây dựng, củng cố lòng<br /> yêu nước, ý thức tự hào dân tộc; khơi dậy ước mơ, lý tưởng, khát vọng cho các em. Trong<br /> thời đại công nghệ thông tin hiện nay, giữa vô vàn những tác phẩm, những sự lựa chọn, các<br /> tác phẩm viết về lịch sử nói trên, là một định hướng, là một lựa chọn đúng đắn và cần có để<br /> khơi gợi sự hiểu biết và niềm tự hào, hứng thú với lịch sử dân tộc. Đặc biệt trong bối cảnh<br /> hiện nay, hơn lúc nào hết, lòng yêu nước, ý thức tự hào dân tộc lại càng cần được khơi dậy<br /> và củng cố, nhất là trong thế hệ trẻ.<br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 21/2018 169<br /> <br /> <br /> 2.3. Thực trạng và đề xuất đưa truyện lịch sử viết cho thiếu nhi vào nhà trường<br /> phổ thông<br /> Khảo sát các tác phẩm viết về đề tài lịch sử cho thiếu nhi được đưa vào chương trình<br /> Tiểu học và Trung học cơ sở, chúng tôi thấy số lượng các tác phẩm đưa vào nội dung giảng<br /> dạy, kể chuyện cho các em còn quá ít. Có thể thấy điều đó qua bảng thống kê cụ thể sau:<br /> <br /> Số<br /> Lớp Tên tác phẩm Thể loại Tác giả Phân môn<br /> lượng<br /> <br /> 1 01 Con Rồng cháu Tiên Truyền thuyết Vô danh Kể chuyện<br /> <br /> 2 02 Sơn Tinh Thuỷ Tinh Truyền thuyết Vô danh Kể chuyện<br /> Bóp nát quả cam Nguyễn Huy Tưởng Kể chuyện<br /> <br /> 3 01 Hai Bà Trưng Theo Văn Lang Vô danh Tập đọc<br /> <br /> 4 0<br /> <br /> 5 01 Cây cỏ nước Nam Vô danh Kể chuyện<br /> <br /> 6 04 Con Rồng cháu Tiên Truyền thuyết Vô danh Văn bản<br /> <br /> Bánh chưng, bánh giầy Truyền thuyết Vô danh Văn bản<br /> <br /> Thánh Gióng Truyền thuyết Vô danh Văn bản<br /> <br /> Sự tích Hồ Gươm Truyền thuyết Vô danh Văn bản<br /> <br /> 7 0<br /> <br /> 8 0<br /> <br /> 9 0<br /> <br /> 10 03 Truyện An Dương Truyền thuyết Vô danh Văn bản<br /> Vương và Mỵ Châu –<br /> Trọng Thủy<br /> <br /> Hưng Đạo Đại Vương Ngô Sĩ Liên Vô danh Văn bản<br /> Trần Quốc Tuấn<br /> <br /> Thái sư Trần Thủ Độ Ngô Sĩ Liên Vô danh Văn bản<br /> <br /> Kết quả khảo sát trên cho thấy, những tác phẩm về đề tài lịch sử cho thiếu nhi được<br /> đưa vào bộ môn Tiếng Việt Ngữ văn trong nhà trường không chỉ ít về số lượng mà về chất<br /> lượng cũng còn một đôi chỗ chưa thật ổn. Những tác phẩm có gắn với đề tài lịch sử được<br /> đưa vào chương trình mới chủ yếu được tìm hiểu qua các tác phẩm dân gian như: Thánh<br /> 170 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI<br /> <br /> <br /> Gióng, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Con Rồng cháu Tiên, Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu –<br /> Trọng Thuỷ...; trong đó, chất thần thoại, truyền thuyết là chủ yếu. Một số trích đoạn trong<br /> Đại Việt sử ký toàn thư – bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại đến ngày nay – của<br /> Ngô Sĩ Liên được tìm hiểu ở phần đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 10. Mặc dù là di<br /> sản vô giá của văn hoá dân tộc, không chỉ có giá trị về mặt sử học mà còn giá trị về văn<br /> học, tuy nhiên tác phẩm phần lớn được viết theo lối viết theo thể biên niên, sử dụng ngôn<br /> ngữ cổ xưa gây ra những hạn chế nhất định đến sự tiếp nhận của các em.<br /> Cung cấp kiến thức về lịch sử là nhiệm vụ của môn học Lịch sử, nhưng với những đặc<br /> trưng, giá trị của truyện lịch sử viết cho thiếu nhi, thiết nghĩ, nếu được kết hợp song song<br /> với truyện về đề tài lịch sử trong môn học Tiếng Việt, Ngữ văn ở nhà trường phổ thông, sẽ<br /> phần nào khắc phục được một số hạn chế trong thực trạng học và thiếu hiểu biết về lịch sử<br /> của học sinh hiện nay.<br /> Việc khai thác truyện lịch sử, đưa vào nhà trường phổ thông có thể được áp dụng dần<br /> dần, từng bước, bằng một số biện pháp như:<br /> Lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu, có giá trị cả về nội dung và hình thức nghệ thuật,<br /> bước đầu có thể bổ sung vào phần đọc thêm để thăm dò sự tiếp nhận và hứng thú của<br /> các em.<br /> - Đưa một số trích đoạn vào phân môn tiếng Việt, Ngữ văn trong nhà trường phổ<br /> thông vừa có tác dụng nhận thức, vừa có tác dụng bồi đắp tâm hồn, tình cảm, rèn luyện tư<br /> duy, ngôn ngữ cho các em. Việc biên soạn, thay đổi này cần phải có thời gian và phải có<br /> hội đồng khoa học thẩm định cẩn thận, kĩ càng.<br /> - Định hướng giáo viên và phụ huynh trong việc chọn lọc sách đọc cho các em, đưa<br /> truyện lịch sử đến với các em ngày một nhiều hơn.<br /> - Kiểm duyệt và cho xuất bản nhiều hơn các tác phẩm giá trị viết về đề tài lịch sử cho<br /> thiếu nhi.<br /> - Khuyến khích các nhà văn khai thác, sáng tác về đề tài lịch sử cho thiếu nhi, đặc biệt<br /> là trong bối cảnh từ sau 1975 trở lại đây, ngoài Tô Hoài và một số tác giả như Hoài Anh,<br /> Lưu Sơn Minh..., mảng đề tài này đang có xu hướng “chững lại”.<br /> <br /> 3. KẾT LUẬN<br /> <br /> Làm thế nào để thế hệ trẻ thích thú tìm hiểu lịch sử dân tộc, làm thế nào để các em ghi<br /> nhớ lịch sử, tự hào về truyền thống lịch sử là một công việc không hề đơn giản. Đây là<br /> trách nhiệm không chỉ của các nhà giáo dục mà là mối quan tâm của tất cả những người có<br /> trách nhiệm với lịch sử dân tộc, trách nhiệm với thế hệ trẻ. Thiết nghĩ, định hướng, khai<br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 21/2018 171<br /> <br /> thác và đưa nhiều hơn các tác phẩm viết về đề tài lịch sử vào nhà trường phổ thông, cụ thể<br /> là trong chương trình tập đọc, kể chuyện, luyện từ và câu (ở bậc Tiểu học), chương trình<br /> Đọc văn (ở bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông) là một trong những giải pháp hiệu<br /> quả giúp các em thêm yêu thích và hào hứng đến với các kiến thức lịch sử một cách tự<br /> nhiên, góp phần khắc phục một phần thực trạng hiểu biết về lịch sử và nâng cao văn hoá<br /> đọc cho thiếu nhi hiện nay.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Hà Ân (2001), “Mấy ý kiến về truyện lịch sử cho các em”, in trong Văn học thiếu nhi Việt<br /> Nam (Vân Thanh sưu tầm và biên soạn), Nxb Kim Đồng.<br /> 2. Vũ Ngọc Bình (1972), “Chặng đầu của nền văn học viết cho thiếu nhi”, Báo Văn nghệ, số 453.<br /> 3. Vân Thanh (1963), “Truyện viết cho thiếu nhi trong chặng đầu phát triển”, Tạp chí Văn học,<br /> số 6.<br /> 4. Nhiều tác giả (1999), Phác thảo văn học thiếu nhi Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.<br /> <br /> <br /> SOME PROPOSES ON INTRODUCING HISTORICAL<br /> FICTION BOOK FOR CHILDREN<br /> <br /> Abstract: The article proposes some suitable solutions on introducing historical fiction<br /> book for children into schools on the basis of the importance of literature in the impact<br /> and change of student’s awareness; General description of historical knowledge and<br /> reading culture of children; Study, analysis, and statistics of literary works on the<br /> historical topic at high schools...<br /> Keywords: Fiction book, historical fiction book, high school education.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2