Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 - Nhìn từ “phía bên kia” ý nghĩa trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên hiện nay
lượt xem 2
download
Bài viết "Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 - Nhìn từ “phía bên kia” ý nghĩa trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên hiện nay" đưa ra một vài lý giải của các học giả, các nhà nghiên cứu lịch sử, quân sự, văn hóa, các chính khách nước ngoài về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, qua đó góp phần giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho sinh viên hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 - Nhìn từ “phía bên kia” ý nghĩa trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên hiện nay
- CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 - NHÌN TỪ “PHÍA BÊN KIA” Ý NGHĨA TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN HIỆN NAY Thượng úy, CN. Đỗ Trung Linh Nghiên cứu sinh Ngành Lý luận và lịch sử giáo dục Khoa Sư phạm quân sự, Trường Sĩ quan Chính trị - Bộ Quốc phòng Email: trunglinhlhp@gmail.com Tóm tắt: Trong lịch sử thế giới cận hiện đại, chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ của Nhân dân Việt Nam được coi là sự kiện nổi bật, có tác động, ảnh hưởng lớn đến tình hình quân sự, chính trị thế giới nhiều thập kỷ qua. Tầm vóc của sự kiện Điện Biên Phủ vượt ra khỏi một trận đánh thông thường, bởi nó kết tinh ý chí và trí tuệ Việt Nam, gắn liền với số phận của nhiều dân tộc trên thế giới. Bài viết đưa ra một vài lý giải của các học giả, các nhà nghiên cứu lịch sử, quân sự, văn hóa, các chính khách nước ngoài về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, qua đó góp phần giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho sinh viên hiện nay. Từ khóa: Điện Biên Phủ, 1954, phía bên kia, giáo dục lý tưởng cách mạng, sinh viên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bằng tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu đánh bại thực dân Pháp xâm lược ở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ đơn thuần là biểu tượng thất bại của Pháp, biểu tượng thắng lợi của Việt Nam mà đó là “dấu mốc mở ra một thời đại mới trên toàn thế giới - thời đại giải phóng dân tộc”1. 70 năm qua, nhiều chính khách, học giả, nhà tư tưởng, nhà nghiên cứu lịch sử, quân sự, văn hóa, chính trị, pháp lý,… với biết bao cuộc hội thảo, tọa đàm, trao đổi khoa học, trên rất nhiều diễn đàn với các cấp độ, tính chất và quy mô khác nhau đã tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá, phát hiện, làm sáng tỏ và khẳng định rõ những giá trị đích thực và ý nghĩa to lớn của chiến thắng Điện Biên Phủ. Đã có không ít tổ chức, không ít cá nhân cất công đi tìm những lời giải cho sự kiện “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đó, rằng tại sao quân đội của một nước thuộc địa châu Á lại đánh thắng bằng quân sự quân đội của một cường quốc châu Âu. Trong đó, có câu trả lời nhìn từ phía bên kia. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ dưới góc nhìn từ “phía bên kia” Với Nhân dân Việt Nam, chiến thắng Ðiện Biên Phủ là một trong những trang chói lọi nhất trong lịch sử chống ngoại xâm. Với thế giới, Ðiện Biên Phủ được biết đến như một đòn trí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân cũ và dẫn đến sự sụp đổ của nó trên 1 Lê Duẩn (1970), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr.50. 343
- phạm vi nhiều châu lục. Với đối phương, đây là một thảm bại mà họ buộc phải chấp nhận trong nỗi uất hận và đau buồn nhớ lại một Oa-téc-lô thuở xưa, xen lẫn cả sự tâm phục khẩu phục một đối thủ mà chỉ trước đó ít lâu, họ tưởng có thể bóp chết được bằng "cái bẫy Ðiện Biên Phủ". Qua hàng vạn trang viết sau này của các quân nhân, chính khách, sử gia, nhà văn và nhà báo Pháp, ta có thể thấy được Ðiện Biên Phủ dưới nhiều góc nhìn. Những lời lý giải này rất phong phú, đa dạng, nhưng thống nhất và khái quát trên một số nét chính sau: Thứ nhất, lý giải vì sao thực dân Pháp thất trận? Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương - Tướng 4 sao Henri Navarre chính là tổng công trình sư của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ vốn được mệnh danh là “một pháo đài bất khả xâm phạm, một tập hợp những gì mạnh nhất, kiên cố nhất chưa từng có ở Đông Dương”, “một Verdun ở châu Á”2. Theo tờ South China Morning Post, dưới sự chỉ huy của tướng Henri Navarre, quân Pháp đã liều lĩnh khi tuyên bố sẽ “bẻ gãy Việt Minh”, thế nhưng, kết cục lại là “chính họ lần lượt bị bẻ gãy”, người Pháp đã bị mắc vào “nút thòng lọng” do chính mình tạo ra. Cũng theo South China Morning Post, thất bại tại Điện Biên Phủ là vì quân Pháp suy yếu, “không đủ sức đánh lại vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp và những người lính thiện chiến của ông”3. Trong khi đó, trang mạng War History Online cho rằng, sự kiêu ngạo, thiếu hiểu biết cùng yếu kém trong lập kế hoạch chính là “những vũ khí được các chỉ huy Pháp sử dụng trong trận Điện Biên Phủ để rồi dẫn tới thất bại của chính mình”. Theo đó, quân Pháp và các cố vấn Mỹ đã đánh giá thấp, cho rằng đối phương “lạc hậu, không được huấn luyện bài bản và dễ bị đánh bại”. Thế nhưng, trên thực tế, bộ đội Việt Nam “thiện chiến theo những cách rất khác với kẻ thù phương Tây” bởi họ “hiểu cách chiến đấu ở đất nước mình, chứ không chỉ đơn thuần là cách chiến đấu theo kiểu châu Âu có trong sách vở”4. Theo trang mạng War History Online, việc tướng Henri Navarre chọn Điện Biên Phủ để xây dựng một tập đoàn cứ điểm chính là “chọn lựa tệ hại”. Địa thế của một thung lũng lòng chảo với rừng núi bao bọc xung quanh khiến “14.000 quân Pháp gần như ngay lập tức bị bao vây và các đường tiếp tế bị cắt đứt”. Tại Điện Biên Phủ, người Pháp đã mắc sai lầm “giống như những gì mà quân đội phương Tây sẽ lặp lại trong nửa sau của thế kỷ XX” - đó là đánh giá thấp tiềm năng của chiến tranh du kích. “Sự kiêu ngạo và thiếu năng lực của họ trong trận chiến kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5/1954 đã dẫn tới thất bại hoàn toàn của Pháp trong chiến tranh Đông Dương, đem lại chiến thắng cho Việt Minh và độc lập cho Việt Nam”5. 2 Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (2014), Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại, Nxb. Khoa học xã hội, tr.200. 3 R. Phrăng (2005), Điện Biên Phủ từ góc nhìn của các nhà khoa học Việt - Pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, tr.520. 4 R. Phrăng (2005), Điện Biên Phủ từ góc nhìn của các nhà khoa học Việt - Pháp, Sđd, tr.520. 5 Lê Phong Lạng (2009), “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ qua dư luận thế giới”, Tạp chí cộng sản, nguồn https://tapchicongsan.org.vn/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/-/2018/430/chien-thang-lich-su-dien-bien-phu- qua-du-luan-the-gioi.aspx#. 344
- Trong cuốn sách “Điện Biên Phủ: 13/3 đến 7/5/1954”, Tiến sĩ Ivan Cadeau, một nhà nghiên cứu lịch sử người Pháp cho rằng, trận Điện Biên Phủ “là thất bại không thể phủ nhận của quân đội Pháp trước một đối thủ dũng cảm”. Chính tướng Henri Navarre, trong cuốn hồi ký “Đông Dương hấp hối”, phải thừa nhận, một trong những nguyên nhân khiến thực dân Pháp không thể hiện thực hóa mục tiêu kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương trong vòng 18 tháng trong danh dự là vì “sự lạc quan quá đáng” và “đánh giá quá thấp những khả năng của đối phương”6. Hơn thế nữa, theo các học giả nước ngoài, sức mạnh vô địch của Quân đội Việt Nam là ở chỗ có nguồn gốc trong Nhân dân, luôn gắn bó máu thịt với Nhân dân. Trong hồi ký của mình, Tướng Xa-lăng đã thừa nhận: “Quân đội Việt Minh là từ Nhân dân mà ra. Quân đội và dân tộc là một; mọi nguồn sống của quân đội đều do dân cung cấp”. Nhà văn Gioóc-giơ K.Tê-ni-hen nói rõ thêm: “Có cội rễ sâu xa trong dân chúng về chính trị, quen thuộc địa hình, Nhân dân cung cấp tình báo cho họ mà người Pháp không thể nào có được hy vọng như thế. Dân thường có thể giúp đỡ họ về tiếp tế, liên lạc, cung cấp nhân lực, đóng thuế lương thực. Họ được che chở còn lính Pháp không thể hòa mình vào Nhân dân như lính Việt Minh”. Chính nguồn gốc Nhân dân, sức mạnh Nhân dân của quân đội ta đã làm cho Navarre phải thừa nhận: “Quân đội Việt Minh “nằm trong dân cả về vật chất và tinh thần… như “cá trong nước”7. Thứ hai, dân tộc Việt Nam chung một ý chí, khát vọng giải phóng dân tộc mãnh liệt và niềm tin vững chắc vào thắng lợi Điện Biên Phủ Với một đất nước từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh trong lịch sử để bảo vệ độc lập, dân tộc Việt Nam hiểu sâu sắc ý nghĩa thiêng liêng của hòa bình. Trước trận Điện Biên Phủ, trong suốt 500 năm lich sử chế đô ̣ thuô ̣c đia, chưa từng có một nước ̣ ̣ thuộc địa nào đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của một đế quốc lớn, chưa có một nước thuộc địa nào dùng phương pháp hòa bình buộc cá c nước cai tri ̣thuô ̣c đia trao trả ̣ nền độc lập thực sự. Khi nghiên cứu về vấn đề này, Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales) đánh giá : “Thất bại của người Pháp tại Điện Biên Phủ khiến Pháp phải mau chóng chấm dứt sự cai trị ở Đông Dương cũng như sự hiện diện của mình ở Đông Nam Á”; đồng thời, cho rằng: “Chiến thắng Điện Biên Phủ gửi đi một thông điệp: Việt Nam sở hữu một nghệ thuật quân sự có thể đánh bại bất kỳ đạo quân xâm lăng nào và lịch sử Việt Nam đã chứng minh điều đó”8. Chiến dịch Điện Biên Phủ là sự hội tụ đến đỉnh điểm quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp Nhân dân Việt Nam, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu chính nghĩa ấy. Trong cuộc đọ sức ấy, Nhân dân Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn, có chính nghĩa, có “những thứ vũ khí mạnh mẽ hơn” địch, chúng ta “nhất định thắng lợi”. 6 Henri Navarre (1956), Đông Dương hấp hối, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 7 Phong Lê, (2014), Chiến thắng Điện Biên Phủ từ điểm nhìn “phía bên kia”, Thông tấn xã Việt Nam, số ngày 1/5/2014, nguồn: https://baotintuc.vn/xa-hoi/chien-thang-dien-bien-phu-tu-diem-nhin-phia-ben-kia 20140429125147571.htm. 8 R. Phrăng (2005), Điện Biên Phủ từ góc nhìn của các nhà khoa học Việt - Pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 345
- Phó Giáo sư, Tiến sĩ. Christian C.Lentz (Đại học North Carolina Chapel Hill, Hoa Kỳ) khi nói về vị tướng Tổng Tư lệnh chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi ghi dấu trong biên niên sử cuộc đấu tranh giải phóng đất nước của dân tộc ta và của tất cả các dân tộc bị đàn áp trên toàn thế giới9. Dưới sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người cựu giáo viên lịch sử này đã đóng góp thêm một chương sách về “cuộc đấu tranh của chúng tôi” vào biên niên sử thế giới hiện đại” . Điều này được thực tế khẳng định, sau gần 2 tháng chiến đấu vô cùng anh dũng, với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quân và dân Việt Nam đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp tại Đông Dương và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi vào lịch sử là người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất thế giới. Trên thực tế, Chiến thắng Điện Biên Phủ làm sáng ngời chân lý: Một nước nhỏ, kinh tế kém phát triển, nhưng có một Đảng mác-xít chân chính lãnh đạo, có đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, phát huy được sức mạnh toàn dân tộc, được Nhân dân thế giới đồng tình ủng hộ, thì nhất định đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù, dù kẻ thù đó mạnh hơn nhiều lần. Giáo sư Sử học Cộng hòa Dân chủ Đức, U.WilFried khẳng định: “Quá trình của chiến dịch đã thể hiện các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu vì độc lập của Tổ quốc được Nhân dân ủng hộ đã có tinh thần chiến đấu hơn hẳn so với đạo quân đánh thuê nhà nghề của Pháp. Chiến dịch này cũng thể hiện sự hơn hẳn về đường lối quân sự của Đảng Lao động Việt Nam”10. Nhận định về mục tiêu chiến đấu và tinh thần xả thân vì niềm tin chiến thắng của quân đội ta, nhà văn G. Jules Rot viết: “Họ là quân giải phóng Việt Nam và biết rằng, họ chiến đấu vì nền độc lập của mình, chống lại một chủ nghĩa thực dân đang bị xóa sổ trên toàn thế giới”11. Bại tướng Xa-lăng còn thừa nhận: “Một nhân tố quan trọng cực kỳ, đó là quân đội của họ, một quân đội rất kỷ luật và can trường, sẵn sàng phục vụ đường lối chính trị của Chính phủ, là “đối thủ đáng kính trọng”, là cái bảo đảm cho cả một Đông Dương đỏ”12. Thứ ba, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là cuộc chiến tranh chính nghĩa, luôn được Nhân dân tiến bộ trên thế giới ủng hộ, tạo nên sức mạnh vô địch Cuộc đọ sức trong suốt 9 năm kháng chiến và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc đọ sức giữa Nhân dân của một dân tộc có lòng yêu nước thiết tha, đầy khát vọng giải phóng, quyết tâm giành cho được độc lập dân tộc, “không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” với thực dân Pháp xâm lược “có vũ khí tối tân, hùng binh ác tướng”. Tính chất chính nghĩa, phi nghĩa của các bên trong cuộc đọ sức lịch sử này đã rõ như ban ngày, không thể nói bừa đó là “cuộc đụng độ giữa hai thế lực hiếu chiến”. Nhà sử học phương Tây Giuyn Roa viết: “Điện Biên Phủ là nỗi kinh hoàng khủng khiếp, là nỗi 9 Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (2014), Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.200. 10 R. Phrăng (2005), Điện Biên Phủ từ góc nhìn của các nhà khoa học Việt - Pháp, Sđd, tr.520. 11 Henri Navarre (1956), Đông Dương hấp hối, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 12 R. Phrăng (2005), Điện Biên Phủ từ góc nhìn của các nhà khoa học Việt - Pháp, Sđd, tr.520. 346
- thất bại lớn nhất của phương Tây, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ và sự cáo chung của một nền cộng hòa Pháp” và “đánh dấu chấm hết cho quyền cai trị không chỉ của riêng nước Pháp mà của cả ở châu Âu, châu Á”13. Tiến sĩ Seung-Kyun KO (Đại học Hawaii Pacific, Hoa Kỳ) nhận định: “… trận Điện Biên Phủ đã đem lại cho Việt Nam không chỉ là thắng lợi lịch sử trước chủ nghĩa thực dân mà còn hình thành niềm tin tuyệt đối vào con đường đấu tranh giành độc lập”14 . Tại Pháp, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng Cộng sản Pháp, các tổ chức chính trị - xã hội trên toàn nước Pháp đã liên tiếp tổ chức nhiều hoạt động với quy mô lớn để phản đối “cuộc chiến tranh bẩn thỉu” mà giới cầm quyền hiếu chiến ở Pháp đang thực thi trên bán đảo Đông Dương. Điển hình là Tổng Liên đoàn lao động Pháp đã phát động chiến dịch rất rầm rộ trên toàn quốc không sản xuất vũ khí, phương tiện chiến tranh, chống bắt lính đưa sang tham chiến ở Đông Dương. Đặc biệt, Phong trào Nhân dân Pháp đã lôi cuốn được đông đảo các tầng lớp Nhân dân tập hợp vào mặt trận chống chiến tranh xâm lược do nhà cầm quyền Pháp tiến hành; đồng thời, phát động cuộc tuần hành với hơn 30 nghìn người tham gia tại Trường đua Mùa Đông. Phong trào phản chiến dâng cao mạnh mẽ chưa từng thấy trong lịch sử nước Pháp, đã tạo nên sức ép chính trị rất lớn, kiên quyết đòi Chính phủ Pháp phải rút ngay quân đội viễn chinh và lính đánh thuê ra khỏi Đông Dương. Thứ tư, Chiến dịch Điện Biên Phủ mở ra nguồn cảm hứng cho khát vọng độc lập, tự do của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ không chỉ ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử Việt Nam mà còn góp phần làm thay đổi cục diện thế giới, mở đường cho phong trào giành độc lập dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc. Trên tờ Le Figaro, số ra ngày 7/5/1974, Jean Pouget - một nhà báo Pháp, người từng là sỹ quan tùy tùng thân cận của Đại tướng Navarre - Tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp ở Đông Dương thời kỳ 1953 - 1954, viết: “Điện Biên Phủ đánh dấu sự kết thúc thời đại chủ nghĩa thực dân và dấy lên thời đại độc lập của thế giới thứ ba. Ngày nay, ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ, không có một cuộc nổi dậy hoặc một cuộc khởi nghĩa nào là không chịu tác động bởi chiến thắng của tướng Giáp”15. Sử gia Anh Martin Windrow cho rằng: “Lần đầu tiên một phong trào độc lập ngoài châu Âu phát triển từ lực lượng du kích đã đánh bại một quốc gia xâm lược châu Âu trong một trận chiến”. Báo Hong Kong Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) khẳng định: “Điện Biên Phủ là biểu tượng của tinh thần quyết tâm tự lực, tự cường, chiến đấu và chiến thắng của dân tộc Việt Nam”16. Còn nhà nghiên cứu người Anh Peter Hunt thuộc Đại học King’s College London nhận định: “Điện Biên Phủ đã làm thay đổi cả 13 Lê Phong Lạng (2009), “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ qua dư luận thế giới”, Tạp chí Cộng sản. tlđd 14 Phong Lê (2014), Chiến thắng Điện Biên Phủ từ điểm nhìn “phía bên kia”, Thông tấn xã Việt Nam, số ngày 1/5/2014. tlđd 15 Lê Phong Lạng (2009), “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ qua dư luận thế giới”, Tạp chí Cộng sản. tlđd 16 Lê Phong Lạng (2009), “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ qua dư luận thế giới”, Tạp chí Cộng sản. tlđd 347
- châu Á và ảnh hưởng của nó còn kéo dài tới ngày nay”17. Các nước trong phe xã hội chủ nghĩa và các nước dân chủ đã bày tỏ sự khâm phục đối với chiến thắng Điện Biên Phủ của Nhân dân Việt Nam. Tờ Nhân dân nhật báo (cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc) nêu rõ: “... Nhân dân Việt Nam đã đạt được thêm những thắng lợi vĩ đại và đã chứng tỏ sức mạnh của mình trong cuộc chiến đấu chính nghĩa chống đế quốc xâm lược”18. Nhân dân các nước thuộc địa, nửa thuộc địa ở khắp các châu lục đã đón nhận sự kiện Điện Biên Phủ như là thắng lợi của chính mình. Nhân dân Ba Lan ca ngợi: "Điện Biên Phủ tượng trưng cho sự nghiệp anh hùng của Nhân dân Việt Nam..."19. Các bạn Cuba coi: "Điện Biên Phủ và Hi-rôn là những dòng chữ ghi trên mồ chủ nghĩa đế quốc"...20. Nhân dân An-giê-ri đã tìm thấy con đường từ thắng lợi của Nhân dân Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ: “Chiến thắng Điện Biên Phủ là màn mở đầu cho chiến thắng của chúng tôi và ngay từ đó đã báo hiệu một giai đoạn lịch sử mới..."21. Nhân dân các nước ở Mỹ La-tinh coi tinh thần Điện Biên Phủ như là "ánh đèn pha chiếu rọi", là "kim chỉ nam hành động". Tại châu Á, những người cộng sản Ấn Độ cho rằng: chiến thắng Điện Biên Phủ là nguồn cổ vũ lớn lao, làm cho Nhân dân Ấn Độ thêm tin tưởng vào tương lai. Tờ Frontline (Ấn Độ), số ra ngày 13 đến 26/3/2004 khẳng định rằng chiến thắng Điện Biên Phủ “đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên khắp thế giới. Một nước châu Á nhỏ đã đánh bại một cường quốc thực dân châu Âu hùng mạnh”22. Với Nhân dân ba nước Đông Dương, chiến thắng Điện Biên Phủ là thành quả của tinh thần đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung. Sự nghiệp cách mạng của ba nước có mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời. Chính vì vậy, "Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là thắng lợi của quân đội và Nhân dân Việt Nam mà còn là thắng lợi chung của Nhân dân các nước Đông Dương"23. 2.2. Giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ cho sinh viên hiện nay Giá trị và ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ được nhiều nhà nghiên cứu, quân sự, lịch sử trên thế giới đánh giá cao, xem đây là “một Xtalingrat của lịch sử chiến đấu giải phóng thuộc địa”24. Nó đã giáng một đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh sập thành lũy của chủ nghĩa thực dân cũ, báo hiệu sự thất 17 R. Phrăng (2005), Điện Biên Phủ từ góc nhìn của các nhà khoa học Việt - Pháp, Sđd, tr.520. 18 Phong Lê, (2014), Chiến thắng Điện Biên Phủ từ điểm nhìn “phía bên kia”, Thông tấn xã Việt Nam, số ngày 1/5/2014. tlđd 19 Lê Phong Lạng (2009), “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ qua dư luận thế giới”, Tạp chí Cộng sản. tlđd 20 Phong Lê, (2014), Chiến thắng Điện Biên Phủ từ điểm nhìn “phía bên kia”, Thông tấn xã Việt Nam, số ngày 1/5/2014. tlđd 21 Phong Lê, (2014), Chiến thắng Điện Biên Phủ từ điểm nhìn “phía bên kia”, tlđd 22 R. Phrăng (2005), Điện Biên Phủ từ góc nhìn của các nhà khoa học Việt - Pháp, sđd, tr.520. 23 R. Phrăng (2005), Điện Biên Phủ từ góc nhìn của các nhà khoa học Việt - Pháp, Sđd, tr.520. 24 Lê Duẩn (1970), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr.50. 348
- bại chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa thực dân mới do đế quốc Mỹ cầm đầu. Thắng lợi vĩ đại của Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 do nhiều nhân tố tạo thành, trong đó nhân tố trước tiên, xuyên suốt và có ý nghĩa quyết định, đó là sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, vẫn còn không ít những tư tưởng, quan điểm thực dân lỗi thời, cực đoan hằn học, bôi nhọ hay phủ nhận những thành tựu vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập đó, vẫn có những người do đối lập về lập trường chính trị, thù địch, thiếu thiện chí, cố tình xuyên tạc, phủ định những giá trị lịch sử của chiến thắng vĩ đại này... Đáp lại những tiếng nói lạc lõng đó, Ph.Francois Mitterrand - nguyên lãnh tụ Đảng Xã hội Pháp, nguyên Tổng thống nước Cộng hòa Pháp đã viết: “Ta hãy khoan nói những lời quá khích. Người ta không thể nói về Việt Nam như nói về bất cứ ai. Nhân dân Việt Nam đã đề cao danh dự của thời đại chúng ta. Nếu có ai hỏi tôi, tôi sẽ trả lời rằng, Nhân dân Việt Nam là vĩ đại nhất”25. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 - từ góc nhìn của các chính khách, học giả, nhà tư tưởng, nhà nghiên cứu lịch sử, quân sự, văn hóa, chính trị, pháp lý,… chính là nguồn tư liệu phong phú để sinh viên ngày hôm nay tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá, phát hiện, làm sáng tỏ và khẳng định rõ những giá trị đích thực và ý nghĩa to lớn của chiến thắng này. Để hiện thực hóa được điều đó đã và đang đặt ra những vấn đề quan trọng và cấp thiết là phải tiếp tục giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên hiện nay. Giáo dục truyền thống là nền tảng quan trọng đóng góp vào sự hình thành và phát triển của một quốc gia, dân tộc. Sinh viên không chỉ đơn thuần là người học mà còn là những người gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống lịch sử của dân tộc. Mối liên kết giữa giáo dục truyền thống và sự phát triển quốc gia rất mạnh mẽ, giáo dục truyền thống mang đến cho sinh viên cái nhìn sâu sắc về quá khứ của đất nước, giúp họ hiểu rõ về những nỗ lực, đau thương và hy sinh mà những thế hệ trước đã đưa ra để bảo vệ tự do và chủ quyền. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bài học lớn về tinh thần đoàn kết và quyết tâm của quân và dân ta, sinh viên có thể rút ra nhiều bài học từ sự hy sinh của họ như: lòng trung hiếu với quê hương, sự đoàn kết, và tinh thần không ngại khó, không ngại khổ. Sự kiện này mở ra một hướng nhìn mới về trách nhiệm cá nhân, giúp sinh viên xây dựng tư duy cộng đồng và tinh thần trách nhiệm. Giáo dục lý tưởng cách mạng còn giúp sinh viên hiểu rõ giá trị nhân đạo. Sự hi sinh cao cả của những người chiến sĩ tại Điện Biên Phủ không chỉ là một hình ảnh của lòng yêu nước mà còn là minh chứng cho sự hy sinh vì giữ gìn giá trị nhân quyền, tự do, và công bằng. Sinh viên, thông qua giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng được khuyến khích phát triển lòng yêu thương đồng loại và lòng trắc ẩn với những người xung quanh. Tương lai đất nước ngày nay không thể tách rời khỏi sự đóng góp của thế hệ trẻ, và sinh viên được hưởng lợi từ giáo dục truyền thống và giáo dục lý tưởng cách mạng 25 Wilfried Lulei (1989), Điện Biên Phủ 1954, thất bại có tính chất quyết định của Pháp ở Đông Dương, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 41, tr.6. 349
- đang có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Chính bởi, tư duy về cách giá trị và lý tưởng từ chiến thắng Điện Biên Phủ có thể là nguồn động viên mạnh mẽ cho sinh viên hướng tới một tương lai tích cực và bền vững cho quê hương, đất nước. Qua việc hiểu rõ giá trị của lòng yêu nước, đoàn kết và sự hy sinh, thế hệ trẻ có thể định hình tư duy của mình để đóng góp tích cực vào sự phát triển chung. Vai trò của sinh viên không chỉ là trong việc học tập và phát triển bản thân mà còn bao gồm việc tham gia vào các hoạt động xã hội, đóng góp ý kiến xây dựng cho cộng đồng và xã hội. Sự tích cực và sáng tạo của các em hôm nay có thể mở ra những cánh cửa mới, đưa ra giải pháp cho những thách thức đất nước đang phải đối mặt, từ vấn đề kinh tế đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc; ý chí quyết chiến, quyết thắng và khát vọng hòa bình của Nhân dân ta, thể hiện sâu sắc, đậm nét trong các cuộc kháng chiến mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ. Bởi tinh thần Điện Biên Phủ trước hết là tinh thần yêu nước, “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, không cam chịu làm nô lệ, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, quyết chiến, quyết thắng, kết hợp tinh thần dũng cảm kiên cường với trí thông minh sáng tạo, nỗ lực phi thường để khắc phục những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được. Việc giáo dục truyền thống và giáo dục lý tưởng cách mạng từ chiến thắng Điện Biên Phủ mang lại những đối diện đầy thách thức và cơ hội cho sinh viên hiện nay. Chiến thắng lịch sử là một nguồn động viên nhưng cũng là một thách thức đối với thế hệ trẻ trong thời kỳ mới. Thách thức đặt ra là “sự đa dạng và đổi mới” trong xã hội hiện đại, nơi mà sinh viên phải đối mặt với những thách thức về kinh tế, xã hội, và công nghệ. Tuy chiến thắng Điện Biên Phủ là nguồn lực lớn, nhưng sinh viên cũng cần biết cách áp dụng những giá trị lịch sử này vào cuộc sống hàng ngày của mình. Việc hiểu biết và áp dụng những giá trị lịch sử không chỉ giúp sinh viên có cái nhìn sâu sắc hơn về tình yêu quê hương và truyền thống, mà còn giúp họ đối mặt và vượt qua những thách thức đương đại. Sự nhất quán giữa quá khứ và hiện tại là chìa khóa để sinh viên có thể tận dụng những kinh nghiệm lịch sử để định hình tương lai, không chỉ cho bản thân mình mà còn cho xã hội và đất nước. Ngày nay phát huy tinh thần Điện Biên Phủ, sinh viên cần nêu cao lòng yêu nước, tinh thần độc lập tự chủ, tự tôn dân tộc, tự lực tự cường, không cam chịu nghèo nàn và lạc hậu, quyết tâm vượt qua thách thức, phát huy trí thông minh sáng tạo, dám nghĩ dám làm, làm nên một Điện Biên Phủ mới trong sự nghiệp đổi mới. 3. KẾT LUẬN Với độ lùi thời gian 70 năm, với cả một kho tư liệu đang ngày càng thêm dồi dào, với nhiều chiều của sự tiếp cận, và với bao nhân chứng sống vẫn còn, một hình ảnh về Điện Biên Phủ càng được mở rộng và khơi sâu trong sự sống tiềm ẩn và bất tận của nó. Và các thế hệ đến sau cũng có không ít những cây bút tài năng viết tiếp về Điện Biên Phủ, về những gì chung quanh, làm nên đường viền cho Điện Biên Phủ, hoặc sau Điện Biên 350
- Phủ. Cho đến nay và mãi mãi sau này, Nhân dân thế giới vẫn ghi nhớ “Điện Biên Phủ anh dũng, vinh quang đời đời sáng mãi”, nó sẽ “không bao giờ phai trong ký ức của mọi người”26. Từ góc độ quốc tế, Điện Biên Phủ là biểu tượng của lòng quả cảm của một dân tộc, nguồn cảm hứng bất tận cho khát vọng độc lập, tự do, chính nghĩa của các dân tộc bị đô hộ, áp bức, bóc lột. Thời gian tuy đã lùi xa, nhưng tầm vóc, ý nghĩa của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn sẽ còn mãi. Điều đó không chỉ được khẳng định ở ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Chiến thắng đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đối với cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, mà còn trở thành “nhân chứng lịch sử sống động” để các học giả nước ngoài nghiên cứu, phân tích, đưa ra những nhận định khoa học khẳng định giá trị sâu sắc của sự kiện “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” dưới nhiều góc độ khác nhau. Chính những nghiên cứu, đánh giá khách quan, toàn diện của các học giả nước ngoài về tầm vóc, ý nghĩa của Chiến thắng đã làm cho Điện Biên Phủ mãi vang xa; đồng thời, là cơ sở quan trọng phản bác âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm xuyên tạc, bóp méo và hạ thấp vị thế chiến thắng vĩ đại đó của dân tộc Việt Nam anh hùng./. 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Duẩn (1970), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb. Sự thật, Hà Nội. [2] Henri Navarre (1956), Đông Dương hấp hối, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. [3] Lê Phong Lạng (2009), “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ qua dư luận thế giới”, Tạp chí cộng sản, nguồn https://tapchicongsan.org.vn/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/- /2018/430/chien-thang-lich-su-dien-bien-phu-qua-du-luan-the-gioi.aspx#. [4] Phong Lê, (2014), Chiến thắng Điện Biên Phủ từ điểm nhìn “phía bên kia”, Thông tấn xã Việt Nam, số ngày 01/05/2014, nguồn https://baotintuc.vn/xa-hoi/chien-thang-dien-bien- phu-tu-diem-nhin-phia-ben-kia 20140429125147571.htm. [5] Philippe, Moreau Defarges (1992), Les relations internationales dans le monde d’aujourd’hui, entre Globalisation et Fragmentation 4e édition actualitée et augmentée, Ed. STA, Paris, p. 85. [6] R. Phrăng (2005), Điện Biên Phủ từ góc nhìn của các nhà khoa học Việt - Pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [7] Đỗ Thiện, Đinh Kim Khánh (1984), Tiếng sấm Điện Biên Phủ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. [8] Tum bull, Patrick (1979), Điện Biên Phủ, in trong History Today, Apr, 1979, Vol 29, Issue 4, p. 239. [9] Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (2014), Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại, Nxb. Khoa học xã hội. [10] Wilfried Lulei (1989), Điện Biên Phủ 1954, thất bại có tính chất quyết định của Pháp ở Đông Dương, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 41, tr 6. 26 Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (2014), Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 200. 351
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 - Những trận đánh trong lịch sử Việt Nam: Phần 1
67 p | 199 | 23
-
Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 - Những trận đánh trong lịch sử Việt Nam: Phần 2
117 p | 183 | 19
-
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại
5 p | 95 | 9
-
Ebook Những trận đánh trong lịch sử Việt Nam - Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954: Phần 1
110 p | 24 | 7
-
Ebook Những trận đánh trong lịch sử Việt Nam - Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954: Phần 2
77 p | 13 | 5
-
Nhìn lại 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Truyền thống và ý nghĩa giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên hiện nay
440 p | 6 | 3
-
Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 - Biểu tượng của tinh thần dân tộc với khát vọng độc lập, tự do
8 p | 5 | 2
-
Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 với giáo dục tinh thần dân tộc cho sinh viên trong thời đại số
10 p | 3 | 2
-
Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 – Bài học về giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên hiện nay
5 p | 5 | 2
-
Giáo dục vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 cho sinh viên hiện nay
7 p | 4 | 2
-
Phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ trong giáo dục thế hệ trẻ hiện nay
8 p | 4 | 2
-
Phát huy giá trị tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 vào công cuộc đổi mới đất nước hiện nay
6 p | 3 | 2
-
Phát huy bài học đại đoàn kết của chiến thắng Điện Biên Phủ vào xây dựng tỉnh Lâm Đồng
6 p | 4 | 2
-
Tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ đến quan hệ quốc tế tại khu vực Đông Nam Á (Cuối thập niên 50 của thế kỷ XX)
11 p | 2 | 2
-
Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954
7 p | 4 | 2
-
Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đối với cách mạng và dân tộc Việt Nam hiện nay
6 p | 5 | 2
-
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Nhân tố quyết định thắng lợi Hội nghị Giơnevơ
8 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn