intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 với giáo dục tinh thần dân tộc cho sinh viên trong thời đại số

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 với giáo dục tinh thần dân tộc cho sinh viên trong thời đại số" bàn về việc giáo dục và tuyên truyền cho thế hệ trẻ về giá trị mang tầm vóc thời đại, ý nghĩa lịch sử to lớn, tinh thần quyết chiến của quân và dân ta, nhất là tinh thần dân tộc trong chiến thắng Điện Biên Phủ là vô cùng cần thiết. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 với giáo dục tinh thần dân tộc cho sinh viên trong thời đại số

  1. CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 VỚI GIÁO DỤC TINH THẦN DÂN TỘC CHO SINH VIÊN TRONG THỜI ĐẠI SỐ SV. Dương Bùi Vinh* - SV. Nguyễn Ngọc Nhi - SV. Nguyễn Hữu Phước Khoa Lịch Sử, Trường Đại học Sư Phạm (Đại học Đà Nẵng) Email: duongbuivinh@gmail.com Tóm tắt: Trong lịch sử tiến hành đấu tranh giữ nước, chống xâm lược của dân tộc, Việt Nam đã làm nên nhiều chiến công hiển hách, đi vào lịch sử nhân loại như những huyền thoại. Một trong số đó là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Giá trị của trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ không chỉ thể hiện kết tinh giá trị của nghệ thuật quân sự Việt Nam mà còn là những bài học quý giá trên nhiều phương diện, trước hết là tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, tình hình thế giới chuyển biến nhanh chóng và vô cùng phức tạp, các thách thức đa dạng về an ninh, chính trị - xã hội luôn hiện hữu. Vì vậy, tuy dân tộc Việt Nam đang sống trong hòa bình nhưng nguy cơ chiến tranh chưa hoàn toàn bị triệt tiêu, nhất là trong bối cảnh các thế lực thù địch, tổ chức phản động lợi dụng sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong thời đại toàn cầu hoá để xuyên tạc, kích động lòng dân, nhất là trong giới trẻ hiện nay, khiến một bộ phận, bao gồm sinh viên, học sinh rơi vào sai lầm, lệch lạc về tư tưởng, đạo đức và vô cảm trước sự tồn vong của dân tộc. Do đó, giáo dục tinh thần dân tộc qua chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ là cách để thế hệ trẻ ngày nay gìn giữ và tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu hiện đại hoá đất nước. Từ khóa: Điện Biên Phủ, tinh thần dân tộc, sinh viên, thời đại số. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau 8 năm “nằm gai nếm mật” kháng chiến (1945-1954), quân và dân ta đã lần lượt đánh bại các kế hoạch xâm lược Việt Nam, tái chiếm Đông Dương của nhiều tướng lĩnh Pháp sừng sỏ, từ D’Argenlieu, Lelerc đến Revers và De Lattre de Tassigny. Thắng lợi của quân dân Việt - Lào trong chiến dịch Thượng Lào (5/1953) cùng sự phản đối gay gắt chiến tranh phi nghĩa tại Đông Dương từ trong và ngoài nước buộc các nhà cầm quyền Pháp phải đẩy nhanh tiến độ kết thúc cuộc chiến này. Ngày 7/5/1953, Thủ tướng Réne Mayer cử Henri Navarre làm tướng chỉ huy thứ 7 của Quân đội viễn chinh Pháp vùng Viễn Đông. Sau khi đánh giá tình hình qua “Bản tổng kết ảm đạm”1 của mình, H.Navarre đã đề ra một kế hoạch mới - Kế hoạch Navarre - với hi vọng “tạo nên những điều kiện quân sự làm cơ sở cho một giải pháp chính trị trong danh dự mà chính phủ phải nắm lấy khi thời cơ đến”2. 1 Henri Navarre (1956), “Thời điểm của những sự thật”, ngày 26/4/2016, nguồn: https://www.quansuvn.net/index.php/topic,29849.30.html. 2 Lưu Văn Lợi (1996), Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.164. 429
  2. Đứng trước sự chuẩn bị của thực dân Pháp, quân ta đã tổ chức cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 nhằm mục đích phá tan kế hoạch Navarre từ bước đầu tiên3. Ban đầu, Navarre chỉ coi Điện Biên Phủ là một cứ điểm để ngăn chặn hành động quân sự trong cuộc tiến công của đối phương. Nhưng khi phát hiện thêm hai Đại đoàn quân ta là 308 và 316 di chuyển lên Tây Bắc, Navarre đã chú trọng tăng cường binh lực, xây dựng nơi đây thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương (11/1953) và chọn làm điểm quyết chiến chiến lược với chủ lực Việt Minh. Trong lúc đó, Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy Việt Nam cũng quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với quân Pháp. Như vậy, Điện Biên Phủ đã trở thành “điểm hẹn lịch sử” của hai bên4 trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954. Trong 56 ngày đêm của cuộc chiến, bộ đội ta "khoét núi, ngủ hầm", thông qua phương châm tác chiến phù hợp, đầy thông minh, sáng tạo, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, sự tập trung lãnh đạo, chỉ huy của Đảng ủy, Bộ chỉ huy Chiến dịch do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt trận, bằng quyết tâm cao độ; với 3 đợt tấn công bất ngờ, sấm sét; thực hiện phương châm tác chiến “đánh chắc, tiến chắc”, ngày 7/5/19545, các lực lượng của quân đội ta đã đập tan toàn bộ “pháo đài bất khả xâm phạm” do Pháp dày công xây dựng6. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã để lại vô vàn các giá trị lịch sử cho dân tộc. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã phá tan kế hoạch Navarre, phá sản âm mưu giành ưu thế quân sự nhằm lật ngược tình thế chiến tranh ở Đông Dương của Pháp và can dự Mỹ. Kỳ tích Điện Biên Phủ đã giáng một đòn chí mạng vào ý chí xâm lược của Pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho đòn tấn công ngoại giao của Việt Nam, buộc các thế lực thực dân hiếu chiến phải ký kết Hiệp định Giơnevơ, lập lại hòa bình ở Đông Dương trên cơ sở tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tiếp thêm sức mạnh quyết thắng và trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ với thắng lợi “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” năm 19727 và trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, hiện đại hoá đất nước ta ngày nay. 3 Bước đầu tiên của kế hoạch Navarre: Trong Thu - Đông 1953 và Xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược để “bình định” miền Trung và miền Nam Đông Dương, giành lấy nguồn nhân lực, vật lực; xóa vùng tự do Liên khu V, đồng thời ra sức mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực, xây dựng quân đội cơ động chiến lược mạnh. 4 Hồng Hạnh, Lê Nam, Trần Quân (2014), “Chuyện chưa kể về tướng Henri Navarre: Toan tính lớn và rạn nứt nội bộ”, nguồn: https://cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Chuyen-chua-ke-ve-tuong-Henri-Navarre-Toan-tinh-lon-va- ran-nut-noi-bo-i309200/. 5 Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. 6 Tuấn Anh (2022), Kỷ niệm 68 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2022), nguồn: https://www.quangngai.dcs.vn/tin-trong-nuoc/-/asset_publisher/RbwZSAmDDIyr/content/-ien-bien-phu-chien- thang-cua-suc-manh-tri-tue-va-long-dan-viet-nam. 7 Hồng Minh (2022), Tên gọi “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” ra đời như thế nào?, nguồn: https://special.nhandan.vn/TengoiDienBienPhutrenkhong/index.html#:~:text=%E2%80%9CC%E1%BB%A5m %20t%E1%BB%AB%20%E2%80%9CH%C3%A0%20N%E1%BB%99i%20%E2%80%93,l%E1%BB%ADa% 20kh%C3%B4ng%20th%E1%BB%83%20n%C3%A0o%20qu%C3%AAn%E2%80%A6%E2%80%9D. 430
  3. Đã qua 70 năm kể từ chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024), Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng để vươn mình thành một quốc gia thịnh vượng, có vị thế ngày càng cao trên chính trường quốc tế. Trong quá trình phát triển đó, Việt Nam cũng đối mặt hàng loạt các thách thức về an ninh, chính trị - văn hóa của thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 và “Thế giới VUCA”8 (viết tắt theo chữ cái đầu của các thuật ngữ Volatility (biến động), Uncertainty (bất định), Complexity (phức tạp), Ambiguity (mơ hồ). Trong đó, thế hệ trẻ đang phải đối mặt với các thách thức từ xu thế hội nhập, toàn cầu hoá của thời đại bùng nổ công nghệ thông tin. Để phục vụ cho mục đích phá hoại cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch gia tăng xuyên tạc, phủ nhận lịch sử Việt Nam, trong đó có chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Hệ quả là, giá trị lịch sử truyền thống của cha ông để lại về lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước, tinh thần đấu tranh anh dũng, đức hy sinh…. đang có nguy cơ bị phai mờ trong giới trẻ. Mặt khác, quá trình hội nhập quốc tế của đất nước tất yếu sẽ chịu những tác động tiêu cực từ những sản phẩm văn hoá xấu độc. Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (khi còn là Thủ tướng) đã phát biểu trong ngày Di sản văn hóa Việt Nam năm 2019 rằng: “Đáng sợ hơn mọi sự xâm lăng, đó là xâm lăng văn hóa, là mất gốc”9. Thực tế đã xuất hiện tình trạng đáng báo động về việc một bộ phận người dân, đặc biệt ở một bộ phận giới trẻ, có cả một bộ phận cán bộ, có nhận thức lệch lạc, sống thực dụng, buông thả, phai nhạt lý tưởng và đạo đức cách mạng, có dấu hiệu bị “đồng hóa”, tôn sùng thần tượng và văn hóa nước ngoài, quay lưng lại với truyền thống văn hóa tốt đẹp và lịch sử dân tộc10. Vì vậy, việc giáo dục và tuyên truyền cho thế hệ trẻ về giá trị mang tầm vóc thời đại, ý nghĩa lịch sử to lớn, tinh thần quyết chiến của quân và dân ta, nhất là tinh thần dân tộc trong chiến thắng Điện Biên Phủ là vô cùng cần thiết. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Khái quát về tinh thần dân tộc trong chiến thắng Điện Biên Phủ Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được biết đến trong lịch sử là một chiến công oanh liệt, được tạo nên từ sức mạnh tổng hợp to lớn của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Một trong những yếu tố làm nên sức mạnh vĩ đại ấy chính là tinh thần dân tộc mãnh liệt trong mỗi người dân Việt Nam, được hun đúc từ truyền thống yêu nước, đoàn kết ngàn đời của dân tộc. Từ tinh thần ấy, quân dân một lòng hướng về Đảng, về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về vị Đại tướng tài ba Võ Nguyên Giáp để dốc sức cho toàn quân chiến đấu và giành chiến thắng nơi tiền tuyến. Tinh thần dân tộc chính là cội nguồn làm nên mọi sức mạnh, trí tuệ, tinh thần chiến đấu ngoan cường, sự hy sinh anh dũng… 8 Nathan Bennett, James Lemoine (2014), “What VUCA Really Means for You”, Tạp chí Kinh doanh Harvard, Tập 92, số 1/2, 2014, nguồn: https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2389563. 9 Thiên Điểu (2019), “Thủ tướng: ‘Đáng sợ hơn mọi sự xâm lăng là xâm lăng văn hóa’”, Báo Tuổi trẻ, ngày 23/11/2019, nguồn: https://tuoitre.vn/thu-tuong-dang-so-hon-moi-su-xam-lang-la-xam-lang-van-hoa- 20191123155248742.htm. 10 Nguyễn Thị Thanh Dung (2022), Tác động của hội nhập quốc tế đến các chuẩn mực và quy tẳc úng xử của văn hóa chính trị Việt Nam, Khoa học chính trị - số 06/2022, tr.65 - 69, nguồn: https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/349002/CVv233S062022065.pdf. 431
  4. của mỗi người dân Việt Nam, huy động “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Vì tính chất vô cùng quan trọng của Chiến dịch Điện Biên Phủ đối với sinh mệnh của Tổ quốc và đồng bào, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã không quản lao tâm, lao lực “11 ngày đêm mất ăn, mất ngủ và một đêm thức trắng” để đi đến quyết định lịch sử chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc thắng chắc”. Quá trình đi đến quyết định “khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân” của Đại tướng chính là hiện thân của tinh thần dân tộc lớn lao. Với quyết tâm cao độ giành lại độc lập cho Tổ quốc, Điện Biên Phủ trở thành điểm hội tụ tất cả nguồn sức mạnh của quân và dân: các binh đoàn chủ lực thuộc nhiều binh chủng, các đoàn dân công nối tiếp nhau ra tiền tuyến, những văn nghệ sĩ tài ba, những bác sĩ giỏi nhất ra trận, hậu phương chi viện kịp thời vật lực, tài lực, nhân lực để các trận đánh trên khắp các chiến trường Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bình Trị Thiên, đồng bằng Bắc Bộ, Tây Nguyên, Thượng Lào…được phối hợp giòn giã11. “Vành hoa đỏ”, “Thiên sử vàng” Điện Biên Phủ và thắng lợi của công cuộc kháng chiến chống Pháp đã được tạo nên từ khát vọng độc lập, tự do, hoà bình và tiến bộ xã hội của cả dân tộc Việt Nam. Khát vọng chân chính đó đã được hiện thực hoá thành sức mạnh tinh thần và vật chất to lớn dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, thông qua công tác giáo dục, tuyên truyền để khơi dậy, cảm hoá và quy tụ, thôi thúc sự cống hiến, tinh thần chiến đấu vì độc lập dân tộc của mỗi người dân Việt Nam. Có thể nói, công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, khơi dậy tinh thần dân tộc có sức mạnh lớn lao, là “đòn bẩy” để thực hiện thành công công tác binh địch vận, công tác xây dựng hậu phương và huy động mọi nguồn lực cho trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, góp phần quyết định đưa cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp của Nhân dân Việt Nam đến toàn thắng. Từ sức mạnh của tinh thần dân tộc, toàn Đảng, toàn quân và Nhân dân ta trên dưới một lòng, đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, đi vào lịch sử dân tộc và lịch sử phong trào cách mạng thế giới như một huyền thoại của thế kỷ XX. 2.2. Giáo dục tinh thần dân tộc cho sinh viên qua chiến thắng Điện Biên Phủ Trong thời đại ngày nay, một bộ phận giới trẻ có xu hướng sống thực dụng, chạy theo chủ nghĩa cá nhân và thiếu hiểu biết về những giá trị lịch sử của dân tộc, trong đó có chiến thắng Điện Biên Phủ - bản hùng ca của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Theo một khảo sát nhanh được nhóm tác giả bài báo này thực hiện tại các trường cấp 3 thuộc thành phố Đà Nẵng, trên tổng số 100 em học sinh chỉ có 10 em tự nhận xét rằng: bản thân đã biết và hiểu về sự kiện lịch sử Điện Biên Phủ. Phần lớn còn lại (khoảng 90 học sinh) chỉ biết Điện Biên Phủ như là “một trận đánh đã từng học” trên trường, một số em thậm chí còn không nhớ sự kiện này. Đây là một tín hiệu 11 Phạm Hồng Việt, Phạm Thị Hồng Vinh (2014), Những dấu ấn lịch sử sâu sắc từ các nhà lãnh đạo của Đảng trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”, Nxb. Đại học Huế, tr.30. 432
  5. đáng báo động cho thực trạng nhận thức của thế hệ trẻ. Thống kê trên cũng cho thấy một thực tế khác mà các nhà giáo dục, nhất là giáo dục Lịch sử đang đối mặt là sự ít quan tâm và thiếu hụt kiến thức của học sinh về lịch sử dân tộc. Theo thống kê từ kì thi THPT Quốc gia năm 2023, có 789 thí sinh đạt điểm 10 môn Lịch sử, giảm 2,5 lần so với năm 2022. Ngược lại, số thí sinh có điểm dưới trung bình tăng mạnh lên hơn 170.000 em (năm 2022 con số này là 127.557 em)12. Ở một khía cạnh khác, trong khi có nhiều sự phản ứng nhiệt tình và đông đảo trước các diễn biến/sự kiện văn hoá, phim ảnh, âm nhạc, thời trang, diễn viên… nước ngoài, đa số các em lại có phản ứng lạnh nhạt, khá thờ ơ khi đề cập đến các sự kiện/ nhân vật lịch sử. Thực tế trên càng nhắc nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Thật vậy, việc dạy - học lịch sử dân tộc luôn là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo của mỗi quốc gia, cũng như trong xây dựng, bồi dưỡng tinh thần dân tộc và nhân cách của mỗi cá nhân. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi mặt trái nền kinh tế thị trường cùng những tác động của lối sống thực dụng, ham hưởng thụ đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến thế hệ trẻ, việc giáo dục lịch sử, giáo dục tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, ý chí đấu tranh ngoan cường, tâm thế quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh…thông qua các sự kiện tiêu biểu như Chiến thắng Điện Biên Phủ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Để góp phần giáo dục tinh thần dân tộc và truyền thống lịch sử quý báu cho sinh viên thông qua giá trị lịch sử mang tầm vóc thời đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau: Trước hết, tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, sinh viên những hiểu biết về lịch sử dân tộc thông qua sự kiện, nhân vật điển hình tiêu biểu bằng nhiều phương thức giáo dục mới, đa dạng, hiện đại, dễ tiếp thu bên cạnh bài học chính khoá ở trường học. Đối với chiến thắng Điện Biên Phủ, bên cạnh việc phác hoạ sinh động về bối cảnh, diễn biến, kết quả trận đánh lịch sử, việc khắc hoạ hình tượng vị Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hình ảnh ngoan cường của người chiến sĩ Điện Biên năm xưa bằng phim ảnh, thơ văn, di tích, hiện vật, nhân chứng lịch sử … cần được chú trọng. Thứ hai là, tăng cường gìn giữ bản sắc văn hóa, tinh thần dân tộc cần được quan tâm song hành cùng quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa. Việc tiếp nhận các trào lưu, xu hướng văn hoá mới cần được tinh chọn để phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc. Truyền thống đoàn kết, đồng lòng, cùng chia ngọt sẻ bùi, “tất cả cho mặt trận, tất cả để chiến thắng” để xây dựng hậu phương vững mạnh, xây dựng “thế trận lòng dân” từ chiến trường Điện Biên Phủ là những truyền thống quý giá mà không một “chủ nghĩa cá nhân” nào có thể làm nên. 12 Lê Huyền (2023), Phổ điểm môn Lịch sử thi tốt nghiệp THPT 2023, Vietnamnet, ngày 18/7/2023, nguồn: https://vietnamnet.vn/pho-diem-mon-lich-su-thi-tot-nghiep-thpt-nam-2023-2164688.html. 433
  6. Thứ ba là, kịp thời ngăn chặn có hiệu quả các thủ đoạn tuyên truyền, chống phá, xuyên tạc lịch sử từ các thế lực thù địch. Nguyên nhân giới trẻ ngày nay có thực trạng “bỏ quên lịch sử” một phần là tác động từ sự chống phá của các thế lực thù địch nhằm gây ra nhận thức lệch lạc về giá trị lịch sử. Trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch sử dụng những chiêu trò ngày càng tinh vi, xảo quyệt nhằm bóp méo, xuyên tạc chiến thắng Điện Biên Phủ, làm sai lệch nhận thức của giới trẻ về sự kiện trọng đại này. Các thế lực phản động xuyên tạc rằng cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta chỉ là “cuộc đụng độ giữa hai thế lực hiếu chiến”. Chúng còn tráo trở cho rằng, thực chất quân đội Pháp dưới sự hậu thuẫn của Mỹ có mặt ở Việt Nam là để ngăn Việt Nam xâm lược một nước khác13. Trước những thông tin xuyên tạc ấy, một bộ phận giới trẻ thiếu kiến thức lịch sử, thiếu tinh thần tự tôn dân tộc đã tin theo một cách mù quáng, dẫn tới việc có nhận thức sai về chiến thắng Điện Biên Phủ nói riêng cũng như các sự kiện trong lịch sử dân tộc nói chung, khiến cho lòng tự hào dân tộc, tinh thần dân tộc dần bị tổn hại. Thứ tư là, tích cực đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục, giảng dạy lịch sử nói chung và tinh thần dân tộc nói riêng cho sinh viên Việt Nam trong thời đại số. Thật vậy, trong thời đại VUCA đầy biến động, các thách thức xuất hiện ngày càng nhiều và đến từ nhiều phía khác nhau khiến việc tuyên truyền và giáo dục đối với thế hệ trẻ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Các thách thức chủ quan và khách quan tác động tiêu cực đến thế hệ trẻ bao gồm: (1) Nhận thức chưa đúng đắn về tầm quan trọng của lịch sử, (2) Công cuộc đổi mới giáo dục của đất nước vẫn còn những bất cập, (3) “Tương tác văn hoá” từ quá trình hội nhập quốc tế của đất nước ít nhiều mang lại ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ trẻ và (4) Các thế lực thù địch và chiến lược diễn biến hòa bình vẫn đang hiện hữu. Đứng trước các thách thức đó, hơn bao giờ hết, để thích ứng với thời đại bùng nổ công nghệ, chúng ta cần triển khai các phương pháp tuyên truyền và giáo dục sáng tạo, hiện đại nhưng dễ tiếp cận và gần gũi hơn để các giá trị lịch sử được đến gần với thế hệ trẻ, từ đó giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc. Hiện nay, các nhà giáo dục trong lĩnh vực Khoa học Tự nhiên đã và đang sử dụng phương pháp giáo dục STEM và đạt được những hiệu quả nhất định trong việc truyền đạt kiến thức đến thế hệ trẻ trong môi trường học đường. STEM là sự thay thế phương pháp dạy truyền thống bằng phương pháp đảo ngược, đề cao sự chủ động và sáng tạo của học sinh, sinh viên trong việc lĩnh hội kiến thức. Mặc dù nội dung của lĩnh vực Nghệ thuật và Khoa học Nhân văn có khác so với các lĩnh vực khác trong sử dụng phương pháp STEM nhưng cách tiếp cận giáo dục STEM với một tinh thần chung là tìm hiểu, tư duy phản biện và cộng tác mang lại sự hiệp lực tuyệt vời trong việc tiếp thu, sáng tạo khoa học xã hội và nhân văn. Các tổ chức như Bảo tàng khoa học nghệ thuật ở Singapore 13 Lâm Hoàng Ân (2021), Xuyên tạc chiến thắng Điện Biên Phủ là “sự vô ơn”, bóp méo lịch sử của các thế lực phản động, Quân khu 7 Online, ngày 06/05/2021, nguồn: https://baoquankhu7.vn/xuyen-tac-chien-thang-dien- bien-phu-la-su-vo-on-bop-meo-lich-su-cua-cac-the-luc-phan-dong-653469668- 0022708s34610gs?AspxAutoDetectCookieSupport=1. 434
  7. đã tiến hành trưng bày cách làm thế nào các hoạt động đổi mới sáng tạo và các ý tưởng mới được hình thành tại nơi giao thoa giữa nghệ thuật và khoa học14. Chính vì vậy, việc áp dụng STEM vào giảng dạy và tuyên truyền lịch sử là một ý tưởng hoàn toàn có tính khả thi tại Việt Nam. STEM giúp truyền tải những kiến thức liên quan đến Chiến dịch Điện Biên Phủ trở thành những sản phẩm sinh động, lôi cuốn, những mô hình chân thật thay thế sự truyền tải thụ động đã lỗi thời. Thế hệ trẻ tham gia tái hiện lại những mô hình đó sẽ hiểu rõ hơn các khía cạnh liên quan đến trận chiến và tự rút ra những kinh nghiệm thực tiễn cho bản thân. Bên cạnh đó, trong thời đại 4.0 hiện nay, sự nở rộ của các nền tảng phù hợp với thị hiếu của xã hội không còn quá xa lạ. Vì vậy, việc truyền tải các hình ảnh, thông điệp và giá trị lịch sử qua các nền tảng này đến thế hệ trẻ là điều hết sức khả thi và ngày càng được ưa chuộng. Cách tiếp cận mới mẻ này đã thành công tạo dấu ấn đậm nét về hình ảnh trận chiến Điện Biên Phủ hào hùng trong trái tim và tiềm thức của mỗi người con Việt Nam. Những video về từ khóa “Điện Biên Phủ” đang dần nhận được sự đón nhận và quan tâm đến từ đại đa số học sinh, sinh viên của cả nước. Các video thu hút số lượt xem cao và sự tương tác mạnh mẽ với nhiều khía cạnh liên quan đến trận chiến. Có những video sở hữu hơn 6 triệu lượt xem, dưới các bài đăng luôn xuất hiện những dòng bình luận đầy biết ơn, tự hào và kèm theo đó là sự thích thú với sự tiếp cận đầy mới mẻ và độc đáo “Ông cha ta đổ máu xin con cháu đừng quên ơn”, “Tự tin vì một câu nói tôi yêu Việt Nam”, “Không bao giờ quên được lịch sử”15, .... Ngoài các phương thức truyền tải và giáo dục trên, việc đưa lịch sử lên “màn ảnh rộng” cũng nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ cộng đồng cả nước. Các bộ phim về lịch sử từng gây tiếng vang lớn trong thời gian trước gồm: Mùi cỏ cháy, Biệt động Sài Gòn, Bình minh phía trước,... Đã đến lúc dòng phim lịch sử Việt nên được nhận diện với tầm nhìn bao quát hơn16. Lúc này, phim ảnh không chỉ mang công dụng giải trí mà còn được khai thác để truyền tải những giá trị lịch sử quý giá của dân tộc, quá khứ hào hùng vẻ vang của ông cha, từ đó nuôi dưỡng trong bản thân thế hệ trẻ tinh thần dân tộc, niềm tự hào và lòng biết ơn sâu sắc. Gần đây, bộ phim “Đào, phở và piano” - một bộ phim tái hiện Hà Nội 60 ngày đêm khói lửa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt hàng đã đạt doanh thu hơn 11, 8 tỷ đồng17. Điều này chứng tỏ sức hút mạnh mẽ của dòng phim lịch sử và sự đón nhận của công chúng trong thời đại mới. Từ sự thành công của “Đào, phở và piano”, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng với một đề tài lớn 14 Hoàng Anh Tuấn (2022), Sổ tay dành cho các nhà giáo dục/ The HEAD Foundation, Nxb. Đại học Huế, Huế, tr.58. 15 pn-ngoc.7x (2023), Chiến thắng Điện Biên Phủ - lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, ngày 20/07/2023, nguồn: https://www.tiktok.com/@phg_ngoc.7x/video/7257874964949372165. 16 Châu Quang Phước (2024), Phim lịch sử Việt: Bây giờ hay bao giờ?, Báo Thanh Niên, số ngày 03/11/2023, nguồn: https://thanhnien.vn/phim-lich-su-viet-bay-gio-hay-bao-gio-185231103144416138.htm. 17 Hà Chi (2023), ‘‘Đào, phở và piano” vượt mốc doanh thu 11 tỷ, Báo Nhân dân, số ngày 05/03/2024, nguồn: https://nhandan.vn/dao-pho-va-piano-vuot-moc-doanh-thu-11-ty-dong- post798674.html?fbclid=IwAR2phtKFSaNZryn6qrvKOKSGIjWly2HBJOBZwBMKZlTKgZGltOsOEdOpY3c. 435
  8. của lịch sử Việt Nam như chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ sẽ được khai thác trọn vẹn qua phương thức độc đáo này. 3. KẾT LUẬN Tự hào về đất nước - dân tộc Việt Nam anh hùng, về chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024) càng thấy phải tuyên truyền và giáo dục thế hệ trẻ, tương lai của đất nước về tinh thần dân tộc, về những giá trị lịch sử trường tồn đã được cha, ông ta xây dựng bằng xương máu. Truyền tải những giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ nói riêng và của lịch sử dân tộc nói chung là nhiệm vụ cấp thiết của tất cả mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay. Để làm được điều đó trong bối cảnh thời đại mới cần có sự chung tay từ cộng đồng và những biện pháp hữu hiệu hơn, thay thế các phương pháp truyền tải truyền thống đã khiến việc tiếp cận của giới trẻ, trước hết là học sinh, sinh viên, đến các giá trị lịch sử bị giới hạn bởi sự thiếu sáng tạo, nghèo nàn. Vì vậy, cần khuyến khích các nhà giáo dục và cộng đồng sử dụng các phương thức giáo dục mới, phù hợp với thời đại công nghệ số như đã đề cập trên đây, gồm: (1) Truyền tải qua phương pháp dạy học STEAM, (2) Truyền tải qua các nền tảng mạng xã hội và (3) Chuyển tải qua các loại hình nghệ thuật sống động như phim ảnh, âm nhạc, hội hoạ… Trong tương lai, qua việc giáo dục tinh thần dân tộc trong thời đại số, những giá trị lịch sử truyền thống quý báu mà chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung mang lại, sẽ mãi được bảo tồn, gìn giữ, lan toả và phát huy đến muôn đời./. 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tuấn Anh (2022), “Kỷ niệm 68 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2022)”, nguồn: https://www.quangngai.dcs.vn/tin-trong-nuoc/- /asset_publisher/RbwZSAmDDIyr/content/-ien-bien-phu-chien-thang-cua-suc-manh-tri-tue- va-long-dan-viet-nam. [2] Lâm Hoàng Ân (2021), “Xuyên tạc chiến thắng Điện Biên Phủ là “sự vô ơn”, bóp méo lịch sử của các thế lực phản động”, nguồn: https://baoquankhu7.vn/xuyen-tac-chien-thang- dien-bien-phu-la-su-vo-on-bop-meo-lich-su-cua-cac-the-luc-phan-dong-653469668- 0022708s34610gs?AspxAutoDetectCookieSupport=1. [3] Báo Thanh niên (2014), Game 7554: Học, đọc và chơi cùng lịch sử, nguồn: https://thanhnien.vn/game-7554-hoc-doc-va-choi-cung-lich-su-1851119138.htm. [4] BTV (2015), Sự ra đời và hình thành “Con nhím Điện Biên Phủ”, nguồn: https://svhttdl.dienbien.gov.vn/ditich/pages/2015/Su-ra-doi-va-hinh-thanh-Con-nhim-Dien- Bien-Phu--8076.aspx. [5] Hà Chi (2024), ‘‘Đào, phở và piano” vượt mốc doanh thu 11 tỷ, Báo Nhân dân, số ngày 05/03/2024, nguồn: https://nhandan.vn/dao-pho-va-piano-vuot-moc-doanh-thu-11-ty- dong- 436
  9. post798674.html?fbclid=IwAR2phtKFSaNZryn6qrvKOKSGIjWly2HBJOBZwBMKZlTKgZ GltOsOEdOpY3c [6] Lê Cung, Nguyễn Văn Hoa, Hoàng Chí Hiếu (2013), Giáo trình lịch sử Việt Nam hiện đại, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [7] Trần Đức Cường (2014), Dien Bien Phu Victory - The Symbol of Vietnam’s Will And Creative Power, Nxb. Khoa học xã hội Việt Nam, No. 4(162), tr.59 – 64. [8] Nguyễn Thị Thanh Dung (2022), Tác động của hội nhập quốc tế đến các chuẩn mực và quy tắc ứng xử của văn hóa chính trị Việt Nam, Khoa học chính trị - số 06/2022, tr.65 – 69, nguồn: https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/349002/CVv233S062022065.pdf [9] Thiên Điểu (2019), Thủ tướng: “Đáng sợ hơn mọi sự xâm lăng là xâm lăng văn hóa”, Báo Tuổi trẻ, ngày 23/11/2019, nguồn: https://tuoitre.vn/thu-tuong-dang-so-hon-moi-su- xam-lang-la-xam-lang-van-hoa-20191123155248742.htm. [10] Hồng Hạnh, Lê Nam, Trần Quân (2014), “Chuyện chưa kể về tướng Henri Navarre: Toan tính lớn và rạn nứt nội bộ”, Lịch sử quân sự Việt Nam, ngày 22/5/2014, nguồn: https://cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Chuyen-chua-ke-ve-tuong-Henri-Navarre-Toan-tinh-lon-va- ran-nut-noi-bo-i309200/. [11] Henri Navarre (2016), Thời điểm của những sự thật, Lịch sử quân sự Việt Nam, ngày 26/4/2016, nguồn: https://www.quansuvn.net/index.php/topic,29849.30.html. [12] Đức Hoàng (2021), Giữ gìn bản sắc văn hóa thời hội nhập, Cổng thông tin điện tử Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, ngày 11/12/2021, nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/giu-gin-ban- sac-van-hoa-thoi-hoi-nhap-20211211064116444.htm. [13] Linh Hồng (2023), Ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên Phủ, ngày 2/11/2023, nguồn: https://svhttdl.dienbien.gov.vn/ditich/pages/2023-11-2/Y-nghia-cua-Chien-thang-Dien-Bien- Phu-nam-19545zrgj8hw1bm7.aspx. [14] Lê Huyền (2023), Phổ điểm môn Lịch sử thi tốt nghiệp THPT 2023, Vietnamnet, ngày 18/7/2023, nguồn: https://vietnamnet.vn/pho-diem-mon-lich-su-thi-tot-nghiep-thpt-nam- 2023-2164688.html. [15] Vũ Linh (2022), Dân ta phải biết sử ta, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 28/07/2022, nguồn: https://dangcongsan.vn/cung-ban-luan/dan-ta-phai-biet-su-ta- 615959.html. [16] Lưu Văn Lợi (1996), Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. [17] Hồng Minh (2022), Tên gọi “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” ra đời như thế nào?, Báo Nhân Dân, ngày 23/12/2022, nguồn: https://special.nhandan.vn/TengoiDienBienPhutrenkhong/index.html#:~:text=%E2%80%9CC %E1%BB%A5m%20t%E1%BB%AB%20%E2%80%9CH%C3%A0%20N%E1%BB%99i% 20%E2%80%93,l%E1%BB%ADa%20kh%C3%B4ng%20th%E1%BB%83%20n%C3%A0o %20qu%C3%AAn%E2%80%A6%E2%80%9D. 437
  10. [18] Nathan Bennett, James Lemoine (2014), “What VUCA Really Means for You”, Tạp chí Kinh doanh Harvard, Tập. 92, số 1/2, 2014, nguồn: https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2389563. [19] Châu Quang Phước (2023), Phim lịch sử Việt: Bây giờ hay bao giờ?, Báo Thanh Niên, số ngày 03/11/2023, nguồn: https://thanhnien.vn/phim-lich-su-viet-bay-gio-hay-bao-gio- 185231103144416138.htm. [20] Tương Quan (2022), Vì sao học sinh chán môn sử?, Tuổi trẻ Online, ngày 21/04/2022, nguồn: https://tuoitre.vn/vi-sao-hoc-sinh-chan-mon-su-20220420215214797.htm. [21] Nguyễn Thiên Thảo (2007), Thực trạng học môn Lịch sử: Đừng vội trách thế hệ trẻ!, Công an nhân dân Online, ngày 09/09/2007, nguồn: https://cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa- The-Thao/Thuc-trang-hoc-mon-Lich-su-Dung-voi-trach-the-he-tre-i290326/. [22] Trường Đại học Sư phạm Huế (2014), Kỷ yếu Hội thảo khoa học “60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2014)”, Nxb. Đại học Huế, Tp. Huế. [23] Hoàng Anh Tuấn (2022), Sổ tay dành cho các nhà giáo dục/ The HEAD Foundation, Nxb. Đại học Huế, Tp. Huế. 438
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2