intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 – Bài học về giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên hiện nay

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong khuôn khổ bài viết "Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 – Bài học về giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên hiện nay", tác giả xin giới thiệu một trong năm điều kỳ diệu góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, khái quát một cách cơ bản về bài học lịch sử từ đó vận dụng vào việc giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 – Bài học về giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên hiện nay

  1. CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 – BÀI HỌC VỀ GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC CHO SINH VIÊN HIỆN NAY ThS. Nguyễn Thanh Trạng* - ThS. Lương Thị Hoài Thanh Khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Email*: nttrang@ctump.edu.vn Tóm tắt: Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, một mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc và là niềm tự hào của Nhân dân ta. Cuộc chiến đi qua, nhưng nhiều điều kỳ diệu của nó còn ở lại. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả xin giới thiệu một trong năm điều kỳ diệu góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, khái quát một cách cơ bản về bài học lịch sử từ đó vận dụng vào việc giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Điện Biên Phủ, 1954, giáo dục lòng yêu nước, sinh viên, hiện nay. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ bắt nguồn từ truyền thống vẻ vang của dân tộc; từ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta và khả năng đánh giá tình hình thực tiễn, cũng như lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp; từ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng vươn tới độc lập, tự do cho Nhân dân. Việt Nam sau năm 1945 phải đối mặt với vô vàn thách thức, khó khăn, hình ảnh “ngàn cân treo sợi tóc” là thực tế cách mạng nước ta lúc bấy giờ, giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm là những vấn đề đặt ra đối với chính quyền non trẻ của ta. Tuy nhiên, với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, toàn thể Nhân dân Việt Nam đồng lòng thực hiện Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện cuộc chiến trường kỳ, gian khổ với niềm tin tất thắng. Cả dân tộc lại bước tiếp vào cuộc chiến với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, quân và dân ta đã kiên cường làm thất bại nhiều chiến lược quân sự quan trọng của thực dân Pháp. Giờ đây, cuộc chiến đã lùi xa vào lịch sử, mọi sự mất mát, đau thương cũng đã dần dịu đi bởi thời gian. Song chúng ta hãy tin tưởng rằng, chiến thắng Điện Biên Phủ đã minh chứng rõ cho chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, dân tộc ta dù là một dân tộc nhỏ, nghèo nàn, lạc hậu nhưng vẫn sẵn sàng chiến đấu vì độc lập, tự do khi bị xâm lược và đô hộ. Bên cạnh đó, chiến thắng Điện Biên Phủ có đã cho chúng ta thấy, dù chúng ta là nước nhỏ, kinh tế chậm phát triển, nhưng nếu có một Đảng chân chính lãnh đạo với đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tranh thủ sự ủng hộ của Nhân dân trên thế giới thì nhất định sẽ đánh bại mọi sự xâm lược của kẻ thù, dù kẻ thù đó có lớn hơn ta gấp nhiều lần. 403
  2. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Chiến dịch Điện Biên Phủ - Trận đánh liên tục dài ngày nhất trong lịch sử chiến tranh1 Trong 6 năm của cuộc kháng chiến trước đó (1946 - 1952) các trận đánh lớn của cả 2 bên đều mở đầu từ cuối mùa thu sang mùa đông rồi thu quân về trước mùa hè (là mùa mưa). Nhưng năm 1953 mùa thu đã qua, mùa đông sắp hết mà phần lớn quân chủ lực của Việt Nam vẫn còn án binh bất động. Các đại đoàn chủ lực vẫn còn dấu quân. Mãi đến trung tuần tháng 11 đơn vị đầu tiên mới bắt đầu xuất quân lên hướng Tây Bắc, Bộ chỉ huy Việt Nam cũng chưa ai nghĩ tới sẽ có một trận đánh tại Điện Biên Phủ và cả bên Bộ chỉ huy của Pháp: Tướng Navarre, Cogny cũng đều hướng trận đánh sẽ diễn ra ở nơi khác. Thời điểm này Bộ Chỉ huy Pháp cũng không tính trước được rằng sẽ đổ quân xuống Điện Biên Phủ. Phía Bộ Tư lệnh quân đội Việt Nam cũng chỉ dự báo rằng sẽ có những trận đánh lớn ở khu vực 2 tỉnh phía Tây Bắc Việt Nam (Sơn La, Lai Châu) và ở thượng Lào. Theo hồi ký của Tướng 4 sao Navarre - Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương, 18 giờ 15 phút ngày 20/11/1953 ông ta nhận được một bức điện mật cho biết: Đại đoàn 316 của Việt Nam bắt đầu hành quân lên hướng Tây Bắc. Ông ta vội vàng ra lệnh ném 6 tiểu đoàn lính dù xuống Điện Biên Phủ vào hai ngày 21 và 22/11/1953 nhằm bảo vệ cho thượng Lào và chặn đường quân ta sang Lào đánh chiếm Luang Prabang hoặc tỉnh lị Lai Châu. Quân Pháp nhảy dù chiếm được Điện Biên Phủ không mấy khó khăn, chúng rút quân từ Lai Châu về co cụm ở Điện Biên Phủ. Ngày 26/11/1953 Cogny công bố ý định sẽ tổ chức phòng ngự, tăng cường lực lượng củng cố Điện Biên Phủ vững chắc để đón đánh quân ta tại lòng chảo này. Binh sĩ Pháp xây dựng cấp tốc sân bay Mường Thanh nằm ở trung tâm Điện Biên Phủ, cho lát thêm ghi sắt để máy bay vận tải hạng nặng hạ cánh. Những trung tâm đề kháng được cấp tốc xây dựng. Một tập đoàn cứ điểm nhanh chóng hoàn thành. Các phương tiện, vũ khí chiến tranh, xe tăng thiết giáp, đại bác hạng nặng... được máy bay chở lên, thả dù liên tục xuống Điện Biên Phủ, với hàng trăm chuyến bay mỗi ngày. Ngày 7/12/1953 De Castrie được Cogny và Navarre chỉ định làm chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngày 24/12/1953 Navarre lên Điện Biên Phủ dự lễ Giáng sinh với lực lượng quân Pháp đồn trú ở Điện Biên Phủ. Biết được những động thái trên của quân Pháp, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Quốc phòng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định điều động lực lượng mạnh nhất tiến lên 1 Mai Trọng Tuấn (2012), 5 điều kỳ diệu chưa từng có trong lịch sử chiến tranh, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. 404
  3. Điện Biên Phủ (trước đó, mới chỉ có 1 đại đoàn) và cử Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp làm Tổng chỉ huy trận chiến dịch này. Bộ chỉ huy chiến dịch dự kiến trận đánh sẽ mở màn tấn công quân Pháp tại Điện Biên Phủ ngày 25/1/1954 và kết thúc trong 3 đêm 2 ngày. Mệnh lệnh cho trận đánh đã được thông qua và phổ biến đến từng đơn vị trên toàn mặt trận. Sau khi đánh giá tình hình, Bộ chỉ huy nhận định mặc dù ta đã được chuẩn bị về tư tưởng và chiến thuật để đánh tập đoàn cứ điểm, nhưng ta chưa có kinh nghiệm thực tế khi đánh tập đoàn cứ điểm, đặc biệt là một tập đoàn cứ điểm mạnh. Do đó, Bộ chỉ huy quyết định thay đổi ngày và phương án tiến công. Trận quyết chiến diễn ra 3 đợt: đợt 1 từ ngày 13/3 đến 17/3/1954; đợt 2 từ ngày 30/3 đến ngày 30/4/1954; đợt 3 từ ngày 01/5 đến ngày 07/5/1954. Trận đánh đã kéo dài suốt 56 ngày đêm trên lòng chảo Điện Biên Phủ được xem là trận đánh liên tục dài ngày nhất trong lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam. 2.2. Bài học lịch sử và giá trị góp phần giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên Việt Nam hiện nay Trước giờ chiến dịch mở màn, từ phương châm “Đánh nhanh, giải quyết nhanh” Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Quân ủy đã chuyển sang “đánh chắc, tiến chắc”. Sau 56 ngày đêm chiến đấu anh dũng, với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quân và dân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn vào ngày 7/5/1954. Chiến thắng đã giáng đòn chí mạng, đánh tan âm mưu xâm lược của bọn thực dân, đế quốc, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán và ký Hiệp định Geneve chấm dứt chiến tranh và công nhận độc lập cho 3 nước Đông Dương Việt Nam, Lào, Campuchia. Kể từ thời điểm này, một nửa Việt Nam được độc lập, miền Bắc Việt Nam bắt đầu công cuộc quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của đường lối cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ là bắt nguồn từ truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần này đã gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc; chiến thắng của đường lối cách mạng đúng đắn dưới sự lãnh đạo của Đảng được trang bị bởi vũ khí lý luận sắc bén là nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, toàn đảng, toàn quân và toàn dân ta từng bước cụ thể hóa đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Kết quả của chiến thắng là kết quả “chung lưng đấu cật” của Nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, của những dân tộc nhỏ, kinh tế kém phát triển đã mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, cổ vũ phong trào đấu tranh của những nước bị áp bức, bóc lột trên toàn thế giới. Và theo như lời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nói: Chiến thắng này “…báo hiệu cho những thắng lợi to lớn trong những năm tiếp sau. Chiến thắng Biên giới đã chấm dứt sự bao vây của chủ nghĩa đế quốc đối với cách mạng Việt Nam, nối liền nước ta với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, mở ra đường liên lạc giữa nước ta với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác”2 2 Võ Nguyên Giáp (2018), Điện Biên Phủ, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. 405
  4. Trong cuộc đấu tranh gian khổ này, không thể không kể đến sự ủng hộ và giúp đỡ của nhiều nước anh em trên toàn thế giới mà cụ thể ở đây đó là người anh cả của các nước xã hội chủ nghĩa là Liên Xô, sau đó là Trung Quốc và một số nước theo phe chủ nghĩa xã hội, cũng như Nhân dân tiến bộ ở khắp các châu lục trên toàn thế giới, kể cả những người dân tiến bộ trên đất Pháp. Chiến thắng Điện Biên Phủ, những điều kỳ diệu của cuộc chiến mãi mãi là một phần ký ức tươi đẹp của lịch sử dân tộc và là niềm tự của cả dân tộc Việt Nam trong thời đại ngày nay và cho các thế hệ mai sau. Đồng thời là bài học quý giá cho toàn đảng, toàn quân và toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển nền kinh tế tri thức. Bài học về tiến hành chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa chống giặc đói, giặc dốt, vừa chống giặc ngoại xâm, tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, dù cho chúng có mạnh tới đâu. Bài học về phát huy tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Bài học về phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường và sáng tạo, tìm tòi, xác định đúng đường lối cách mạng và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Bài học về xây dựng sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nòng cốt là liên minh công nhân - nông dân - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè thế giới. Vận dụng bài học kinh nghiệm của Chiến thắng Điện Biên Phủ về phát huy tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vào giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên Việt Nam hiện nay, nhóm tác giả cho rằng chúng ta cần phải tiếp tục làm sáng tỏ một số nội dung: - Việt Nam hôm nay đang chuyển mình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình này mang đến nhiều thời cơ và thách thức. Một trong số những thách thức và nguy cơ tiềm ẩn đó chính là sự xao lãng, thờ ơ hoặc thậm chí là những biểu hiện, hành vi đi ngược lại với giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Từ đó giúp sinh viên xác định được đúng vị trí và vai trò của việc gìn giữ và phát huy lòng yêu nước trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước. - Tiếp tục khẳng định truyền thống yêu nước là triết lí sống và phương châm ứng xử, chỉ dẫn hành động của con người Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không chỉ là một giá trị, mà điều quan trọng hơn nữa nó còn là cội nguồn, cơ sở của hàng loạt các giá trị khác, nhất là các giá trị văn hóa. Như tác giả Trần Văn Giàu (1987) đã từng nhận định, yêu nước là “Tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của các giá trị”, là “Động 406
  5. lực tình cảm lớn nhất của đời sống dân tộc, đồng thời là bậc thang cao nhất trong hệ thống các giá trị đạo đức của dân tộc ta”3. - Làm rõ lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, suốt mấy nghìn năm nhiều chiến công hiển hách, những mốc son mang dấu ấn của một thời kỳ, mà cụ thể là Chiến thắng Điện Biên Phủ, đó là kết tinh của lòng yêu nước, sự hy sinh anh dũng của biết bao thế hệ đi trước, họ đã ngã xuống cho chúng ta còn đây. Trên cơ sở đó giúp sinh viên biết tự hào về lịch sử của dân tộc, tiếp tục phát huy ý chí tự lực, tự cường của bản thân ứng dụng vào quá trình học tập và nghiên cứu khoa học để cùng xây dựng đất nước. - Để có thể thực hiện được trách nhiệm của mình với đất nước, cùng với cả dân tộc hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Sinh viên Việt Nam phải vận dụng giá trị của lòng yêu nước vào hiện thực cuộc sống bắt đầu từ những hành đồng nhỏ nhất của chính bản thân của các em là học tập, là nghiên cứu và bảo vệ nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, của tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt hơn là đấu tranh xóa bỏ mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. 3. KẾT LUẬN Sinh viên là thế hệ làm chủ tương lai, nguồn nhân lực chất lượng cao và là tiềm năng phát triển của đất nước. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng diễn ra sâu rộng, sự giao thoa và chịu ảnh hưởng bởi nhiều luồng tư tưởng, văn hóa khác nhau trên thế giới là điều khó tránh khỏi thì việc giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên thông qua những bài học lịch sử của dân tộc là một nội dung quan trọng. Thông qua những giá trị lịch sử của cuộc chiến chống lại giặc ngoại xâm, mà cụ thể ở đây là chiến thắng Điện Biên Phủ nó có tác dụng rất lớn trong việc định hướng nhân cách, đạo đức và lối sống cho sinh viên. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng tự hào và tự tôn dân tộc là một trong những giá trị cốt lõi đã làm nên một Việt Nam hôm nay, thì việc gìn giữ và phát huy lòng yêu nước chính là hành trang để sinh viên trở thành chủ nhân tương lai trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế phát triển kinh tế tri thức gắn liền với cách mạng 4.0. 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Tuyên giáo Trung ương (2019), Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2019), Hà Nội. [2] Võ Nguyên Giáp (2018), Điện Biên Phủ, Nxb. Chính trị quốc gia Sự Thật, Hà Nội. [3] Trần Văn Giàu, (1987), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. [4] Mai Trọng Tuấn (2012), 5 điều kỳ diệu chưa từng có trong lịch sử chiến tranh, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. 3 Trần Văn Giàu (1987), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. 407
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2