T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br />
<br />
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ ĐIỆN TÂM ĐỒ BỀ MẶT TRONG<br />
CHẨN ĐOÁN VỊ TRÍ ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN PHỤ VÙNG SAU VÁCH<br />
Ở HỘI CHỨNG WOLFF-PARKINSON-WHITE ĐIỂN HÌNH<br />
Chu Dũng Sĩ*; Phạm Quốc Khánh*; Trần Văn Đồng**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nghiên cứu giá trị điện tâm đồ (ĐTĐ) bề mặt trong chẩn đoán vị trí đường dẫn<br />
truyền phụ vùng sau vách ở hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW) điển hình. Đối tượng và<br />
phương pháp: 42 BN hội chứng WPW điển hình có vị trí đường dẫn truyền phụ vùng sau vách<br />
tại Viện Tim mạch Việt Nam, đối chiếu vị trí định khu bằng các thông số trên ĐTĐ bề mặt với vị<br />
trí đường dẫn truyền phụ xác định bằng thăm dò điện sinh lý tim và điều trị bằng tần số radio<br />
(RF). Kết quả: sóng delta âm ở V1 gặp ở đường dẫn truyền phụ sau vách bên phải với độ<br />
chính xác 95,65% và độ nhạy/độ đặc hiệu cao trong khi sóng delta dương ở V1 gặp ở đường<br />
dẫn truyền phụ sau vách bên trái với độ chính xác 89,74% và độ nhạy/độ đặc hiệu cao. Chuyển<br />
tiếp phức bộ QRS ở V1V2 gặp ở đường dẫn truyền phụ vùng sau vách. Sóng delta âm ít nhất<br />
2/3 chuyển đạo sau dưới thường gặp nhóm đường dẫn truyền phụ ở sau vách với độ chính xác<br />
90,48%. Kết luận: sóng delta (-) hay (+) ở V1 dự báo vị trí đường dẫn truyền phụ bên phải hay<br />
bên trái. Vùng sau vách thường có chuyển tiếp phức bộ QRS tại các chuyển đạo V1V2. Vùng<br />
sau vách có sóng delta (-) ở ít nhất 2 trong 3 chuyển đạo sau dưới.<br />
* Từ khóa: Hội chứng Wolff-Parkinson-White; Điện tâm đồ bề mặt; Đường dẫn truyền phụ<br />
sau vách.<br />
<br />
Surface ECG Localization of Posteroseptal Accessory Pathways<br />
in Patients with Typical Wolff-Parkinson-White Syndrome<br />
Summary<br />
Objectives: To study value of surface electrocardiogram (surface ECG) localization of<br />
posteroseptal accessory pathways in patients with typical Wolff-Parkinson-White (WPW)<br />
syndrome. Subjects and methods: 42 patients with typical WPW syndrome had posteroseptal<br />
accessory pathways (APs) at Vietnam Heart Institute and diagnostic the position of APs by the<br />
surface ECG parameters were compared with the position of APs identified by RF. Results:<br />
Negative delta wave in V1 found in 95.65% of the right side group with sensitive/specific<br />
91.67% and 94.44%, respectively; while positive delta wave in V1 found 89.74% of the left side<br />
group with sensitive/specific 94.44% and 91.67%, respectively. The QRS complex transition<br />
in V1V2 met in 88.1% of the posteroseptal APs. The negative delta wave in at least 2/3<br />
inferior leads of the posteroseptal APs accounted for 90.48% of cases. Conclusions: The<br />
right or left side of posteriorseptal had negative or positive delta waves in V1 with high accuracy.<br />
* Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
** Bệnh viện Bạch Mai<br />
Người phản hồi (Corresponding): Chu Dũng Sĩ (chudungsi@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 18/10/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/12/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 29/12/2017<br />
<br />
64<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br />
The QRS complex transition in V1V2 is common in posteroseptal APs with high accuracy.<br />
The negative delta waves in at least 2/3 inferior leads common in the posteroseptal APs with<br />
high correction.<br />
* Keyword: Wolff-Parkinson-White syndrome; ECG 12-lead; Posteroseptal accessory pathways.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW)<br />
là xung động từ nhĩ xuống thất không chỉ<br />
đi qua nút nhĩ-thất mà còn đi theo một<br />
đường dẫn truyền khác nối tắt từ nhĩ<br />
xuống thất, còn gọi là đường dẫn truyền<br />
phụ (hay là cầu Kent). Khi đó một bộ<br />
phận của tâm thất sẽ khử cực sớm hơn<br />
so với bình thường, tạo nên hình ảnh<br />
ĐTĐ đặc trưng [1, 2, 3]. Vùng sau vách<br />
(SV) có cấu trúc dạng một hình tam giác<br />
giữa thất trái và thất phải, nên những<br />
đường dẫn truyền phụ vùng SV có mức<br />
độ tiền kích thích có thể ở dạng hỗn hợp<br />
giữa trái và phải. Do đó, việc chẩn đoán vị<br />
trí đường dẫn truyền phụ có thể sẽ khó<br />
khăn hơn [4].<br />
Việc chẩn đoán hội chứng WPW dựa<br />
chủ yếu vào ĐTĐ thông thường [1, 3]. Thăm<br />
dò điện sinh lý tim hiện nay được xem là<br />
“tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán các rối<br />
loạn nhịp tim nói chung và hội chứng<br />
WPW nói riêng. Thăm dò điện sinh lý tim<br />
cho phép định khu chính xác và triệt đốt<br />
đường dẫn truyền phụ bằng năng lượng<br />
sóng RF [1, 3]. Nhiều nghiên cứu cho<br />
thấy ĐTĐ bề mặt có thể giúp chẩn đoán<br />
khá chính xác vị trí đường dẫn truyền phụ<br />
trong hội chứng WPW thể điển hình [5, 6].<br />
Cho đến nay, y văn trong nước chưa có<br />
nhiều nghiên cứu hệ thống về vấn đề<br />
này, đặc biệt là vùng SV. Vì vậy, chúng<br />
tôi tiến hành nghiên cứu nhằm: Đánh giá<br />
vai trò của ĐTĐ bề mặt trong chẩn đoán<br />
vị trí đường dẫn truyền phụ vùng sau<br />
vách ở hội chứng WPW điển hình.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
42 bệnh nhân (BN) có hội chứng WPW<br />
điển hình được dự báo trước đó với kết<br />
quả vị trí đường dẫn truyền phụ là SV (SV<br />
bên phải và SV bên trái), đã được thăm<br />
dò điện sinh lý tim và điều trị thành công<br />
bằng RF tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt<br />
Nam trong năm 2014 - 2016.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu mô tả, tiến cứu. BN được<br />
khám lâm sàng toàn diện, chi tiết trước<br />
khi thăm dò điện sinh lý tim. Chẩn đoán<br />
xác định hội chứng WPW bằng ĐTĐ bề<br />
mặt: PR ngắn (< 120 ms), QRS giãn rộng<br />
(≥ 110 ms), sóng delta trát đậm ở đầu<br />
phức bộ QRS [1, 2].<br />
Phân tích các thông số ĐTĐ bề mặt<br />
gồm: khoảng thời gian PR và QRS,<br />
đặc tính âm dương của sóng delta ở<br />
12 chuyển đạo thông dụng, đặc điểm<br />
chuyển tiếp của phức bộ QRS tại các<br />
chuyển đạo trước tim.<br />
Dự báo vị trí đường dẫn truyền phụ<br />
sau vách bằng ĐTĐ bề mặt: chuyển tiếp<br />
phức bộ QRS tại V1V2 dự báo vùng<br />
vách, sóng delta (-) ở ít nhất 2/3 chuyển<br />
đạo sau dưới dự báo vùng thành sau<br />
(sau vách), còn SV bên trái hay bên phải<br />
dự báo bằng sóng delta (+) hay (-) ở V1.<br />
Vị trí chuyển tiếp phức bộ QRS: là vị trí<br />
có dạng RS hoặc dạng Rs/rS, miễn là<br />
đứng liền trước chuyển đạo trước tim đầu<br />
tiên có xuất hiện sóng Q kể từ V1-V6 [2].<br />
65<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br />
Tiêu chuẩn xác định vị trí vùng chuyển<br />
tiếp trước tim: vùng chuyển tiếp trước tim<br />
được xác định là chuyển đạo sớm nhất,<br />
tại đó biên độ sóng R lớn hơn biên độ<br />
sóng S (hay R/S > 1) [2].<br />
Sóng delta/phức bộ QRS (+) hay (-):<br />
trường hợp sóng delta/phức bộ QRS có<br />
dạng 2 pha (+/-) hoặc (-/+), xác định sóng<br />
delta/phức bộ QRS (+) hay (-) bằng tổng<br />
đại số vector/biên độ của 2 pha [2].<br />
<br />
Kỹ thuật triệt đốt đường dẫn truyền<br />
phụ dựa trên việc đưa đầu ống thông đốt<br />
tới tiếp xúc với một điểm trên vòng van<br />
hai lá hoặc ba lá nơi có đường dẫn truyền<br />
phụ đi qua. Dựa theo vị trí của dây thông<br />
điện cực ở vị trí đốt thành công trên hình<br />
ảnh X quang chụp tư thế chếch trước trái<br />
300, chúng tôi xác định vị trí giải phẫu của<br />
đường dẫn truyền phụ [2, 5]. Tiến hành<br />
đối chiếu kết quả vị trí định khu đường<br />
dẫn truyền phụ qua thăm dò và điều trị<br />
thành công với dự báo vị trí ban đầu đã<br />
đặt với thông số nêu trên, cho thấy có độ<br />
chính xác khá cao.<br />
Vị trí đường dẫn truyền phụ được xác<br />
định và khẳng định bằng thăm dò điện<br />
sinh lý tim và triệt đốt RF thành công<br />
[1, 3]. Tiến hành đối chiếu hình ảnh ĐTĐ<br />
bề mặt với vị trí đường dẫn truyền phụ<br />
nhằm trả lời mục tiêu nghiên cứu đề ra.<br />
Tất cả số liệu xử lý trên máy tính bằng<br />
phần mềm IBM SPSS 21.0.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Đặc điểm chung của đối tượng<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
Hình 1: Các điện cực trong buồng tim và<br />
vị trí đích triệt đốt vị trí sau vách bên phải<br />
(vòng tròn đỏ), tư thế nghiêng trái 30o .<br />
(AVN: Nút nhĩ thất; Midseptal: Giữa<br />
vách; VOFT: Đường ra thất phải; LCC: Lỗ<br />
vành trái; RCC: lỗ vành phải; NCC: Lỗ đổ<br />
vào nhánh mũ; Coronary sinus: Xoang<br />
vành; Mitral valve: Van hai lá; Tricuspid<br />
valve: Van 3 lá; Posteroseptal: SV; Right<br />
posteroseptal: SVBP; Left posteroseptal:<br />
SVBT [4])<br />
66<br />
<br />
Căn cứ vào kết quả thăm dò điện sinh<br />
lý tim và điều trị đốt điện, BN trong nhóm<br />
nghiên cứu đều có hội chứng WPW điển<br />
hình với 1 đường dẫn truyền phụ. Phân<br />
bố vị trí các đường dẫn truyền phụ gồm<br />
23 đường dẫn truyền phụ sau vách bên<br />
phải và 19 đường dẫn truyền phụ sau<br />
vách bên trái.<br />
- Độ tuổi trung bình 44,26 ± 14,68 (19 68), cho thấy đa số ở độ tuổi trung niên;<br />
26 nam (61,9%) và 16 nữ (38,1%). Đặc<br />
điểm về tuổi và giới của những BN này<br />
phù hợp với nghiên cứu của các tác giả<br />
trong và ngoài nước [6, 7, 8].<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br />
- Tần số tim lúc nhịp xoang của BN<br />
trong điều kiện nghỉ ngơi trước khi thăm<br />
dò điện sinh lý tim trong giới hạn bình<br />
thường (76,31 ± 12,36 chu kỳ/phút)<br />
[48/100]. Theo nhiều tác giả, ngoại trừ<br />
các thời điểm có rối loạn nhịp (cơn tim<br />
nhanh trên thất, cơn rung nhĩ…), không<br />
thấy sự khác biệt về tần số tim lúc nghỉ ở<br />
BN có hội chứng WPW so với người bình<br />
thường [2].<br />
Kết quả cho thấy, thời gian khoảng<br />
QRS ở nhóm đường dẫn truyền phụ sau<br />
vách bên phải rộng hơn đáng kể so với<br />
sau vách bên trái (137,83 ± 12,53 ms so<br />
với 131,37 ± 10,85 ms), p < 0,05. Thời<br />
gian khoảng PR ở BN có đường dẫn<br />
truyền phụ sau vách bên phải 93,30 ±<br />
14,35 ms, ở nhóm vách bên trái 101,16 ±<br />
9,55 ms, p < 0,05, phù hợp với nghiên<br />
cứu của một số tác giả khác [6, 9]. Theo<br />
các tác giả, đường dẫn truyền phụ bên<br />
phải thường gây tiền kích thích thất nhiều<br />
hơn so với đường dẫn truyền phụ bên<br />
trái. Do khác biệt về giải phẫu, xung động<br />
từ nhĩ phải sẽ được dẫn nhanh hơn qua<br />
đường dẫn truyền phụ bên phải xuống<br />
tâm thất so với đường dẫn truyền phụ<br />
bên trái, khối lượng cơ tâm thất được khử<br />
<br />
cực sớm hơn đường dẫn truyền phụ bên<br />
phải. Hiện tượng này sẽ làm cho khoảng<br />
PR có xu hướng ngắn hơn và khoảng<br />
QRS có xu hướng dài hơn ở các đường<br />
dẫn truyền phụ bên phải [2, 6, 9].<br />
2. Đặc điểm ĐTĐ với vị trí đường<br />
dẫn truyền phụ sau vách.<br />
Trước khi tiến hành thủ thuật, dự báo<br />
vị trí đường dẫn truyền phụ bằng ĐTĐ bề<br />
mặt thông qua một số thông số: sóng<br />
delta (-)/(+) ở các chuyển đạo V1 gợi ý<br />
sau vách bên phải/sau vách bên trái,<br />
sóng delta (+)/(-) ở ít nhất 2/3 chuyển đạo<br />
sau dưới gợi ý đường dẫn truyền phụ<br />
trước/sau vách, sự chuyển tiếp QRS tại<br />
các CĐ trước tim V1V2 sẽ dự báo đường<br />
dẫn truyền phụ vùng vách; sau đó đối<br />
chiếu với kết quả vị trí đường dẫn truyền<br />
phụ sau khi thăm dò điện sinh lý tim và<br />
điều trị RF với kết quả dự báo ban đầu.<br />
* Đặc điểm sóng delta ở chuyển đạo<br />
V1 với các đường dẫn truyền phụ ở sau<br />
vách bên phải hay sau vách bên trái:<br />
Trước khi tiến hành thủ thuật, chúng<br />
tôi dự báo vị trí đường dẫn truyền phụ<br />
bên phải hay bên trái bằng sóng delta âm<br />
hay dương ở V1.<br />
<br />
Bảng1: Tỷ lệ sóng delta (-) hay (+) ở V1.<br />
Sóng delta (-) hay (+) ở V1<br />
<br />
Âm<br />
<br />
Dương<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Sau vách bên phải<br />
<br />
22<br />
<br />
1<br />
<br />
23<br />
<br />
Sau vách bên trái<br />
<br />
2<br />
<br />
17<br />
<br />
19<br />
<br />
24<br />
<br />
18<br />
<br />
n = 42<br />
<br />
Vị trí đường dẫn truyền phụ<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
22/23 BN (95,65%) sau vách bên phải<br />
có sóng delta (-) ở V1 dự báo đường dẫn<br />
truyền phụ ở bên phải. Trong khi đó,<br />
nhóm sau vách bên trái có 17/19 BN<br />
<br />
(89,74%) có sóng delta (+) ở V1 dự báo<br />
đường dẫn truyền phụ bên trái. Độ nhạy<br />
(Se) và độ đặc hiệu (Sp) tính theo bảng<br />
2 x 2 trong chẩn đoán vị trí đường dẫn<br />
67<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br />
truyền phụ nhóm bên phải là 91,67% và<br />
94,44%; tương tự, nhóm bên trái, độ nhạy<br />
94,44% và độ đặc hiệu 91,67%.<br />
Theo một số tác giả, phân nhóm<br />
đường dẫn truyền phụ bên phải như vùng<br />
trước bên phải gặp delta có thể âm hay<br />
đẳng điện ở V1. Vùng sau bên phải có<br />
delta âm ở DIII và V1; QRS âm ở DIII và<br />
V1. Vùng trước vách hay gặp delta<br />
dương hoặc đẳng điện ở DIII, đẳng điện<br />
ở V1. Còn ở một số phân nhóm đường<br />
dẫn truyền phụ bên trái như: vùng sau<br />
bên trái có sóng delta dương ở V1, âm ở<br />
DIII; QRS âm ở DIII, dương ở V1. Vùng<br />
thành bên bên trái có sóng delta dương ở<br />
V1 [5]. Kết quả này phù hợp với một số<br />
tác giả đã nghiên cứu [5, 7].<br />
<br />
Điều này cho thấy, đặc điểm của sóng<br />
delta ở V1 cho phép phân biệt độ chính<br />
xác cao đường dẫn truyền phụ ở bên<br />
phải (95,65%) hay trái (89,74%) với độ<br />
nhạy/độ đặc hiệu 91,67% và 94,44%; sẽ<br />
giúp cho bác sỹ tim mạch quyết định can<br />
thiệp đưa ống thông đốt qua đường tĩnh<br />
mạch hay động mạch.<br />
* Đặc điểm sự chuyển tiếp phức bộ<br />
QRS trên chuyển đạo trước tim với vị trí<br />
đường dẫn truyền phụ sau vách:<br />
Đối với đường dẫn truyền phụ ở vùng<br />
vách, chúng tôi dự báo vị trí đường dẫn<br />
truyền phụ dựa vào đặc điểm chuyển tiếp<br />
phức bộ QRS tại chuyển đạo trước tim<br />
V1V2.<br />
<br />
Bảng 2: Đặc điểm chuyển tiếp phức bộ QRS tại các chuyển đạo trước tim.<br />
Vị trí chuyển tiếp QRS<br />
<br />
V1V2<br />
<br />
Sau V1V2<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
19<br />
<br />
4<br />
<br />
23<br />
<br />
18<br />
<br />
1<br />
<br />
19<br />
<br />
37<br />
<br />
5<br />
<br />
n = 42<br />
<br />
Vị trí đường dẫn truyền phụ<br />
Sau vách bên phải<br />
Sau vách bên trái<br />
Cộng<br />
<br />
Chuyển tiếp phức bộ QRS của trường<br />
hợp đường dẫn truyền phụ ở vùng sau<br />
vách tại 2 chuyển đạo V1V2 có 37/42 BN<br />
(88,1%); trong đó đường dẫn truyền phụ<br />
sau vách bên phải có chuyển tiếp ở V1V2<br />
là 19/23 BN (82,61%), còn đường dẫn<br />
truyền phụ sau vách bên trái 18/19 BN<br />
(94,74%).<br />
Kết quả nghiên cứu khá phù hợp với<br />
một số tác giả khác: chuyển tiếp của phức<br />
bộ QRS tại vùng vách xảy ra chủ yếu ở<br />
V1V2 (ở V1 dạng rSv1, ở V2 dạng RSv2)<br />
[5]. Vùng vách chuyển tiếp chủ yếu ở V1V2,<br />
vùng trước vách đẳng điện ở V1, vùng<br />
sau vách QRS dạng rS ở V1, Rs ở V2 [5].<br />
68<br />
<br />
Trong nghiên cứu, 5/42 BN (11,9%)<br />
với 4 đường dẫn truyền phụ sau vách bên<br />
phải và 1 sau vách bên trái ban đầu được<br />
dự báo có thể là vùng vách hoặc vùng<br />
thành bên do có sự chuyển tiếp QRS ở<br />
giữa V2 và V3; chúng tôi vẫn dự báo nghi<br />
ngờ vùng SV. Theo một số tác giả, vùng<br />
vách bên phải có QRS chuyển tiếp giữa<br />
V2 và V3 hoặc chuyển tiếp giữa V3 và V4<br />
với sóng delta ở DII > 10 mm. Còn vùng<br />
bên bên phải có QRS chuyển tiếp sau V4<br />
hoặc QRS chuyển tiếp giữa V3 và V4 với<br />
sóng delta ở DII < 10 mm [10].<br />
Như vậy, căn cứ vào chuyển tiếp<br />
QRS, có thể dự báo độ chính xác cao<br />
<br />