intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu giá trị điện tâm đồ bề mặt trong chẩn đoán vị trí đường dẫn truyền phụ vùng sau vách ở hội chứng Wolff-Parkison-White điển hình

Chia sẻ: Nguyễn Triềuu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

62
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu giá trị và đánh giá vai trò của điện tâm đồ bề mặt trong chẩn đoán vị trí đường dẫn truyền phụ vùng sau vách ở hội chứng Wolff Parkinson-White điển hình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu giá trị điện tâm đồ bề mặt trong chẩn đoán vị trí đường dẫn truyền phụ vùng sau vách ở hội chứng Wolff-Parkison-White điển hình

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br /> <br /> NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ ĐIỆN TÂM ĐỒ BỀ MẶT TRONG<br /> CHẨN ĐOÁN VỊ TRÍ ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN PHỤ VÙNG SAU VÁCH<br /> Ở HỘI CHỨNG WOLFF-PARKINSON-WHITE ĐIỂN HÌNH<br /> Chu Dũng Sĩ*; Phạm Quốc Khánh*; Trần Văn Đồng**<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: nghiên cứu giá trị điện tâm đồ (ĐTĐ) bề mặt trong chẩn đoán vị trí đường dẫn<br /> truyền phụ vùng sau vách ở hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW) điển hình. Đối tượng và<br /> phương pháp: 42 BN hội chứng WPW điển hình có vị trí đường dẫn truyền phụ vùng sau vách<br /> tại Viện Tim mạch Việt Nam, đối chiếu vị trí định khu bằng các thông số trên ĐTĐ bề mặt với vị<br /> trí đường dẫn truyền phụ xác định bằng thăm dò điện sinh lý tim và điều trị bằng tần số radio<br /> (RF). Kết quả: sóng delta âm ở V1 gặp ở đường dẫn truyền phụ sau vách bên phải với độ<br /> chính xác 95,65% và độ nhạy/độ đặc hiệu cao trong khi sóng delta dương ở V1 gặp ở đường<br /> dẫn truyền phụ sau vách bên trái với độ chính xác 89,74% và độ nhạy/độ đặc hiệu cao. Chuyển<br /> tiếp phức bộ QRS ở V1V2 gặp ở đường dẫn truyền phụ vùng sau vách. Sóng delta âm ít nhất<br /> 2/3 chuyển đạo sau dưới thường gặp nhóm đường dẫn truyền phụ ở sau vách với độ chính xác<br /> 90,48%. Kết luận: sóng delta (-) hay (+) ở V1 dự báo vị trí đường dẫn truyền phụ bên phải hay<br /> bên trái. Vùng sau vách thường có chuyển tiếp phức bộ QRS tại các chuyển đạo V1V2. Vùng<br /> sau vách có sóng delta (-) ở ít nhất 2 trong 3 chuyển đạo sau dưới.<br /> * Từ khóa: Hội chứng Wolff-Parkinson-White; Điện tâm đồ bề mặt; Đường dẫn truyền phụ<br /> sau vách.<br /> <br /> Surface ECG Localization of Posteroseptal Accessory Pathways<br /> in Patients with Typical Wolff-Parkinson-White Syndrome<br /> Summary<br /> Objectives: To study value of surface electrocardiogram (surface ECG) localization of<br /> posteroseptal accessory pathways in patients with typical Wolff-Parkinson-White (WPW)<br /> syndrome. Subjects and methods: 42 patients with typical WPW syndrome had posteroseptal<br /> accessory pathways (APs) at Vietnam Heart Institute and diagnostic the position of APs by the<br /> surface ECG parameters were compared with the position of APs identified by RF. Results:<br /> Negative delta wave in V1 found in 95.65% of the right side group with sensitive/specific<br /> 91.67% and 94.44%, respectively; while positive delta wave in V1 found 89.74% of the left side<br /> group with sensitive/specific 94.44% and 91.67%, respectively. The QRS complex transition<br /> in V1V2 met in 88.1% of the posteroseptal APs. The negative delta wave in at least 2/3<br /> inferior leads of the posteroseptal APs accounted for 90.48% of cases. Conclusions: The<br /> right or left side of posteriorseptal had negative or positive delta waves in V1 with high accuracy.<br /> * Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> ** Bệnh viện Bạch Mai<br /> Người phản hồi (Corresponding): Chu Dũng Sĩ (chudungsi@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 18/10/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/12/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 29/12/2017<br /> <br /> 64<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br /> The QRS complex transition in V1V2 is common in posteroseptal APs with high accuracy.<br /> The negative delta waves in at least 2/3 inferior leads common in the posteroseptal APs with<br /> high correction.<br /> * Keyword: Wolff-Parkinson-White syndrome; ECG 12-lead; Posteroseptal accessory pathways.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW)<br /> là xung động từ nhĩ xuống thất không chỉ<br /> đi qua nút nhĩ-thất mà còn đi theo một<br /> đường dẫn truyền khác nối tắt từ nhĩ<br /> xuống thất, còn gọi là đường dẫn truyền<br /> phụ (hay là cầu Kent). Khi đó một bộ<br /> phận của tâm thất sẽ khử cực sớm hơn<br /> so với bình thường, tạo nên hình ảnh<br /> ĐTĐ đặc trưng [1, 2, 3]. Vùng sau vách<br /> (SV) có cấu trúc dạng một hình tam giác<br /> giữa thất trái và thất phải, nên những<br /> đường dẫn truyền phụ vùng SV có mức<br /> độ tiền kích thích có thể ở dạng hỗn hợp<br /> giữa trái và phải. Do đó, việc chẩn đoán vị<br /> trí đường dẫn truyền phụ có thể sẽ khó<br /> khăn hơn [4].<br /> Việc chẩn đoán hội chứng WPW dựa<br /> chủ yếu vào ĐTĐ thông thường [1, 3]. Thăm<br /> dò điện sinh lý tim hiện nay được xem là<br /> “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán các rối<br /> loạn nhịp tim nói chung và hội chứng<br /> WPW nói riêng. Thăm dò điện sinh lý tim<br /> cho phép định khu chính xác và triệt đốt<br /> đường dẫn truyền phụ bằng năng lượng<br /> sóng RF [1, 3]. Nhiều nghiên cứu cho<br /> thấy ĐTĐ bề mặt có thể giúp chẩn đoán<br /> khá chính xác vị trí đường dẫn truyền phụ<br /> trong hội chứng WPW thể điển hình [5, 6].<br /> Cho đến nay, y văn trong nước chưa có<br /> nhiều nghiên cứu hệ thống về vấn đề<br /> này, đặc biệt là vùng SV. Vì vậy, chúng<br /> tôi tiến hành nghiên cứu nhằm: Đánh giá<br /> vai trò của ĐTĐ bề mặt trong chẩn đoán<br /> vị trí đường dẫn truyền phụ vùng sau<br /> vách ở hội chứng WPW điển hình.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> 42 bệnh nhân (BN) có hội chứng WPW<br /> điển hình được dự báo trước đó với kết<br /> quả vị trí đường dẫn truyền phụ là SV (SV<br /> bên phải và SV bên trái), đã được thăm<br /> dò điện sinh lý tim và điều trị thành công<br /> bằng RF tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt<br /> Nam trong năm 2014 - 2016.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu mô tả, tiến cứu. BN được<br /> khám lâm sàng toàn diện, chi tiết trước<br /> khi thăm dò điện sinh lý tim. Chẩn đoán<br /> xác định hội chứng WPW bằng ĐTĐ bề<br /> mặt: PR ngắn (< 120 ms), QRS giãn rộng<br /> (≥ 110 ms), sóng delta trát đậm ở đầu<br /> phức bộ QRS [1, 2].<br /> Phân tích các thông số ĐTĐ bề mặt<br /> gồm: khoảng thời gian PR và QRS,<br /> đặc tính âm dương của sóng delta ở<br /> 12 chuyển đạo thông dụng, đặc điểm<br /> chuyển tiếp của phức bộ QRS tại các<br /> chuyển đạo trước tim.<br /> Dự báo vị trí đường dẫn truyền phụ<br /> sau vách bằng ĐTĐ bề mặt: chuyển tiếp<br /> phức bộ QRS tại V1V2 dự báo vùng<br /> vách, sóng delta (-) ở ít nhất 2/3 chuyển<br /> đạo sau dưới dự báo vùng thành sau<br /> (sau vách), còn SV bên trái hay bên phải<br /> dự báo bằng sóng delta (+) hay (-) ở V1.<br /> Vị trí chuyển tiếp phức bộ QRS: là vị trí<br /> có dạng RS hoặc dạng Rs/rS, miễn là<br /> đứng liền trước chuyển đạo trước tim đầu<br /> tiên có xuất hiện sóng Q kể từ V1-V6 [2].<br /> 65<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br /> Tiêu chuẩn xác định vị trí vùng chuyển<br /> tiếp trước tim: vùng chuyển tiếp trước tim<br /> được xác định là chuyển đạo sớm nhất,<br /> tại đó biên độ sóng R lớn hơn biên độ<br /> sóng S (hay R/S > 1) [2].<br /> Sóng delta/phức bộ QRS (+) hay (-):<br /> trường hợp sóng delta/phức bộ QRS có<br /> dạng 2 pha (+/-) hoặc (-/+), xác định sóng<br /> delta/phức bộ QRS (+) hay (-) bằng tổng<br /> đại số vector/biên độ của 2 pha [2].<br /> <br /> Kỹ thuật triệt đốt đường dẫn truyền<br /> phụ dựa trên việc đưa đầu ống thông đốt<br /> tới tiếp xúc với một điểm trên vòng van<br /> hai lá hoặc ba lá nơi có đường dẫn truyền<br /> phụ đi qua. Dựa theo vị trí của dây thông<br /> điện cực ở vị trí đốt thành công trên hình<br /> ảnh X quang chụp tư thế chếch trước trái<br /> 300, chúng tôi xác định vị trí giải phẫu của<br /> đường dẫn truyền phụ [2, 5]. Tiến hành<br /> đối chiếu kết quả vị trí định khu đường<br /> dẫn truyền phụ qua thăm dò và điều trị<br /> thành công với dự báo vị trí ban đầu đã<br /> đặt với thông số nêu trên, cho thấy có độ<br /> chính xác khá cao.<br /> Vị trí đường dẫn truyền phụ được xác<br /> định và khẳng định bằng thăm dò điện<br /> sinh lý tim và triệt đốt RF thành công<br /> [1, 3]. Tiến hành đối chiếu hình ảnh ĐTĐ<br /> bề mặt với vị trí đường dẫn truyền phụ<br /> nhằm trả lời mục tiêu nghiên cứu đề ra.<br /> Tất cả số liệu xử lý trên máy tính bằng<br /> phần mềm IBM SPSS 21.0.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đặc điểm chung của đối tượng<br /> nghiên cứu.<br /> <br /> Hình 1: Các điện cực trong buồng tim và<br /> vị trí đích triệt đốt vị trí sau vách bên phải<br /> (vòng tròn đỏ), tư thế nghiêng trái 30o .<br /> (AVN: Nút nhĩ thất; Midseptal: Giữa<br /> vách; VOFT: Đường ra thất phải; LCC: Lỗ<br /> vành trái; RCC: lỗ vành phải; NCC: Lỗ đổ<br /> vào nhánh mũ; Coronary sinus: Xoang<br /> vành; Mitral valve: Van hai lá; Tricuspid<br /> valve: Van 3 lá; Posteroseptal: SV; Right<br /> posteroseptal: SVBP; Left posteroseptal:<br /> SVBT [4])<br /> 66<br /> <br /> Căn cứ vào kết quả thăm dò điện sinh<br /> lý tim và điều trị đốt điện, BN trong nhóm<br /> nghiên cứu đều có hội chứng WPW điển<br /> hình với 1 đường dẫn truyền phụ. Phân<br /> bố vị trí các đường dẫn truyền phụ gồm<br /> 23 đường dẫn truyền phụ sau vách bên<br /> phải và 19 đường dẫn truyền phụ sau<br /> vách bên trái.<br /> - Độ tuổi trung bình 44,26 ± 14,68 (19 68), cho thấy đa số ở độ tuổi trung niên;<br /> 26 nam (61,9%) và 16 nữ (38,1%). Đặc<br /> điểm về tuổi và giới của những BN này<br /> phù hợp với nghiên cứu của các tác giả<br /> trong và ngoài nước [6, 7, 8].<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br /> - Tần số tim lúc nhịp xoang của BN<br /> trong điều kiện nghỉ ngơi trước khi thăm<br /> dò điện sinh lý tim trong giới hạn bình<br /> thường (76,31 ± 12,36 chu kỳ/phút)<br /> [48/100]. Theo nhiều tác giả, ngoại trừ<br /> các thời điểm có rối loạn nhịp (cơn tim<br /> nhanh trên thất, cơn rung nhĩ…), không<br /> thấy sự khác biệt về tần số tim lúc nghỉ ở<br /> BN có hội chứng WPW so với người bình<br /> thường [2].<br /> Kết quả cho thấy, thời gian khoảng<br /> QRS ở nhóm đường dẫn truyền phụ sau<br /> vách bên phải rộng hơn đáng kể so với<br /> sau vách bên trái (137,83 ± 12,53 ms so<br /> với 131,37 ± 10,85 ms), p < 0,05. Thời<br /> gian khoảng PR ở BN có đường dẫn<br /> truyền phụ sau vách bên phải 93,30 ±<br /> 14,35 ms, ở nhóm vách bên trái 101,16 ±<br /> 9,55 ms, p < 0,05, phù hợp với nghiên<br /> cứu của một số tác giả khác [6, 9]. Theo<br /> các tác giả, đường dẫn truyền phụ bên<br /> phải thường gây tiền kích thích thất nhiều<br /> hơn so với đường dẫn truyền phụ bên<br /> trái. Do khác biệt về giải phẫu, xung động<br /> từ nhĩ phải sẽ được dẫn nhanh hơn qua<br /> đường dẫn truyền phụ bên phải xuống<br /> tâm thất so với đường dẫn truyền phụ<br /> bên trái, khối lượng cơ tâm thất được khử<br /> <br /> cực sớm hơn đường dẫn truyền phụ bên<br /> phải. Hiện tượng này sẽ làm cho khoảng<br /> PR có xu hướng ngắn hơn và khoảng<br /> QRS có xu hướng dài hơn ở các đường<br /> dẫn truyền phụ bên phải [2, 6, 9].<br /> 2. Đặc điểm ĐTĐ với vị trí đường<br /> dẫn truyền phụ sau vách.<br /> Trước khi tiến hành thủ thuật, dự báo<br /> vị trí đường dẫn truyền phụ bằng ĐTĐ bề<br /> mặt thông qua một số thông số: sóng<br /> delta (-)/(+) ở các chuyển đạo V1 gợi ý<br /> sau vách bên phải/sau vách bên trái,<br /> sóng delta (+)/(-) ở ít nhất 2/3 chuyển đạo<br /> sau dưới gợi ý đường dẫn truyền phụ<br /> trước/sau vách, sự chuyển tiếp QRS tại<br /> các CĐ trước tim V1V2 sẽ dự báo đường<br /> dẫn truyền phụ vùng vách; sau đó đối<br /> chiếu với kết quả vị trí đường dẫn truyền<br /> phụ sau khi thăm dò điện sinh lý tim và<br /> điều trị RF với kết quả dự báo ban đầu.<br /> * Đặc điểm sóng delta ở chuyển đạo<br /> V1 với các đường dẫn truyền phụ ở sau<br /> vách bên phải hay sau vách bên trái:<br /> Trước khi tiến hành thủ thuật, chúng<br /> tôi dự báo vị trí đường dẫn truyền phụ<br /> bên phải hay bên trái bằng sóng delta âm<br /> hay dương ở V1.<br /> <br /> Bảng1: Tỷ lệ sóng delta (-) hay (+) ở V1.<br /> Sóng delta (-) hay (+) ở V1<br /> <br /> Âm<br /> <br /> Dương<br /> <br /> Tổng cộng<br /> <br /> Sau vách bên phải<br /> <br /> 22<br /> <br /> 1<br /> <br /> 23<br /> <br /> Sau vách bên trái<br /> <br /> 2<br /> <br /> 17<br /> <br /> 19<br /> <br /> 24<br /> <br /> 18<br /> <br /> n = 42<br /> <br /> Vị trí đường dẫn truyền phụ<br /> <br /> Cộng<br /> <br /> 22/23 BN (95,65%) sau vách bên phải<br /> có sóng delta (-) ở V1 dự báo đường dẫn<br /> truyền phụ ở bên phải. Trong khi đó,<br /> nhóm sau vách bên trái có 17/19 BN<br /> <br /> (89,74%) có sóng delta (+) ở V1 dự báo<br /> đường dẫn truyền phụ bên trái. Độ nhạy<br /> (Se) và độ đặc hiệu (Sp) tính theo bảng<br /> 2 x 2 trong chẩn đoán vị trí đường dẫn<br /> 67<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br /> truyền phụ nhóm bên phải là 91,67% và<br /> 94,44%; tương tự, nhóm bên trái, độ nhạy<br /> 94,44% và độ đặc hiệu 91,67%.<br /> Theo một số tác giả, phân nhóm<br /> đường dẫn truyền phụ bên phải như vùng<br /> trước bên phải gặp delta có thể âm hay<br /> đẳng điện ở V1. Vùng sau bên phải có<br /> delta âm ở DIII và V1; QRS âm ở DIII và<br /> V1. Vùng trước vách hay gặp delta<br /> dương hoặc đẳng điện ở DIII, đẳng điện<br /> ở V1. Còn ở một số phân nhóm đường<br /> dẫn truyền phụ bên trái như: vùng sau<br /> bên trái có sóng delta dương ở V1, âm ở<br /> DIII; QRS âm ở DIII, dương ở V1. Vùng<br /> thành bên bên trái có sóng delta dương ở<br /> V1 [5]. Kết quả này phù hợp với một số<br /> tác giả đã nghiên cứu [5, 7].<br /> <br /> Điều này cho thấy, đặc điểm của sóng<br /> delta ở V1 cho phép phân biệt độ chính<br /> xác cao đường dẫn truyền phụ ở bên<br /> phải (95,65%) hay trái (89,74%) với độ<br /> nhạy/độ đặc hiệu 91,67% và 94,44%; sẽ<br /> giúp cho bác sỹ tim mạch quyết định can<br /> thiệp đưa ống thông đốt qua đường tĩnh<br /> mạch hay động mạch.<br /> * Đặc điểm sự chuyển tiếp phức bộ<br /> QRS trên chuyển đạo trước tim với vị trí<br /> đường dẫn truyền phụ sau vách:<br /> Đối với đường dẫn truyền phụ ở vùng<br /> vách, chúng tôi dự báo vị trí đường dẫn<br /> truyền phụ dựa vào đặc điểm chuyển tiếp<br /> phức bộ QRS tại chuyển đạo trước tim<br /> V1V2.<br /> <br /> Bảng 2: Đặc điểm chuyển tiếp phức bộ QRS tại các chuyển đạo trước tim.<br /> Vị trí chuyển tiếp QRS<br /> <br /> V1V2<br /> <br /> Sau V1V2<br /> <br /> Tổng cộng<br /> <br /> 19<br /> <br /> 4<br /> <br /> 23<br /> <br /> 18<br /> <br /> 1<br /> <br /> 19<br /> <br /> 37<br /> <br /> 5<br /> <br /> n = 42<br /> <br /> Vị trí đường dẫn truyền phụ<br /> Sau vách bên phải<br /> Sau vách bên trái<br /> Cộng<br /> <br /> Chuyển tiếp phức bộ QRS của trường<br /> hợp đường dẫn truyền phụ ở vùng sau<br /> vách tại 2 chuyển đạo V1V2 có 37/42 BN<br /> (88,1%); trong đó đường dẫn truyền phụ<br /> sau vách bên phải có chuyển tiếp ở V1V2<br /> là 19/23 BN (82,61%), còn đường dẫn<br /> truyền phụ sau vách bên trái 18/19 BN<br /> (94,74%).<br /> Kết quả nghiên cứu khá phù hợp với<br /> một số tác giả khác: chuyển tiếp của phức<br /> bộ QRS tại vùng vách xảy ra chủ yếu ở<br /> V1V2 (ở V1 dạng rSv1, ở V2 dạng RSv2)<br /> [5]. Vùng vách chuyển tiếp chủ yếu ở V1V2,<br /> vùng trước vách đẳng điện ở V1, vùng<br /> sau vách QRS dạng rS ở V1, Rs ở V2 [5].<br /> 68<br /> <br /> Trong nghiên cứu, 5/42 BN (11,9%)<br /> với 4 đường dẫn truyền phụ sau vách bên<br /> phải và 1 sau vách bên trái ban đầu được<br /> dự báo có thể là vùng vách hoặc vùng<br /> thành bên do có sự chuyển tiếp QRS ở<br /> giữa V2 và V3; chúng tôi vẫn dự báo nghi<br /> ngờ vùng SV. Theo một số tác giả, vùng<br /> vách bên phải có QRS chuyển tiếp giữa<br /> V2 và V3 hoặc chuyển tiếp giữa V3 và V4<br /> với sóng delta ở DII > 10 mm. Còn vùng<br /> bên bên phải có QRS chuyển tiếp sau V4<br /> hoặc QRS chuyển tiếp giữa V3 và V4 với<br /> sóng delta ở DII < 10 mm [10].<br /> Như vậy, căn cứ vào chuyển tiếp<br /> QRS, có thể dự báo độ chính xác cao<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0