intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu giá trị tiên lượng băng huyết sau sinh sớm dựa vào mô hình kết hợp ở phụ nữ mang thai sinh đường âm đạo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghiên cứu giá trị tiên lượng băng huyết sau sinh sớm dựa vào mô hình kết hợp ở phụ nữ mang thai sinh đường âm đạo" nhằm đánh giá giá trị tiên lượng băng huyết sau sinh sớm ở phụ nữ mang thai sinh đường âm đạo dựa vào các mô hình kết hợp CMQCC, AWHONN và ACOG.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu giá trị tiên lượng băng huyết sau sinh sớm dựa vào mô hình kết hợp ở phụ nữ mang thai sinh đường âm đạo

  1. SẢN KHOA - SƠ SINH Nghiên cứu giá trị tiên lượng băng huyết sau sinh sớm dựa vào mô hình kết hợp ở phụ nữ mang thai sinh đường âm đạo Lý Thị Hương1*, Hồ Trần Tuấn Hùng2, Nguyễn Vũ Quốc Huy2 1 Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh 2 Bộ môn Phụ sản, Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế doi: 10.46755/vjog.2024.1.1679 Tác giả liên hệ (Corresponding author): Lý Thị Hương; email: huongnanghuong0123@gmail.com Nhận bài (received): 17/2/2024 - Chấp nhận đăng (accepted): 10/5/2024 Tóm tắt Mục tiêu: Đánh giá giá trị tiên lượng băng huyết sau sinh sớm ở phụ nữ mang thai sinh đường âm đạo dựa vào các mô hình kết hợp CMQCC, AWHONN và ACOG. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thuần tập hồi cứu trên 1.655 sản phụ (trong tổng số 9.706 sản phụ) đến sinh tại Khoa Phụ Sản Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 5/2020 đến tháng 6/2022, thoả mãn tiêu chuẩn chọn bệnh: 1) Sản phụ mang thai có tuổi thai từ 22 tuần 0 ngày trở lên tính theo kinh cuối cùng hoặc dự kiến sinh theo siêu âm, theo dõi nội trú; 2) Chuyển dạ tự nhiên hoặc khởi phát chuyển dạ và kết thúc bằng sinh đường âm đạo gồm sinh thường hoặc sinh thủ thuật. Thu thập các yếu tố tiền sử, lâm sàng và cận lâm sàng, đánh giá và sắp xếp sản phụ vào phân tầng nguy cơ theo ba bộ công cụ CMQCC, AWHONN và ACOG với 2 khoảng thời gian: 1) T1 là từ khi nhập viện theo dõi sinh và cho đến kết thúc sổ thai (giai đoạn hai của chuyển dạ); 2) T2 là từ khi sau sổ thai và tính đến 1 giờ sau sinh. Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.0 và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 Kết quả: Đa số sản phụ trong nghiên cứu có độ tuổi từ 20 tuổi đến 34 tuổi. Sản phụ sinh con so, đơn thai, chuyển dạ tự nhiên và sinh thường với tuổi thai từ 38 - 42 tuần chiếm đa số. Cân nặng trung bình của trẻ sau sinh là 3118,1 ± 434,6 gram. Băng huyết sau sinh sớm chiếm tỷ lệ 2,8%. Phân tầng nguy cơ băng huyết sau sinh: 1) Tại thời điểm T1, theo các bộ công cụ CMQCC, AWHONN và ACOG: Phần lớn các sản phụ thuộc nhóm nguy cơ thấp, lần lượt là 93,0%, 90,1% và 93,6%; 2) Tại thời điểm T2, theo bộ công cụ CMQCC và ACOG: Nhóm nguy cơ thấp chiếm tỷ lệ cao nhất (87,6% và 88,1%), theo bộ công cụ AWHONN: Nhóm nguy cơ trung bình có tỷ lệ cao nhất (78,6%). Bộ 3 công cụ CMQCC, AWHONN và ACOG đều cho kết quả giá trị tiên đoán âm tính cao (trên 97,0% ở T1 và trên 99,5% ở T2) và khả năng cần truyền máu sau sinh (trên 91% ở T1 và 80% ở T2). Kết luận: Cả ba bộ công cụ CMQCC, AWHONN và ACOG đều cho kết quả giá trị tiên đoán âm tính cao ở hai thời điểm trước và sau sinh, giúp loại trừ phần lớn trường hợp ít có khả năng băng huyết sau sinh sớm và khả năng cần truyền máu sau sinh để tập trung nguồn lực theo dõi nhóm các sản phụ có yếu tố nguy cơ cao hơn. Từ khoá: băng huyết sau sinh sớm, đánh giá nguy cơ, giá trị tiên lượng, mô hình kết hợp. Prognostic value of combined models for early postpartum hemorrhage after vaginal delivery Ly Thi Huong1*, Ho Tran Tuan Hung2, Nguyen Vu Quoc Huy2 1 Department of Gynecology and Obstetrics, General Hospital of Vinh city 2 Department of Gynecology and Obstetrics, University of Medicine and Pharmacy, Hue University Abstract Objectives: Assess the prognostic value of early postpartum hemorrhage after vaginal delivery based on the combined models of CMQCC, AWHONN and ACOG. Materials and methods: This was a retrospective cohort study on 1655 pregnant women (out of a total of 9706 pregnant women) giving birth at the Department of Obstetrics and Gynecology, Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital from May 2020 to June 2022, has met the inclusion criteria: 1) Pregnant women with a gestational age of 22 weeks 0 days or more based on last menstrual period or expected to give birth according to ultrasound, and inpatient follow-up; 2) Spontaneous labor or induction of labor followed by vaginal birth including vaginal birth or surgical birth. Historical, clinical and subclinical factors were collected and evaluated. Pregnant women are classified into risk stratification according to three models CMQCC, AWHONN and ACOG with 2 assessment time points: 1) T1 is from the time of admission to the hospital for birth monitoring and until the end of labor (second stage of labor); 2) T2 is from the time of birth and up to 1 hour after birth. Data were entered using Epidata 3.0 software and analyzed using SPSS 20.0 software. Lý Thị Hương và cs. Tạp chí Phụ sản 2024; 22(1): 33-44. doi: 10.46755/vjog.2024.1.1679 33
  2. Results: The majority of pregnant women in the study were from 20 to 34 years old, had a singleton pregnancy, had natural labor and gave birth normally with a gestational age of 38 - 42 weeks. The average birth weight was 3118.1 ± 434.6 grams. Early postpartum hemorrhage accounts for 2.8%. Risk stratification of postpartum hemorrhage: 1) At time T1, according to the CMQCC, AWHONN and ACOG models: The majority of pregnant women were in the low risk group, 93.0%, 90.1% and 93.6% respectively; 2) At time T2, according to the CMQCC and ACOG models: Low risk group accounts for the highest proportion (87.6% and 88.1%), according to AWHONN tool: Medium risk group has the highest proportion highest (78.6%). The 3 tools CMQCC, AWHONN and ACOG all showed high negative predictive value (> 97.0% at T1 and > 99.5% at T2) and the possibility of needing postpartum blood transfusion (> 91% at T1 and 80% in T2). Conclusions: All three models CMQCC, AWHONN and ACOG showed high negative predictive value at both prenatal and postpartum time points. This helps to rule out the majority of cases that are less likely to cause early postpartum hemorrhage and the possibility of needing a blood transfusion after giving birth to focus resources on monitoring groups of pregnant women with higher risk factors. Keywords: Early postpartum hemorrhage, risk assessment, prognostic value, combined model. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ về giá trị của bộ công cụ CMQCC đã phát hiện có hơn Băng huyết sau sinh là tai biến sản khoa hay gặp 40% sản phụ băng huyết sau sinh thuộc nhóm nguy cơ nhất và hiện nay vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây thấp và phần lớn các sản phụ không cần truyền máu bệnh tật và tử vong mẹ, không chỉ ở những nước đang sau sinh, kể cả nhóm nguy cơ cao [13]. Mặc dù các phân phát triển mà ở cả các nước phát triển. Ước tính trên thế tích đưa ra cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giới, băng huyết sau sinh gây tử vong khoảng 140.000 tỷ lệ băng huyết sau sinh liên quan các phân tầng nguy trường hợp mỗi năm [1], [2]. Tại Việt Nam, năm 2018, cơ trong các bộ công cụ đánh giá, nhưng dữ liệu còn trong các tai biến sản khoa thì băng huyết sau sinh có hạn chế và không đồng nhất vì sử dụng các định nghĩa số trường hợp mắc và tử vong mẹ cao nhất (5848 và tiêu chuẩn chẩn đoán băng huyết sau sinh khác nhau. trường hợp mắc, 44 trường hợp tử vong) [3]. Băng Tại Việt Nam, chưa có nhiều công trình nghiên cứu huyết sau sinh có tỷ lệ thay đổi từ 1% đến 10% tổng số về chủ đề này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề trường hợp sinh và có sự phân bố khác nhau giữa các tài: “Nghiên cứu giá trị tiên lượng băng huyết sau sinh khu vực [4], [5]. sớm dựa vào các mô hình kết hợp ở phụ nữ mang thai Trước tình trạng chảy máu sản khoa nói chung và sinh đường âm đạo” với mục tiêu sau: đánh giá giá trị băng huyết sau sinh nói riêng đang có xu hướng tăng tiên lượng băng huyết sau sinh sớm dựa vào các mô hình lên, nhiều tổ chức chuyên ngành trên thế giới và tại Hoa kết hợp CMQCC, AWHONN và ACOG. Kỳ như Hiệp hội Chăm sóc chất lượng bà mẹ California (CMQCC, 2010), Hiệp hội Điều dưỡng Sản khoa, Sơ sinh 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU và Sức khỏe phụ nữ (AWHONN, 2015), Hiệp hội Sản Tiến hành nghiên cứu thuần tập hồi cứu tại Khoa Phụ Khoa Hoa Kỳ (ACOG, 2013) và Sở Y tế New York Phụ sản, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ (NYSDOH, 2013) đã đưa ra các bộ công cụ nhằm dự tháng 5/2020 đến tháng 6/2022. đoán khả năng băng huyết sau sinh, làm giảm tần suất 2.1. Đối tượng nghiên cứu chảy máu nghiêm trọng [6], [7], [8], [9]. Các bộ công cụ Tiêu chuẩn chọn bệnh: này đặc biệt nhấn mạnh vào việc nhận biết và phòng 1) Sản phụ mang thai có tuổi thai từ 22 tuần 0 ngày ngừa xuất huyết sản khoa thông qua đánh giá nguy trở lên tính theo kinh cuối cùng hoặc dự kiến sinh theo cơ có từ trước, trong và sau khi sinh, theo đó sản phụ siêu âm, theo dõi nội trú. sẽ được sắp xếp vào các nhóm nguy cơ thấp, nguy cơ 2) Chuyển dạ tự nhiên hoặc khởi phát chuyển dạ trung bình và nguy cơ cao. và kết thúc bằng sinh đường âm đạo gồm sinh thường Việc nghiên cứu giá trị tiên lượng băng huyết sau sinh hoặc sinh thủ thuật. dựa vào các bộ công cụ này đã được thực hiện. Theo 3) Hồ sơ lưu trữ ghi chép đầy đủ, rõ ràng các thông tin các tác giả Wu E. và các cộng sự (2014), Hacker F. M. về hành chính, chuyên môn và các xét nghiệm cần thiết. và các cộng sự (2021) đã báo cáo bộ công cụ CMQCC Tiêu chuẩn loại trừ: giúp dự đoán chính xác hơn những trường hợp có khả 1) Các sản phụ nhập viện chuyển dạ sinh liền. năng gặp phải kết cục băng huyết sau sinh [10], [11]. 2) Các sản phụ được chỉ định mổ lấy thai cấp cứu Theo tác giả Movva V. C. và các cộng sự (2023) so sánh hoặc mổ lấy thai chủ động. độ chính xác của ba bộ công cụ CMQCC, AWHONN và 3) Chảy máu trong thai kỳ và trước khi sổ thai. ACOG, kết quả cho thấy cả ba bộ công cụ đều cho giá trị 2.2. Phương pháp nghiên cứu tiên đoán âm tính cao về khả năng dự đoán băng huyết Cỡ mẫu nghiên cứu: sau sinh nặng [12]. Trong khi đó, một nghiên cứu khác Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho việc ước lượng 34 Lý Thị Hương và cs. Tạp chí Phụ sản 2024; 22(1): 33-44. doi: 10.46755/vjog.2024.1.1679
  3. một tỷ lệ trong quần thể để tính cỡ mẫu tối thiểu như sau: khỏi nghiên cứu và tiếp tục chọn mẫu với đối tượng liền p(1 __p) kề. Thực tế, chúng tôi thu thập được 1655 sản phụ. n = z 2 __ 1 2 Tiến hành nghiên cứu 2 Trong đó: Khai thác phần hành chính (thông tin ghi chép đầy n là cỡ mẫu tối thiểu. đủ ở hồ sơ lưu trữ, gồm: Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa Z1 – α/2 là giá trị giới hạn tương ứng với sai lầm loại I, chỉ, ngày ra - vào viện, số ngày điều trị) và thu thập các mức ý nghĩa thống kê α. yếu tố tiền sử, lâm sàng và cận lâm sàng, đánh giá và α = 0,05 với độ tin cậy 95%, Z1 – α/2 = 1,96. sắp xếp sản phụ vào phân tầng nguy cơ theo ba bộ công p là tỷ lệ băng huyết sau sinh ước tính, cụ CMQCC, AWHONN và ACOG với 2 khoảng thời gian p = 4,1% [14]. đánh giá T1 và T2 theo quy ước: ∆ là khoảng sai lệch mong muốn, ∆ = 0,01. 1) Khoảng thời gian T1: Đánh giá các yếu tố có từ Thay vào công thức tính được cỡ mẫu tối thiểu là: trước khi nhập viện (dựa vào hồ sơ lưu trữ), khi nhập viện 1510 sản phụ theo dõi sinh và cho đến kết thúc sổ thai (giai đoạn hai Trong khoảng thời gian từ tháng 05/2020 đến của chuyển dạ). tháng 06/2022, có tổng số 9706 sản phụ đến sinh 2) Khoảng thời gian T2: Đánh giá thêm vào từ khoảng tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược thời gian T1 các yếu tố xuất hiện sau sổ thai và tính đến Huế. Tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống với 1 giờ sau sổ thai. khoảng cách lấy mẫu là 5 với tiêu chí: 1) Các sản phụ 3) Các sản phụ không có yếu tố nguy cơ nào: Đánh phù hợp tiêu chuẩn lựa chọn được đưa vào nghiên cứu, giá là nhóm nguy cơ thấp. và 2) Trường hợp có tiêu chuẩn loại trừ được loại bỏ Bảng 2.1. Phân tầng nguy cơ BHSS theo CMQCC trước sinh [6] Nguy cơ thấp Nguy cơ trung bình Nguy cơ cao Không có tiền sử mổ tử cung trước Tiền sử mổ lấy thai hoặc mổ tử cung Rau tiền đạo, rau bám thấp đây Đa thai Nghi ngờ rau cài răng lược Đơn thai Trên 4 lần sinh đường âm đạo Hematocrit < 30% và yếu tố nguy cơ Không quá 4 lần sinh đường âm đạo Có tiền sử BHSS khác Không có tiền sử BHSS Nhiễm trùng ối Tiểu cầu < 100000/mm3 Không biết đến rối loạn đông máu U xơ tử cung to Chảy máu tiến triển (nhiều hơn biểu trước đó hiện) lúc nhập viện Tiền sử rối loạn đông máu Bảng 2.2. Phân tầng nguy cơ BHSS theo AWHONN trước, trong và sau sinh [7], [8] Nguy cơ thấp Nguy cơ trung bình Nguy cơ cao Trước sinh Không có tiền sử mổ tử cung Tiền sử mổ lấy thai hoặc mổ tử cung Có ≥ 2 yếu tố thuộc nguy cơ trung trước đó Đa thai bình Đơn thai Trên 4 lần sinh đường âm đạo Rau tiền đạo, rau bám thấp Không quá 4 lần sinh đường Tiền sử BHSS 1 lần Nghi ngờ rau cài răng lược âm đạo Chảy máu tiến triển (nhiều hơn biểu Tiền sử gia đình liên quan BHSS (chưa Không có tiền sử BHSS biết hoặc đã biết rối loạn đông máu) hiện) Không biết đến rối loạn đông Khởi phát chuyển dạ với oxytocin hoặc Tiền sử BHSS > 1 lần máu trước đó làm chín muồi CTC Tiền sử rối loạn đông máu Nhiễm trùng ối Hematocrit < 30% và yếu tố nguy cơ U xơ tử cung to khác Thai chết lưu Tiểu cầu < 100000/mm3 Đa ối Lý Thị Hương và cs. Tạp chí Phụ sản 2024; 22(1): 33-44. doi: 10.46755/vjog.2024.1.1679 35
  4. Trong và sau sinh Bao gồm yếu tố nguy cơ thấp Bao gồm yếu tố nguy cơ trung bình khi Bao gồm yếu tố nguy cơ cao khi nhập khi nhập viện nhập viện viện Không có tiền sử BHSS Sinh thủ thuật Có ≥ 2 yếu tố thuộc nguy cơ trung Không biết đến rối loạn đông Rách tầng sinh môn độ III, Độ IV bình máu trước đó Rách âm đạo hoặc cổ tử cung và/ hoặc Chảy máu tiến triển cắt tầng sinh môn đường bên Lấy rau khó khăn Rặn sinh nhanh Rau bong non thể ẩn Sinh khó do vai Lộn lòng tử cung Mổ lấy thai Bảng 2.3. Phân tầng nguy cơ BHSS theo ACOG trước, trong và sau sinh [9] Nguy cơ trung bình Nguy cơ cao Trước sinh Tiền sử mổ lấy thai, mổ tử cung hoặc mổ bụng nhiều lần Có ≥ 2 yếu tố thuộc nhóm nguy cơ trung bình Đa thai Rau tiền đạo, rau bám thấp Trên 4 lần sinh đường âm đạo Nghi ngờ rau cài răng lược Tiền sử BHSS Tiểu cầu < 70000/mm3 U xơ tử cung to Chảy máu tiến triển Trọng lượng thai > 4000 g Tiền sử rối loạn đông máu Béo phì (BMI > 40 kg/m2) Hematocrit < 30% và yếu tố nguy cơ khác Trong và sau sinh Nhiễm trùng ối Có ≥ 2 yếu tố thuộc nhóm nguy cơ trung bình Khởi phát chuyển dạ với oxytocin > 24 giờ Chảy máu tiến triển mới Giai đoạn 2 chuyển dạ kéo dài Điều trị Magnesium Sulfate 2.3. Phân tích số liệu 2.4. Đạo đức nghiên cứu Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.0 và Nghiên cứu được tiến hành sau khi thông qua bởi phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Trình bày Hội đồng xét duyệt đề cương và Hội đồng Đạo đức trong biến số định tính theo bảng tần số, tỷ lệ phần trăm. Trình nghiên cứu Y sinh học của Trường Đại học Y - Dược, Đại bày biến số định lượng theo giá trị trung bình, độ lệch học Huế, biên bản số H2021/093. chuẩn cho các biến số định lượng có phân bố chuẩn. Trong khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi Mối liên quan giữa các phân tầng nguy cơ và băng huyết luôn đảm bảo nguyên tắc trung thực, các thông tin liên sau sinh sớm được thể hiện bằng phương pháp tính tỷ quan đến đối tượng nghiên cứu được mã hóa, nhập vào số chênh OR, khoảng tin cậy là 95% (95% CI). Sự khác máy tính đảm bảo bí mật và việc nghiên cứu này không biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tính toán các giá gây nguy hại gì cho đối tượng nghiên cứu. trị dự báo: độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tính, giá trị tiên đoán âm tính. 36 Lý Thị Hương và cs. Tạp chí Phụ sản 2024; 22(1): 33-44. doi: 10.46755/vjog.2024.1.1679
  5. Xây dựng phiếu nghiên cứu Thu thập số liệu hồi cứu vào phiếu nghiên cứu dựa trên tra cứu bệnh án Sản khoa tại phòng Kế hoạch tổng hợp Không phù hợp tiêu Loại bỏ khỏi nghiên cứu chuẩn lựa chọn Phù hợp tiêu chuẩn lựa chọn Nhập, xử lý và phân tích số liệu Tình hình BHSS Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, Giá trị tiên đoán của sớm phân tầng nguy cơ BHSS các bộ công cụ Kết luận, kiến nghị Sơ đồ nghiên cứu Sơ đồ nghiên cứu 3. KẾT QUẢ Trong tổng số 1655 sản phụ, có 46 sản phụ băng huyết sau sinh chiếm 2,8%. 7 Lý Thị Hương và cs. Tạp chí Phụ sản 2024; 22(1): 33-44. doi: 10.46755/vjog.2024.1.1679 37
  6. 3. KẾT QUẢ Trong tổng số 1655 sản phụ, có 46 sản phụ băng huyết sau sinh chiếm 2,8%. Bảng 3.1. Đặc điểm chung BHSS Không BHSS Đặc điểm chung, n (%) (n = 46) (n = 1609) Tuổi mẹ (năm) < 20 2 (4,3) 58 (3,6) 20 -34 39 (84,8) 1358 (84,4) ≥ 35 5 (10,9) 193 (12,0) Tiền sử băng huyết 1 lần 3 (6,5) 13 (0,8) > 1 lần 0 (0,0) 1 (0,1) Không 43 (93,5) 1595 (99,1) Tiền sử mổ tử cung 0 (0,0) 34 (2,1) Số lần sinh Chưa sinh 21 (45,6) 609 (37,8) Đã sinh 1 lần 18 (39,1) 601 (37,4) Đã sinh 2 lần 5 (10,9) 303 (18,8) Đã sinh 3 lần 1 (2,2) 69 (4,3) Sinh 4 lần trở lên 1 (2,2) 27 (1,7) BMI (kg/m ) 2 27,3 ± 3,1 25,9 ± 3,1 < 18,5 0 (0,0) 4 (0,2) 18,5 - 24,9 9 (19,5) 624 (38,8) 25,0 - 29,9 28 (60,9) 827 (51,4) ≥ 30 9 (19,6) 154 (9,6) Tuổi thai (tuần) < 38 3 (6,5) 181 (11,2) 38 - 42 43 (93,5) 1428 (88,8) > 42 0 (0,0) 0 (0,0) Nguyên nhân BHSS Đờ tử cung 41 (89,1) - Bất thường sổ nhau 10 (21,7) - Chấn thương đường sinh dục 8 (17,4) - Rối loạn đông chảy máu 2 (4,3) - Lượng máu mất khi BHSS (ml) 500 - 1000 46 (89,1) 1000 - 2000 4 (8,7) > 2000 1 (2,2) Số lượng thai Đơn thai 45 (97,8) 1599 (99,4) Đa thai 1 (2,2) 10 (0,6) 38 Lý Thị Hương và cs. Tạp chí Phụ sản 2024; 22(1): 33-44. doi: 10.46755/vjog.2024.1.1679
  7. Cách thức chuyển dạ Tự nhiên 41 (89,1) 1503 (93,4) Khởi phát bằng oxytocin hoặc làm chín 0 (0,0) 43 (2,7) muồi CTC Phương pháp khác 5 (10,9) 63 (3,9) Phương pháp sinh Sinh thường 45 (97,8) 1596 (99,2) Thủ thuật (Forceps, giác hút) 1 (2,2) 13 (0,8) Cân nặng lúc sinh (gram) 3245,7 ± 355,1 3114,4 ± 436,2 < 3000 g 9 (19,6) 498 (31,0) 3000 - 3499 g 21 (45,7) 805 (50,0) 3500 - 4000 g 16 (34,8) 286 (17,8) > 4000g 0 (0,0) 20 (1,2) Điều trị Magnesium Sulfate 1 (2,2) 25 (1,6) Thai lưu 0 (0,0) 14 (0,9) Trong 46 sản phụ có băng huyết sau sinh, lượng máu mất chủ yếu từ trên 500 ml đến 1000 ml (89,1%). Đờ tử cung là nguyên nhân phần lớn gây băng huyết sau sinh chiếm 89,1%. Đa số sản phụ trong nghiên cứu có độ tuổi từ 20 tuổi đến 34 tuổi chiếm 84,4%. Phần lớn sản phụ không có tiền sử BHSS chiếm 98,9%. Sản phụ có tiền sử BHSS chiếm tỷ lệ nhỏ, có tổng số 17 sản phụ (chiếm 1,1%). Nhóm sinh con so chiếm tỷ lệ cao nhất với 45,6%. Đa số sản phụ có tuổi thai 38 - 42 tuần (93,5%), sinh đơn thai (97,8%), chuyển dạ tự nhiên (89,1%), sinh thường (97,8%) và trung bình cân nặng trẻ sau sinh là 3245,7 ± 355,1 g. Không có sản phụ nào sinh thai lưu và chỉ có 1 sản phụ điều trị Magnesium Sulfate chiếm 2,2%. Bảng 3.2. Đặc điểm cận lâm sàng BHSS Không BHSS Đặc điểm, n (%) (n = 46) (n = 1609) Siêu âm Lượng nước ối Thiểu ối 4 (8,7) 148 (9,2) Bình thường 42 (91,3) 1437 (89,3) Đa ối 0 (0,0) 24 (1,5) Cân nặng thai nhi ước lượng theo siêu âm (EFW) 3173,3 ± 396,9 3087,7 ± 425,3 < 3000g 15 (32,6) 557 (34,6) 3000 - 3499 g 18 (39,1) 811 (50,4) 3500 - 4000 g 12 (26,1) 227 (14,1) > 4000 g 1 (2,2) 14 (0,9) Vị trí nhau bám Bình thường 44 (95,7) 1607 (99,9) Bất thường 2 (4,3) 2 (0,1) Công thức máu Số lượng tiểu cầu ≥ 100000/mm3 46 (100,0) 1607 (99,9) 70000 - 99000/mm 3 0 (0,0) 2 (0,1) < 70000/mm3 0 (0,0) 0 (0,0) Lý Thị Hương và cs. Tạp chí Phụ sản 2024; 22(1): 33-44. doi: 10.46755/vjog.2024.1.1679 39
  8. Hematocrit (%) ≥ 30% 45 (97,8) 1544 (96,0) < 30% 1 (2,2) 65 (4,0) Chức năng đông máu Bình thường 46 (100,0) 1609 (100,0) Xét trong nhóm BHSS, không có sản phụ nào đa ối, trung bình cân nặng thai nhi ước lượng theo siêu âm (EFW) là 3173,3 ± 396,9 g, vị trí rau bám bất thường có 2 sản phụ, chiếm 4,3%. 100% sản phụ có số lượng tiểu cầu từ 100000/ mm3 trở lên và chức năng đông máu bình thường trước khi sinh. Bảng 3.3. Phân tầng nguy cơ băng huyết sau sinh Phân tầng nguy cơ, n (%) CMQCC AWHONN ACOG Khoảng thời gian T1 Nguy cơ thấp 1539 (93,0) 1491 (90,1) 1549 (93,6) Nguy cơ trung bình 95 (5,7) 136 (8,2) 80 (4,8) Nguy cơ cao 21 (1,3) 28 (1,7) 26 (1,6) Khoảng thời gian T2 Nguy cơ thấp 1449 (87,6) 66 (4,0) 1458 (88,1) Nguy cơ trung bình 78 (4,7) 1301 (78,6) 68 (4,1) Nguy cơ cao 128 (7,7) 288 (17,4) 129 (7,8) Tại thời điểm T1, phân tầng nguy cơ băng huyết sau sinh theo các bộ công cụ CMQCC, AWHONN và ACOG: phần lớn các sản phụ được đánh giá thuộc nhóm nguy cơ thấp với tỷ lệ lần lượt là 93,0%, 90,1% và 93,6%. Tại thời điểm T2, tỷ lệ sản phụ được đánh giá vào nhóm phân tầng nguy cơ thấp băng huyết sau sinh theo các bộ công cụ CMQCC và ACOG vẫn là cao nhất, lần lượt là 87,6% và 88,1%. Bảng 3.5. Phân bố băng huyết sau sinh sớm trong từng nhóm phân tầng nguy cơ. Băng huyết sau sinh Phân tầng nguy cơ, n (%) CMQCC AWHONN ACOG Khoảng thời gian T1 Nguy cơ thấp 37 (2,4) 38 (2,5) 38 (2,4) Nguy cơ trung bình 6 (6,3) 6 (4,4) 4 (5,0) Nguy cơ cao 3 (14,3) 2 (7,1) 4 (15,4) Khoảng thời gian T2 Nguy cơ thấp 5 (0,3) 0 (0) 5 (0,3) Nguy cơ trung bình 0 (0) 5 (0,4) 0 (0) Nguy cơ cao 41 (32,0) 41 (14,2) 41 (31,8) Đánh giá tại thời điểm T1, băng huyết sau sinh sớm trong từng phân tầng nguy cơ có tỷ lệ tăng dần theo phân tầng nguy cơ thấp, trung bình và cao ở cả ba bộ công cụ: CMQCC (2,4%, 6,3% và 14,3%), AWHONN (2,5%, 4,4% và 7,1%) và ACOG (2,4%, 5,0% và 15,4%). Bảng 3.6. Phân bố băng huyết sau sinh sớm theo phân tầng nguy cơ BHSS BHSS Không BHSS aOR p Phân tầng nguy cơ (n = 46) (n = 1609) (95% CI) Khoảng thời gian T1 CMQCC, n (%) Thấp 37 (80,5) 1502 (93,3) 1 - Trung bình 6 (13,0) 89 (5,5) 2,74 (1,13 - 6,66) 0,026 Cao 3 (6,5) 18 (1,2) 6,77 (1,91- 23,97) 0,003 40 Lý Thị Hương và cs. Tạp chí Phụ sản 2024; 22(1): 33-44. doi: 10.46755/vjog.2024.1.1679
  9. AWHONN, n (%) Thấp 38 (82,6) 1453 (90,3) 1 - Trung bình 6 (13,0) 130 (8,1) 1,77 (0,73 - 4,25) 0,206 Cao 2 (4,4) 26 (1,6) 2,94 (0,67 - 12,84) 0,151 ACOG, n (%) Thấp 38 (82,6) 1511 (93,9) 1 - Trung bình 4 (8,7) 76 (4,7) 2,09 (0,73 - 6,02) 0,170 Cao 4 (8,7) 22 (1,4) 7,23 (2,38 - 22,00)
  10. AWHONN Cao T1 5,0 98,2 7,1 97,5 25,0 97,2 50,0 92,1 Trung bình T1 13,6 91,8 4,4 97,5 40,0 89,7 33,3 92,1 Trung bình và cao T1 17,4 90,3 4,9 97,5 50,0 87,5 37,5 92,1 T2 100 4,1 2,9 100 - - - - ACOG Cao T1 9,5 98,6 15,4 97,5 40,0 94,6 50,0 92,1 Trung bình T1 9,5 95,2 5,0 97,5 25,0 92,1 25,0 92,1 Trung bình và cao T1 17,4 93,9 7,5 97,5 50,0 87,5 37,5 92,1 T2 89,1 90,3 20,8 99,7 83,3 10,0 12,2 80,0 Tại thời điểm T1, khi sử dụng nguy cơ thấp làm tham ml đến 2000 ml chiếm tỷ lệ cao nhất, đứng thứ hai là chiếu để đánh giá băng huyết sau sinh sớm, bộ công nhóm 500ml đến dưới 1000 ml [16]. Sự khác biệt này cụ AWHONN có độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt trong có thể do chúng tôi chỉ nghiên cứu trên sản phụ sinh khoảng từ 5,0% đến 17,4%; từ 90,3% đến 98,2%; giá trị đường âm đạo với sinh thường hoặc sinh thủ thuật mà tiên đoán dương tính và giá trị tiên đoán âm tính lần lượt không gồm các sản phụ được mổ lấy thai. Về nguyên trong khoảng từ 4,4% đến 7,1% và 97,5%. nhân gây băng huyết sau sinh, phần lớn nguyên nhân là Tại thời điểm T2, bộ công cụ AWHONN cho độ nhạy đờ tử cung, chiếm 89,1%. Một nghiên cứu ở Trung Quốc 100%, độ đặc hiệu 4,1%, giá trị tiên đoán dương tính báo cáo nguyên nhân băng huyết sau sinh được kể đến 2,9% và giá trị tiên đoán âm tính 100% để đánh giá băng nhiều nhất là đờ tử cung (chiếm 84%), sau đó là chấn huyết sau sinh ở sản phụ thuộc nhóm nguy cơ cao và thương đường sinh dục (chiếm 10,2%), bất thường bong trung bình so với nhóm nguy cơ thấp. sổ rau (chiếm 5,5%) và thấp nhất là nguyên nhân rối loạn đông máu (chiếm 0,3%) [17]. 4. BÀN LUẬN Ba bộ công cụ CMQCC, AWHONN và ACOG được sử Nghiên cứu được thực hiện trên 1.655 sản phụ đến dụng để dựa báo băng huyết sau sinh theo ba mức độ: sinh con tại Khoa Phụ sản Bệnh viện Trường Đại học nguy cơ thấp, nguy cơ trung bình và nguy cơ cao. Trong Y - Dược Huế trong khoảng thời gian từ tháng 5/2020 nghiên cứu của chúng tối, tỷ lệ băng huyết sau sinh gia đến tháng 6/2022, sử dụng ba bộ công cụ CMQCC, tăng theo mức độ và cao nhất ở nhóm nguy cơ cao tại AWHONN và ACOG để dự báo băng huyết sau sinh. thời điểm T2 ở cả ba bộ công cụ (89,1%). Tuy nhiên, để Theo Niên giám Thống kê y tế của Bộ Y tế (2018), đánh giá băng huyết sau sinh, nghiên cứu của chúng tôi băng huyết sau sinh có số trường hợp mắc và tử vong đa phần cho thấy đối tượng nghiên cứu thuộc nguy cơ cao nhất trong các tai biến sản khoa [3]. Vì vậy, tiên lượng thấp tại thời điểm T1 có tỷ lệ khá cao so với hai nhóm băng huyết sau sinh sớm là một trong những biện pháp còn lại và cao hơn so với các nghiên cứu khác [10], [18], để giảm nguy cơ tử vong ở sản phụ. Trong nghiên cứu [19], [20], [21]. Điều này có thể dự báo giá trị tiên đoán của chúng tôi, trong tổng số 1655 sản phụ, có 46 sản âm tính khả năng xảy ra băng huyết sau sinh sớm của phụ băng huyết sau sinh, chỉ chiếm 2,8% so với tổng số. ba bộ công cụ sẽ đạt kết quả cao trong nghiên cứu của Tỷ lệ này phù hợp với tỷ lệ băng huyết sau sinh được ước chúng tôi. tính thay đổi từ 1,0% đến 10,0% trong tổng số các trường Xét giá trị tiên đoán của bộ công cụ CMQCC với hợp sinh, và thống kê tại châu Á với tỷ lệ 1,9% đến 8,0% nguy cơ thấp làm tham chiếu, khi đánh giá nguy cơ băng [4], [5]. Đa số đối tượng nghiên cứu là các sản phụ có độ huyết sau sinh ở sản phụ, tại thời điểm T1, cho độ nhạy tuổi từ 20 tuổi đến 34 tuổi chiếm 84,4%. Phân bố này khá thấp, dao động từ 7,5% đến 19,6%; trong khi đó, độ phù hợp với độ tuổi sinh sản của phụ nữ. Kết quả này đặc hiệu cao, dao động từ 93,3% đến 98,8%. Kết quả tương tự nghiên cứu của Nguyễn Công Tuấn và cộng sự này trái ngược với nghiên cứu của tác giả Kawakita T. tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương với phần lớn sản phụ và cộng sự, khi sử dụng điểm cắt tương ứng thì độ nhạy từ 20 tuổi đến 34 tuổi chiếm 92,1%, chỉ có 5,9% sản phụ cao với khoảng 79,3% đến 86,5% và độ đặc hiệu trong từ 35 tuổi trở lên và 2,0% sản phụ dưới 20 tuổi [15]. Trong khoảng 25,1% đến 27,3% [21]. Đồng thời, nghiên cứu số các sản phụ có băng huyết sau sinh, lượng máu mất của tác giả Ruppel H. và cộng sự không tương đồng khi chủ yếu là nhóm trên 500ml đến 1000ml chiếm 89,1%. độ nhạy lần lượt là 57,0% và 59,0% (khi so sánh nguy Kết quả nghiên cứu của Trịnh Thị Băng Tâm (2019) có cơ cao với nguy cơ thấp), 10,0% và 23,0% (khi so sánh sự khác biệt, trong số 81 sản phụ có băng huyết sau nguy cơ cao với nguy cơ trung bình và thấp); độ đặc hiệu sinh, sản phụ có lượng máu mất thuộc nhóm từ 1000 lần lượt là 73,0% và 71,0% (khi so sánh nguy cơ cao với 42 Lý Thị Hương và cs. Tạp chí Phụ sản 2024; 22(1): 33-44. doi: 10.46755/vjog.2024.1.1679
  11. nguy cơ thấp), 95,0% (khi so sánh nguy cơ cao với nguy băng huyết sau sinh, không cần truyền máu sau sinh cơ trung bình và nguy cơ thấp) [13]. Sự khác biệt này có cao hơn ở nhóm nguy cơ thấp, giúp hướng nguồn lực thể xuất phát từ số lượng sản phụ băng huyết sau sinh vào theo dõi phân tầng nguy cơ cao hơn ở sản phụ. sớm thuộc nguy cơ cao trong nghiên cứu của chúng tôi Chất lượng của nguồn dữ liệu trong nghiên cứu của thấp hơn. Mặt khác, khi xem xét tại thời điểm T2, bộ công chúng tôi là một điểm mạnh. Bằng cách đánh giá hồ sơ cụ này độ nhạy và độ đặc hiệu cao với 89,1% và 89,7%. bệnh án đã được ghi nhận dữ liệu đầy đủ, chúng tôi có thể Do đó, trong nghiên cứu của chúng tôi, bộ công kiểm tra các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với băng huyết cụ CMQCC phù hợp để đánh giá băng huyết sau sinh sau sinh bằng cách sử dụng nhiều biến số lâm sàng. Hơn tại thời điểm T2. Tương tự, kết quả cũng cho thấy tại nữa, Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện phân tầng nguy thời điểm T1 nên dùng bộ công cụ CMQCC đánh giá cơ sản phụ ở hai thời điểm T1 và T2 nhằm đánh giá các nguy cơ cần truyền máu sau sinh vì có độ nhạy (66,7%) yếu tố nguy cơ băng huyết sau sinh có từ trước khi nhập và độ đặc hiệu (87,8%) cao hơn so với hai bộ công cụ viện, khi nhập viện theo dõi sinh và cho đến kết thúc sổ AWHONN và ACOG. Tuy nhiên, cần có thêm các nghiên thai (giai đoạn 2 chuyển dạ) và các yếu tố xuất hiện thêm cứu tiến cứu với thời gian kéo dài hơn, thực hiện ở nhiều vào sau sổ thai, tính đến 1 giờ sau sổ thai. Đây cũng là trung tâm hơn để đánh giá liệu rằng bộ công cụ CMQCC một điểm mạnh trong nghiên cứu của chúng tôi. Tuy này có thực sự hữu ích và có thể áp dụng rộng rãi trên nhiên, nghiên cứu của chúng tôi vẫn tồn tại một số điểm lâm sàng. hạn chế. Thiết kế nghiên cứu của chúng tôi là hồi cứu, Cùng lấy nguy cơ thấp làm tham chiếu đối với bộ một số yếu tố nguy cơ liên quan có thể có thể chưa được công cụ AWHONN đánh giá băng huyết sau sinh ở sản khai thác hoặc khai thác không đầy đủ, tuy nhiên phần lớn phụ, giá trị tiên đoán cho kết quả tại T1 tương tự với bộ các yếu tố nguy cơ liên quan đã biết đối với băng huyết công cụ CMQCC, với độ nhạy thấp (5,0% đến 17,4%) và sau sinh có thể đánh giá hồi cứu, nên đây không được độ đặc hiệu cao (90,3% đến 98,2%). Đây cũng là điều coi là mối quan tâm lớn. Thời gian nghiên cứu kéo dài hai khác biệt với các nghiên cứu của tác giả Ahmadzia H. K. năm có thể là khung thời gian ngắn, dẫn đến các kết quả và tác giả Kawakita T. cùng các cộng sự, với độ nhạy cao có tần suất và giá trị chưa cao về việc tiên đoán khả năng (dao động từ 82,0% đến 98,0%) và độ đặc hiệu thấp hơn băng huyết sau sinh sớm của các bộ công cụ khi đánh giá (khoảng 8,0% đến 48,0%) [18], [21]. Tại T2, mặc dù độ tại T1. Mặt khác, phân tích của chúng tôi được thực hiện nhạy là 100% nhưng độ đặc hiệu thấp, chỉ 4,1%. Ngoài ra, ở một bệnh viện duy nhất dẫn đến hạn chế tính tổng quát đối với đánh giá sản phụ có truyền máu sau sinh, ở thời của kết quả. điểm T1, bộ công cụ AWHONN cho độ nhạy 25,0% đến 50,0% và độ đặc hiệu 87,5% đến 97,2%. Từ đó cho thấy 5. KẾT LUẬN bộ công cụ AWHONN không phù hợp đánh giá băng Bộ công cụ CMQCC có thể sử dụng để tiên đoán huyết sau sinh ở T2, nhưng có thể cân nhắc sử dụng bộ khả năng băng huyết sau sinh tại thời điểm sau sinh và công cụ này đánh giá cần truyền máu sau sinh ở T1 khi có thể sử dụng để tiên đoán khả năng băng huyết cần lấy nhóm nguy cơ cao và nguy cơ trung bình so với nhóm truyền máu sau sinh tại thời điểm trước sinh. Với bộ công nguy cơ thấp. cụ AWHONN, có thể cân nhắc sử dụng tiên đoán khả Khi sử dụng bộ công cụ ACOG đánh giá băng huyết năng băng huyết cần truyền máu sau sinh tại thời điểm sau sinh và cần truyền máu sau sinh ở sản phụ, các giá trước sinh. Với bộ công cụ ACOG, giá trị tiên đoán băng trị tiên đoán ở T1 và T2 được báo cáo khá tương đồng khi huyết sau sinh tương tự CMQCC tại thời điểm sau sinh sử dụng bộ công cụ CMQCC. Với các giá trị độ nhạy và và giá trị tiên đoán khả năng băng huyết và truyền máu độ đặc hiệu được thể hiện trong Bảng 3.6, có thể thấy sau sinh tương tự AWHONN tại trước sinh. bộ công cụ ACOG phù hợp để đánh giá băng huyết sau Cả ba bộ công cụ CMQCC, AWHONN và ACOG đều sinh của sản phụ ở thời điểm T2, và đánh giá cần truyền cho kết quả giá trị tiên đoán âm tính cao ở hai thời điểm máu sau sinh ở thời điểm T1 với nguy cơ trung bình làm trước và sau sinh, giúp loại trừ phần lớn trường hợp ít có điểm cắt. khả năng băng huyết sau sinh sớm để tập trung nguồn Mặc dù kết quả cho thấy độ nhạy không cao, tuy lực theo dõi nhóm các sản phụ có yếu tố nguy cơ cao nhiên, giá trị tiên đoán âm đạt kết quả cao ở cả ba bộ hơn. Việc đánh giá phân tầng nguy cơ sản phụ tại thời công cụ CMQCC, AWHONN và ACOG khi sử dụng đánh điểm sau sinh có giá trị cao hơn tại thời điểm trước sinh giá khả năng băng huyết sau sinh (hơn 97%) và cần cho khả năng phát hiện băng huyết sau sinh sớm. Như truyền máu sau sinh (hơn 80%). Kết quả này phù hợp vậy, xem xét tùy thời điểm, việc sử dụng các bộ công cụ với nhiều nghiên cứu khác trên thế giới với giá trị tiên đánh giá nguy cơ là hữu ích. đoán âm tính hơn 90% [18], [21], [22]. Điều này cho thấy, ba bộ công cụ này hiệu quả hơn TÀI LIỆU THAM KHẢO khi sử dụng để đánh giá loại trừ băng huyết sau sinh 1. Bộ môn Phụ sản, Trường Đại học Y Dược thành phố hoặc băng huyết sau sinh và cần truyền máu sau sinh Hồ Chí Minh. Bài giảng Sản khoa: Nhà xuất bản Y học ở sản phụ. Tức là, chúng xác định tỷ lệ sản phụ không thành phố Hồ Chí Minh; 2020. Lý Thị Hương và cs. Tạp chí Phụ sản 2024; 22(1): 33-44. doi: 10.46755/vjog.2024.1.1679 43
  12. 2. Casanova R., Chuang A., Goepfert A. R., et al. hemorrhage based on the improved combined method in Beckmann and Ling’s Obstetrics and Gynecology 8th evaluating blood loss: A retrospective cohort study. PLoS Edition. Wolters Kluwer; 2018. p. 317 - 34. ONE. 2023;18(7):e0289271. 3. Bộ Y tế. Niên giám Thống kê y tế: Nhà xuất bản Y học 18. Ahmadzia H. K., Phillips J. M., Kleiman R., et al. Hà Nội; 2018. Hemorrhage Risk Assessment on Admission: Utility 4. Escobar M. F., Nassar A. H., Theron G., et al. FIGO for Prediction of Maternal Morbidity. Am J Perinatol. recommendations on the management of postpartum 2021;38(11):1126 - 33. hemorrhage 2022. International Journal of Gynecology & 19. Dilla A. J., Waters J. H., Yazer M. H. Clinical validation Obstetrics. 2022;157:3 - 50. of risk stratification criteria for peripartum hemorrhage. 5. Pinheiro A., Pacagnella R., Cecatti J., et al. Postpartum Obstetrics and Gynecology. 2013;122(1):120 - 6. Hemorrhage: New Insights for Definition and Diagnosis. 20. Ghose I., Wiley R. L., Ciomperlik H. N., et al. Obstetric Anesthesia Digest. 2019;39:67. Association of Adverse Outcomes with Three-Tiered Risk 6. Lyndon A., Lagrew D., Shields L., et al. Improving Assessment Tool for Obstetric Hemorrhage. American Health Care Response to Obstetric Hemorrhage Journal of Obstetrics & Gynecology MFM. 2023. (California Maternal Quality Care Collaborative Toolkit to 21. Kawakita T., Mokhtari N., Huang J. C., et al. Evaluation Transform Maternity Care): California Maternal Quality of Risk-assessment Tools for severe postpartum Care Collaborative; 2015. hemorrhage in women undergoing cesarean delivery. 7. Joseph N. T., Worrell N. H., Collins J., et al. Obstetrics and Gynecology. 2019;134(6):1308 - 16. Implementation of a Postpartum Hemorrhage Safety 22. Zheutlin A. B., Vieira L., Shewcraft R., et al. Improving Bundle at an Urban Safety-Net Hospital. AJP reports. postpartum hemorrhage risk prediction using longitudinal 2020;10(3):e255 - e61. electronic medical records. Journal of the American 8. Kathy M. B. Obstetrical Hemorrhage Bunle: Medical Informatics Association. 2021;29(2):296 - 305. “Recognition and Prevention: Risk Assessment”. Collaborative GA, editor. GaPQC/ AIM Collaborative 2018. 9. Obstetrics and Gynecology. Maternal Safety Bundle for Obstetric Hemorrhage. The American College of Obstetricians and Gynecologists (ACOG) District II2020. 10. Hacker F. M., Phillips J. M., Lemon L., et al. 816 Comparative analysis of obstetric hemorrhage risk prediction tools. American Journal of Obstetrics & Gynecology. 2021;224(2):S508. 11. Wu E., Jolley J., Hargrove B. A., et al. Implementation of an Obstetric Hemorrhage Risk Assessment: Validation and Evaluation of Its Impact on Pretransfusion Testing and Hemorrhage Outcomes. The journal of Maternal- Fetal & Neonatal Medicine. 2014;28(1):71 - 6. 12. Movva V. C., Bringman J., Young A., et al. Comparison of three antepartum risk assessment tools to predict significant postpartum hemorrhage in livebirths. Transfusion. 2023;63(5):1005 - 10. 13. Ruppel H., Liu V., Gupta N., et al. Validation of Postpartum Hemorrhage Admission Risk Factor Stratification in a Large Obstetrics Population. American Journal of Perinatology. 2020;38. 14. Mian D., Tijani F., Angoi V., et al. Surgical Management of Postpartum Hemorrhage at Cocody University Hospital in the De Facto Capital City of Ivory Coast. Clinical and Experimental Obstetrics & Gynecology. 2023;50:140. 15. Nguyễn Công Tuấn, Phạm Thị Thanh Hiền. Nghiên cứu xử trí chảy máu sau đẻ đường âm đạo tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Y học Cộng đồng. 2020; Tập 60:150 - 5. 16. Trịnh Thị Băng Tâm. Nghiên cứu tình hình băng huyết sau sinh và một số yếu tố nguy cơ [Luận văn Thạc sỹ y học của Bác sĩ nội trú]: Trường Đại học Y Dược Huế; 2019. 17. Zheng F., Wen H., Shil L., et al. Incidence of postpartum 44 Lý Thị Hương và cs. Tạp chí Phụ sản 2024; 22(1): 33-44. doi: 10.46755/vjog.2024.1.1679
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2