intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu giải pháp công nghệ phục hồi và phát triển cam sành Hà Giang theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ xây dựng nông thôn mới hiệu quả và bền vững

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

34
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày việc lựa chọn và ứng dụng thành công các giải pháp về giống, công nghệ nhân giống, kỹ thuật canh tác và bảo quản góp phần phát triển sản xuất cam sành tại Hà Giang hiệu quả và bền vững; Chuyển giao thành công mô hình ứng dụng giải pháp đồng bộ cho các vùng sản xuất cam sành trên địa bàn tỉnh và người nông dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu giải pháp công nghệ phục hồi và phát triển cam sành Hà Giang theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ xây dựng nông thôn mới hiệu quả và bền vững

  1. I. Thông tin chung Tên Đề tài: Nghiên cứu giải pháp công nghệ phục hồi và phát triển cam sành Hà Giang theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ xây dựng nông thôn mới hiệu quả và bền vững Thời gian thực hiện: 17 tháng từ tháng 11/2015 đến 04/2017 Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Rau quả Chủ nhiệm đề tài: Ths.Phạm Văn Toán ĐTDĐ: Email: 1. Đặt vấn đề . 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung - Lựa chọn và ứng dụng thành công các giải pháp về giống, công nghệ nhân giống, kỹ thuật canh tác và bảo quản góp phần phát triển sản xuất cam sành tại Hà Giang hiệu quả và bền vững. - Chuyển giao thành công mô hình ứng dụng giải pháp đồng bộ cho các vùng sản xuất cam sành trên địa bàn tỉnh và người nông dân. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Giải pháp công nghệ đồng bộ phục hồi và phát triển sản xuất cam bao gồm: phục tráng giống, nhân giống sạch bệnh, canh tác tiên tiến, chống tái nhiễm bệnh, bảo quản sản phẩm. - Mô hình tại 3 vùng trọng điểm sản xuất cam sành: Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên gồm: 9 ha thâm canh cam, 15.000 cây cam sạch bệnh, 30 tấn cam quả được bảo quản, 10 cán bộ kỹ thuật, 100 hộ nông dân được tập huấn các kỹ thuật có liên quan. 3. Các kết quả chính của nhiệm vụ đã đạt được 3.1. Điều tra, đánh giá và xác định nguyên nhân gây suy giảm năng suất, chất lượng cam sành Hà Giang 3.1.1. Hiện trạng sản xuất cam sành trên địa bàn tỉnh Hà Giang Sản xuất cam tại Hà Giang có sự tăng trưởng trong thời gian qua về năng suất, diện tích, sản lượng trong đó tập trung chủ yếu vào 3 huyện trọng điểm sản xuất của tỉnh (Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên), chiếm 99%, trong đó, huyện Bắc Quang là vùng trồng cam lớn nhất. 872
  2. -Về diện tích trồng: Diện tích trồng cam sành Hà Giang tăng qua các năm trong giai đoạn từ 2012 đến 2016 trong đó 3 vùng trọng điểm chiếm tỷ lệ gần 100%. Năm 2012, toàn tỉnh chỉ có 1.674,9 ha nhưng đã tăng lên 5,1 lần sau 4 năm, đạt 8.481,8 ha. Diện tích trồng cam của huyện Bắc Quang lớn nhất, chiếm 55% đến 66% toàn tỉnh, luôn gấp 1,6-2,5 lần huyện Quang Bình và 8-17 lần so với huyện Vị Xuyên. - Về diện tích cho thu hoạch: Mặc dù diện tích cam sành chu thu hoạch có tăng (tăng 2,1 lần từ năm 2012 đến 2016), tuy nhiên, khi so sánh với tổng diện tích trồng cam toàn tỉnh thì chỉ số này có xu hướng giảm. Cụ thể giảm từ 84% trong năm 2012 xuống còn 45% năm 2016. Quá trình trồng mới cam trên địa bàn toàn tỉnh đã tăng lên rất nhanh chóng, đặc biệt khi tỉnh Hà Giang xây dựng được thương hiệu cam sành, được cấp chỉ dẫn địa lý Cam Sành Hà Giang và các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XV (2011-2015) thực sự tác động tích cực tới người sản xuất. - Về sản lượng cam sành:Trong giai đoạn 2012-2015, sản lượng cam sành năm trước so với năm sau tăng bình quân 1,1-1,2 lần. Sản lượng tăng đột biến vào năm 2015 đạt 33.976 tấn (gấp 2,5 lần so với năm 2015 và 3,6 lần so với năm 2012). Có 2 nguyên nhân chính dẫn tới kết quả này là: Một là: diện tích cam cho thu hoạch ngày càng tăng, bên cạnh đó người dân đã có những đầu tư nhất định vào sản xuất, đặc biệt là các loại phân bón và thuốc BVTV; Hai là: khả năng tiếp nhận, vận dụng và được hỗ trợ về giống, kỹ thuật chăm sóc, cắt tỉa đã từng bước được cải tiến làm năng suất cam sành có sự gia tăng đáng kể. - Về năng suất cam sành:Mặc dù năng suất cam sành có tăng qua các năm (trung bình từ 1,2-1,3 lần) tuy nhiên so với bình quân nhiều vùng khác trên cả nước, năng suất cam sành tại Hà Giang còn thấp (chỉ tương đương 30-35%). Một số nguyên nhân ban đầu được xác định là: Bên cạnh diện tích cam cho thu hoạch ổn định (độ tuổi 6-10 năm, chiếm 30-35% tổng diện tích), có đầu tư (vật tư, kỹ thuật, tưới) thì hầu hết các vườn cam đều ở trong tình trạng hoặc trẻ quá (2-3 tuổi) hoặc lại quá già (trên 15 tuổi). Điều này đã góp phần làm năng suất bình quân cam sành thấp và không thực sự ổn định. Bên cạnh đó còn phải kể tới nguyên nhân về khả năng đầu tư, thâm canh của các vườn trồng mới, các vườn cũ cũng có nhiều sự khác nhau. - Về diện tích cam sành được cấp chứng nhận VietGAP:Bên cạnh diện tích sản xuất đại trà, bắt đầu từ năm 2012, việc giám sát, cấp chứng nhận VietGAP cho cam sành Hà Giang đã được Sở Nông nghiệp và PTNT tiến hành. Cam được chứng nhận VietGAP có giá bán cao hơn so với cam chưa được chứng nhận do mẫu mã, chất lượng tốt hơn nên trong thời gian qua, diện tích cam được cấp chứng nhận đã tăng lên đáng kể. Năm 2015, tổng diện tích cam sành được cấp chứng nhận VietGAP là 125,9 ha với 6 tổ sản xuất, 87 hộ dân, sản lượng 1.500 tấn thì đến hết năm 2016, diện tích này đã tăng lên 1.314,15 ha với sản lượng đạt 17.051 tấn trong đó huyện Quang Bình có 432,32 ha, sản lượng 5.505,49 tấn; huyện Bắc Quang có 856,43 ha, sản lượng 11.267,32 tấn; huyện Vị 873
  3. Xuyên có 25,4 ha, sản lượng 279,37 tấn. Bên cạnh yếu tố giá bán, chất lượng, mẫu mã thì năng suất cam sành bình quân sản xuất theo hướng dẫn VietGAP cũng cao hơn so với bình thường, trung bình đạt 11-12 tấn/ha. 3.1.2. Hiện trạng sản xuất, cung ứng giống cam sành Hà Giang - Về chủng loại: Phổ biến trên địa bàn hiện nay vẫn là giống cam sành (là loài lai tự nhiên giữa 2 loài sinensis và reticulata) chiếm trên 97,5%, còn lại là một số giống mới như cam V2, cam Vinh (giống Xã Đoài) chiếm 2,5%. - Về nguồn vật liệu nhân giống: chủ yếu từ nguồn tại chỗ. Đối với đơn vị sản xuất giống của tỉnh, nguồn vật liệu để nhân giống chủ yếu được lấy từ vườn cây S1 (38 cây) và từ khu sản xuất giống chuyên biệt tại huyện Bắc Quang có thể đảm bảo sản xuất 50-60.000 cây giống sạch bệnh/năm. Với các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, nguồn cung cấp mắt ghép phục vụ nhân giống từ 02 nguồn: nguồn chính thống là các vườn S1 do cơ quan nhà nước quản lý và từ các cây cho năng suất, chất lượng tốt tại các vườn của xã viên. Tuy nhiên, tỷ lệ cây được sản xuất từ nguồn giống chính thống còn thấp (12,5-13%) do đó chất lượng cây giống tạo ra chưa được kiểm soát đảm bảo theo yêu cầu. Với các hộ nông dân tự sản xuất cây giống, nguồn giống chủ yếu từ vườn gia đình hoặc các vườn lân cận có chất lượng tốt. Tỷ lệ tự sản xuất cây giống và tự cung cấp chiếm tới 75,2% số hộ được phỏng vấn. - Về phương pháp sản xuất giống: phổ biến hiện nay vẫn là ghép mắt nhỏ có gỗ, giâm chiết cành. Tuy nhiên, mức áp dụng của mỗi phương pháp lại khác nhau, cụ thể như sau: + Tại các cơ sở chuyên sản xuất giống được quản lý bởi nhà nước (Trung tâm nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, Trạm Khuyến nông huyện....) áp dụng 100% theo phương thức ghép mắt, 43,17% các Hợp tác xã nông nghiệp áp dụng phương pháp này và chỉ 1,67% số hộ gia đình được phỏng vấn có hoạt động sản xuất cây giống áp dụng. + Phương pháp nhân giống chủ yếu với các HTX và hộ gia đình là chiết cành: 56,83% với HTX và 98,33% với hộ gia đình. Với cách sản xuất này, cây giống có khả năng cho ra quả sớm (trung bình 1,5 năm sau khi trồng) tuy nhiên thời gian cho thu hoạch ngắn hơn so với cây sản xuất bằng phương pháp ghép. - Về nguồn bán cây giống: có rất nhiều thành phần tham gia cung ứng giống cam sành: Cơ quan nhà nước, đơn vị dịch vụ nông nghiệp, các hộ nông dân. Ngoại trừ cơ quan nhà nước có mã số đăng ký sản xuất giống, các đơn vị còn lại không được kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện sản xuất cây giống. Trong thời gian qua nhờ các biện pháp tuyên truyền của người dân về sự cần thiết phải có cây giống tốt để phục vụ sản xuất nên xu hướng chuyển sang mua giống ở các nguồn giống đảm bảo đã chiếm một tỷ lệ lớn trong dân với 65,56 % số hộ khảo sát sử dụng nguồn giống cam do các cơ quan 874
  4. chuyên môn của tỉnh cung cấp, 18,89 % sử dụng cây giống của các HTX dịch vụ nông nghiệp và chỉ còn lại 15,55 % sử dụng cây giống không rõ nguồn gốc (từ lái buôn, người dân ở địa phương). Bên cạnh đó, một số hộ dân cũng đã biết cách tự sản xuất giống cho vườn cam của hộ gia đình. 3.1.3. Hiện trạng kĩ thuật canh tác cam sành Hà Giang Từ năm 2012, chương trình sản xuất cam an toàn theo VietGAP đã được triển khai. Bên cạnh diện tích canh tác theo phương pháp thông thường, đến nay, tỷ lệ hộ gia đình đăng ký áp dụng và được cấp chứng nhận sản xuất an toàn theo VietGAP đã tăng lên đáng kể với 1.314,15 ha. Tuy nhiên, tỷ lệ áp dụng và sản xuất cam an toàn theo VietGAP có sự khác biệt ở các địa bàn sản xuất trọng điểm. HTX cam VietGAP cao nhất ở Bắc Quang là 83,33 %, thấp nhất ở Quang Bình 76,67 %. Hà Giang phấn đấu đến năm 2020, trên 80% diện tích trồng cam của tỉnh sẽ sản xuất an toàn theo VietGAP. Các biện pháp kỹ thuật chính đã được người sản xuất áp dụng với một mức độ nhất định, đặc biệt là công tác phân bón và BVTV. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có một số gia đình/trang trại thay vì sản xuất theo hướng dẫn VietGAP đã từng bước chuyển đổi sang bán hữu cơ với việc sử dụng 100% nguồn phân chuồng ủ hoai mục theo hướng dẫn, sử dụng 100% thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học. Các hộ dân đã áp dụng các biện pháp cắt tỉa, tạo tán vào sản xuất. Tuy nhiên, việc cắt tỉa của người dân vẫn chưa đúng theo hướng dẫn kỹ thuật, cắt tỉa chủ yếu là cắt các cành xiên, cành vượt sau khi đã tiến hành chiết. Việc áp dụng tưới vào sản xuất với tỷ lệ số hộ không thường xuyên tưới chỉ chiếm một lượng nhỏ. Tuy vậy, mức độ tưới chủ yếu dựa vào nguồn nước sẵn có nên việc tưới chỉ diễn ra thường xuyên vào thời điểm tích trữ được nước. Số hộ áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt/tưới tiết kiệm theo dạng tự chế hoặc mua vật tư về lắp ráp còn rất ít, chỉ 1- 2 hộ/huyện do chi phí đầu tư lớn. Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn giống không rõ nguồn gốc, không qua kiểm tra là phổ biến, cá biệt có những hộ sử dụng chính những cây đang trong quá trình bệnh để chiết, nhân giống nên tỷ lệ lưu trữ bệnh trên nguồn giống là rất lớn. Chỉ có 15,2%-18,5% số hộ áp dụng 100% nguồn giống sạch bệnh cung cấp từ các cơ quan do nhà nước quản lý, đảm bảo chất lượng giống tốt. Các vườn hầu như không được, cắt tỉa, tiêu huỷ tàn dư bệnh đúng quy trình hướng dẫn, cụ thể như sau: Không loại bỏ hoàn toàn tàn dư của cây bị bệnh (đào gốc, tiêu huỷ thân, cành, lá, rắc vôi bột vào vị trí trồng cũ) và không trồng cây mới vào vị trí cây bị bệnh. Mặc dù kỹ thuật trồng ổi xen cam được xem là một biện pháp kỹ thuật hiệu quả nhằm hạn chế nguồn gây bệnh Greening là rầy chổng cánh nhưng hiện nay chỉ có một vài hộ áp dụng và cũng chỉ trồng trên diện tích rất nhỏ (0,5-1ha). 875
  5. Phần lớn nông dân không đào hố, xử lý đất trước khi trồng theo đúng quy trình và hướng dẫn kỹ thuật. Công tác chuẩn bị, xử lý đất thông thường chỉ hoàn thành 1-2 ngày trước khi trồng, đất cũng không được xử lý thuốc hoặc vôi bột. 3.1.4. Hiện trạng công tác thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm Thu hoạch: Thời gian chín của cam sành Hà Giang thường từ tháng 11 đến tháng 01 năm sau (thời gian tập trung), một số hộ thực hiện biện pháp kỹ thuật "treo quả" có thể kéo dài thời gian thu hoạch đến hết tháng 02 dương lịch năm sau. Thu hoạch chủ yếu bằng tay thay vì sử dụng các công cụ như kéo cắt. Việc bẻ cam kết hợp với không đốn tỉa sau khi thu hoạch góp phần làm cây cam bị bệnh (do vết thương hở), phần cành, tán không mang quả ở vụ tiếp theo lớn. Vật dụng chủ yếu để vận chuyển cam từ vườn thu hoạch đến nơi tập kết, bán sản phẩm chủ yếu là sọt tre. Số hộ sử dụng sọt nhựa còn thấp do giá thành mua sọt cao (50.000-60.000 đồng/sọt 20-30kg). Số hộ sử dụng bao tải để đựng cam vẫn còn khá nhiều, khoảng trên 6,7-16,7%. Phân loại, sơ chế và bảo quản: 73% số hộ phân loại sản phẩm chủ yếu là loại các quả bị dập/sâu/bệnh/ngoại cỡ (quá lớn hoặc quá nhỏ). Chỉ 21% số hộ làm sạch sản phẩm sau khi thu hoạch Đây là những hộ trực tiếp bán sản phẩm hoặc cung cấp sản phẩm qua các mối hàng có yêu cầu cao về mẫu mã, chất lượng.Hầu hết cam được bảo quản tự nhiên với tỷ lệ áp dụng trung hình là 40%. Việc bảo quản tự nhiên diễn ra tại gia đình, trong thời gian ngắn thông thường 2-5 ngày. Đối với các thương lái, sau khi thu mua, cam được vận chuyển ngay tới các đầu mối tiêu thụ, quá trình này thông thường chỉ kéo dài từ 1-1,5 ngày tuỳ địa điểm tập kết nên hầu hết không áp dụng phương pháp bảo quản sau thu hoạch. 3.1.5. Nguyên nhân gây suy thoái cam sành Hà Giang Kết quả phân tích chỉ thị phân tử RAPD và ISSR tại 30 locus, những kết quả thu được cho thấy cam sành ở tại Hà Giang đã xuất hiện trình trạng phân ly. Tuy nhiên, mức độ phân ly thấp, hệ số tương đồng giữa 5 nhóm vẫn đạt 0,7; còn giữa các mẫu trong nhóm có hệ số tương đồng rất cao (từ 0,8 – 0,98). Do vậy, không ảnh hưởng đến độ đồng đều của năng suất, chất lượng của cam sành Hà Giang. Như vậy, yếu tố giống bị thoái hoá do di truyền không phải là nguyên nhân chính. Với kết quả phân tích đất, phân tích mẫu lá cùng với kết quả điều tra về quy trình chăm sóc cam không đủ cơ sở để kết luận quy trình chăm sóc và dinh dưỡng đất là nguyên nhân gây suy thoái cam Hà Giang. Kết quả điều tra đánh giá nguyên nhân suy thoái do sâu, bệnh phá hoại cho thấy: vùng cam sành Hà Giang có tới 20 đối tượng sâu bệnh gây hại trong đó có 8 loại bệnh và 12 loài sâu hại. Các đối tượng gây hại chính bao gồm bệnh huanglongbing, bệnh tàn lụi, bệnh loét, sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, rệp muội đen và nhện đỏ Tuy nhiên, hai bệnh nguy hiểm nhất, gây nên tình trạng suy thoái vùng cam sành tại Hà Giang là bệnh huanglongbing và tristeza. Tỷ lệ nhiễm bệnh trung bình của các loại bệnh này lần lượt là 12,71 – 20,96% và 876
  6. 12,46 – 18,96%. Sự phát sinh của bệnh cũng như mức độ suy thoái của vườn cam không phụ thuộc vào địa điểm nhưng có quan hệ với loại đất và độ tuổi của cây. Độ tuổi của vườn cam càng cao mức độ suy thoái cũng như nhiễm bệnh càng lớn. Bệnh huanglongbing trên các loại đất phiến thạch sét và phiến thạch mica bị nặng hơn các loại đất khác. Các loại sâu, bệnh xuất hiện và gây hại quanh năm trên tất cả các bộ phận của cây, thời điểm gây hại tập trung vào giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 10, đây là giai đoạn cây ra hoa, mang quả nên nếu không được phòng trừ hợp lý rất rễ bị rụng hoa, quả non ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng vườn cây. Với những quả cho thu hoạch còn lại trên cây khi thu hoạch cũng có mẫu mã kém do bị các vết sâu bệnh gây hại, điều đó đã làm giảm giá trị của sản phẩm. Đây có thể coi là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho sinh trưởng cũng như năng suất của vườn cây và chất lượng quả ngày càng giảm sút. 3.2. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm phục hồi và phát triển cam sành Hà Giang 3.2.1. Tạo nguồn vật liệu sạch bệnh bằng vi ghép đỉnh sinh trưởng để tạo cây S0 làm cơ sở tạo vườn mẹ S1 phục vụ công tác nhân giống Kết quả điều tra xác định nguyên nhân suy thoái của cam sành Hà Giang chủ yếu là do sâu, bệnh phá hoại, trong đó hai bệnh nguy hiểm nhất dẫn đến sự tàn lụi nhanh chóng của vườn cam là bệnh huanglongbing và tristeza. Vì vậy, để tránh sự suy thoái tiếp diễn trong tương lai, vấn đề cốt lõi là phải tạo được các vật liệu giống sạch bệnh cho trồng mới thay thế những vườn đã bị suy thoái và tăng cường các biện pháp chống tái nhiễm. Có nhiều phương pháp tạo cây sạch bệnh như: Chọn cây phôi tâm, vi ghép đỉnh sinh trưởng, nuôi cấy meristem hoặc tuyển chọn cây đầu dòng kết hợp với xét nghiệm loại trừ bệnh...Tuy nhiên, phương pháp vi ghép đỉnh sinh trưởng được nhiều nước trên thế giới áp dụng và ở nước ta một số viện nghiên cứu cũng đã thành công trong việc sản xuất giống sạch bệnh bằng vi ghép đỉnh sinh trưởng đối với loài cam chanh (sinensis). 3.2.2. Giải pháp về kỹ thuật BVTV Như đã phân tích, hiện tượng suy thoái của cam sành Hà Giang chủ yếu là do sâu, bệnh phá hoại, đặc biệt là hai bệnh huanglongbing và tristeza, do vậy việc phòng trừ sâu bệnh, chống tái nhiễm là việc làm hết sức cấp thiết và phải có các biện pháp thích hợp. Việc áp dụng biện pháp thâm canh, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp không chỉ giúp cho cây sinh trưởng tốt mà còn phòng trừ một cách hiệu quả sâu, bệnh phá hoại, đặc biệt là chống được tái nhiễm bệnh huanglongbing và tristeza. Hai bệnh chủ yếu gây suy thoái cam sành ở Bắc Quang, Hà Giang. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp phòng trừ sâu, bệnh tổng hợp (IPM) đến sinh trưởng, phát triển của cam sành cho thấy: Sau trồng 1 năm, mô hình áp dụng biện pháp thâm canh và phòng trừ sâu bệnh tổng hợp có sức sinh trưởng khá tốt. Các chỉ tiêu chiều cao cây, đường kính tán, đường kính gốc đều tăng hơn gấp đôi so với khi trồng và tăng hơn so với đối chứng một cách rõ rệt có ý nghĩa. Thời gian xuất hiện, kết thúc lộc và số lượng lộc của cây cam sành ở mô hình 877
  7. IPM không có sự khác biệt so với mô hình đối chứng. Áp dụng biện pháp IPM, thành phần sâu, bệnh hại cũng như mức độ sâu, bệnh hại giảm một cách rõ rệt so với MHĐC (bảng 4.44). Qua điều tra phát hiện 11 loại sâu, bệnh (6 bệnh và 5 loại sâu), nhưng ở mô hình IPM chỉ có 2 bệnh và 3 sâu và mức độ hại cũng chỉ ở mức nhẹ. Đặc biệt trong mô hình IPM không bị tái nhiễm bệnh nguy hiểm huanglongbing và tristeza, trong khi đó mô hình đối chứng vẫn có tỷ lệ nhiễm nhất định là 5,5% với bệnh huanglongbing và 4,3% với bệnh tristeza. Từ những kết quả theo dõi về sinh trưởng của cây cũng như sự phát sinh phát triển của sâu, bệnh có thể kết luận: Việc áp dụng biện pháp thâm canh, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp không chỉ giúp cho cây sinh trưởng tốt mà còn phòng trừ một cách hiệu quả sâu, bệnh phá hoại, đặc biệt là chống được tái nhiễm bệnh huanglongbing và tristeza. Hai bệnh chủ yếu gây suy thoái cam sành ở Bắc Quang, Hà Giang. Trên cơ sở Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cam sành Hà Giang do Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Giang ban hành, cùng với kết quả nghiên cứu các biện pháp khắc phục hiện tượng suy thoái, đề tài đề xuất Quy trình trồng trọt chống tái nhiễm đối với cam sành 3.3. Kết quả xây dựng mô hình 3.3.1. Kết quả xây dựng mô hình sản xuất giống Nhằm hỗ trợ người dân có thể chủ động sản xuất giống sạch bệnh, đề tài đã tiến hành mô hình sản xuất cây giống tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên với số lượng 5.000 cây/huyện theo phương thức phối hợp: đề tài hỗ trợ phần mắt ghép, hướng dẫn kỹ thuật ghép và kỹ thuật chăm sóc còn người dân sẽ phải cung cấp cây gốc ghép, vật tư chăm sóc và công chăm sóc sau khi ghép. Sản phẩm cây giống người dân sẽ được hưởng. Phần mắt ghép được cung cấp từ nguồn cây S1 của Trung tâm giống cây trồng Đạo Đức. Kết quả cho thấy sau 10 tháng tiến hành, cây giống sản xuất ra đạt tiêu chuẩn xuất vườn với tỷ lệ loại 1 đạt 35,5%, loại 2 đạt 64,5% với các thông số kỹ thuật chính như sau: Bảng...: Tiêu chuẩn cây giống sau ghép 10 tháng TT Chỉ tiêu Cây giống Cây giống loại 1 loại 2 1 Chiều cao cây tính từ mặt bầu (cm) > 60 50 – 60 2 Chiều dài cành ghép tính từ vết ghép đến ngọn > 40 30-40 cành dài nhất (cm) 3 Đường kính gốc ghép đo cách mặt bầu 10 cm > 0,8 0,6–0,8 (cm) 4 Đường kính cành ghép đo trên vết ghép 2 cm > 0,7 0,5-0,6 (cm) 5 Số cành cấp I 2-3 1-3 878
  8. Tổng số cây đạt được là 15.150 cây. Trước khi xuất vườn, các cây đã được lấy mẫu để giám định bênh Greening và Trizteza để đảm bảo chất lượng. Toàn bộ số cây giống đã được bàn giao cho các hộ tham gia mô hình chủ động trồng hoặc tiêu thụ. 3.3.2. Kết quả xây dựng mô hình thâm canh Mô hình thâm canh trong đề tài được tiến hành tại 3 xã: Xã Tiên Kiều, xã Việt Lâm, xã Yên Hà thuộc 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên. Diện tích 3 ha/xã. Trước khi tiến hành xây dựng mô hình, các hộ dân đã được tập huấn từ tháng 09/2015 để đảm bảo ngay sau đề tài được triển khai và chủ hộ thu hoạch, vườn sẽ được cắt, tỉa, chăm sóc (bón phân, tưới nước) theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Các vườn này không được để "cam treo cành" trong vụ trước. Cán bộ kỹ thuật của đề tài sẽ theo sát trong toàn bộ thời gian thực hiện mô hình, trong các giai đoạn chính để kịp thời hỗ trợ và hướng dẫn kỹ thuật khi cần thiết. Để chủ động chăm sóc vườn, đặc biệt là tưới khi bón phân, các vườn đều có hệ thống hố thu nước (từ 10-15m3) hoặc (bể 2m3) với nguồn nước tự chảy đảm bảo cung cấp nước đủ cho vườn. Đề tài đã thiết kế, lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm dùng ống mềm của Đài Loan cho các vườn (9ha), do đó, công tác tưới nước được đảm bảo 100% theo đúng nhu cầu của cây trồng. Ưu điểm của hệ thống này là đơn giản, dễ tháo lắp, bảo dưỡng, vận hành. Bảng...: Thống kê năng suất mô hình trong 2 năm Năng suất thống kê Năm 2015 Năm 2016 Tính đến tháng TT Địa điểm (Năng suất (Năng suất 10/2017 Ghi chú thực thu thực thu (tấn/ha) tấn/ha) tấn/ha) 1 Xã Tiên Kiều 22,5 45,5 46,3 2 Xã Việt Lâm 25,2 43,6 46,1 3 Xã Yên Hà 23,2 42,5 45,3 (*) Năng suất tính đến tháng 10/2017 căn cứ vào kết quả kiểm tra ngẫu nhiên tại hiện trường và tính toán trên diện tích 01 ha. Kết quả thống kê năng suất của các vườn qua 3 năm: 03 hộ trong mô hình trồng thâm canh đã tham dự hội thi cam của tỉnh Hà Giang tổ chức tháng 12/2016 và đã đạt giải khuyến khích. Sản phẩm cam của mô hình được bán với giá 9.000 đồng/kg tại vườn (không bao gồm công thu hoạch). Như vậy, tổng nguồn thu của các hộ đạt từ 700-800 triệu đồng/hộ. Sau khi trừ các chi phí đầu tư đã cho lợi nhuận 100-120 triệu đồng/ha. Toàn bộ các hộ đã thu hoạch và bán hết cam trong tháng 02 năm 2017 (bao gồm cả cam 879
  9. bảo quản và cam thu hoạch trên vườn) do đó đã tránh được hiện tượng rụng quả vào giai đoạn cuối vụ, gây thiệt hại nghiêm trọng cho một số hộ treo quả. 3.3.3. Kết quả thực hiện mô hình bảo quản cam Đề tài đã tiến hành 01 mô hình bảo quản cam công suất 30 tấn. Nguồn cam từ chính các hộ tham gia mô hình bán và đối ứng. Sản phẩm sau khi bảo quản được trả lại cho các hộ tự bánđể thu hồi vốn. Quá trình bảo quản được tiến hành như sau: - Phân loại: loại bỏ những quả sâu bệnh, dập nát, không đúng độ chín. Chọn quả đồng đều. - Rửa bằng nước sạch. - Để ráo tự nhiên hoặc bật quạt cho nhanh ráo. - Bôi BQE vào cuống (cuống dài khoảng 0,3-0,5 cm) và phần xung quanh cuống. BQE là dung dịch gồm: 0,1% Cacbenlazin; 2% CaCl2; 1% axit Benzoic; 1% axit citric). - Nhúng BQE: dung dich BQE được chuẩn bị trước (bổ xung 2% nước vào dung dịch đặc ban đầu), nhúng ngập quả trong 40 giây. - Sau khi nhúng BQE cam được trải nên mặt sàn không để cho các quả dính vào nhau. - Sau khi cam khô, xếp cam vào các sọt nhựa, mỗi lớp cam đều lót 01 lớp giấy thấm. - Tiến hành bảo quản trong kho mát với nhiệt độ 20-220C Bảng … : Kết quả mô hình bảo quản cam sành Hà Giang TT Chỉ tiêu Trước bảo quản Sau bảo quản 60 ngày Hàm lượng vitamin C (mg/100g 20,54-24,61 19,5-22,1 1 dịch quả) 2 Axít hữu cơ tổng số (%) 0,63-0,78 0,65-0,76 3 Đường tổng số (%) 6,87-8,12 0,72-0,86 4 Độ Brix (%) 8,25-9,6 8,4-9,7 5 Hàm lượng nước (%) 87,2-89,3 78,2-85,2 Như vậy, các chỉ tiêu về chất lượng của quả đều đảm bảo theo yêu cầu. Quả sau khi lấy từ kho mát đã được bán cho thương lái với giá bình quân 13.500-15.200 đồng/kg. 3.3.4. Kết quả đào tạo, tập huấn kỹ thuật, hội nghị hội thảo Với những kết quả bước đầu có hiệu quả, đề tài đã tập huấn cho 10 cán bộ kỹ thuật cơ sở (chủ yếu là cán bộ kỹ thuật, hộ gia đình điển hình tổ sản xuất của các HTX sản xuất cam theo VietGAP) và 300 lượt nông dân trên địa bàn các xã các kỹ thuật của dự án. Nội dung tập huấn bao gồm: 880
  10. - Kỹ thuật trồng thâm canh cam sành Hà Giang chống tái nhiễm; - Kỹ thuật sản xuất cây giống sạch bệnh; - Kỹ thuật lắp đặt, vận hành, bảo trì hệ thống tưới tiết kiệm cho cam; - Kỹ thuật thu hoạch, bảo quản cam sành. Ngoài phần lý thuyết trên lớp, các học viên còn được thực tế ngay trên vườn trồng, trực tiếp từ khâu đào hố trồng, trồng cây, cắt tỉa tạo tán, níu cành... Kết thúc thời gian tập huấn, các học viên có thể chủ động áp dụng ngay trên vườn nhà. Bên cạnh việc tập huấn kỹ thuật, đề tài còn tổ chức 01 hội nghị tổng kết giới thiệu các kết quả đạt được của đề tài tới các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương tham gia dự án, từ đó phổ biến rộng rãi các kỹ thuật đề xuất áp dụng nhằm giúp người sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cam sành Hà Giang. 4. Kết luận Đề tài "Nghiên cứu giải pháp công nghệ phục hồi và phát triển cam sành Hà Giang theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ xây dựng nông thôn mới hiệu quả và bền vững" đã được cơ quan chủ trì, ban chủ nhiệm triển khai đảm bảo đúng nội dung và chất lượng công việc. Đề tài đã xác định được: - Đánh giá hiện trạng sản xuất cam sành Hà Giang trong giai đoạn 2012-2016. Đây là giai đoạn có tính chất bản lề đối với hoạt động sản xuất cam trên địa bàn do đã áp dụng nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích sản xuất. Về cơ bản, hoạt động sản xuất, tiêu thụ cam đã có nhiều bước tiến bộ, tuy nhiên còn tổn tại nhiều yếu tố dẫn tới tình trạng suy thoái và phát triển thiếu bền vững. - Đã xác định được một số nguyên nhân gây suy giảm năng suất, chất lượng cam sành Hà Giang trong đó yếu tố về chất lượng giống, kỹ thuật canh tác, yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò lớn dẫn tới hiện tượng này. - Đề tài đã đề xuất được một số phương án, biện pháp kỹ thuật nhằm phục hồi và phát triển sản xuất cam sành Hà Giang. Các giải pháp trên đã được áp dụng vào mô hình thâm canh trong quá trình thực hiện và đã bước đầu mang lại kết quả tốt. Các giải pháp kỹ thuật vẫn đang được theo dõi, bổ sung, điều chỉnh làm cơ sở để nhân rộng trong giai đoạn tiếp theo. - Đề tài đã tập huấn, đào tạo cho 10 cán bộ kỹ thuật cơ sở, 300 lượt nông dân về các quy trình kỹ thuật có liên quan. Đã xây dựng các mô hình sản xuất giống, thâm canh, bảo quản đảm bảo đủ số lượng, chất lượng theo yêu cầu đề ra. 881
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2