Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU VÀ ỨNG DỤNG LÂM SÀNG <br />
VẠT DA NHÁNH XUYÊN ĐỘNG MẠCH THƯỢNG VỊ DƯỚI SÂU <br />
TRONG PHẪU THUẬT TÁI TẠO VÚ <br />
Nguyễn Văn Phùng*, Nguyễn Anh Tuấn*, Vũ Hữu Thịnh*, Trần Ngọc Lĩnh*, Cái Hữu Ngọc Thảo <br />
Trang* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mở đầu: Vạt da nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu này càng được sử dụng phổ biến trong tái tạo <br />
vú thay vì sử dụng vạt da cơ thẳng bụng nhằm làm hạn chế tối thiểu tổn thương nơi cho vạt. Việc bộc lộ các <br />
nhánh xuyên vẫn còn là thách thức đối với các phẫu thuật viên. <br />
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm giải phẫu cấp máu cho vạt da nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu và <br />
khả năng ứng dụng vạt trên lâm sàng. <br />
Đối tượng – Phương pháp: Tiến hành nghiên cứu ở 20 vạt trên 10 xác tươi, bộc lộ động mạch thương vị <br />
dưới sâu, bơm thuốc màu trộn lẫn xanh methylen và barisulphate. Sau 24 giờ tiến hành bóc vạt, khảo sát các đặc <br />
điểm của bó mạch thượng vị dưới sâu và các nhánh xuyên. Ứng dụng trên lâm sàng tái tạo vú cho 8 bệnh nhân <br />
bằng vạt nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu sau phẫu thuật điều trị ung thư vú. <br />
Kết quả: Có 87 nhánh xuyên trên 20 vạt, trung bình 4,35 nhánh xuyên / 1vạt. Ở hàng trong có 52 <br />
(59,77%) nhánh xuyên, trong đó có 42 (80,77%) nhánh xuyên chéo. Ở hàng trong có 35 (40,23%) nhánh <br />
xuyên,trong đó có 26 (74,29%) nhánh xuyên thẳng. Có 54 (62,07%) nhánh xuyên nằm trong khoảng 10 – 40 <br />
cm tính từ rốn. Các nhánh xuyên trội có chiều dài trung bình là 43 ± 13,73 mm và đường kính trung bình là <br />
0,99 ± 0,1 mm.Trên lâm sàng, 8 vạt đã được sử dụng, trong đó 6 vạt sống hoàn toàn, 2 vạt bị hoại tử toàn bộ. <br />
Kết luận: Vạt da nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu là vật liệu lý tưởng cho việc tái tạo vú, việc <br />
hiểu rõ các đặc điểm hình thái của các nhánh xuyên có thể giúp cho phẫu thuật viên nâng vạt một cách an toàn <br />
hơn và mất ít thời gian hơn. Các nhánh xuyên xếp thành 2 hàng phía trước cân cơ thẳng bụng: hàng trong và <br />
hàng ngoài. Các nhánh xuyên có hướng xuyên thẳng thường là ở hàng ngoài và dễ phẫu tích bộc lộ hơn so với <br />
cácnhánh xuyên có hướng xuyên chéo. Nhánh xuyên có kích thước lớn nhất của mỗi động mạch thượng vị dưới <br />
sâu thường cách rốn từ 15 – 40 cm. <br />
Từ khóa: nhánh xuyên, động mạch thượng vị dưới sâu, tái tạo vú <br />
<br />
ABSTRACT <br />
DEEP INFERIOR EPIGASTRIC PERFORATOR FLAP: AN ANATOMICAL STUDY <br />
OF THE PERFORATORS AND CLINICAL APPLICATION <br />
Nguyen Van Phung, Nguyen Anh Tuan, Vu Huu Thinh, Tran Ngoc Linh, Cai Huu Ngoc Thao Trang <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 303 ‐ 309 <br />
Background – Objectives: Deep inferior epigastric artery perforator flaps have become popular worldwide <br />
in breast reconstruction instead of using the rectus abdominis musculocutaneous flaps in order to reduce done <br />
site morbidity. Isolating perforator vessels challenges most surgeons. The purpose of study was to investigate <br />
anatomical vascular of the deep inferior epigastric perforator flap and its clinical application. <br />
Method: 20 flaps were harvested from 10 fresh adult cadavers. The DIEA and its perforators were identified, <br />
* Bộ môn TH‐TM ĐHYD TP HCM <br />
Tác giả liên lạc: ThS. BS Nguyễn Văn Phùng<br />
<br />
Tạo Hình Thẩm Mỹ <br />
<br />
ĐT: 0902727138<br />
<br />
Email: ngvaph@gmail.com <br />
<br />
303<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
details such as perforator size, location and measurements in relation to the umbilicus.Eightpatients underwent <br />
delayed autologous breast reconstruction with DIEP flaps after mastectomy. <br />
Results: 87 perforator vessels dissected from 20 flaps, average 4.35/1flap. 52 (59.77%) perforators in a <br />
medial row with 42 (80.77%) perforators was oblique course.35 (40.23%) perforators in a lateral row with 26 <br />
(74.29%) was rectilinear course. 54 (62.07%) perforators located in a distance of 10 – 40 cm from the umbilicus. <br />
The average length and diameter of the dominant perforators was 43 ± 13.73 mm and 0.99 ± 0.1 mm.On <br />
clinically, 8 flaps have been used including 6 flaps survival, 2 flaps necrosis. <br />
Conclusion: DIEP flap is ideal material for breast reconstruction,understanding the morphological <br />
characteristics of the perforator can aid the surgeon in more harvesting safety the DIEP flap. Two vertical rows of <br />
perforator vessels were observed along the anterior rectus abdominis sheath: medial row and lateral row.The <br />
perforator presents a rectilinear course usually was in lateral row and easydissection than the perforator presents <br />
an oblique course. The dominant perforators usually located in a distance of 15 – 40 cm from the umbilicus. <br />
Key words: deep inferior epigastric perforator (DIEP) flap, breast reconstruction <br />
máu cho vạt da nhánh xuyên động mạch <br />
MỞ ĐẦU <br />
thượng vị dưới sâu ở người Việt Nam trưởng <br />
Việc tái tạo vú sau phẫu thuật ung thư vú sẽ <br />
thành, từ đó ứng dụng vào quá trình nâng vạt <br />
giúp phục hồi lại dáng vẻ bên ngoài cho bênh <br />
trên lâm sàng. <br />
nhân, giúp họ xoá bỏ được mặc cảm và có được <br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP <br />
sự tự tin để chất lượng cuộc sống tốt hơn. Vì <br />
mục tiêu đó, nhiều phương pháp tái tạo vú đã <br />
Nghiên cứu giải phẫu <br />
được nghiên cứu và áp dụng trên lâm sàng, ưu <br />
Đối tượng <br />
và nhược điễm của mỗi phương pháp đã được <br />
Nghiên cứu tiến hành trên 10 thi thể tươi <br />
nhìn nhận. Trong các phương pháp tái tạo vú, <br />
người Việt Nam trưởng thành tại Bộ môn Giải <br />
tái tạo vú bằng vật liệu tự thân đem lại kết quả <br />
phẫu, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh <br />
tự nhiên hơn việc dùng vật liệu tổng hợp. Đặc <br />
từ tháng 4/2011 đến 09/2012. <br />
biệt là phương pháp tái tao vú bằng vạt da <br />
Phương pháp <br />
nhánh xuyên như vạt nhánh xuyên động mạch <br />
thượng vị dưới sâu (DIEP: deep inferior <br />
Rạch da phía trên cung đùi dài 4cm, phẫu <br />
epigastric artery perforator), vạt nhánh xuyên <br />
tích bộc lộ bó mạch thượng vị dưới sâu, luồn <br />
động mạch mông (GAP: gluteal artery <br />
catheter số 18 vào động mạch thượng vị dưới <br />
perforator)… được sử dụng ngày càng phổ biến. <br />
sâu. Thuốc cản quang và thuốc màu được trộn <br />
So với các vạt da cơ, việc sử dụng vạt nhánh <br />
lẫn và bơm vào động mạch thượng vị dưới sâu, <br />
xuyên sẽ giúp làm giảm tối thiểu tổn thương nơi <br />
xác được bảo quản lạnh. Sau 24 giờ tiến hành <br />
cho vạt vì bảo tồn được cơ và thần kinh chi phối, <br />
bóc tách nâng vạt da hình trám ở thành bụng <br />
mật độ vú tái tạo mềm mại và tự nhiên hơn, <br />
dưới rốn, vạt được bóc tách đến lớp cân nông, từ <br />
ngoài ra khi sử dụng vạt nhánh xuyên vùng <br />
ngoài vào trong. Phẫu tích bộc lộ các nhánh <br />
bụng cũng sẽ giúp giải quyết phần da mỡ thừa ở <br />
xuyên dưới kính lúp phóng đại 3,5 lần, bộc lộ bó <br />
thành bụng, làm cho thành bụng thon gọn hơn. <br />
mạch thượng vị dưới sâu.Ghi nhận các thông số: <br />
Tuy vậy việc xác định và phẫu tích bộc lộ các <br />
Nguyên uỷ, sự phân nhánh, đường kính tại gốc, <br />
nhánh xuyên vẫn còn là thách thức đối với các <br />
chiều dài từ nguyên ủy đến nơi phân nhánh và <br />
phẫu thuật viên, do còn có những bất thường và <br />
đến nhánh xuyên trội nhất của động mạch <br />
những khác nhau trong giải phẫu ở người này <br />
thượng vị dưới sâu. Số lượng nhánh xuyên, <br />
và người khác, thậm chí giữa bên này và bên kia <br />
đường kính tại gốc, chiều dài, vị trí của các <br />
trên cùng cơ thể. Nghiên cứu của chúng tôi <br />
nhánh xuyên so với rốn (trục X, trục Y). Hướng <br />
nhằm mục tiêu khảo sát đặc điểm giải phẫu cấp <br />
<br />
304<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
đi, hành trình của nhánh xuyên trong cơ và dưới <br />
cân. Chụp X quang hình ảnh các vạt. <br />
<br />
Nghiên cứu lâm sàng <br />
Đối tượng <br />
8 bệnh nhân được tái tạo vú trì hoãn bằng <br />
vạt da nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới <br />
sâu sau phẫu thuật điều trị ung thư vú từ tháng <br />
08/2011 đến 07/2013 tại Bệnh viện Đại học Y <br />
Dược TP. HCM. Các bệnh nhân đều được khảo <br />
sát vị trí các nhánh xuyên bằng siêu âm Doppler. <br />
Phương pháp <br />
Bệnh nhân nằm ngữa, gây mê nội khí <br />
quản. Vị trí tái tạo vú mới được xác định <br />
tương xứng với bên lành. Cắt bỏ sẹo cũ, cắt bỏ <br />
tổn thương do xạ trị và gửi làm giải phẫu bệnh <br />
lý. Bóc tách vùng để đặt vạt, bóc tách da đến <br />
phía trước cơ về phía trên đến rãnh trên vú <br />
mới, về phía dưới đến rãnh dưới vú mới. Giới <br />
hạn bóc tách được xác định dựa vào bên vú <br />
đối diên. Phần da kém chất lượng sẽ cắt bỏ. <br />
Động tĩnh mạch vú trong được phẫu tích tại vị <br />
trí liên sườn 3 ‐ 4 hoặc bó mạch mũ vai hoặc bó <br />
mạch ngực lưng cũng được phẫu tích để sử <br />
dụng như một nguồn nhận ghép.Vạt da thiết <br />
kế theo hình trám dưới rốn, rạch đến lớp cân <br />
nông, vạt da được nâng từ ngoài vào trong khi <br />
đến bờ ngoài cơ thẳng bụng thì phải thận <br />
trọng để tránh làm tổn thương các nhánh <br />
xuyên chính. Lựa chọn 1 hoặc 2 nhánh xuyên <br />
chính kèm tĩnh mạch, phẫu tích nhánh xuyên <br />
và tĩnh mạch đi kèm đến vị trí xuất phát là bó <br />
mạch thượng vị sâu dưới, buột và cắt các <br />
nhánh xuyên khác. Thớ cơ thẳng bụng được <br />
mở dọc để phẫu tích bó mạch thượng vị sâu <br />
dưới. Bó mạch thượng vị sâu dưới được tách <br />
ra khỏi bó mạch chậu ngoài. Vạt da được nâng <br />
lên hoàn toàn và chuyển đến nơi nhận cố định <br />
tạm thời, cuống mạch của vạt sẽ được khâu <br />
nối với cuống mạch đã chuẩn bị ở nơi nhận tận <br />
‐ tận với chỉ nylon 9.0 dưới kính hiển vi điện <br />
tử.Vạt được cân chỉnh để tạo hình vú mới dựa <br />
theo vú đối bên. Vạt được khâu cố định sau <br />
khi đặt dẫn lưu. Đóng nơi cho vạt: Đóng phần <br />
bao cân cơ thẳng bụng mở lúc bóc tách cuống <br />
<br />
Tạo Hình Thẩm Mỹ <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
mạch vạt bằng chỉ prolene. Bóc tách dưới da <br />
về phía mũi ức. Đặt dẫn lưu kín và khâu đóng <br />
nơi cho vạt 2 lớp. Cố định rốn ở vị trí mới. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Giải phẫu <br />
Động mạch thượng vị dưới sâu <br />
Trên tất cả 10 thi thể được phẫu tích, mỗi <br />
bên đều có một động mạch thượng vị dưới sâu <br />
(ĐMTVDS) và tất cả đều xuất phát từ động <br />
mạch chậu ngoài. Từ đây động mạch đi hơi <br />
chếch xuống dưới rồi quặt lên trên vào trong <br />
phía sau mạc ngang sau đó chui qua mạc ngang <br />
đi vào bao cơ thẳng bụng. Sau khi chui qua bao <br />
cơ thẳng bụng, phần lớn động mạch tiếp tục <br />
chạy thẳng lên trên ở phía sau cơ (16/20, 80%), <br />
phần còn lại động mạch chạy vào trong cơ (2/20, <br />
20%). Trong 20 trường hợp, có 10 (50%) động <br />
mạch thượng vị dưới sâu là một thân chính chạy <br />
lên trên và phân thành các nhánh nhỏ, có 9 <br />
(45%) trường hợp động mạch chia thành 2 <br />
ngành chính, 1 (5%) trường hợp động mạch chia <br />
thành 3 ngành chính. <br />
Đường kính trung bình của động mạch <br />
thượng vị dưới sâu tại nơi xuất phát là 2,16 ± <br />
0,26 cm và ở vị trí bờ ngoài của cơ thẳng bụng là <br />
1,86 ± 0,21 cm. <br />
Chiều dài trung bình của đoạn từ động <br />
mạch thượng vị dưới sâu tính từ nơi xuất phát <br />
và từ vị trí của động mạch ngang mức bờ ngoài <br />
cơ thẳng bụng đến nhánh xuyên trội nhất lần <br />
lượt là 15,7 ± 1,38cm và 10,8 ± 1,15 cm. <br />
Trong 20 động mạch thượng vị dưới sâu, <br />
có 19/20 (95%) trường hợp có 2 tĩnh mạch đi <br />
kèm, chỉ có 1 trường hợp (5%) là một tĩnh <br />
mạch đi kèm và các tĩnh mạch đều đổ về tĩnh <br />
mạch chậu ngoài. <br />
<br />
Các nhánh xuyên <br />
Trong nghiên cứu, chúng tôi tiến hành <br />
khảo sát các nhánh xuyên có đường kính ≥ 0,5 <br />
mm trong phạm vi của vạt da hình trám từ <br />
giới hạn trên của rốn đến nến lằn bụng phía <br />
trên xương mu. <br />
<br />
305<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Trên 20 ĐMTVDS có tổng số 87 nhánh <br />
xuyên, trung bình 4,35 nhánh xuyên /1 <br />
ĐMTVDS trong vùng vạt khảo sát. Đối với các <br />
ĐMTVDS chỉ có 1 thân chính có trung bình 4,4 <br />
nhánh xuyên/1 ĐMTVDS, ở các ĐMTVDS chia 2 <br />
ngành chính thì trung bình có 4,44 nhánh xuyên/ <br />
1 ĐMTVDS, 2,22 nhánh xuyên/ ngànhngoài và <br />
2,11 nhánh xuyên/ ngành trong, trong đó nhánh <br />
xuyên trội nhất thường ở ngành. Chỉ 1 trường <br />
hợp ĐMTVDS chia 3 ngành có 3 nhánh xuyên. <br />
<br />
Bảng 1: Sự phân bố của các nhánh xuyên trong <br />
phạm vi nữa dưới đường tròn có tâm là rốn <br />
0 – 2 cm<br />
<br />