intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu góc nhìn tâm lý học về khó khăn tâm lý trong học tập của học sinh người dân tộc: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Khó khăn tâm lý trong học tập của học sinh người dân tộc thiểu số - Góc nhìn tâm lý học" tiếp tục trình bày các nội dung chính về các giải pháp khắc phục khó khăn tâm lý trong học tập của học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu góc nhìn tâm lý học về khó khăn tâm lý trong học tập của học sinh người dân tộc: Phần 2

  1. C hương3 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SÒ I. Một số nguyên tắc đề xuất giải pháp 1. Nguyên tắc tiếp cận h ệ thống Chương trình giáo dục phổ thông nói chung, chương trình Tiểu học nói riêng bao gồm các yếu tố có liên quan với nhau như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, điều kiện thực hiện và đánh giá kết quả. Các yếu tố này có mối quan hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và ảnh hường lẫn nhau. Nguyên tắc tiếp cận hệ thống đòi hỏi nhà quản lý, giáo viên phải thực hiện các yêu cầu: - Trong quá trình tổ chức hoạt động, cần xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của từng yếu tố tác động đến tiến trình giáo dục, cũng như biết đặt hoạt động ữong những điều kiện xã hội cụ thể; - Có sự thống nhất cao giữa mực tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động để tạo thành một chinh thể thống nhất; - Luôn biết tạo ra động lực cho học sinh, luôn nhìn nhận và đánh giá được bàn chất và xu hướng phát triển của đối tượng giáo dục. 2. Nguyên tắc đảm bảo thực hiện m ục tiêu giáo dục phổ thông Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân 76
  2. tài. Việc khắc phục Khó khăn tâm lý trong học tập của học sinh tiểu học nhăm: - Cùng cố và khắc sâu kiến thức cùa các môn học; mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thê cùa học sinh. - Hình thành thái độ tự giác, tích cực chủ động trong học tập, trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành những kỹ năng học tập cơ bàn cho học sinh, những tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng, xúc cảm tích cực trong các mối quan hệ xã hội; có thái độ đúng đắn đối với bản thân mình và người khác. 3. N guyên tắc đảm bảo s ự p h ố i hợp cùa các lực lượng giáo dục Nguyên tắc này yêu cầu nhà trường, gia đinh và xã hội có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ, thống nhất cả về mặt mục đích, nội dung, hình thức hoạt động có thế mới huy động được sức mạnh về vật chất và tinh thần trong quá trình giáo dục học sinh. II. Các giải pháp khắc phục Khó khăn tâm lý trong học tập của học sinh Tiểu học ngưòi dân tộc thiểu sổ / . N h ó m g iả i p h á p v è đ ổ i m ử i phicoHỊỊ p h á p d a y ìto c và g iá o dục ở các trưởng Tiểu học thuộc khu vực miền n ú i - Mục tiêu của nhóm giải pháp: Nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản ừong nhận thức của các lực lượng giáo dục về vấn đề giáo dục học sinh DTTS; nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là sự đổi mới về phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh trong học tập. 77
  3. - về nội dung và cách thực hiện, nhóm giải pháp này bao gồm các giải pháp cụ thề sau đây: Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh về khó khăn nói chung, khó khăn tâm ¡ý trong học tập nói riêng và cách khắc phục chúng ở học sinh Tiểu học ¡à ngirời DTTS. * Cơ sớ xác định giải pháp: Thực tế đã chứng minh không phải lúc nào hoạt động của con nguời cũng diễn ra suôn sẻ. Xuất phát từ những mục đích, nhiệm vụ và hoàn cảnh khác nhau mà mỗi cá nhân có thể gặp phải những khó khăn, trờ ngại nhất định trong lĩnh vực hoạt động của bản thân. Nếu cá nhân không tìm cách khắc phục và nỗ lực vượt qua thì nó sẽ ngăn cản tiến trình và làm giảm hiệu quả hoạt động của cá nhân. Trong quá trình tham gia hoạt động học tập ở nhà trường, học sinh Tiểu học là người DTTS phải đáp ứng những yêu cầu mói cùa chương trinh Tiểu học như: phải hình thành cách học mới, phải nắm được những tri thức cơ bản có tính chất phức tạp và tích h ợ p ... Những điều này đã gây không ít khó khăn đối với các em Bởi thế, việc nâng cao nhận thức về bàn chất cùa khó khăn, Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh là điều hết súc cần thiết Khi đã có nhận thúc đúng đắn về sự cần thiết phải khắc phục những khó khăn ấy ở học sinh thì các lực lượng giáo dục sẽ ủng hộ, sẵn sàng phối hợp tham gia vào quá trinh giáo dục các em, tạo điều kiện thuận lợi để các em thực hiện tốt hoạt động học tập ở nhà truờng. * M ục tiêu cùa giãi pháp: Nhằm giúp cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh nắm được bàn chất, nguyên nhân, hình thức biểu hiện và ảnh hường của những Khó khăn tâm lý đến hiệu quả của 78
  4. quá trinh học tập và tự rèn luyện của học sinh Tiểu học là người DTTS ờ nhà truờng. * Nội dung và cách thực hiện: - Đối với cán bộ, giáo viên: Tổ chức cho giáo viên được tham gia các buổi báo cáo tình hình thời sự, giáo dục, văn hóa, chính trị, xã hội trong và ngoài nước để giúp họ nắm rõ hơn về yêu câu đổi mới của đất mrớc, của lĩnh vực giáo dục - đào tạo, trong đó việc phát hiện và khác phục Khó khăn tâm lý ở học sinh trong dạy học và giáo dục là một trong những điều kiện thuận lợi để tạo nên thành công của sự nghiệp đồi mới. Tổ chức nói chuyện chuyên đề về đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học, học sinh Tiểu học là người DTTS, về những Khó khăn tâm lý trong học tập của học sinh và cách khắc phục chúng để nâng cao hiệu quả cùa dạy học và giáo dục. Tổ chức các buồi sinh hoạt ngoại khóa về các vấn đề phong tục, tập quán, lối sống, về sự định hướng giá trị... của đồng bào các DTTS ớ khu vực miền núi phía Bắc; tổ chức giao lưu, học hỏi kinh nghiệm ở những trường tiêu biểu giúp giáo viên có thêm tri thức về xã hôi, về kỹ năng tổ chức hoạt động để giáo dục học sinh - Đối với phụ huynh học sinh: Thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề giúp phụ huynh học sinh có hiểu biết về đặc điểm tâm lý lúa tuổi cùa con em mình về bản chất của khó khăn, Khó khăn tâm lý và ảnh hưởng của nó đến hoạt động học tập của học sinh; về vai ứò và ừách nhiệm cùa các bậc phụ huynh trong việc giúp đỡ con em mình khắc phục những khó khăn ấy. 79
  5. Mời phụ huynh tham gia các hoạt động của nhà trường để họ biết được con em của họ đã tham gia hoạt động chung như thế nào, bộ lộ những thuận lợi, khó khăn gì. Chẳng hạn dự các buổi giao lưu với học sinh xuất sắc, những buổi tọa đàm . .. để nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của các em, từ đó họ hiểu được ưu điểm, hạn chế của con em mình mà tìm cách giúp các em khắc phục. Giáo viên chủ nhiệm có thể thông báo đến cha mẹ học sinh kế hoạch tổ chức hoạt động chung ở nhà trường, liên lạc thuờng xuyên với cha mẹ học sinh về tình hình học tập, kết quả rèn luyện, phấn đấu của mỗi em. Khi nắm được kế hoạch của nhà trường, biết được tình hình học tập cùa con em mình, họ sẽ chủ động hơn, góp phần tổ chức tốt hoạt động và tham gia tích cục vào việc giáo dục học sinh. Giải pháp 2: Bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nâng cao các kỹ năng sư phạm cho giáo viên Tiểu học * Cơ sở xác định giải pháp: Chất lượng và hiệu quả của quá ữình giáo dục, dạy học phụ thuộc vào phẩm chất, năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm của người giáo viên. Vì vậy, ở nhiều nước ứên thế giới, công tác bồi dưỡng giáo viên đuợc coi ứọng đặc biệt. Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài đã đề câp đến những vấn đề ca bản có liên quan đến hoạt động dạy của người giáo viên, những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo đối với người giáo viên và các phương pháp thực hiện chúng. Đây chính là những cơ sở khoa học của công tác bồi dưỡng giáo viên mà ừọng tâm là vấn đề bồi dưỡng năng lực chuyên môn và các kỹ năng sư phạm. * M ục tiêu của giải pháp: Xây dựng đội ngũ giáo viên có đủ năng lực chuyên môn, có khả năng sử dụng các kiến thức, kỹ năng 80
  6. và hoạt động giáng dạy một cách có hiệu quả, góp phần thúc đẩy lòng yêu nghề, sự tâm huyết đối với sự nghiệp giáo dục. * Nội dung và cách thực hiện: Thực hiện có hiệu quả chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học VỚI trọng tâm là phương pháp dạy học và các thông tin cập nhật về khoa học giáo dục, biến quá trình bồi duỡng thành quá trình tự bồi dưỡng. Nội dung bồi dưỡng bao gồm các vấn đề cơ bản nhu: bồi dưỡng về kiến thức môn học đang đàm nhận trong chương trình, kiến thức về cách tổ chức dạy học và cách tố chức các hoạt động giáo dục, kiến thức về tiếp cận, quản lý, giáo dục học sinh,... Việc bồi dưỡng những nội dung này gắn liền VỚI việc bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm như: kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng thiết kế mục tiêu bài giảng theo xu hướng tích họp các nội dung dạy học và giáo dục; kỹ năng chuyển hóa kiến thức địa phương để đua vào giảng dạy; kỹ năng xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục; kỹ năng tìm hiểu phong tục tập quán của địa phương; kỹ năng tìm hiểu thói quen, hành vi của học sinh; kỹ năng lựa chọn các hình thức ngoại khóa phù hợp để đưa vào học tập; kỹ năng tồ chức tụ học cho học sinh,... Để thực hiện những nội dung trên, cần đa dạng hóa các hình tliúc bồi dưỡng giáo vicn, chẳng liạii. 111Ở lúp bồi dưỡng sử dụng trang thiết bị dạy học, đặc biệt là các phương tiện dạy học hiện đại cho giáo viên, giúp giáo viên sử dụng có hiệu quả những trang thiết bị này trong quá trình dạy học; tổ chức các buổi giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giừa các trường Tiểu học giúp giáo viên nâng cao kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh; tăng cường các hoạt động sinh hoạt, chia sẻ chuyên môn hàng ngày, hàng tuần trong đội ngũ cán bộ giảng dạy của trường Tiểu học,... 81
  7. Xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, phẳm chất, năng lực nghề nghiệp cho cán bộ, giáo viên, về mặt này, công tác bồi dưỡng giáo viên phải được xác định là nhiệm vụ liên tục, do đó các Sờ Giáo dục, Phòng Giáo dục, Hiệu trường các trường Tiểu học có trách nhiệm triển khai, quản lý công tác bồi dưỡng một cách có hiệu quả. Đối với công tác quản lý các hoạt động bồi dưỡng giáo viên tại trường Tiểu học, Hiệu trường cần xác định rõ trình độ của giáo viên trong phạm vi quản lý để cử đi bồi duỡng; đề xuất các nội dung và hỉnh thức phù họp trong chương ưình bồi dưỡng tại trường; đề xuất các chính sách hỗ trợ đối với giáo viên có năng lục sư phạm tốt nhằm khích lệ, động viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực phấn đấu của giáo viên, góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi cho các cơ sở. Giải pháp 3. Đối mới phương pháp dạy học, phương pháp kiếm tra, đánh giá kết quả học tập cùa học sinh theo hướng tăng cường tính tích cực, tự giác, sáng tạo cùa học sinh trong học tập. * Cơ sở xác định giải pháp: Chương trình Tiểu học hiện nay tập trung vào đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Nội dung chiromg trinh đirợc thiết kế theo huớng tăng cường việc tích hợp các nội dung dạy học ở Tiểu học. Chẳng hạn, thông qua dạy học môn Đạo đức, nhiều kỹ năng sống đã được xác định để tích hợp giáo dục cho học sinh, môn Khoa học tích hợp nhiều nội dung của các khoa học Tự nhiên như: Vật lý, Hóa học, Sinh học... Tất cả những điều này đòi hỏi người giáo viên phải có sự đổi mới về phương pháp dạy học, phải biết lựa chọn và vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh. 82
  8. * Nội Jung và cách thực hiện: Trong quá trình dạy học, giáo viên phải tích cực, chủ động đổi mới phương pháp dạy học theo Iurớng tích cực hóa các hoạt động học tập cùa học sinh, đồi mới quá trình thiết kế nội dung bài học và tô chức dạy học theo yêu cầu tăng cường tính chù động, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội ữi thức. Dạy học ở bậc Tiểu học phải hình thành hành động cho học sinh. Muốn làm được điều này phải chú ý tới sự đồng bộ về nội dung dạy học, phương pháp và tổ chức dạy học. Thực tế dạy học cho thấy nếu chỉ hiện đại hóa nội dung sách giáo khoa mà không có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tương ứng thì việc học cùa học sinh sẽ gặp khó khăn, sự cải cách sẽ trở nên nửa vời, không đem lại hiệu quà mong muốn. Việc thiết kế nội dung bài học ờ Tiểu học cần được tiến hành theo hướng tích hợp các nội dung dạy học và giáo dục, nội dung tri thức phải có tính liên kết và đồng tâm. Tùy theo từng mục tiêu, nhiệm vụ dạy học và tính chất của những nội dung tri thức mà người giáo viên có thể vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học như: phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học bằng tình huống, phương pháp làm việc theo nhóm, phương pháp tổ chức ừò chơi... Ngoài ra. giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong quá ưình dạy học, chẳng hạn: sử dụng các đoạn phim, hình ảnh minh họa về các tình huống giao tiếp, úng xử, về các hình ảnh sinh động trong thực tiễn... Với việc vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học nêu ữên, nguời giáo viên Tiểu học tồ chức hoạt động học cho học sinh trực tiếp trên đối tượng (những khái niệm khoa học, những ừi thức kỹ năng, kỹ xào cần lĩnh hội, cần được hỉnh thành). Theo cách dạy này, thầy phải là người tổ chức, ữò phải hoạt động một cách tích cực và chủ động. 83
  9. Trong quá trình kiềm tra, đánh giá kết quả học tập cùa học sinh, giáo viên cần tích hợp các mục tiêu và nội dung kiểm tra, đánh giá, chẳng hạn: kết hợp giữa kiểm tra đánh giá nội dung ứi thức kỹ năng học tập với thái độ, tính kiên ứì và sự tự giác trong quá trình lĩnh h ộ i... Giải pháp 4: Tổ chức các hoạt động phù hợp với đặc điêm tâm lý cùa học sinh Tiểu học, học sinh Tiểu học ngirời DTTS, phái huy tình tích cực, chủ động và sáng tạo của các em trong hoạt động. * Cơ sở xác định giải pháp: Ở Tiểu học, hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo, tuy vậy hoạt đông vui chơi vẫn clúếm một vị trí quan trọng, các em vẫn cần nhiều thời gian để vui chơi. Đối với các em, vui chơi là sự tập dượt xã hội, thông qua vui chơi, các quá ưình của sự tương tác và sự nhập tâm các vai trò của người khác ở các em được thực hiện. Bời thế, ứong quá trình dạy học, việc thiết kế các hoạt động dạy học phải đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt không cứng nhắc, nội dung và hình thức hoạt động phải thể hiện yếu tố hồn nhiên, gần gũi với cuộc sống thực, phù hợp vói độ tuổi, theo kiểu "học mà chơi, chơi mà học". Qua đó, khơi dậy ở ừẻ lòng ham hiểu biết, mong muốn khám phá những điều mới lạ của thế giới tự nhiên và xã hội. Tất cả những điều này sẽ giúp ứè tiếp thu, lĩnh hội nội dung tri thức từ hoạt động học tập một cách nhẹ nhàng mà có hiệu quà. Ngoài ra, nếu giáo viên tổ chức được các hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lóp có nội dung phong phú mang tính giáo dục, được tổ chức hợp lý, đúng cách, đúng lúc thì sẽ có tác dụng phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện các nét tính cách tốt cho các em. Mặt khác, thông qua những hình thức hoạt động này, học sinh Tiểu học nói chung, học sinh Tiểu học là người DTTS nói riêng có thêm hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: phong tục tập quán cùa các dân tộc, vấn đề bảo vệ môi 84
  10. truờng, an toàn giao thông,... Hơn nữa, các em còn được rèn luyện về nhiều kĩ năng như: kĩ năng giao tiếp (đối với học sinh DTTS, đ ặ c b iệt là k ĩ n ă n g g ia o tiế p b ằ n g tiế n g p h ố th ô n g ), ứ n g x ử c ó vă n hóa, kĩ năng lập kế hoạch hoạt động, kĩ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả, kĩ năng tự điều chinh hành vi, kĩ năng sống hòa nhập,... Tất cà những điều này là cơ sở, là điều kiện thuận lợi để các em phát triển tính tích cực, tự giác sáng tạo trong cuộc sống và trong các hoạt động chung. * Mục tiêu cùa giai pháp: Nhằm tích cực hóa hoạt động học tập cùa học sinh, phát huy vai trò chù thể, tính chủ động, tụ giác của các em trong quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành cho các em các kỹ năng học tập, giao tiếp cơ bản, làm phong phú thêm vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm sống ở các em. * Nội dung và cách thực hiện: Đe đạt đuợc các mục tiêu trên, trước hết phải xây dựng nội dung hoạt động giáo dục sao cho phù họp với đặc điểm tâm lý học sinh Tiểu học, thể hiện được những ừi thức cơ bản cùa bậc Tiểu học như các mặt: tự nhiên, khoa học, đạo đức - xã h ộ i... Hình thức tổ chức phải phong phú, đa dạng, hấp dẫn theo phưotig châm giúp trẻ “/ỉọc mà chơi”, “chơi mà học v ề phương thức tổ chức hoạt động, cần trao quyền chủ động, độc lập cho trò, tạo môi trường và đicu kiện thuận lợi đc các cm bộc lộ suy nghĩ, mong muốn cúa bản thân, giáo viên chì đóng vai trò là người định hướng về mục đích, nội dung và cách thức hoạt động, còn học sinh tự giác, chủ động tham gia, chủ động giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tiễn. Tùy theo mục tiêu, nội dung dạy học và quỹ thời gian dành cho từng tiết, từng phần trong chương trình mà giáo viên có thê tô chức hoạt động cho các em sao cho hợp lý về mặt quy mô. Với quỹ 85
  11. thời gian dành cho từng tiết học, bài học, giáo viên có thể tồ chức hoạt động cho học sinh theo từng nhóm (nhóm cặp đôi, nhóm nhỏ, nhóm lớn). Hình thức hoạt động này đòi hỏi học sinh phải tharr. gia m ột cách chủ động, tích cực dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên. Dần dần các em sẽ quen với phương thức hoạt động theo nhóm, sẽ biết cách thiết lập mối quan hệ hợp tác với mọi nguời trên tinh thần cộng đồng ữách nhiệm. Qua đó, các em sẽ ứở lên tự tin hơn, mạnh dạn hơn đồng thời có điều kiện để thể hiện tính sáng tạo và khả năng tự điều chinh của chính bàn thân mình. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh có thể triển khai với quy mô lớp học, trong phạm vi nhà truờng hoặc rộng hơn tuỳ theo mục đích và nội dung của hoạt động, cần chú ý tổ chức các hoạt động phong phú và phù họp với từng Ihối, lớp, từng địa bàn theo các chủ đề khác nhau, vói những hình thứ: đa dạng. Chẳng hạn, về nội dung, với hoạt động chính t r ị - x ã hộ; có thể tổ chức cho học sinh Tiểu học tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hoạt động tò thiện, tham quan các hoạt động văn hoá ỏ địa phương như: lễ hội, tổ chức thăm viếng nghĩa ữang liệt sĩ, đài tuởng niệm ... Với hoạt động văn hoá - văn nghệ, có thể tổ chúc cho các em xem biểu diễn nghệ thuật, mừng sinh nhật bạn, tham quan... Vói hoạt động thể dục thể thao, tổ chức cho các em các ứò chơi vận động, ữò chơi trí tu ệ. .. về hinh thức, có thể tnển khai các nội cũng trên thông qua các hình thức như: tổ chức tham quan du lịch, tổ chúc các ứò choi, tổ chức giao lưu, xem biểu diễn nghệ thuật... Thông qua những hình thức hoạt động này, học sinh Tiểu học nói chung, học sinh Tiểu học là người DTTS nói riêng có thêm liểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như phong tục tập quán của các dân tộc, vấn đề bảo vệ môi tường, an toàn ịiao thông... Mặt khác, các em còn được rèn luyện về nhiều kĩ ráng 86
  12. như: kĩ năng giao tiếp (đối với học sinh DTTS, đặc biệt là kĩ năng g ia o tiếp b ằ n g tiế n g p h ổ th ô n g ), ứ n g x ử c ó v ã n h o á , k ĩ n ă n g lập k ế hoạch hoạt động, kĩ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả, kĩ năng tự điều chỉnh hành vi, kĩ năng sống hoà n hập... Tất cả những điều này là cơ sờ, là điều kiện thuận lợi để các em phát triến tính tích cực, tự giác sáng tạo trong cuộc sống và trong các hoạt động chung. Giải pháp 5: Đối mới công tác thi đua, khen thương đối với giáo viên Tiểu học và học sinh Tiểu học người DTTS. * Cơ sở xác định giải pháp: Làm tốt công tác thi đua, khen thuờng sẽ duy trì và đẩy mạnh được phong trào thi đua, không khí thi đua sôi nổi, sẽ tạo được động lực kích thích tính tích cực của cá nhân và tập thể trong các hoạt động chung. Việc động viên, khích lệ và khen thưởng kịp thời, chính xác có tác dụng cổ vũ cho sự nỗ lực phấn đấu vươn lên cùa giáo viên Tiểu học và học sinh Tiểu học là người DTTS. * Mục tiêu cùa giái pháp: Tạo động lực cần thiết để kích thích tính tích cực, sáng tạo, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên và nhu cầu tự hoàn thiện của giáo viên Tiểu học và học sinh Tiểu học là người DTTS. * Nội (Jung và cách thực hiện: c ầ n có cơ chế khen thuởng, động viên những tập thế, cá nhân, đặc biệt là những em học sinh Tiểu học là người DTTS có thành tích trong hoạt động. Có thể động viên giáo viên và học sinh có nhiều thành tích bằng việc tổ chức chuyến thăm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, tham gia giao lưu .. để nâng cao trình độ hiểu biết, kích thích lòng nhiệt tình, thái độ tích cực ứong hoạt động của giáo viên và học sinh. Xây dựng các danh hiệu thi đua như: giáo viên chù nhiệm giỏi, giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm về tổ chức hoạt động giáo 87
  13. dục ngoài giờ lên lớp, học sinh có thành tích trong việc tham gia các hoạt động chung. Cả giáo viên và học sinh đạt các danh hiệu trên đều được tuyên duơng và khen thường, đồng thời nhũng thành tích này sẽ được tính vào việc xét thi đua cuối năm của cá nhân và tập thể. 2. N hóm giải p h á p về xây dựng c h ế độ chỉnh sách giáo dục và cơ sở vật chất - thiết bị kỹ thuật cho các trường Tiểu học ở m iền n ú i - Mục tiêu của nhóm giải pháp: Nhằm tạo ra cơ chế tích cực để khích lệ, động viên tinh thần trách nhiệm, thái độ nhiệt tình cùa đội ngũ giáo viên Tiểu học vùng DTTS; xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ đắc lực cho hoạt động dạy và học. - về nội dung và cách thực lúện, nhóm giải pháp này bao gồm các giải pháp cụ thể sau đây: G iải pháp 6: Quan tâm đến chế độ chính sách đãi ngộ cho giáo viên Tiểu học đang trực tiếp giảng dạy tại các tneờng Tiểu học ở miền núi. * C ơ sở xác định giải pháp: Việc nâng cao chất lượng giáo dục m iền núi vùng DTTS đòi hỏi nguời giáo viên phải nỗ lực về nhiều mặt: phải tự mình nâng cao chất lượng chuyên môn, phải khắc phục khó khăn về cơ sà vật chất, về điều kiện sống để tự học, tự nghiên cứu, tham gia các đợt tập huấn, thậm chí phải chi phí cá nhân cho hoạt động giảng dạy của bản thân m ình,... Những điều này có liên quan trực tiếp đến mức thu nhập của mỗi giáo viên. Do vậy, đối với các trường Tiểu học ở vùng DTTS, việc quan tâm đến chế độ chính sách đãi ngộ cho giáo viên đang trực tiếp giảng dạy là một giải pháp nhằm hỗ trợ, động viên, khích lệ, tạo động cơ tích cực cho quá trình giảng dạy và phấn đấu để tự hoàn thiện mình của mỗi giáo viên. 88
  14. * M ục tiêu cùa giai pháp: Khích lệ tính tích cực, nhiệt tình cua các giáo viên Tiểu học vùng DTTS, giúp họ yên tâm công tác, gắn bó mật thiết và có trách nhiệm cao đối với sự nghiệp giáo dục ở miền núi. * Nội dung và cách thực hiện: Kiến nghị thực hiện chế độ tăng luơng hoặc tăng phụ cấp cho giáo viên Tiểu học vùng DTTS. Cần có các chính sách khen thương, động viên đãi ngộ đối với giáo viên có nhiều cống hiến hoặc có nhiều thành tích trong sự nghiệp giáo dục miền núi. Sử dụng các chính sách khen thuờng, khuyến khích vật chất và tinh thần một cách có hiệu quả, nhằm tạo được niềm tin, sự phấn khởi, tính tích cục ờ giáo viên vùng DTTS. Giái pháp 7: Tăng cường cơ sờ vật chắt và các điều kiện cho hoạt động dạy học vờ giáo dục ở các trường Tiểu học ở miền núi. * C ơ sở xác định giải pháp: Trong thực tiễn, bất kỳ hoạt động nào muốn thực hiện được và để đạt được kết quà như mong muốn cũng cần phải có cơ sờ vật chất, trang thiết bị cần thiết. Hoạt động dạy học và giáo dục ở nhà trường với những nội dung, hình thức phong phú, đa dạng đòi hỏi cơ sờ vật chất, các thiết bị phục vụ cũng rất đa dạng và phức tạp. Chẳng hạn các phòng để thực hành, phòng đọc thư viện, sân bãi cho hoạt động, máy chiếu, màn hình, tranh ành, các đồ dùng đê vui chơi,... Thực tế cho thấy, hiện nay ớ các trường Tiểu học miền núi, hệ thống cơ sở vật chất, Ưang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động dạy học và giáo dục còn nghèo nàn, hạn chế, thiếu đồng bộ. Bởi vậy, việc tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết cho các trường Tiểu học miền núi là một giải pháp góp phần nâng cao vai trò chú đạo của người giáo viên, cài thiện môi trường hoạt động, kích thích tính tích cực của học sinh ứong học tập. 89
  15. * M ục tiêu của giai p h á p : Đáp ứng những điều kiện cần thiết về cơ sờ vật chất, trang thiết bị kĩ thuật giúp cho quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục ờ nhà trường diễn ra có hiệu quả. * Nội dung và cách thực hiện: Đe tăng cường cơ sờ vật chất, trang thiết bị cho hoạt động dạy học và giáo dục, hiệu trưởng phải xây dựng và thực hiện kế hoạch dài hạn về xây dựng cơ sở vật chất, huy động các nguồn kinh phí và nguồn trang thiết bị hỗ trợ để củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học, nhất là các phương tiện dạy học hiện đại. Thông qua công tác xã hội hoá giáo dục, tham mưu với cìính quyền địa phương, mở rộng diện tích khuôn viên trường; tiyên truyền và vận động để tạo sự ủng hộ từ phía phụ huynh học ỉiíih nhằm tăng cường cơ sờ vật chất, ừang thiết bị như: đầu tư cho thư viện trường, mua sắm bàn ghế, máy vi tính, máy chiếu, iàn, m icro... cho các lóp h ọ c ... ; ứanh thủ sự hỗ trợ của các ban, ngrnh, đoàn thể về phương tiện, nội dung và kinh phí hoạt động. Khuyến khích giáo viên, học sinh tìm tòi và tự tạo ra những trang thiết bị đơn giản, phục vụ cho dạy và học. Xây dựng, thực hiện quy chế quản lý, sử dụng, bảo quản bô sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cùa nhà trường. Bảo cuản tốt, khai thác triệt để, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang hiết bị hiện có của nhà trường. Tăng cường mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại. Cải tiến các dụng cụ cũ cho phù hợp với điều ỉiện thực tế, bổ sung các dụng cụ mới vào bộ thiết bị đã có, tạo nêi bộ biết bị hoàn chinh có thể sử dụng được ừong dạy học. 90
  16. M ối quan hệ giữa các giải pháp: Việc khắc phục những Khó khăn tám lý trong học tập của học sinh Tiểu học là người DTTS là một quá trình đòi hòi phải tính tới nhiều yếu tố như: vai trò chủ đạo của người giáo viên, môi trường sống, đặc biệt là gia đình học sinh, tính tích cực, chù động của học sinh trong quá trình học tập. Các giải pháp được xây dựng và đề xuất nham tác động vào những yếu tố cơ bàn nêu trên. Trong đó, biện pháp 1 nhằm nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh học sinh về vấn đề khó khăn tâm iý và sự cần thiết phải khắc phục những trở ngại trong quá trình học tập của học sinh. Giải pháp 2 nhằm hình thành và phát triển kỹ năng tổ chức hành động của giáo viên trong quá trình dạy học và giáo dục.. Giái pháp 3 hướng vào việc đổi mới phuơng pháp dạy học và phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh của giáo viên. Giải pháp 4 và 5 tác động tới học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cùa các em trong học tập. Giải pháp 6 và 7 tác động tới điều kiện đàm bảo cho hoạt động dạy học và giáo dục ở nhà trường Tiểu học có hiệu quả. Các giải pháp nêu trên có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Giải pháp 1 và 2 là cơ sở để đề xuất và thực hiện giải pháp 3 và 4 - những giải pháp cơ bản; giải pháp 5 có tính chất hỗ ượ; còn giải pháp 6, 7 là điều kiện cần thiết để thực hiện có hiệu quá các giầi pháp cơ ban đã nêu. Để đánh giá các mức độ biểu hiện về tính phù hợp, tính khả thi, tính hiệu quả... của các nhóm giải pháp được đề xuất, đề tài tiến hành khảo sát trên 100 đối tượng là cán bộ quản lý, chuyên gia giáo dục và các thành phần liên quan đến các giải pháp. Ket quà như sau: 91
  17. Hảng 3.1. Đánh giá cùa các chuyên gia giáo dục về tính hợp lý và khả năng thục hiện của các giải pháp Khả năng Tính hợp lý thirc hiên Có thê Khó STT Các giải pháp Họp Phân thực thục lý vân hiên hiện Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh về khó khăn nói chung, khó khăn tâm lí 1 100 100 nói riêng trong hoạt động học tập và cách khắc phục chúng ở học sinh tiểu học người DTTS. Bôi dưỡng năng lực chuyên môn, kỹ 2 năng tổ ch ứ c hoạt đ ộ n g g iá o dục cho 100 100 giáo viên Tiểu học.. Đôi mới phuơng pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết 3 quả học tập cùa học sinh theo hướng 95 5 93 7 tăng cường tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh trong học tập Tô chức các hoạt động phù hợp với đặc điên tàm lý cùa học sinh tiểu học, học sinh tiểu học là người 4 90 10 85 15 DTTS, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của các em trong hoạt động. Đôi mới công tác thi đua, khen 5 thưởng đối với giáo viên Tiểu học 100 100 và học sinh tiểu học là người DTTS. 92
  18. Quan tâm đên chê độ chính sách đãi ngộ cho giáo viên Tieu học đang 6 100 100 trực tiếp giảng dạy tại các trường Tiểu học ờ miền núi. Tăng cường cơ sở vật chât và các điều kiện cho hoạt động dạy học và 7 100 100 giáo dục ở các trường Tiểu học ở miền núi Các giải pháp đề xuất được các chuyên gia giáo dục tán thành ở mức độ cao. Tỉ lệ tán thành từ 85% đến 100%. Có 5 giài pháp được 100% chuyên gia đánh giá là có tính hợp lý, có khá năng thực hiện, đó là: biện pháp 1, 2, 5, 6,7. Ờ giải pháp 3 có 5% ý kiến còn phân vân và 1% ý kiến cho là khó thực hiện. Giải thích về điều này có ý kiến cho rằng: “Do một sổ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu của việc dạy theo chương trình mới và yêu cầu cùa việc đôi mới phương pháp dạy học Đối với giải pháp 4, có 10% ý kiến còn phân vân và 15 % ý kiến cho là khó thực hiện. Nguyên nhân của điều này được các đối tượng giải thích là do: Thời lượng lên lớp cùa một số tiết dạy không đủ thời gian so với chuấn kiến thức, kỹ năng; mặt khác, đối với học sinh DTTS nhiều em nhút nhát, chưa mạnh dạn trong khi thảo luận nhóm, vì vậy, việc tồ chức các hoạt động chung gặp khó khăn. 93
  19. KÉT LUẬN Kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng về khó khăn tâm lý ừong học tập của học sinh DTTS nói chung, học sinh Tiểu học là người DTTS nói riêng cho phép chúng ta rút ra một số nhận định như sau: 1. Trong quá trình thục hiện hoạt động học tập, học sinh nói chung, học sinh Tiểu học nói riêng có thể gặp nliững khó khăn, trở ngại nhất định. Những khó khăn này do các yếu tố bên ngoài (khách quan) và các yếu tố bên trong (chủ quan) gây ra. Các yếu tố chủ quan có thể phân làm 2 loại: yếu tố sinh học và yếu tố tâm lý. Những khó khăn do đặc điểm tâm lý gây ra gọi là những khó khăn tâm lý. Khó khăn tâm lý trong học tập bao gồm toàn bộ những yếu tố tâm lý nảy sinh ở học sinh ưong quá trình học tập, không phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của hoạt động học tập, gây cản trở hoặc làm ảnh hường xấu tới tiến trinh và kết quả thực hiện hoạt động học tập của học sinh. 2. Hầu hết học sinh Tiểu học là người DTTS đều gặp khó khăn tâm lý trong học tập. Những khó khăn này biểu hiện đa dạng ở học sinh, có thể tập hợp chúng thành 3 loại: những khó khăn về mặt nhận thức, những khó khăn về mặt xúc cám - thái độ và những khó khăn về m ặt kỹ năng học tập. Trong đó, những khó khăn về mặt xúc cảm - thái độ và những khó khăn về mặt kỹ năng học tập là những khó khăn thường gặp nhất ờ học sinh Tiểu học người DTTS. về mặt xúc cảm - thái độ, những xúc cảm tiêu cực nảy sinh trong những tình huống có liên quan đến sự bày tỏ ý kiến của bản thân, sự tiếp xúc trực tiếp với giáo viên và những người chưa quen biết cùng với biểu hiện của tính dễ tự ái chính là những khó khăn tâm lý 94
  20. cơ bản ở các em. v ề mặt kỹ năng học tập, học sinh Tiểu học là người DTTS gặp khó khăn nhiều nhất ở 2 loại kỹ năng đó là kỹ năng tự học và kỹ năng sử dụng tiếng Việt. Mức độ biêu hiện cùa những khó khăn nêu trên ờ những học sinh Tiểu học người DTTS khác nhau có sụ khác nhau 3. Có nhiều nguyên nhàn khách qua» và chù quan gây ra khó khăn tâm lý ớ học sinh Tiểu học người DTTS. Trong đó, những nguyên nhân chù quan là những nguyên nhân chính. Những nguyên nhân khách quan đuợc xác định rõ nhất đó là: "Do thiếu sự quan tâm cùa gia đình, thầy cô”, "do môi tnrờng sống bó hẹp, thiếu thông tin, ít được tiếp xúc với nhiều người". Những nguyên nhân chủ quan cơ bàn cần lưu ý bao gồm: ''Do hạn chế về vốn từ tiếng Việt", "do hạn chế về năng lực học tập" và "do hạn chế về vốn kinh nghiệm sổng cùa bàn thân". 4. Đẻ khẩc phục những khó khăn tâm lý ở học sinh Tiểu học người DTTS cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó, có những biện pháp có ý nghĩa cơ sở nhằm tác động vào mặt nhận thức và nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng tổ chức hoạt động cho giáo viên. Có những biện pháp tác động vào chính bản thân chủ thể học tập là học sinh nhằm khơi dậy tính tích cực. chù đông và sáng tạo ờ các em, đây chính là những hiên pháp cơ bản nhất. Ngoài ra, cần phải thực hiện một số biện pháp có tính chất điều kiện đảm bảo cho quá trình dạy học và giáo dục ở trường Tiểu học diễn ra có hiệu quà nhu: quan tâm đến chế độ, chính sách đãi ngộ đối với giáo viên Tiểu học vùng DTTS, xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường Tiểu học... Những biện pháp này có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau, bồ sung cho nhau và đều được kiểm nghiệm về tính phù hợp, tính khả thi trong thực tiễn. 95
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0