intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu hiện trạng khai thác và sử dụng đất mặn ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất các biện pháp cải tạo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

28
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Nghiên cứu hiện trạng khai thác, sử dụng loại đất mặn ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp cải tạo.” là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn. Vì vậy các cơ quan chức năng nên phối hợp với người dân để có mô hình canh tác hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu hiện trạng khai thác và sử dụng đất mặn ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất các biện pháp cải tạo

  1. NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT MẶN Ở HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP CẢI TẠO TRƯƠNG THỊ DIÊN - NGUYỄN THỊ HỒNG DUYÊN TRẦN THỊ BÍCH HÀ - NGUYỄN THỊ NGỌC HỒNG Khoa Địa lý 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Bắc giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Hương Trà và thành phố Huế, phía Nam giáp huyện Hương Thủy, phía Đông giáp huyện Phú Lộc. Diện tích tự nhiên 280,83 km2, trong đó đất nông nghiệp 10.829,44 ha, đất phi nông nghiệp 13.932,94 ha, còn lại đất chưa sử dụng. Huyện có diện tích đất nhiễm mặn lớn nhất Thừa Thiên Huế với 6.192 ha phân bố ở các xã Phú Diên, Phú Hải, Vinh Xuân… Diện tích đất mặn đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp của người dân. Ngoài ra tầm hiểu biết và khả năng tự cải tạo đất nhiễm mặn của người dân còn rất hạn chế, chưa đạt hiệu quả cao nên nhiều diện tích đất mặn vẫn chưa được cải tạo để đưa vào sử dụng. Do đó, việc: “Nghiên cứu hiện trạng khai thác, sử dụng loại đất mặn ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp cải tạo.” là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn. 2. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HÌNH THÀNH ĐẤT MẶN Ở HUYỆN PHÚ VANG Điều kiện tự nhiên Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Bắc giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Hương Trà và thành phố Huế, phía Nam giáp huyện Hương Thủy, phía Đông giáp huyện Phú Lộc. * Địa chất: Lãnh thổ huyện Phú Vang có các thành tạo trầm tích Kainozoi phân bố khá rộng rãi và chỉ gồm các thành tạo Đệ tứ Giới Kainozoi Đệ tứ Pleistocen thượng Hệ tầng Đà Nẵng m QIII đ ) Holocen hạ - trung Hệ tầng Nam Ô (mv QIV1-2 no) Holocen trung Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014 Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 194-200
  2. NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC ĐẤT MẶN... 195 Trầm tích hỗn hợp sông biển (am QIV 2 ) Holocen thượng Các trầm tích trong giai đoạn này có nguồn gốc khác nhau. - Trầm tích sông (aQIv3) [1] * Địa hình: Phú Vang thuộc vùng đất trũng, có diện tích đầm phá lớn, đất đai bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, doi cát không thuận lợi cho phát triển hệ thống đường bộ và đường thủy. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, có các dạng đồng bằng như: kiểu địa hình đồng bằng cồn đụn nguồn gốc biển, kiểu địa hình đồng bằng thềm biển, kiểu địa hình đồng bằng nguồn gốc sông, sông - biển. * Khí hậu: Phú Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm của vùng ven biển, có hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 8 năm trước đến tháng giêng năm sau, lượng mưa hàng năm khá lớn, trung bình khoảng 3.000mm. Mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng IX, X, XI và XII chiếm 75-80% lượng mưa cả năm. Mùa nắng gió Tây - Nam khô nóng oi bức, bắt đầu từ tháng III đến tháng VIII, lượng bốc hơi cao nhất là từ tháng II đến tháng IV (lúc nước thủy triều thấp) làm độ mặn trong các ao hồ nuôi thủy sản tăng, gây trở ngại cho ngành nuôi trồng thủy sản. Nhiệt độ Do nằm ở vĩ độ thấp, vùng nghiên cứu được thừa hưởng một chế độ bức xạ dồi dào, tổng lượng bức xạ thực tế hàng năm ở vùng nghiên cứu đạt 124 – 126 kcal/cm2. [10]. Tất cả điều kiện này đã tạo cho vùng nghiên cứu có một nền nhiệt độ cao và tiêu biểu cho chế độ nhiệt ở vùng nhiệt đới. Biến trình nhiệt độ không khí năm ở vùng nghiên cứu thuộc dạng biến trình nhiệt độ của vùng nhiệt đới gió mùa – biến trình đơn gồm 1 cực đại vào mùa hè và 1 cực tiểu và mùa đông. Cực tiểu thường xuất hiện vào tháng I và nhiệt độ trung bình khoảng 200C và cực đại thường xảy ra vào tháng VII với nhiệt độ trung bình lớn hơn 290C (bảng 1). Bảng 1. Nhiệt độ trung bình tháng (oC ) Địa I II III IV V VI VII VII IX X XI XII XII điểm Huế 20,0 21,0 23,1 26,1 28,2 29,3 29,4 28,9 27,1 25,1 23,1 20,7 25,2 Xét về nền tảng chung nhiệt độ và số giờ nắng bằng các trị số trung bình ta thấy vùng nghiên cứu có một nền tảng nhiệt lượng lớn quanh năm. Từ tháng III đến tháng IV nhiệt độ tăng nhanh nhất, từ tháng XI đến tháng XII nhiệt độ giảm nhanh nhất. Tuy nhiên biên độ nhiệt giữa các tháng lớn nhất không vượt quá 30C. Phân bố lượng mưa Lượng mưa trung bình hằng năm ở vùng nghiên cứu đều trên 2.700 mm. Lượng mưa ở đây dao động trong khoảng 2.700 mm ÷ 3.400 mm.
  3. 196 TRƯƠNG THỊ DIÊN và cs Bảng 2. Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm) Địa Tháng Năm danh I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Huế 114 56 38 56 112 190 73 124 375 754 665 321 2878 Ở vùng nghiên cứu mùa mưa bắt đầu từ tháng IX kết thúc vào tháng XII, Kéo dài 4 tháng, trong đó 3 tháng IX, X, XI mưa lớn nhất, mùa ít mưa từ tháng I đến tháng VIII, trong đó 3 tháng II, III, IV mưa ít nhất. Như vậy những tháng ít mưa thì khả năng xâm nhập mặn và hình thành đất mặn ở vùng nghiên cứa sẽ ít hơn. Độ ẩm Vùng nghiên cứu nhìn chung có độ ẩm không khí cao, độ ẩm tương đối trung bình năm đạt từ 83 ÷ 87%. Biến trình năm của độ ẩm tương đối của không khí ngược với biến trình năm của nhiệt độ không khí và phân thành 2 mùa rõ rệt. Thời kì có độ ẩm thấp kéo dài 5 tháng (Từ tháng IV – VIII) với trị số 73 ÷ 83%. Độ ẩm tăng nhanh khi bắt đầu vào mùa mưa chính và duy trì ở mức độ cao đến tháng III năm sau. Trong thời kì gió tây khô nóng hoạt động mạnh, độ ẩm thấp nhất có thể xuống dưới 30% những trị số này thường xảy ra vào tháng III, IV. Khả năng bốc hơi Tổng lượng bốc hơi vùng nghiên cứu dao động trong khoảng 900 ÷ 1000 mm, bằng 30 ÷ 40% tổng lượng mưa năm. Biến trình năm của khả năng bốc hơi ngược với biến trình năm của lượng mưa. Thời kỳ mưa ít nhất lại là thời kỳ có lượng bốc hơi cao nhất và ngược lại. Vào mùa mưa chính tổng lượng bốc hơi chỉ đạt 18 ÷ 22% tổng lượng bốc hơi năm. Ngược lại thời kỳ từ tháng I-VII chiếm 77 ÷ 82% tổng lượng bốc hơi năm. Tóm lại: thời kỳ từ tháng I – VII là thời kỳ địa phương có lượng mưa ít, khả năng bốc hơi lớn vì vậy đây là thời kì đất mặn ít được hình thành mở rộng và ngược lại. * Thủy văn: Lãnh thổ huyện Phú Vang có các hệ thống sông chính chảy qua như sau: Hệ thống sông Hương: Có lưu vực dạng hình nan quạt với diện tích lưu vực 2.830 km2, chiếm 3/5 diện tích tỉnh, chiều dài song 104 km, chảy vào phá Tam Giang. Sông Hương chảy vào phá Tam Giang và chảy ra biển qua cửa Thuận An, một phần nước qua đầm Thủy Tú về đầm Cầu Hai. Lượng nước đổ vào đầm phá trung bình hàng năm là 5,4.109 m3. Hàm lượng phù sa 150g/m3nước. Tổng lượng phù sa hàng năm là 4,5.105m3. Đoạn sông chảy qua rang giới phía bắc huyện Phú Vang dài tương đương 14 km. Sông Đại Giang: Sông chảy trong vùng đồng bằng phù sa bồ tụ giữa các huyện Hương Thủy, Phú Vang và Phú Lộc. Hàng năm đổ vào Cầu Hai khoảng 500.106 m3, hàm lượng phù sa 70g/m3, tổng lượng phù sa ước tính 35.000 tấn. * Thảm thực vật: Toàn bộ thảm thực vật huyện Phú Vang nằm trong vành đai thảm thực vật nhiệt đới. Dưới tác động phối hợp giữa khí hậu và đất đã hình thành các kiểu thảm thực vật đặc trưng như:
  4. NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC ĐẤT MẶN... 197 + Đất nội địa đới: có rừng ngập mặn và nước ngọt. + Đất phi địa đới: Có kiểu rừng thưa trên đụn cát ven biển và rừng còi trên đất cát nội đồng đặc trưng cho đất khô hạn Dưới tác động của con người từ các kiểu thảm nguyên sinh trên xuất hiện các kiểu thảm thứ sinh nhân tác như thảm cây bụi, trảng cỏ hay các kiểu thảm thực vật trồng như lúa, hoa màu, rừng trồng, cây công nghiệp Điều kiện kinh tế - xã hội - Dân cư và cơ cấu lao động: Toàn huyện được tổ chức theo 20 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thị trấn và 19 xã, với tổng diện tích đất tự nhiên là 28031,8 ha chiếm 5,6% diện tích đất tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế. Dân số là 178.103 người, mật độ dân số bình quân là 636 người/km2 (theo niên giám thống kê năm 2012). - Kinh tế - xã hội: Phú vang là huyện có tiềm năng lớn về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản với đường bờ biển dài trên 35km, có cửa biển Thuận An và nhiều đầm phá như đầm Sam, đầm Chuồn, đầm Thủy Tú… nằm trong hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai với diện tích trên 6.800 mặt nước, là tiềm năng lớn để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tiến bộ, hợp lý và bước đầu có hiệu quả nhất định. Tỷ trọng nhóm ngành nông- lâm- thủy sản trong cơ cấu kinh tế của huyện giảm từ 47,8% (2005) và 45,65% (2010). Tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng tăng dần từ 20,2% (2005) và 26,9% (2010), còn tỷ trọng các nhóm ngành dịch vụ giảm dần từ 31,9 (2005) và 27,4% (2010). Trong cơ cấu nội bộ nhóm ngành nông – lâm - thủy sản tỉ trọng nông, lâm nghiệp giảm dần, tỷ trọng thủy sản tăng lên. Như vậy, trong cơ cấu nền kinh tế của huyện thì ngành nông – lâm – thủy sản đang chiếm tỷ trọng lớn nhất và tỷ trọng ngành thủy sản đang ngày càng tăng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến diện tích đất nhiễm mặn của khu vực nghiên cứu. Việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn sẽ làm gia tang diện tích đất nhiễm mặn của vùng. 3. ĐẶC ĐIỂM ĐẤT MẶN Ở HUYỆN PHÚ VANG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Diện tích đất tự nhiên của huyện Phú Vang 280,83 km2, trong đó đất nông nghiệp 10.829,44 ha, đất phi nông nghiệp 13.932,94 ha, còn lại đất chưa sử dụng. Huyện có diện tích đất nhiễm mặn lớn nhất Thừa Thiên Huế với 6.192 ha phân bố ở các xã Phú Diên, Phú Hải, Vinh Xuân… Bảng 3. Thống kê diện tích đất nhiễm mặn một số xã thuộc huyện Phú Vang [8], [9] Xã Diện tích ( ha ) Phú Mỹ 224,3 Thị trấn Thuận An 415,5 Phú Đa 562,4 Phú Dương 0,77 Phú Thanh 61,3 Vinh Phú 47,7
  5. 198 TRƯƠNG THỊ DIÊN và cs Vinh Thái 578,2 Phú Diên 477,1 Vĩnh Xuân 304,9 Phú An 840,7 Phú Thuận 100,4 Phú Hải 94,9 Vinh Thanh 114,4 Vinh An 141.1 Phú Xuân 654,8 Vinh Hà 1678,6 Các miền cửa sông ven biển, các đầm phá và các đồng bằng ven biển là nơi phát sinh nhóm đất mặn. Các đất mặn có đặc điểm chung là có tầng đất mặn (Salic horizon). Ngoài tính chất mặn, các đất mặn ở huyện Phú Vang còn thường biểu hiện cả tính chất chua phèn. 4. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG Hiện nay diện tích đất nhiễm mặn ở huyện Phú Vang đã được đưa vào khai thác, sử dụng khoảng 4.587 ha. Diện tích đất được cải tạo đưa vào sử dụng chủ yếu tập trung ở các xã Phú Mậu, Phú Đa, Phú Mỹ, Vinh Hà, Vinh Thái, Thị trấn Thuận An. Trên phần diện tích này đất mặn chủ yếu được cải tạo để trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, trồng một số loại hoa màu, cây trái như : đậu phộng, đậu xanh, dưa hấu, ngô… Ngoài ra đất nhiễm mặn còn được sử dụng để trồng rừng chắn sóng, chắn gió. [8], [9] Giống lúa được đưa vào canh tác hiệu quả nhất hiện nay là lúa RPT cho năng suất khoảng 20 tạ/ha. Tùy theo diện tích đất nhiễm mặn nhiều hay ít và việc chủ động nguồn nước cho cây lúa thì người dân đưa vào canh tác 1 vụ hay 2 vụ. Lúa trồng 2 vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân chủ yếu tập trung ở các xã Phú Thanh, Vinh Hà, Phú Mỹ, Vinh An. Đây là những xã có diện tích đất nhiễm mặn có nồng độ muối thấp và các xã này có hệ thống kênh mương dẫn nước đảm bảo. Lúa trồng 1 vụ Đông Xuân tập trung ở các xã còn lại như Vinh Thanh, Vinh An, Phú Mỹ, Phú Diên… [8], [9] Đất mặn được sử dụng để nuôi trồng thủy – hải sản có tổng diện tích là 2.226 ha trong đó Cao triều là 636 ha, Hạ Triều là 767 ha còn lại là diện tích nuôi chắn sáo [8]. Ngoài diện tích đất nhiễm mặn đã đưa vào khai thác sử dụng vì mục đích kinh tế, môi trường thì còn khoảng gần 2.000 ha đất nhiễm mặn vẫn chưa được đưa vào khai thác, sử dụng. Diện tích đất này tập trung ở các xã Phú Dương, Phú Thanh, Vinh Phú, Phú Diên, Vĩnh Xuân, Phú An. Diện tích đất nhiễm mặn còn chưa sử dụng này còn nhiều là do nhiều nguyên nhân: - Biện pháp cải tạo, thau chua rửa mặn của người dân lạc hậu chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao nên người dân bỏ trong không sử dụng. - Một số diện tích đất nhiễm mặn ở xã Phú Dương, Phú Thanh… chiếm diện tích nhỏ, phân tán nên rất khó để đưa vào khai thác, sử dụng , đầu tư đại trà cho một mô hình sản xuất.
  6. NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC ĐẤT MẶN... 199 - Một số xã giáp biển như Phú Diên, Vĩnh Xuân có nồng độ muối trong đất rất lớn nên khó khăn cho việc cải tạo đất để đưa vào sử dụng. - Nhiều mô hình sản xuất không mang lại hiệu quả kinh tế cao. 5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI TẠO, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT MẶN Ở HUYỆN PHÚ VANG 5.1. Biện pháp thủy lợi - Đắp đê, xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lý nhắm mục đích ngăn nước biển tràn vào, rửa mặn. - Hệ thống thau chua rửa mặn gồm kênh thoát nước mặn nhằm rửa mặn ra khỏi ruộng và kênh tưới nước ngọt để thay thế nước mặn làm ngọt hóa đất. Để rửa mặn đào mương rút nước ngầm chứa muối xuống sâu và tiêu nước ngầm chứa muối đi xa. - Cày sâu, nhưng không lật, xới xáo nhiều lần để cát đứt mạch mao dẫn, như vậy sẽ hạn chế được nước ngầm bốc hơi, mang muối đi theo từ dưới lên bề mặt ruộng gây mặn. 5.2. Biện pháp kỹ thuật - Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp (nông học, sinh học, hóa học, cơ học...) và đầu tư thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu. - Thực hiện tuần hoàn hữu cơ trong đất. Trồng cây lâu năm có giá trị kinh tế, thương mại cao nhưng ít phải xới xáo đất và thực hiện các hệ thống nông – lâm - súc kết hợp ở vùng đất dốc. - Quản lý lưu vực để bảo vệ đất và nước, phát triển thuỷ lợi, giữ cân bằng sinh thái và điều hoà các tác động lẫn nhau giữa đồng bằng và miền núi. - Tái tạo lớp phủ thực vật bằng cây rừng hoặc tổ hợp nông - lâm kết hợp để bảo vệ độ phì nhiêu của đất và sử dụng bền vững đất dốc. - Dùng phân bón có kali nhằm làm tăng hàm lượng K+  trong cây từ đó hạn chế sự thu hút Na+ vào cây, hạn chế độc do Na+, cần hạn chế sử dụng phân bón clorua kali (KCl). - Sử dụng phân bón chứa silic có khả năng thúc đẩy quá trình quang hợp, gia tăng tỷ lệ chọn lọc của K +:Na+ và giảm lượng hút Na+ của cây trồng. 5.3. Biện pháp nông nghiệp Kĩ thuật canh tác nông nghiệp như cày sâu không lật, xới nhiều lần, cắt đứt mao quản làm cho muối không bốc lên trên bề mặt đất canh tác. Cải tạo đất luân canh cơ cấu cây trồng vật nuôi, trên các vùng đất mặn, sát biển thì nuôi trồng thủy hải sản, tiếp theo là trồng cối và các cây chịu mặn, trong cũng là trồng lúa. Từ thực tiễn luân canh cơ cấu cây trồng ở các vùng biển ta đã đút kết kinh nghiệm: lúa lấn cói cói lấn cá, cá lấn biển.
  7. 200 TRƯƠNG THỊ DIÊN và cs 5.4. Biện pháp sinh học Chọn và lai tạo các giống cây trồng, các giống cây chịu mặn, điều tra, nghiên cứu và đề xuất các giống cây trồng, vật nuôi trên vùng đất mặn. Xác định hệ thống cây trồng có khả năng chịu mặn khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn cải tạo đất, xác đinh hệ thống kĩ thuật canh tác hợp lý đảm bảo đất không bị tái nhiễm mặn. Và một số mô hình kinh tế mới là: trồng màu và cây trái trên vùng đất mặn. 6. KẾT LUẬN Hiện nay diện tích đất nhiễm mặn ở huyện Phú Vang đã được đưa vào khai thác, sử dụng khoảng 4.587 ha còn khoảng gần 2.000 ha còn chưa được đưa vào khai thác hợp lý, việc cải tạo đất, thau chua rửa mặn còn lạc hậu, một số giống cây trồng, vật nuôi được đưa vào sử dụng không phù hợp với đặc điểm lý hóa của đất. Vì vậy các cơ quan chức năng nên phối hợp với người dân để có mô hình canh tác hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Huy Bá (2003). Sinh thái môi trường đất, NXB Đại học Quốc gia TP HCM. [2] Cục Địa chất Việt Nam (1996). Bản đồ Địa chất khoáng sản tỉnh Thừa Thiên Huế, tỷ lệ 1:200.000 (tờ E – 48 – XXXV, E – 48 – XXXVI, E – 49 – XXXI) và thuyết minh kèm theo, Hà Nội. [3] Huỳnh Văn Chương ( 2011). Giáo trình đánh giá đất, Trường Đại học Nông Lâm Huế. [4] Hoàng Thái Đại (2009). Sử dụng và cải tạo đất đất phèn, đất mặn, Đại học Thủy lợi, Hà Nội. [5] Hội Khoa học Đất Việt Nam (2000). Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [6] Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế (2011). Báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2011 và kế hoạch, nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp năm 2012. Thừa Thiên Huế. [7] Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế (2004). Đặc điểm khí hậu – thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế, NXB Thuận Hóa, Huế. [8] UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2005). Điều tra cơ bản tổng hợp có định hướng điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên các huyện tỉnh Thừa Thiên Huế, Huế (trong đó có huyện Phú Vang). [9] Vũ Cao Thái (1999). Đất mặn và đất phèn ở Việt Nam (Kết quả nghiên cứu khoa học Xuân Học [10] Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, quyển 3. tr . 64. 1999). TRƯƠNG THỊ DIÊN- NGUYỄN THỊ HỒNG DUYÊN TRẦN THỊ BÍCH HÀ -NGUYỄN THỊ NGỌC HỒNG SV lớp Địa 4A, Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2