Nghiên cứu hiện trạng và dự báo sự thay đổi<br />
môi trường không khí và nước huyện Đại Từ<br />
đến năm 2020<br />
Phạm Tất Đạt<br />
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên<br />
Luận văn ThS ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02<br />
Người hướng dẫn: TS. Vũ Văn Mạnh<br />
Năm bảo vệ: 2012<br />
Abstract: Nghiên cứu hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường,<br />
không khí, xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường<br />
không khí, môi trường nước, sự tác dộng do sự phát triển kinh tế xã hội tới<br />
môi trường không khí, môi trường nước. Dự báo sự thay đổi chất lượng<br />
môi trường không khí do hoạt động không khí, hoạt động phát triển kinh tế<br />
xã hội đến năm 2020 trên địa bàn huyện Đại Từ. Đề xuất các chính sách và<br />
giải pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững trên đại bàn<br />
huyện.<br />
<br />
Keywords: Khoa học môi trường; Bảo vệ môi trường; Đại từ<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành<br />
phố Thái Nguyên 25 km với tổng diện tích tự nhiên là 57.415,7 ha, chiếm 16,26% tổng<br />
diện tích tự nhiên của tỉnh. Trên địa bàn huyện, nguồn tài nguyên, đất, nước, khoáng sản<br />
phong phú và đa dạng, có khu du lịch Hồ Núi Cốc huyền thoại, huyện có nhiều thuận lợi<br />
trong phát triển kinh tế, trong những năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế của huyện<br />
luôn ở mức độ cao.<br />
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề gia tăng ô nhiễm, suy<br />
giảm chất lượng môi trường đất, nước, không khí, đa dạng sinh học; gây tác động trực<br />
tiếp đến đời sống nhân dân và sự phát triển bền vững trên địa bàn huyện.<br />
Theo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường trên địa bàn huyện và số liệu từ nhiều<br />
dự án, đề tài nghiên cứu cho thấy không khí ở nhiều điểm tại các vùng khai thác khoáng<br />
sản đã bị ô nhiễm do bụi, khí SO2; Nguồn nước sông Công và các phụ lưu của Sông Công<br />
<br />
trên địa bàn huyện đã bị ô nhiễm rõ rệt do chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng, dầu<br />
mỡ, vi sinh; nước ngầm ở một số vùng dân cư đã có biểu hiện ô nhiễm chất hữu cơ, dinh<br />
dưỡng, kim loại nặng, vi sinh. Ô nhiễm môi trường đã và đang là thách thức cho phát<br />
triển bền vững của huyện.<br />
Có thể nói không do dự rằng phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái là<br />
một trong những mối quan tâm hàng đầu có tính chất sống còn của nhân loại ngày nay.<br />
Làm thế nào để kết hợp hài hoà giữa môi trường và phát triển, giữa con người và thiên<br />
nhiên, giữa hiện tại và tương lai. Đó là mối quan tâm của các Quốc gia trên thế giới cũng<br />
như của Chính phủ Việt Nam và của toàn xã hội.<br />
Huyện Đại Từ cũng không nằm ngoài xu thế đó. Hiện nay huyện đang trong quá<br />
trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đồng thời phát triển theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện<br />
đại hoá, nhiều ngành kinh tế mới xuất hiện, quy hoạch phát triển KT-XH của huyện đến<br />
năm 2020 đã được xây dựng và phê duyệt với tốc độ phát triển kinh tế được đẩy cao.<br />
Nhưng một vấn đề cũng được đặt ra, thách thức sự nghiệp phát triển kinh tế của<br />
huyện trong giai đoạn mới, đó là phải đảm bảo phát triển kinh tế trong sự phát triển bền<br />
vững môi trường.<br />
Thực tế cho thấy cần thiết phải có các nghiên cứu những biến động môi trường tự<br />
nhiên do tác động của các nhân tố hoạt động kinh tế - xã hội, đồng thời dự báo biến động<br />
môi trường tự nhiên do thực hiện quy hoạch phát triển KT-XH đến năm 2020, làm cơ sở<br />
khoa học cho việc xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nền<br />
kinh tế huyện Đại Từ.<br />
Kết quả cuối cùng của việc nghiên cứu là tìm những giải pháp khai thác sử dụng<br />
hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đồng thời hạn chế tác động tiêu cực do hoạt động sản xuất<br />
của con người đến môi trường tự nhiên.<br />
Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và dự<br />
báo sự thay đổi môi trường không khí và nước huyện Đại Từ đến năm 2020” với mục<br />
đích nghiên cứu hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường không khí và nước trên<br />
địa bàn huyện Đại Từ, mối quan hệ giữa sự biến đổi chất lượng môi trường với quá trình<br />
phát triển kinh tế xã hội, dự báo sự thay đổi môi trường không khí và nước do các hoạt<br />
động phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện đến năm 2020 và trên cơ sở đó đề xuất<br />
những chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện.<br />
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Làm rõ ảnh hưởng của phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Đại Từ tới chất<br />
lượng môi trường nước và không khí trên địa bàn huyện.<br />
Dự báo sự thay đổi môi trường không khí và môi trường nước do các hoạt động phát<br />
triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện đến năm 2020 và đề xuất, kiến nghị một số giải<br />
pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững trên địa bàn huyện.<br />
<br />
Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường nước mặt, không khí;<br />
Xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường không khí, môi trường<br />
nước; sự tác động do phát triển kinh tế xã hội tới môi trường không khí, môi trường<br />
nước.<br />
- Dự báo sự thay đổi chất lượng môi trường nước và không khí do hoạt động phát<br />
triển kinh tế xã hội đến năm 2020 trên địa bàn huyện Đại Từ.<br />
- Đề xuất các chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền<br />
vững trên địa bàn huyện.<br />
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
* Ý nghĩa khoa học:<br />
Đưa ra những dẫn liệu khoa học góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa sự phát<br />
triển kinh tế xã hội và môi trường và định hướng cho việc phát triển bền vững trên địa<br />
bàn huyện Đại Từ.<br />
Kết quả nghiên cứu của luận văn làm sáng tỏ bức tranh về hiện trạng và diễn biến,<br />
dự báo biến động môi trường nước và không khí huyện Đại Từ do các hoạt động phát<br />
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.<br />
* Ý nghĩa thực tiễn:<br />
Luận văn đưa ra những căn cứ khoa học cho địa phương và thực hiện quy hoạch<br />
phát triển kinh tế xã hội huyện Đại Từ đảm bảo sự phát triển bền vững.<br />
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN<br />
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan<br />
1.1.1. Cơ sở lý luận<br />
Phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của cả nhân loại.<br />
Môi trường có vị trí quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của con người. Môi<br />
trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống và sản xuất<br />
của con người. “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan<br />
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn<br />
tại, phát triển của con người và thiên nhiên” [25].<br />
Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh<br />
thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao<br />
chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong<br />
quá trình sống, là quy luật chung của mọi thời đại, mọi quốc gia. Để đạt được mục tiêu<br />
<br />
của sự phát triển, con người phải tiến hành các hoạt động phát triển bao gồm: các chiến<br />
lược, quy hoạch, kế hoạch dài, trung, ngắn hạn và các dự án cụ thể [65].<br />
Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa<br />
bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của<br />
môi trường.<br />
1.1.2. Cơ sở thực tiễn<br />
Mối quan hệ giữa phát triển KT-XH và môi trường đã được minh chứng qua các<br />
nghiên cứu thực tế ở Việt nam. Các hoạt động phát triển KT-XH gây ra những hậu quả<br />
nặng nề đối với môi trường, các báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia từ năm 2002 đến<br />
nay đã làm rõ các vấn đề suy thoái môi trường nước, môi trường không khí, suy giảm đa<br />
dạng sinh học,…<br />
Để bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Quốc hội đã thông<br />
qua Luật bảo vệ môi trường (năm 1993 và 2005), Chính phủ đã ban hành nhiều quy định<br />
về bảo vệ môi trường: Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng<br />
Chính phủ về việc ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam;<br />
Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê<br />
duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm<br />
2020 đã nhấn mạnh quan điểm Chiến lược Bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành<br />
không thể tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng bảo đảm<br />
phát triển bền vững đất nước. Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát<br />
triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền<br />
vững [31]. Kèm theo Quyết định 256/2003/QĐ-TTg là danh mục 36 chương trình, kế<br />
hoạch, đề án và dự án ưu tiên cấp quốc gia về bảo vệ môi trường; Quyết định số<br />
328/2005/QĐ-TTg ngày 12/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế<br />
hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010, kèm theo Quyết định này là<br />
danh mục 19 nội dung, chương trình, đề án, dự án ưu tiên để thực hiện kế hoạch quốc gia<br />
kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010 [33].<br />
1.2. Tổng quan về phát triển kinh tế - xã hội và vấn đề môi trƣờng<br />
1.2. 1. Việt Nam<br />
Mặc dù Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và coi trọng việc bảo vệ môi trường<br />
nhưng do yếu kém về lực lượng, quá tập trung vào phát triển kinh tế, nhất là tăng trường<br />
GDP, ít chú ý tới hệ thống thiên nhiên nên hiện tượng khai thác quá mức và sử dụng lãng<br />
phí tài nguyên, gây suy thoái môi trường, làm mất cân bằng các hệ sinh thái diễn ra phổ<br />
biến, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, bệnh viện, gây ô nhiễm môi trường<br />
nghiêm trọng. Quá trình đô thị hoá tăng lên nhanh chóng kéo theo sự khai thác quá mức<br />
nguồn nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước mặt, không khí và ứ đọng chất thải rắn. Đặc biệt<br />
<br />
các khu vực giàu sinh học, rừng, môi trường biển và ven biển chưa được chú ý bảo vệ,<br />
đang bị khai thác quá mức [6].<br />
Những tổn thất về tài nguyên và suy thoái môi trường Việt Nam trong quá trình phát<br />
triển kinh tế - xã hội thể hiện tập trung ở các mặt sau đây:<br />
- Rừng bị khai thác và phá hoại nghiêm trọng<br />
- Đất bị bào mòn rửa trôi, thoái hoá và hang mạc hoá<br />
- Sự suy giảm về đa dạng sinh học<br />
- Sự suy giảm và ô nhiễm nguồn nước.<br />
- Ô nhiễm không khí.<br />
1.2.2. Thái Nguyên<br />
Hoạt động phát triển KT - XH của các ngành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với tốc<br />
độ ngày càng gia tăng sẽ làm gia tăng nhanh các chất ô nhiễm gây tác động xấu đến môi<br />
trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.<br />
Nước thải từ các khu dân cư, khách sạn (chứa nồng độ cao các chất hữu cơ, dinh<br />
dưỡng, vi sinh...), nước thải các cơ sở sản xuất công nghiệp (chứa các chất hữu cơ, kim<br />
loại nặng, các hoá chất độc hại, dầu mỡ...), nông nghiệp - thuỷ sản (chứa các chất hữu cơ,<br />
hoá chất bảo vệ thực vật...), chất thải y tế từ các cơ sở khám chữa bệnh (chứa nồng độ cao<br />
chất hữu cơ, bệnh phẩm, vi trùng...) đã và sẽ gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, phát tán<br />
bệnh dịch và tác hại đến hệ sinh thái nước.<br />
Khí thải (chứa các chất ô nhiễm như bụi, CO, SO2, NOx, HF và tiếng ồn) từ các cơ<br />
sở sản xuất công nghiệp và khai thác khoáng sản đang và sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ<br />
người lao động và gây ô nhiễm không khí xung quanh.<br />
Chất thải rắn nhiễm các chất độc hại như hoá chất, dầu mỡ từ các cơ sở sản xuất<br />
công nghiệp, nông nghiệp, hoạt động giao thông thuỷ là nguồn gây ô nhiễm nước mặt,<br />
nước ngầm, đất đai nếu không được xử lý triệt để. Chất thải rắn sinh hoạt không những<br />
gây mất mỹ quan, nguồn phát sinh bệnh dịch mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của<br />
ngành kinh tế khác (như du lịch, thuỷ sản, cấp nước).<br />
Hoạt động sản xuất lâm nghiệp, giao thông thuỷ có khả năng làm thay đổi các hệ<br />
sinh thái tự nhiên, giảm diện tích rừng tự nhiên, bãi bồi ven sông, gia tăng xói mòn, sạt lở<br />
đất, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường.<br />
Việc huy động các nguồn lực đặc biệt là các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất,<br />
nước, khoáng sản,... cho đầu tư phát triển sẽ tăng lên nhiều so với các năm trước. Theo tính<br />
toán của các chuyên gia môi trường, cứ tăng 1% GDP thì chất lượng môi trường giảm đi 2%.<br />
<br />