Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp thích ứng với hiện tượng xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long
lượt xem 7
download
Bằng việc thu thập các nguồn dữ liệu thứ cấp và sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống của địa lý học như phương pháp phân tích số liệu, phương pháp bản đồ và quan sát thực địa; bài báo đã làm rõ thực trạng xâm nhập ở Đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2016 – 2020. Thông qua đó, bài báo "Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp thích ứng với hiện tượng xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long" cũng đã đề xuất các giải pháp nhằm thích ứng với với hiện tượng xâm nhập mặn trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp thích ứng với hiện tượng xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” STUDY ON THE CURRENT STATE OF SALINE INTRUSION IN THE MEKONG DELTA AND PROPOSE ADAPTATION SOLUTIONS Abstract: The Mekong Delta is the largest agricultural production area in the country. However, besides the achievements, the region has been facing many difficulties and challenges due to the impacts of climate change, in which saline intrusion is one of the most serious problems. By collecting secondary materials and using the traditional research methods of geography such as data analysis, mapping, and field observation the article has clarified the current situation of intrusion in the Mekong Delta from the period 2016 to 2020. Besides, the article has also proposed solutions to adapt to saline intrusion in the future. Keywords: Saline intrusion, Mekong Delta, current state, adaptation. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI HIỆN TƯỢNG XÂM NHẬP MẶN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Nguyễn Thị Mỹ Dung1 Tóm tắt: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vùng đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động của biến đối khí hậu, trong đó xâm nhập mặn là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương. Bằng việc thu thập các nguồn dữ liệu thứ cấp và sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống của địa lý học như phương pháp phân tích số liệu, phương pháp bản đồ và quan sát thực địa; bài báo đã làm rõ thực trạng xâm nhập ở Đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2016 – 2020. Thông qua đó, bài báo cũng đã đề xuất các giải pháp nhằm thích ứng với với hiện tượng xâm nhập mặn trong tương lai. Từ khóa: Xâm nhập mặn, Đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng, thích ứng. 1. Đặt vấn đề Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những đồng bằng châu thổ rộng lớn, phì nhiêu nhất Đông Nam Á và trên Thế giới. Nơi đây được xem là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng trái cây nhiệt đới và nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam. Năm 2018, vùng chiếm khoảng 14,8% GDP cả nước và cung cấp 29,1% giá trị sản lượng nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cả nước. Trong đó, sản xuất lúa chiếm 1 Sinh viên ngành Sư phạm Địa lý (lớp DH19DL), Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM; Email: ntmdung_19dl@student.agu.edu.vn. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 23
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” khoảng 55,3% sản lượng của Việt Nam, khoảng 70% sản lượng trái cây và đóng góp đáng kể cho ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, chiếm lần lượt là 56,0% và 69,9% của cả nước [8]. Tuy nhiên, trong khoảng hai thập niên vừa qua, các dấu hiệu của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã thể hiện rõ rệt ở ĐBSCL, nhiều hiện tượng thiên tai, thời tiết bất thường đã được ghi nhận. Đặc biệt, xu hướng nhiệt độ cao, nắng hạn gay gắt, mưa ít đã làm cho nước mặn xâm nhập sớm và sâu hơn vào nội đồng vùng ĐBSCL gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân địa phương, nhất là khu vực ven biển. Giai đoạn 2016 - 2020, diễn biến xâm nhập mặn tại ĐBSCL được đánh giá nặng nề nhất trong 100 năm qua, độ mặn đã duy trì ở mức cao và nghiêm trọng; trên khu vực cửa sông Tiền và sông Hậu, độ mặn là trên 30‰, xâm nhập sâu tới 70 km (với độ mặn 4‰) tính từ cửa sông, thậm chí có nơi lên đến 85 km [9]. Nước mặn xâm nhập vào sâu trong nội đồng gây thiệt hại lớn cả cho nông dân trồng lúa, nuôi trồng thủy sản và gây ra tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt cho người dân ven biển. Để làm rõ thực trạng trên, trong bài báo này, bằng việc thu thập, phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp, chúng tôi tiến hành phác hoạ diễn biến xâm nhập mặn của vùng ĐBSCL, xác định những nguyên nhân gây nên sự xâm nhập mặn sâu trong những năm vừa qua và đề xuất một số giải pháp khắc phục nhằm phát triển một nền nông nghiệp bền vững cho vùng ĐBSCL. 2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2.1. Phạm vi vùng nghiên cứu Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo đơn vị hành chính với tổng diện tích tự nhiên là 39.734 km². Về thời gian: Đề tài sử dụng dữ liệu hai đợt xâm nhập mặn với mức độ lớn nhất, đó là mùa khô năm 2015 – 2016 và 2019 – 2020. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Hình 1. Phạm vi vùng nghiên cứu. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Phương pháp này được sử dụng rất phổ biến trong các đề tài nghiên cứu. Cơ sở của phương pháp là dựa vào phân tích và xử lý số liệu, tài liệu đã được điều tra, thống kê, nghiên cứu. Vận dụng phương pháp này nhằm đảm bảo tính kế thừa các nghiên cứu có trước, sử dụng các thông tin đã được kiểm nghiệm, công nhận và xã hội hóa nhằm tiết kiệm công sức và thời gian nghiên cứu. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 24
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Phương pháp xử lý, phân tích và chọn lọc dữ liệu: Dữ liệu thống kê nói chung có thể được trình bày, thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau như văn bản, các bảng và các biểu đồ, các bản đồ. Dữ liệu thu thập được cũng từ nhiều nguồn khác nhau nên đôi khi có sự không trùng khớp. Vì vậy, việc xử lý dữ liệu đã được thực hiện thông qua các phần mềm quản lý, xử lý dữ liệu. Từ đó, nghiên cứu lựa chọn những số liệu, thông tin phù hợp, chính xác và tin cậy nhất để thể hiện nội dung của đề tài. Phương pháp bản đồ: Theo các nhà khoa học thì bản đồ là ngôn ngữ chung của địa lý, vì nó có khả năng thể hiện rõ nhất, trực quan nhất các đặc trưng không gian của các đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này việc sử dụng bản đồ là một phương tiện, công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình nghiên cứu. Đề tài sử dụng một số bản đồ chuyên đề như: bản đồ phạm vi vùng nghiên cứu, bản đồ xâm nhập mặn vùng ĐBSCL qua các năm. Phương pháp khảo sát thực địa: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả tiến hành khảo sát thực tế trên địa bàn để thu thập dữ liệu, mô tả đặc điểm tự nhiên và xem xét mức độ xâm nhập mặn ở các khu vực khác nhau vùng ĐBSCL. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Thực trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô 2016 Do vị trí địa lý, ĐBSCL chịu ảnh hưởng của thủy triều từ cả biển Đông và biển Tây. Trong mùa cạn, khi lưu lượng nước ở thượng lưu đồ về giảm, thủy triều ảnh hưởng mạnh lên thượng lưu và hệ thống kênh gạch nội đồng, dẫn theo nước mặn xâm nhập sâu cả trên sông và nội đồng. Theo thống kê, có trên 50% diện tích ĐBSCL bị nhiễm xâm nhập mặn, gồm địa phận các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Trên cơ sở số liệu tại các trạm đo mặn và số liệu điều tra khảo sát mặn của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam ở vùng cửa sông Tiền, sông Hậu (các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và một phần Sóc Trăng), sông Vàm Cỏ (tỉnh Long An), vùng Bán đảo Cà Mau (tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau) và vùng ven biển Tây (tỉnh Kiên Giang và một phần tỉnh Cà Mau), có thể chia ĐBSCL ra các vùng chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn như sau: Vùng sông Vàm Cỏ Phân tích số liệu đo đạc tại các trạm Thủy văn trên sông Vàm Cỏ cho thấy, xâm nhập mặn vào mùa khô năm 2016 diễn ra mạnh mẽ hơn mức năm 2015 (hình 2). Cụ thể, tại trạm Cầu Nối (dòng chính sông Vàm Cỏ) có độ mặn lớn nhất đạt 20,3g/l, tăng 4,7 g/l so với độ mặn mùa khô 2015; trạm Bến Lức (sông Vàm Cỏ Đông) có độ mặn đạt 9,7 g/l, tăng 6,6 g/l so với năm 2015; và trạm Tân An (sông Vàm Cỏ Tây) có độ mặn đạt 8,1 g/l; tăng 7,4 g/l so với năm 215 [6]. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 25
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Hình 2. Độ mặn mùa khô năm 2016 so với cùng kỳ năm 2015 trên sông Vàm Cỏ (Nguồn: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, 2016) [6]. Vùng các cửa sông Hiện tượng xâm nhập mặn vùng cửa sông Cửu Long vào mùa khô năm 2016 diễn ra rất mạnh, độ mặn xuất hiện lớn nhất so với cùng kỳ năm 2015 tăng từ 1,5 - 8,2 g/l. Diễn biến độ mặn lớn nhất đến tháng 3 năm 2016 so với cùng kỳ năm 2015 tại một số trạm chính thuộc vùng cửa sông Cửu Long như sau (hình 3): Độ mặn lớn nhất đến đầu tháng 3/2016 so với cùng kỳ năm 2015 vùng Cửa sông Cửu Long S (35 /l) 30 25 20 15 10 Vàm Vàm Xuân Bình Lộc An Sơn Mỹ Hưng Trà Láng Trà Cầu Rạch Kênh Giồng Hòa Đại Thuận Thuận Đốc Hóa Mỹ Vinh Thé Kha Quan Rum Sông Cửa Tiểu Sông Cửa Đại Sông Hàm Luông Sông Cổ Chiên Sông Hậu 2016 2015 Hình 3. Độ mặn mùa khô năm 2016 so với cùng kỳ năm 2015 ở vùng cửa sông (Nguồn: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, 2016) [6]. Vùng ven biển Tây (sông Cái Lớn) Hiện tượng xâm nhập mặn khu vực ven biển Tây (trên sông Cái Lớn) vào mùa khô năm 2016 rất cao, độ mặn xuất hiện lớn nhất so với cùng kỳ năm 2015 tăng từ 4,8 - 7,6 g/l TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 26
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” (hình 4). Tại trạm Xẻo Rô độ mặn lớn nhất đạt 23,8 g/l, tăng 7,6 g/l; trạm Gò Quao có độ mặn lớn nhất đạt 11 g/l (ngày 6/2/2016); so với cùng kỳ năm 2015 (4g/l) tăng 7 g/l; trạm Cầu Cái Tư có mặn lớn nhất đạt 5,5 g/l, tăng 4,8 g/l so với cùng kỳ năm 2015 (0,7 g/l) tăng 4,8 g/l [6]. Hình 4. Độ mặn mùa khô năm 2016 so với cùng kỳ năm 2015 vùng ven biển Tây (Nguồn: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, 2016) [6]. Hình 5. Bản đồ xâm nhập mặn ở ĐBSCL vào mùa khô 2016 (Nguồn: Viện Khoa học và Thủy lợi Miền Nam) [6]. 3.2. Thực trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2020 Năm 2020, tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL tiếp tục ở mức độ sâu hơn, gay gắt hơn so với mức trung bình nhiều năm. Trong một số thời điểm của năm 2020, xâm nhập mặn ở ĐBSCL có thể ở mức tương đương hoặc cao hơn cùng kỳ năm 2016 (trong thời kỳ triều cường kết hợp với gió chướng mạnh). Thời gian xâm nhập mặn tăng cao trên TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 27
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” sông Cửu Long diễn ra trong tháng 3/2020, xâm nhập mặn các sông Vàm Cỏ, sông Cái Lớn duy trì ở mức cao trong tháng 3 và 4/2020, sau đó giảm dần. Nguyên nhân, xâm nhập mặn diễn ra mạnh là do thời gian thiếu mưa kéo dài kết hợp với việc sử dụng và khai thác tài nguyên nước trong lưu vực (tăng sử dụng nước trên các dòng nhánh và trữ nước tại các đập) làm cho tình trạng hạn hán, thiếu nước. Do đó, xâm nhập mặn kéo dài hơn và trở nên trầm trọng hơn vào mùa khô năm 2020. Mức độ xâm nhập mặn tại các khu vực trong vùng ĐBSCL diễn ra như sau: Sông Vàm Cỏ (Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây): Phạm vi ảnh hưởng từ 87 – 99 km, sâu hơn cùng kỳ 2016 từ 4 - 25 km; Vùng cửa sông Cửu Long: Ở cửa Tiểu, cửa Đại, phạm vi ảnh hưởng khoảng 56 km, sâu hơn cùng kỳ 2016 khoảng 13 - 15 km; trên sông Hàm Luông, phạm vi khoảng 78 km, sâu hơn cùng kỳ 2016 khoảng 16 km; trên sông Cổ Chiên, phạm vi ảnh hưởng khoảng 51 km, sâu hơn cùng kỳ 2016 khoảng 4 km; trên sông Hậu, phạm vi ảnh hưởng khoảng 49 km, sâu hơn cùng kỳ 2016 khoảng 12 km; Vùng ven biển Tây: Trên sông Cái Lớn, phạm vi ảnh hưởng 52 km, sâu hơn cùng kỳ 2016 khoảng 9 km. Bảng 2. Độ mặn lớn nhất (g/l) vào mùa khô 2020 tại các trạm đo ở ĐBSCL. TT Trạm Sông Tỉnh Khoảng cách Độ mặn cao So với cùng đến cửa sông nhất (g/l) kỳ 2016 1 Cầu Nổi Vàm Cỏ Long An 20 18,4 < 1,3 2 Bến Lức Vàm Cỏ Long An 75 7,9 < 1,8 3 Tân An Vàm Cỏ Tây Long An 80 8,1 Xấp xỉ 4 Hòa Bình Cửa Tiểu Tiền Giang 30 9,6 < 4,0 5 An Định Tiền Tiền Giang 48 5,9 > 1,9 6 Mỹ Tho Tiền Tiền Giang 55 5,7 > 3,1 7 An Thuận Hàm Luông Bến Tre 10 28,8 > 0,4 8 Sơn Đốc Hàm Luông Bến Tre 20 25,5 < 1,9 9 Trà Vinh Cổ Chiên Trà Vinh 35 7,8 < 6,8 10 Cầu Quan Hậu Trà Vinh 32 9,2 < 2,3 11 Đại Ngãi Hậu Sóc Trăng 30 8,9 < 4,8 12 Trần Đề Hậu Sóc Trăng 10 23,7 < 3,6 13 Cà Mau Gành Hào Cà Mau 52 29,4 > 0,5 14 Gò Quao Cái Lớn Kiên Giang 35 5,8 < 5,2 15 Xẻo Rô Cái Lớn Kiên Giang 7 12,6 < 9,3 16 An Ninh Cái Bé Kiên Giang 8 7,2 < 11,8 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 28
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” TT Trạm Sông Tỉnh Khoảng cách Độ mặn cao So với cùng đến cửa sông nhất (g/l) kỳ 2016 17 Phước Long K.Phụng Bạc Liêu Nội đồng 25,4 > 8,1 (Nguồn: Đài KTTV khu vực Nam Bộ) [9] Hình 5. Bản đồ xâm nhập mặn ở ĐBSCL vào mùa khô 2020 (Nguồn: Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam) [9]. 3. Đề xuất một số giải pháp ứng phó xâm nhập mặn ở ĐBSCL Tăng cường quan trắc, nâng cao năng lực dự báo mặn ở các địa phương Ở ĐBSCL, hiện nay các vị trí quan trắc mặn đã được bổ sung phù hợp với Quyết định số 16/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc Tài nguyên và Môi trường quốc gia năm 2020. Tuy nhiên, để có thể giám sát được đầy đủ phân bố mặn trong quá trình truyền triều - mặn, cần xem xét tăng cường chế độ quan trắc ở 2 khía cạnh: vị trí lấy mẫu (rộng hơn) và thời gian lấy mẫu (nhiều thời điểm hơn) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống công trình giữ nước ngọt trong đồng bằng Hiện nay, ngay vào đầu mùa cạn lượng nước trong sông rạch đều rất thấp, nhiều vùng trong Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và vùng duyên hải thiếu nước ngọt do nước sông thiếu, kênh bị nhiễm mặn hoặc nhiễm phèn. Điều đó đòi hỏi phải xây dựng và hoàn thiện một hệ thống công trình giữ nước ngọt cho toàn đồng bằng, bao gồm: - Thiết lập hệ thống cống đầu kênh: Ở các kênh dẫn nước từ sông chính vào Đồng TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 29
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Tháp Mười, khu vực giữa Tứ giác Long Xuyên và khu vực Bán đảo Cà Mau để giữ nước nội đồng. Vì vậy, nước lũ tràn vào nhanh, rút cũng nhanh. - Nạo vét sông, kênh và rạch: Sông và kênh rạch ở ĐBSCL hiện tại bị bồi lắng và sạt lở ở nhiều nơi. Vì vậy, tiến hành nạo vét, khơi thông dòng chảy, tạo phạm vi chứa nước để sử dụng trong mùa khô kế tiếp. - Xây dựng hồ chứa nước: Hồ nước ngọt Búng Bình Thiên (An Phú, Châu Đốc), là một hồ nước ngọt tự nhiên, có diện tích khoảng 300 ha, độ sâu trung bình 4 m vào mùa cạn; khoảng 1,000 ha, độ sâu trung bình 7 m, có chỗ sâu 20 m vào mùa lũ. Có thể xây dựng hệ thống đê và cống bao quanh để giữ nước. Đông Hồ (Hà Tiên) hiện nay là một đầm nước lợ, có chiều dài 8 km, rộng 1,2 km, có thể biến thành một hồ nước ngọt, lấy nước ngọt từ sông Giang Thành và kênh Vĩnh Tế. Vịnh Ông Trăng (Cà Mau) có chiều dài 8 km, rộng 1,7 km cũng có thể biến thành một hồ nước ngọt cho vùng cực nam Cà Mau. Đồng Tháp Mười là vùng thấp nhất có nhiều đầm lầy nằm trong khu vực tứ giác giới hạn bởi các kênh Kháng Chiến - Đồng Tiến - Phước Xuyên - Tân Thanh - Lò Gạch, có diện tích khoảng 700 km2; trong đó hiện tại còn trên 50.000 ha đất đầm lầy hoang vu không có dân cư. Có thể biến vùng đầm lầy này thành một hồ trử nước ngọt có khả năng trữ 3 tỷ m3 nước. U Minh vốn là vùng đầm lầy thấp thuộc các tỉnh Kiên Giang (còn 50.000 ha đất đầm lầy chưa khai thác), Hậu Giang (còn 770.000 ha chưa sử dụng), Bạc Liêu (18.893 ha đầm lầy chưa sử dụng). Trong mùa mưa, nước ngập tới 3 m, nhưng bị cạn và nhiễm mặn vào mùa khô. Có thể xây dựng hệ thống đê bao quanh và hệ thống cống giữ và điều hòa mực nước, có khả năng trữ 10 tỷ m3 nước. - Tận dụng nguồn nước mưa: Biện pháp tích trữ nước trong các thùng, lu, bể... đã được sử dụng từ lâu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, vì thế cần được phát huy. Xây dựng đập ngầm Nước mặn hiện tại đã xâm nhập ngày càng vào sâu vào nội địa. Trong bối cảnh nước biển dâng, xâm nhập mặn sẽ càng nghiêm trọng hơn đây là một nguy cơ lớn cần phải từng bước giải quyết. Biện pháp làm đập, như Đập Ba Lai, trên tất cả các cửa sông ở ĐBSCL có các hạn chế: ĐBSCL bị khép kín, không bị ảnh hưởng của thủy triều, tác động rất lớn đến môi sinh, đời sống động thực vật và con người, và tạo ô nhiễm nước bên trong. Hoạt động giao thông thủy gặp nhiều khó khăn. Một giải pháp thích hợp (mang tính tham khảo), vừa chống mặn xâm nhập trên sông, vừa duy trì ảnh hưởng của chế độ thủy triều của Biển Đông, vừa duy trì sinh môi mặn của vùng duyên hải, vừa thuận lợi cho tàu bè lớn lưu thông là áp dụng kiểu đập ngầm (Underwater sill) trên sông Mississippi của Hoa Kỳ. ĐBSCL về mặt thủy tính tương tự như hạ lưu sông Mississippi của Hoa Kỳ. Bởi vì nước mặn có tỉ trọng (1,03) lớn hơn nước ngọt (tỉ trọng 1,0), nên nằm ở bên TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 30
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” dưới lớp nước ngọt. Vì là dòng nước chảy, nước ngọt ở trên, nước mặn ở đáy, tạo thành một “lưỡi nước mặn” (Salt wedge). Hình dáng và vị trí lưỡi nước mặn thay đổi theo lưu lượng nước chảy. Chỉ cần một đập ngầm trên sông Hậu ở vị trí từ khoảng giữa Cù Lao Dung và Trà Ôn bảo đảm được lưu thông tàu hàng lớn đến cửa Định An, đồng thời ngăn nước mặn xâm nhập quá vị trí Trà Ôn. Cũng vậy trên sông Tiền, chỉ cần 2 đập ngầm trên sông Cổ Chiên (khúc đầu sông Láng Thé với Cổ Chiên) và sông Mỹ Tho (đoạn giữa cù lao ấp Tam Hiệp, nơi tiếp giáp sông Cửa Tiểu và sông Mỹ Tho, và Mỹ Tho). Trên các cửa sông, cửa biển mà giao thông thủy không quan trọng lắm, ngoài ghe tàu nhỏ, nhất là cống đập ở các đầu kênh lớn trên sông chính, và dọc theo đê duyên hải, thiết lập các cống đập Xà Lan - một thiết kế mới do Viện Khoa học Thủy lợi nghiên cứu thành công. Ưu điểm của loại cống đập xà lan là rẻ tiền, di chuyển được đến vị trí mới và tàu thuyền qua lại được dễ dàng. Xây dựng hệ thống đê biển, đê sông Đây là một dự án lâu dài, bền vững dọc theo biển Đông và biển Tây để ứng phó với mực nước biển dâng cao. Hiện tại, tạm thời thiết lập đê bằng đất có bề mặt rộng đồng thời là đường giao thông, hai bên bờ trồng cỏ Vetiver chống xói mòn do gió và sóng biển, như vài đoạn đê đã thực hiện ở Bạc Liêu. Điều quan trọng là phía biển phải trồng rừng ngập mặn, tối thiểu cũng vài trăm mét chiều rộng để ngăn sóng và tạo bồi lắng phù sa biển. Trong tương lai gần, đê này sẽ thành xa lộ dọc biển nối từ Vũng Tàu đến Cửa Bồ Đề, dọc theo bờ bắc sông Cửa Lớn đến Vịnh Ông Trang, rồi dọc theo bờ Biển Tây đến Hà Tiên, nối liền với xa lộ dọc biên giới Việt Nam - Campuchia. Trên vùng biển bị xói mòn do dòng chảy của biển, như vùng Bồ Đề, cần xây dựng tường bằng đá hay gỗ đặt thẳng góc với bờ biển, để ngăn hay giảm sức sóng, giảm dòng chảy để phù sa lắng đọng. Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong Ủy hội Mê Công và Trung Quốc Việt Nam phải hợp tác chặt chẽ với các nước trong lưu vực sông Mê Công trên cơ sở Hiệp định Mê Công 1995 để cùng chia sẻ lợi ích chung trong việc phát triển và thịnh vượng chung cho cả khu vực, hoặc bằng các ký kết song phương với từng quốc gia, hay đa phương với cả khu vực. Đó là nghiên cứu thiết lập: (i) Các đập, hồ tích trữ nước trong mùa mưa để giảm thiểu lũ lụt và sử dụng nước trong mùa hạn, không phương hại lẫn nhau; (ii) Chuyển nước qua biên giới giữa Cămpuchia và Việt Nam với việc tập trung kiểm soát lũ, điều tiết dòng chảy...; TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 31
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” (iii) Giao thông thủy, bộ và phát triển kinh tế ven sông; (iv) Giải quyết vấn đề ô nhiễm nước sông Mê Công. Đặc biệt quan tâm cùng với Cămpuchia thiết lập đập trên sông Tông Lê Sáp, chuyển nước lũ vào Biển Hồ trong mùa lũ, và tháo nước vào mùa hạn để Cămpuchia và Việt Nam cùng sử dụng. Loại đập này vừa có khả năng đóng mở giữ nước và tháo nước Biển Hồ, đồng thời tàu thuyền lớn qua lại dễ dàng, nối Phnôm Pênh với biển Đông, biển Tây qua Việt Nam, hay ngược dòng đến Thái Lan, Lào và Trung Quốc. 4. Kết luận ĐBSCL là phần hạ lưu giáp biển của sông Mê Công, có địa hình thấp và khá bằng phẳng với 2 vùng trũng lớn là Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. Cùng với dòng chính - sông Tiền và sông Hậu, là một hệ thống kênh rạch dày chằng chịt, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của thủy triều mang nước mặn vào sâu trong sông và nội đồng, đặc biệt trong mùa cạn, khi mà lưu lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Công giảm thấp. Chế độ thủy văn ở ĐBSCL chịu tác động rõ rệt bởi hoạt động của con người như các hệ thống công trình thủy lợi, làm nhiệm vụ kiểm soát lũ, triều, mặn và phục vụ cấp nước, tưới tiêu. Diễn biến mặn trong khu vực khá phức tạp. Độ mặn lớn nhất thường xuất hiện chủ yếu trong tháng 4 hoặc tháng 5 do ảnh hưởng theo thủy triều ở biển Đông, biển Tây hoặc cả hai. Thủy triều ở biển Đông, biển Tây và lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Công đổ về là 2 nhân tố chính ảnh hưởng đến tình hình xâm nhập mặn ở vùng cửa sông ven biển của ĐBSCL, trong đó thủy triều là nhân tố động lực, mang nước biển kèm theo độ mặn theo các sông đi sâu vào nội đồng, trong khi lượng nước từ thượng lưu đổ về còn hạn chế làm cho nước mặn tiến sâu vào sông. Xâm nhập mặn là vấn đề quan trọng và hầu như chi phối mọi hoạt động kinh tế, đời sống của người dân các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL. Hiện nay, dù đã xây dựng nhiều hệ thống thủy lợi để ngăn mặn nhưng độ mặn trong môi trường đất, nước vẫn ảnh hưởng đến tài nguyên, sinh vật và hoạt động sống của con người nơi đây đặc biệt là dưới tác động của biến đổi khí hậu. Việc sớm nghiên cứu và thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của xâm nhập mặn là hết sức cần thiết. Các kết quả nghiên cứu trên đây chỉ là bước đầu, cần thiết phải xem xét thêm tác động việc vận hành các công trình thủy điện trên dòng chính phía thượng nguồn sông Mê Công với các kịch bản vận hành hồ chứa khác nhau để có những đánh giá đầy đủ và chi tiết hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Anh Tuấn (2008). Giáo trình Thủy văn môi trường. Đại học Cần Thơ. [2] Nguyễn An Niên và Nguyễn Văn Lân (1999). Nghiên cứu xâm nhập mặn ở Việt Nam. Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 32
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” [3] Nguyễn Như Khuê (1994). Nghiên cứu về đặc điểm xâm nhập mặn của ĐBSCL. Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam. [4] Lê Hữu Thuần (2013). Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn trong điều kiện Biển đổi khí hậu ở vùng ĐBSCL. Cục Quản lý Tài nguyên nước. [5] EOE (2012), "Effect of climate change and land use change on saltwater intrusion". http://www.coearth.org/view/article/152361/ [6] VAWR (2016). Báo cáo xâm nhập mặn tại cửa sông vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất giải pháp chống hạn. Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. [7] DMC (2016). Kiến thức cơ bản về: Xâm nhập mặn. Trung Tâm Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. [8] Royal HaskoningDHV (2020). Khung định hướng: Báo cáo Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050. [9] Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam (2020). Báo cáo tổng hợp tình hình hạn hán, xâm nhập mặn khu vực Miền Nam 2019 – 2020. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 33
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu thực trạng hút thuốc lá và việc thực hiện chính sách phòng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
17 p | 470 | 38
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp quản lý đối với việc gây nuôi các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
58 p | 153 | 27
-
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất phương án quản lý rác thải trường Đại học Lâm nghiệp
0 p | 84 | 7
-
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bền vững dải đất cát ven biển ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
10 p | 89 | 6
-
Một số giải pháp đổi mới công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học, công nghệ Trái Đất - Mỏ - Môi trường
13 p | 81 | 6
-
Chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý
1 p | 18 | 5
-
Thực trạng và giải pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên hóa học phổ thông và sinh viên sư phạm hóa học
10 p | 65 | 4
-
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao mức độ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
9 p | 80 | 4
-
Các dân tộc vùng Trung bộ - Nghiên cứu thực trạng phát triển và các vấn đề đặt ra: Phần 1
156 p | 6 | 3
-
Nghiên cứu thực trạng về đề xuất phương án quản lý rác thải trường Đại học Lâm nghiệp
14 p | 48 | 3
-
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp cấp nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển Bắc Trung Bộ
8 p | 43 | 3
-
Các dân tộc vùng Trung bộ - Nghiên cứu thực trạng phát triển và các vấn đề đặt ra: Phần 2
141 p | 8 | 3
-
Thực trạng chế độ báo cáo và điều tra nông, lâm nghiệp và thủy sản ở Hà Tĩnh
4 p | 37 | 2
-
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý chất thải rắn tại trường Đại học Quy Nhơn
12 p | 20 | 2
-
Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu
8 p | 34 | 2
-
Thực trạng thống kê nông, lâm nghiệp và thủy sản cấp huyện
13 p | 42 | 2
-
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
16 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn