TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 67, 2011<br />
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT<br />
NHẰM NÂNG CAO MỨC ĐỘ CƠ GIỚI HÓA KHÂU THU HOẠCH LÚA<br />
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ<br />
Nguyễn Thị Ngọc, Phan Hòa<br />
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Kết quả điều tra thực trạng cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh Thừa<br />
Thiên Huế cho thấy: Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp,<br />
việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích<br />
cực, góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Nhưng do chưa có quy<br />
hoạch phát triển cụ thể, nên việc đầu tư máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp còn mang tính tự<br />
phát; nhiều người dân mua máy nhưng chưa làm chủ được kỹ thuật sử dụng nên làm giảm hiệu<br />
quả và tuổi thọ của máy, gây nhiều lãng phí. Ngoài ra, do điều kiện cơ sở hạ tầng ở nông thôn<br />
còn yếu kém, đất canh tác được phân cho các hộ còn manh mún, đường giao thông, hệ thống<br />
thủy lợi còn nhiều bất cập…, Từ đó đã làm chậm quá trình cơ giới hóa sản xuất lúa nước, trong<br />
đó có khâu thu hoạch của tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao mức độ cơ giới hóa<br />
khâu thu hoạch lúa tại tỉnh Thừa Thiên Huế (đến năm 2015) làm cơ sở để chính quyền địa<br />
phương xây dựng các định hướng chiến lược và quy hoạch cụ thể, mang tính đồng bộ, nâng cao<br />
hiệu quả đầu tư và sử dụng các máy móc thiết bị, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp<br />
hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Thừa Thiên Huế là một tỉnh miền Trung, có diện tích trồng lúa 50.200 ha với sản<br />
lượng 252.000 tấn, phân bố chủ yếu ở các huyện đồng bằng. Trong những năm qua,<br />
cùng với sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp, việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản<br />
xuất lúa trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao năng<br />
suất lao động và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, do chưa có quy hoạch phát triển cụ<br />
thể, sự đầu tư trang thiết bị phục vụ nông nghiệp còn mang tính tự phát, dẫn đến việc<br />
phân bố máy không đều, có vùng thừa máy, có vùng lại thiếu máy. Bên cạnh đó, việc sử<br />
dụng các máy móc trang thiết bị còn nhiều tồn tại. Đa số người dân chưa làm chủ được<br />
quy trình công nghệ và kỹ thuật sử dụng các loại máy móc, dẫn đến năng suất của máy<br />
chưa cao, quy trình sử dụng chưa hợp lý, làm giảm hiệu quả và tuổi thọ của máy.<br />
79<br />
<br />
Ngoài ra, các cơ quan lãnh đạo của địa phương chưa quản lý tốt quá trình trang<br />
bị và sử dụng máy móc công cụ của các hộ dân trên địa bàn. Cá biệt có xã, cán bộ lãnh<br />
đạo chưa nắm được số lượng máy đầu tư trên địa phương mình quản lí. Mặt khác, do<br />
điều kiện cơ sở hạ tầng ở nông thôn còn yếu kém, đất canh tác được phân cho các hộ<br />
còn manh mún, đường giao thông, hệ thống thủy lợi còn nhiều bất cập… Tất cả các yếu<br />
tố đó đã làm chậm quá trình cơ giới hóa sản xuất lúa nước, trong đó có khâu thu hoạch<br />
của tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
Để đáp ứng tính thời vụ trong sản xuất lúa, nâng cao giá trị nông sản, sử dụng<br />
hợp lý và hiệu quả các máy móc thiết bị hiện có và từng bước trang bị thêm, cần phải có<br />
những nghiên cứu tổng quan trên cơ sở đánh giá thực trạng để đưa ra một số giải pháp<br />
hợp lý về khoa học - kỹ thuật, về chính sách quản lý và đào tạo nguồn nhân lực, ... nhằm<br />
nâng cao hơn nữa mức độ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa là một vấn đề vừa có ý nghĩa<br />
khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn và hết sức cần thiết.<br />
Xuất phát từ tình hình đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng và<br />
đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao mức độ cơ giới hóa khâu thu hoạch<br />
lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.<br />
- Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê.<br />
3. Nội dung và kết quả nghiên cứu<br />
3.1. Tình hình trang bị, sử dụng máy thu hoạch lúa ở tỉnh Thừa Thiên Huế<br />
Hiện nay ở Thừa Thiên Huế, vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp trong đó có khâu thu<br />
hoạch lúa đã được lãnh đạo tỉnh và bà con nông dân quan tâm, chú trọng hơn trước. Nhiều<br />
loại máy gặt rải hàng, máy đập lúa, ô tô vận tải và cả máy thu hoạch liên hợp cũng đã được<br />
nhiều nông dân đầu tư, bước đầu nâng cao năng suất lao động, rút ngắn thời gian, giảm tổn<br />
thất khi thu hoạch, mở ra triển vọng về lĩnh vực cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa. Tuy nhiên,<br />
do điều kiện ở Thừa Thiên Huế, ruộng lúa có diện tích nhỏ hẹp, giao thông, thủy lợi nội<br />
đồng và nhiều yếu tố khác chưa đảm bảo nên máy móc chưa phát huy hiệu quả.<br />
Khâu gặt:<br />
Hiện nay, các huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, khâu gặt lúa được tiến<br />
hành bằng nhiều phương pháp khác nhau.<br />
- Ở những huyện có diện tích đất canh tác manh mún, nhiều lô thửa nhỏ, địa<br />
hình phức tạp, khó khăn, ruộng đất hay ngập úng, … thì người dân gặt lúa chủ yếu bằng<br />
thủ công, sử dụng các công cụ như: liềm, hái, vằng…<br />
80<br />
<br />
Máy/100ha<br />
1,77<br />
<br />
1,80<br />
1,60<br />
1,40<br />
1,20<br />
<br />
1,44<br />
<br />
1,38<br />
<br />
Máy GRH<br />
<br />
1,26<br />
<br />
Máy GĐLH<br />
<br />
1,00<br />
0,80<br />
0,60<br />
0,40<br />
<br />
0,34<br />
<br />
0,23<br />
<br />
0,20<br />
0,00<br />
<br />
0,00<br />
<br />
Phong<br />
Điền<br />
<br />
0,00<br />
<br />
Quảng<br />
Điền<br />
<br />
0,07<br />
<br />
Hương<br />
Trà<br />
<br />
0,15<br />
0,00<br />
<br />
Phú<br />
Vang<br />
<br />
0,06<br />
<br />
Hương<br />
Thủy<br />
<br />
0,00<br />
<br />
Phú<br />
Lộc<br />
<br />
0,00<br />
<br />
Nam<br />
Đông<br />
<br />
0,00<br />
<br />
Huyện<br />
<br />
A<br />
Lưới<br />
<br />
Hình 3.1. Biểu đồ biểu thị mức độ đầu tư máy GRH và máy GĐLH<br />
trên 100 ha của các huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế<br />
<br />
- Ở những huyện có hệ thống giao thông, thủy lợi thuận tiện, diện tích đất canh<br />
tác lớn, người dân sử dụng phương pháp gặt bằng máy. Các hộ đã chủ động đầu tư máy<br />
gặt rải hàng GRH-1,2 của Công ty Cơ khí An Giang để gặt lúa nhà mình và và làm dịch<br />
vụ.<br />
Ngoài ra, ở hai huyện Hương Trà và Hương Thủy đã đầu tư 08 máy gặt đập liên hợp<br />
GĐLH-1,4 do Công ty Cơ khí An Giang sản xuất. Bước đầu thử nghiệm cho thấy, loại máy<br />
này làm việc tốt, chất lượng đảm bảo, cơ bản phù hợp với điều kiện ruộng lúa của địa<br />
phương.<br />
Qua quá trình điều tra và xử lý số liệu, số lượng máy gặt rải hàng và máy gặt<br />
đập liên hợp trên100ha đất trồng lúa của các huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế được thể<br />
hiện ở hình 3.1.<br />
Có thể khẳng định rằng, khâu gặt lúa là một trong những khâu nặng nhọc, tốn<br />
nhiều thời gian và nhân công. Việc sử dụng máy gặt rải hàng và đặc biệt là máy gặt đập<br />
liên hợp trên địa bàn đã nâng cao năng suất lao động, rút ngắn thời gian thu hoạch, góp<br />
phần giải phóng sức lao động cho nông dân. Nhưng quá trình sử dụng các loại máy này<br />
còn tồn tại nhiều nhược điểm, đó là: Máy thường hay hư hỏng, cắt lúa không đều, tỷ lệ<br />
sót còn khá cao, hệ số sử dụng máy còn thấp.<br />
Khâu đập, tuốt lúa:<br />
Hiện nay, nhiều xí nghiệp trong và ngoài tỉnh đã đưa ra nhiều mẫu máy đập lúa<br />
có năng suất và chất lượng đập khác nhau. Nhưng phổ biến hơn cả là máy đập lúa của<br />
Cơ khí Nguyễn Hân và Cơ khí Công Thành.<br />
81<br />
<br />
Qua quá trình điều tra và xử lý số liệu, số lượng máy đập lúa và guồng tuốt lúa<br />
trên 100ha của các huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế được thể hiện ở hình 3.2.<br />
Máy/100ha<br />
<br />
3,93<br />
<br />
4,00<br />
3,50<br />
3,00<br />
2,50<br />
2,00<br />
1,50<br />
1,00<br />
<br />
2,96<br />
<br />
2,86<br />
<br />
Máy đập lúa<br />
<br />
2,55<br />
<br />
Guồng tuốt lúa<br />
<br />
1,75<br />
<br />
1,51<br />
<br />
1,30<br />
0,66<br />
<br />
0,40 0,40<br />
<br />
0,50<br />
0,00<br />
<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,00<br />
Phong Quảng Hương<br />
Phú<br />
Hương<br />
Phú<br />
Nam<br />
Điền<br />
Điền<br />
Trà<br />
Vang<br />
Thủy<br />
Lộc<br />
Đông<br />
<br />
Huyện<br />
A<br />
Lưới<br />
<br />
Hình 3.2. Biểu đồ biểu thị mức độ đầu tư máy đập lúa và guồng tuốt lúa<br />
trên 100 ha của các huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế<br />
<br />
Khâu vận chuyển:<br />
Chiếc/100ha<br />
1,53<br />
<br />
1,60<br />
1,40<br />
1,20<br />
1,00<br />
0,80<br />
0,60<br />
0,40<br />
<br />
0,93<br />
<br />
0,97<br />
<br />
0,92<br />
0,71<br />
<br />
0,66<br />
<br />
0,55<br />
<br />
0,35<br />
<br />
0,20<br />
Huyện<br />
<br />
0,00<br />
Phong<br />
Điền<br />
<br />
Quảng<br />
Điền<br />
<br />
Hương<br />
Trà<br />
<br />
Phú<br />
Vang<br />
<br />
Hương<br />
Thủy<br />
<br />
Phú<br />
Lộc<br />
<br />
Nam<br />
Đông<br />
<br />
A<br />
Lưới<br />
<br />
Hình 3.3. Biểu đồ biểu thị mức độ đầu tư phương tiện vận chuyển<br />
trên 100 ha của các huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế<br />
<br />
Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, mức độ cơ giới hóa khâu vận chuyển còn tương đối thấp.<br />
Phần lớn đường giao thông nội đồng là đường đất nhỏ hẹp, nên nhiều nơi bà con nông<br />
dân còn phải gánh lúa hoặc dùng các phương tiện thô sơ (xe bò, xe cải tiến) để vận<br />
chuyển lúa đến nơi tập kết rất xa và tốn nhiều công sức. Nhưng cũng đã có một số hộ<br />
82<br />
<br />
nông dân tự trang bị các loại xe ô tô tải cỡ nhỏ hoặc máy kéo Công nông để vận chuyển<br />
lúa. Mức độ đầu tư phương tiện vận chuyển trên 100 ha ở tỉnh Thừa Thiên Huế được<br />
trình bày trên hình 3.3.<br />
Tình hình phân bố công suất động lực máy thu hoạch lúa ở Thừa Thiên<br />
Huế<br />
Quá trình điều tra và xử lý số liệu cho thấy, kết quả tổng công suất động<br />
lực/100ha ở các huyện thể hiện trên hình 3.4.<br />
CV/100ha<br />
100<br />
<br />
92,75<br />
3<br />
<br />
90<br />
<br />
80,52<br />
<br />
80<br />
70<br />
60<br />
50<br />
40<br />
30<br />
20<br />
<br />
78,11<br />
70,25<br />
57,62<br />
<br />
37,60<br />
01<br />
14,91<br />
<br />
10<br />
0<br />
<br />
2,52<br />
Huyện<br />
Phong<br />
Điền<br />
<br />
Quảng<br />
Điền<br />
<br />
Hương<br />
Trà<br />
<br />
Phú<br />
Vang<br />
<br />
Hương<br />
Thủy<br />
<br />
Phú<br />
Lộc<br />
<br />
Nam<br />
Đông<br />
<br />
A<br />
Lưới<br />
<br />
Hình 3.4. Biểu đồ biểu thị công suất động lực trên 100ha<br />
của các huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế<br />
<br />
Ảnh hưởng của việc cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa đến sản xuất nông<br />
nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
Qua điều tra nghiên cứu, thấy rằng cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa có tác động<br />
lớn đến sản xuất nông nghiệp. Các tác động chính ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp,<br />
đó là: Đảm bảo thời vụ, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, góp phần<br />
chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, phát triển ngành nghề, phát triển kinh tế - xã hội. Điều<br />
đó nói lên rằng, người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề cơ giới hóa<br />
trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là hạn chế về vốn và<br />
khoa học kỹ thuật nên việc đầu tư máy móc còn hạn chế.<br />
<br />
83<br />
<br />