Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA LEVOBUPIVACAINE TRONG GÂY TÊ<br />
TỦY SỐNG ĐỂ PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG<br />
Nguyễn Thỵ Quỳnh Lưu*, Nguyễn Văn Chừng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Vào những năm gần đây, levobupivacaine, một hoạt chất đối phân S(-) thuần khiết của<br />
bupivacaine, xuất hiện như một lựa chọn an toàn hơn các chất đồng phân trong thực hành gây tê vùng. Các<br />
nghiên cứu dược lực học cho thấy nó có ái lực kém hơn cũng như mức độ ức chế các cơ quan trọng yếu như thần<br />
kinh trung ương và cơ tim yếu hơn bupivacaine.<br />
Mục tiêu: so sánh hiệu quả và tính an toàn của levobupivacaine đẳng trọng và bupivacaine đẳng trọng ở các<br />
bệnh nhân gây tê tủy sống liều 11 mg để phẫu thuật thay khớp háng.<br />
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm các bệnh nhân có ASA I – III, được lên<br />
chương trình mổ thay khớp háng bằng phương pháp gây tê tủy sống. Bệnh nhân được phân ngẫu nhiên vào 2<br />
nhóm, mỗi nhóm 45 người. Bệnh nhân ở nhóm L được gây tê với 11 mg levobupivacaine đẳng trọng 0,5%, bệnh<br />
nhân ở nhóm B được gây tê với 11 mg bupivacaine đẳng trọng 0,5%. Ghi nhận thời gian đạt phong bế cảm giác,<br />
thời gian kéo dài phong bế cảm giác, mức phong bế cảm giác cao nhất, thời gian đạt phong bế vận động, mức<br />
phong bế vận động, thời gian kéo dài phong bế vận động, các tác dụng phụ như chậm nhịp tim, tụt huyết áp,<br />
giảm oxy máu, lạnh run, nôn và buồn nôn.<br />
Kết quả: Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê về các thay đổi huyết động, thời gian đạt và<br />
kéo dài phong bế vận động / cảm giác. Có 2 bệnh nhân trong nhóm L chỉ đạt mức phong bế vận động tối đa là<br />
Bromage 2.<br />
Kết luận: 11 mg levobupivacaine đẳng trọng 0,5% có hiệu quả tương đương với 11 mg bupivacaine đẳng<br />
trọng 0,5% khi gây tê tủy sống để phẫu thuật thay khớp háng nhưng levobupivacaine ít làm suy yếu vận động<br />
hơn.<br />
Từ khóa: Gây tê tủy sống, thay khớp háng, levobupivacaine, bupivacaine.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE EFFECT OF INTRATHECAL OF LEVOBUPIVACAINE ON HIP REPLACEMENT SURGERY<br />
Nguyen Thy Quynh Luu, Nguyen Van Chung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 391 - 397<br />
Background: In recent years levobupivacaine, the pure S (-)-enantiomer of bupivacaine, emerged as a safer<br />
alternative for regional anesthesia than its racemic parent. It demonstrated less affinity and strength of depressant<br />
effects onto myocardial and central nervous vital centers in pharmacodynamic studies.<br />
Objectives: The aim of our study was to compare the safety and efficacy of plain levobupivacaine 11 mg and<br />
plain bupivacaine 11 mg in patients undergoing hip replacement surgery under spinal anesthesia.<br />
Method: The study included hip replacement patients, ASA I – III, who were scheduled for elective surgery<br />
under spinal anesthesia. The cases were randomly divided into 2 groups of 45 patients each. Group L received 11<br />
mg 0.5% isobaric levobupivacaine, group B received 11 mg 0.5% isobaric bupivacaine. The onset and duration of<br />
sensory block, maximum upper spread of sensory block; onset, intensity and duration of motor block, any adverse<br />
* BV CTCH TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thỵ Quỳnh Lưu<br />
<br />
** Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
ĐT: 0909 148 198<br />
Email: ntquynhluu@yahoo.com<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
391<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
effects such as bradycardia, hypotension, hypoxia, tremor, nausea and/or vomiting were recorded.<br />
Results: There were no significant differences between the two groups in the haemodynamic changes, onset<br />
times and durations of sensory / motor blocks. Maximum motor block Bromage 2 was seen in two patients in<br />
group L.<br />
Conclusion: We concluded that the clinical efficacy of 11 mg 0.5% isobaric levobupivacaine was equal to the<br />
11 mg 0.5% isobaric bupivacaine in spinal anesthesia for hip replacement but levobupivacaine produced less<br />
motor block.<br />
Keywords: Spinal anesthesia, hip replacement, levobupivacaine, bupivacaine.<br />
cứu hiệu quả của levobupivacaine trong gây tê<br />
MỞ ĐẦU – MỤC TIÊU<br />
tủy sống để phẫu thuật thay khớp háng” nhằm<br />
Gãy cổ xương đùi là một tổn thương thường<br />
mục đích:<br />
gặp ở người cao tuổi với tỷ lệ mắc phải đang<br />
Đánh giá hiệu quả: mức phong bế cảm giác,<br />
tăng dần trong dân số. Thay khớp háng là phẫu<br />
thời gian phong bế cảm giác, mức phong bế vận<br />
thuật cắt bỏ các phần khớp háng hư hỏng, thay<br />
động, thời gian phong bế vận động.<br />
vào đó bằng 1 khớp nhân tạo nhằm tái tạo lại<br />
Đánh giá tính an toàn: thay đổi huyết động,<br />
hình dạng và chức năng vốn có của khớp háng.<br />
SpO<br />
các tác dụng ngoài ý muốn của<br />
2,<br />
Thay khớp háng có thể thực hiện với nhiều hình<br />
levobupivacaine đẳng trọng 0,5% so với<br />
thức vô cảm khác nhau như gây mê toàn diện,<br />
bupivacaine đẳng trọng 0,5% trong gây tê tủy<br />
gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng, gây tê<br />
sống liều 11 mg để phẫu thuật thay khớp háng.<br />
đám rối thắt lưng… và thường được sử dụng<br />
kết hợp các kỹ thuật. Không có chứng cứ về sự<br />
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
khác biệt tỷ lệ tử vong giữa các kỹ thuật. Tuy<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
nhiên, gây tê vùng có các thuận lợi đáng kể hơn<br />
Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật thay khớp<br />
gây mê như giảm lượng máu mất trong quá<br />
háng tại bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình<br />
trình phẫu thuật, giảm nhu cầu truyền máu,<br />
thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ<br />
giảm tỷ lệ mắc phải thuyên tắc tĩnh mạch sâu và<br />
tháng 10 năm 2010 đến tháng 03 năm 2011 với<br />
thuyên tắc phổi(6)….<br />
các tiêu chuẩn: bệnh nhân đồng ý tham gia<br />
Vào những năm gần đây, levobupivacaine,<br />
nghiên cứu, bệnh nhân thuộc nhóm ASA I, ASA<br />
một hoạt chất đối phân S(-) thuần khiết của<br />
II, ASA III, bệnh nhân không có chống chỉ định<br />
bupivacaine, xuất hiện như một lựa chọn an<br />
gây tê tủy sống. Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân<br />
toàn hơn các chất đồng phân trong thực hành<br />
bị dị ứng với thuốc tê, có yếu liệt chi dưới trước<br />
gây tê vùng(1). Các nghiên cứu dược lực học cho<br />
khi gây tê tủy sống hoặc có dị tật bất thường cột<br />
thấy nó có ái lực kém hơn cũng như mức độ ức<br />
sống như vẹo, gù, xẹp đốt sống…<br />
chế các cơ quan trọng yếu như thần kinh trung<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
ương và cơ tim yếu hơn bupivacaine. Tuy nhiên,<br />
Thử nghiệm lâm sàng có đối chứng.<br />
sự phục hồi vận động nhanh chóng sau gây tê<br />
Chọn mẫu theo công thức tính cỡ mẫu:<br />
tủy sống với levobupivacaine rõ hơn với<br />
bupivacaine(2). Sell A và cộng sự khuyến cáo liều<br />
thuốc tê hữu dụng trong gây tê tủy sống của<br />
levobupivacaine là 11,7 mg(9).<br />
Trong đó: n là cỡ mẫu nghiên cứu, á: mức ý<br />
nghĩa hay xác suất sai lầm loại 1, α được chọn là<br />
Ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu công<br />
5%, (1 - ): độ mạnh của nghiên cứu, được chọn<br />
bố về việc sử dụng levobupivacaine trong gây tê<br />
là 80%, δp: phương sai gộp, µ: trị số trung bình<br />
tủy sống, đặc biệt để phẫu thuật chỉnh hình. Vì<br />
cần kiểm định. Trong nghiên cứu giai đoạn đầu<br />
vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên<br />
<br />
392<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
của chúng tôi trên 40 bệnh nhân, với cùng<br />
phương pháp tiến hành, thời gian tê trung bình<br />
của 2 nhóm nghiên cứu lần lượt là: nhóm L<br />
(nhóm dùng levobupivacaine): 246,79 ± 84,89<br />
phút, nhóm B (nhóm dùng bupivacaine): 251,89<br />
± 78,91 phút. Do đó: δp = 7,7; Z1 – α/2 = 1,96; Z1 - =<br />
0,84; µ1 - µ2 = 5,1, n = 35,7.<br />
Cỡ mẫu tối thiểu tính được cho mỗi nhóm<br />
nghiên cứu là 36 bệnh nhân. Chúng tôi tiến<br />
hành nghiên cứu trên 45 bệnh nhân cho mỗi<br />
nhóm, tổng cộng 2 nhóm là 90 bệnh nhân.<br />
Phương pháp phân nhóm: bệnh nhân thỏa<br />
tiêu chuẩn chọn mẫu được phân nhóm ngẫu<br />
nhiên xen kẽ vào 2 nhóm nghiên cứu theo thứ tự<br />
thời gian vào phòng mổ: nhóm L: gây tê tủy<br />
sống bằng levobupivacaine, nhóm B: gây tê tủy<br />
sống bằng bupivacaine.<br />
<br />
Phương pháp tiến hành<br />
Bệnh nhân được tiền mê tại khoa vào tối<br />
trước mổ và sáng mổ với diazepam hay<br />
hydroxyzine (Atarax®). Khi đến phòng mổ: ghi<br />
nhận tri giác, đặt các điện cực theo dõi ECG, đo<br />
huyết áp động mạch không xâm lấn, SpO2. Đặt<br />
đường truyền tĩnh mạch ngoại biên bằng kim<br />
18G hay 20G, truyền tối thiểu 500 ml dịch NaCl<br />
0,9% trước khi thực hiện gây tê tủy sống. Tiến<br />
hành gây tê tủy sống ở tư thế ngồi. Chọc dò tủy<br />
sống với kim tê tủy sống 25G, tại khe liên đốt L4<br />
- L5, hút thêm 0,8 ml dịch não tủy. Thuốc tê bơm<br />
vào tủy sống, nhóm L: 11 mg levobupivacaine<br />
đẳng trọng 0,5%, nhóm B: 11 mg bupivacaine<br />
đẳng trọng 0,5%. Đặt thông tiểu.<br />
Sau khi đạt mức tê T10, nếu bệnh nhân còn<br />
cảm thấy lo lắng, bệnh nhân sẽ được tiền mê với<br />
midazolam 0,5 – 2 mg tiêm tĩnh mạch và cho thở<br />
oxy 2 lít/phút qua ống thông mũi 2 nhánh. Khi<br />
đạt được mức tê T10, bệnh nhân được đặt nằm<br />
nghiêng 90o theo yêu cầu phẫu thuật, chân cần<br />
phẫu thuật thay khớp háng phía trên. Tiến hành<br />
phẫu thuật.<br />
Trong lúc mổ, nếu xảy ra các tác dụng ngoài<br />
ý muốn thì xử trí như sau: tụt huyết áp: truyền<br />
dịch nhanh và tiêm tĩnh mạch ephedrine 2 mg.<br />
Nhịp tim chậm < 50 lần/phút: atropin 0,5 mg<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tiêm tĩnh mạch chậm. SpO2 < 93%: thở oxy 6<br />
lít/phút qua mask có túi dự trữ, nếu SpO2 tiếp<br />
tục giảm 90% thì xem như suy hô hấp và được<br />
đặt nội khí quản, thở máy. Lạnh run: ủ ấm, tiền<br />
mê với midazolam và fentanyl tùy theo đáp ứng<br />
của từng bệnh nhân. Buồn nôn, nôn: xử trí tùy<br />
nguyên nhân và mức độ đáp ứng của bệnh<br />
nhân: thở oxy 6 lít/phút qua mask có túi dự trữ,<br />
nâng huyết áp, có thể sử dụng: metoclopramide<br />
10 mg tiêm tĩnh mạch hoặc ondansetron 4 mg<br />
tiêm tĩnh mạch.<br />
Sau khi gây tê tủy sống 30 phút, nếu bệnh<br />
nhân chưa đạt được mức tê T10 thì bệnh nhân sẽ<br />
được gây mê để phẫu thuật: gây mê qua mặt nạ<br />
thanh quản nếu bệnh nhân có chỉ định thay<br />
khớp háng bán phần, gây mê qua nội khí quản<br />
nếu bệnh nhân có chỉ định thay khớp háng toàn<br />
phần. Sau khi gây mê xong, bệnh nhân được đặt<br />
nằm nghiêng 90o, chân cần phẫu thuật thay<br />
khớp háng phía trên. Tiến hành phẫu thuật. Sau<br />
khi mổ xong, bệnh nhân được đặt nằm ngửa trở<br />
lại và chuyển sang phòng hồi sức tiếp tục theo<br />
dõi. Đối với các bệnh nhân được gây mê trong<br />
mổ: bệnh nhân sẽ được rút ống nội khí quản<br />
hoặc mặt nạ thanh quản tại phòng hồi sức và<br />
cho thuốc giảm đau hậu phẫu ngay sau khi<br />
phẫu thuật kết thúc.<br />
Các chỉ số theo dõi: Tại phòng mổ, bệnh<br />
nhân được theo dõi: SpO2, điện tim liên tục<br />
trên monitor (chuyển đạo DII). Ghi nhận nhịp<br />
tim, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương,<br />
SpO2 mỗi 2 phút trong 20 phút đầu sau gây<br />
tê, sau đó ghi nhận mỗi 5 phút cho đến thời<br />
điểm kết thúc phẫu thuật. Đánh giá và ghi<br />
nhận mức phong bế cảm giác đau bằng kim<br />
đầu tù mỗi 2 phút trong 30 phút đầu sau gây<br />
tê. Đánh giá và ghi nhận mức phong bế vận<br />
động dựa trên thang điểm Bromage mỗi 2<br />
phút trong 30 phút đầu sau gây tê (thang<br />
điểm Bromage: Bromage = 0: không liệt, có thể<br />
gập hông / gối / bàn chân, Bromage = 1: không<br />
thể gập hông, Bromage = 2: không thể gập<br />
gối, Bromage = 3: không thể cử động bất cứ<br />
phần nào của chân). Tại phòng hồi sức: ghi<br />
nhận nhịp tim, huyết áp tâm thu, huyết áp<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
393<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
tâm trương, SpO2 mỗi 30 phút đến khi bệnh<br />
nhân được cho thuốc giảm đau. Sử dụng<br />
thước đo điểm đau, theo thang điểm đau VAS<br />
(Visual Analog Scale) từ 0 đến 10 điểm để<br />
đánh giá mức độ đau của bệnh nhân sau mổ<br />
(0 điểm: không đau, từ 1 đến 3 điểm: đau ít, từ<br />
4 đến 5 điểm: đau vừa, từ 6 đến 7 điểm: đau<br />
nhiều, từ 8 đến 10 điểm: đau rất nhiều, không<br />
chịu được). Xác định mức độ đau vết mổ theo<br />
thang điểm VAS do bệnh nhân tự đánh giá<br />
mỗi 15 phút đến khi VAS 4 điểm. Ghi nhận<br />
thời điểm VAS 4 điểm. Đánh giá mức phong<br />
bế vận động dựa trên thang điểm Bromage<br />
mỗi 15 phút đến khi chỉ số Bromage = 0. Ghi<br />
nhận thời điểm chỉ số Bromage = 0.<br />
<br />
Kết quả được trình bày trong các bảng và<br />
biểu đồ dưới dạng các tần số, tỷ lệ đối với các<br />
biến số định tính; dưới dạng số trung bình ± độ<br />
lệch chuẩn đối với các biến số định lượng có<br />
phân phối chuẩn; dưới dạng trung vị, tứ phân vị<br />
đối với các biến số định lượng có phân phối<br />
không chuẩn. Nhập, xử lý và phân tích số liệu<br />
bằng phần mềm SPSS for Windows 16.0. Sử<br />
dụng phép kiểm chi bình phương, phép kiểm<br />
chính xác Fisher để so sánh 2 tỷ lệ; phép kiểm t<br />
để so sánh 2 số trung bình của các biến số định<br />
lượng có phân phối chuẩn và phép kiểm Mann<br />
– Whitney U để so sánh 2 số trung bình của các<br />
biến số định lượng có phân phối không chuẩn.<br />
Thống kê có ý nghĩa khi p 0,05.<br />
<br />
Định nghĩa các biến số: bệnh nhân được xem<br />
là tụt huyết áp khi huyết áp tâm thu giảm > 25%<br />
so với trị số lúc đầu. Bệnh nhân được xem là<br />
chậm nhịp tim khi nhịp tim < 50 lần/phút. Mức<br />
phong bế cảm giác cao nhất còn gọi là mức tê<br />
cao nhất: là mức liệt cảm giác cao nhất được<br />
đánh giá bằng kim đầu tù. Thời gian đạt phong<br />
bế cảm giác còn gọi là thời gian đạt mức tê cao<br />
nhất: là khoảng thời gian tính từ lúc tiêm thuốc<br />
tê xong đến khi đạt được mức tê cao nhất. Thời<br />
gian phong bế cảm giác còn gọi là thời gian tê: là<br />
khoảng thời gian tính từ lúc tiêm thuốc tê xong<br />
đến khi bệnh nhân có nhu cầu dùng thuốc giảm<br />
đau (VAS 4 điểm). Thời gian đạt phong bế vận<br />
động còn gọi là thời gian chỉ số Bromage = 3: là<br />
khoảng thời gian tính từ lúc tiêm thuốc tê xong<br />
đến khi chỉ số Bromage đạt 3 điểm. Thời gian<br />
phong bế vận động còn gọi là thời gian liệt vận<br />
động: là khoảng thời gian tính từ lúc tiêm thuốc<br />
tê xong đến khi bệnh nhân phục hồi vận động<br />
hoàn toàn (chỉ số Bromage = 0). Hiệu quả vô<br />
cảm trong phẫu thuật được đánh giá là tốt khi<br />
mức tê đạt đến T10 trong vòng 30 phút sau khi<br />
gây tê. Hiệu quả vô cảm trong phẫu thuật được<br />
đánh giá là thất bại khi mức tê chưa đạt đến T10<br />
sau 30 phút gây tê.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Số liệu được thu thập bởi các điều dưỡng<br />
gây mê đã được huấn luyện cách thu thập<br />
số liệu.<br />
<br />
Mẫu nghiên cứu của chúng tôi có 45 bệnh<br />
nhân thuộc nhóm L và 45 bệnh nhân thuộc<br />
nhóm B. Trong nhóm L, có 1 bệnh nhân gây tê<br />
thất bại phải chuyển sang gây mê với mặt nạ<br />
thanh quản. Do đó, kết quả phân tích dựa trên<br />
89 bệnh nhân: 44 bệnh nhân nhóm L và 45 bệnh<br />
nhân nhóm B.<br />
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu<br />
Số bệnh nhân<br />
Chiều cao (cm)<br />
Cân nặng (kg)<br />
Tuổi (năm)<br />
Nam / Nữ<br />
<br />
Nhóm L<br />
44<br />
154,73 ± 6,36<br />
49,43 ± 7,11<br />
70,32 ± 10,74<br />
6 / 38<br />
<br />
Nhóm B<br />
45<br />
153,87 ± 6,13<br />
48,27 ± 7,05<br />
69,67 ± 11,77<br />
5 / 40<br />
<br />
Trung bình ± độ lệch chuẩn<br />
<br />
Bảng 2: Hiệu quả gây tê giữa 2 nhóm<br />
Mức phong bế cảm giác cao<br />
nhất<br />
Thời gian đạt mức phong bế<br />
cảm giác T10 (phút)<br />
Thời gian đạt mức phong bế<br />
cảm giác cao nhất (phút)<br />
Thời gian phong bế cảm giác<br />
(phút)<br />
Thời gian đạt phong bế vận<br />
động (Bromage = 3) (phút)<br />
Thời gian phong bế vận động<br />
(phút)<br />
Tỷ lệ tụt huyết áp (%)<br />
<br />
Nhóm L Nhóm B<br />
T8 (T10 – T8 (T10 –<br />
T6)<br />
T6)<br />
18,11 ±<br />
16,62 ±<br />
6,38<br />
5,69<br />
23,68 ±<br />
22,82 ±<br />
3,74<br />
4,26<br />
270,80 ± 271,57 ±<br />
83,46<br />
78,62<br />
16,89 ±<br />
16,67 ±<br />
7,25<br />
6,30<br />
156,63 ± 166,42 ±<br />
57,69<br />
51,11<br />
13,6<br />
17,7<br />
<br />
p<br />
0,88<br />
0,25<br />
0,32<br />
0,96<br />
0,88<br />
0,40<br />
0,59<br />
<br />
Trung bình ± độ lệch chuẩn<br />
<br />
394<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Đặc điểm của bệnh nhân trong 2 nhóm<br />
nghiên cứu được trình bày ở bảng 1. Đặc điểm<br />
gây tê giữa 2 nhóm được trình bày ở bảng 2. Sự<br />
khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống<br />
kê về mức phong bế cảm giác, thời gian phong<br />
bế cảm giác, thời gian phong bế vận động cũng<br />
như tỷ lệ tụt huyết áp giữa 2 nhóm. Tất cả các<br />
bệnh nhân trong nhóm B đều đạt mức phong bế<br />
vận động tối đa là Bromage 3. Có 2 bệnh nhân<br />
trong nhóm L chỉ đạt mức phong bế vận động<br />
tối đa là Bromage 2.<br />
<br />
(bảng 2). Kết quả của chúng tôi cũng tương tự<br />
như của các tác giả trong và ngoài nước(010).<br />
Nguyễn Mạnh Hồng và cộng sự(08) khi gây tê tủy<br />
sống tại khe liên đốt L3 – L4, liều 10 mg với<br />
levobupivacaine đẳng trọng 0,5% ghi nhận thời<br />
gian đạt mức tê T10 là 5,82 ± 2,63 phút, nhanh<br />
hơn nhiều so với kết quả của chúng tôi. Như<br />
vậy, với lượng thuốc tê thấp mà hiệu quả gây tê<br />
đạt yêu cầu phẫu thuật thì chúng tôi nghĩ thời<br />
gian chờ thêm vài phút để đạt mức vô cảm cần<br />
thiết là điều có thể chấp nhận được.<br />
<br />
Không có trường hợp nào chậm nhịp tim,<br />
giảm SpO2, lạnh run, run, buồn nôn, nôn trong<br />
và sau mổ.<br />
<br />
Bảng 4: Thời gian đạt mức tê cao nhất của các<br />
nghiên cứu (phút)<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Mức tê cao nhất đạt được ở 2 nhóm đều là<br />
T10 - T6, điều này chứng tỏ liều thuốc tê 11 mg,<br />
chọc dò tủy sống ở khe liên đốt L4 – L5 của<br />
chúng tôi phù hợp, đảm bảo đủ vô cảm để phẫu<br />
thuật thay khớp háng cho các bệnh nhân (bảng<br />
2). Theo nghiên cứu của các tác giả nước ngoài,<br />
khi gây tê tủy sống với levobupivacaine đẳng<br />
trọng 0,5% và bupivacaine đẳng trọng 0,5% ở<br />
cùng khe liên đốt với cùng liều lượng thuốc tê,<br />
ghi nhận mức tê cao nhất đạt được ở 2 nhóm<br />
cũng tương tự nhau:<br />
Bảng 3: Mức tê cao nhất trong các nghiên cứu<br />
Tác giả<br />
Vanna O và<br />
cs(10)<br />
Fattorini F và<br />
cs(3)<br />
Glaser C và cs(4)<br />
Chúng tôi<br />
<br />
Mức tê cao nhất<br />
Nhóm L Nhóm B<br />
<br />
Khe liên<br />
đốt<br />
<br />
Liều<br />
(mg)<br />
<br />
L2 – L3<br />
<br />
12,5<br />
<br />
T4<br />
<br />
T4<br />
<br />
L3 – L4<br />
<br />
15<br />
<br />
T4<br />
<br />
T4<br />
<br />
Tác giả<br />
Mehta A và cs(7)<br />
Fattorini F và cs(3)<br />
Glaser C và cs(4)<br />
Chúng tôi<br />
<br />
Nhóm L<br />
TB ± ĐLC<br />
4,38 ± 1,53<br />
12 ± 6<br />
11 ± 6<br />
23,68 ± 3,74<br />
<br />
Nhóm B<br />
TB ± ĐLC<br />
4,40 ± 1,81<br />
9±5<br />
13 ± 8<br />
22,82 ± 4,26<br />
<br />
p<br />
0,876<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
0,32<br />
<br />
Theo bảng 4, thời gian đạt mức tê cao nhất<br />
của 2 nhóm gây tê tủy sống với levobupivacaine<br />
đẳng trọng 0,5% và bupivacaine đẳng trọng<br />
0,5% khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Kết<br />
quả của chúng tôi cũng không khác nhau giữa 2<br />
nhóm. Tuy nhiên, thời gian đạt mức tê cao nhất<br />
của chúng tôi chậm hơn so với kết quả của các<br />
tác giả trên có thể do chúng tôi sử dụng liều<br />
thuốc tê thấp hơn, gây tê ở khe liên đốt thấp<br />
hơn, bơm thuốc tê với tốc độ khác các tác giả<br />
trên nên thời gian đạt được mức tê cao nhất<br />
chậm hơn.<br />
Bảng 5: Thời gian tê của các nghiên cứu (phút)<br />
Tác giả<br />
<br />
L2 – L3<br />
L4 – L5<br />
<br />
17,5<br />
11<br />
<br />
T4<br />
T6<br />
<br />
T4<br />
T6<br />
<br />
Mức độ lan rộng của thuốc tê phụ thuộc vào<br />
nhiều yếu tố khác nhau: vóc dáng bệnh nhân, vị<br />
trí tiêm thuốc, liều lượng thuốc tê, thể tích thuốc<br />
tê, tốc độ bơm thuốc tê, tư thế bệnh nhân sau khi<br />
tiêm thuốc. Do đó, mức tê cao nhất của bệnh<br />
nhân trong nghiên cứu của chúng tôi khác với<br />
mức tê cao nhất của bệnh nhân trong nghiên<br />
cứu của các tác giả khác. Thời gian từ lúc bơm<br />
thuốc tê đến lúc đạt mức vô cảm T10 ở 2 nhóm<br />
khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê<br />
<br />
Mehta A và cs(7)<br />
(3)<br />
Fattorini F và cs<br />
Mantouvalou M và<br />
cs(5)<br />
(4)<br />
Glaser C và cs<br />
Chúng tôi<br />
<br />
Nhóm L<br />
Nhóm B<br />
p<br />
TB ± ĐLC<br />
TB ± ĐLC<br />
189,4 ± 42,9 175,76 ± 50,0 0,34<br />
391 ± 96<br />
381 ± 105 > 0,05<br />
230 ± 74<br />
238 ± 88<br />
> 0,05<br />
228 ± 77<br />
271,57 ±<br />
78,62<br />
<br />
237 ± 88<br />
270,80 ±<br />
105,11<br />
<br />
> 0,05<br />
0,97<br />
<br />
Mehta A và cộng sự gây tê tủy sống để phẫu<br />
thuật chi dưới. Fattorini F và cộng sự gây tê tủy<br />
sống để phẫu thuật chỉnh hình. Mantouvalou M<br />
và cộng sự gây tê tủy sống để phẫu thuật bụng<br />
dưới. Glaser C và cộng sự gây tê tủy sống để<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
395<br />
<br />