Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NGHIÊN CỨU HIỆU QỦA PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG PROPOFOL<br />
CÓ KIỂM SOÁT NỒNG ĐỘ ĐÍCH TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG ÁP LỰC NỘI SỌ<br />
DO CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG<br />
Phạm Văn Hiếu*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Tăng áp lực nội sọ (ALNS) là một trong các nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tử vong và<br />
tàn tật trên bệnh nhân (BN) chấn thương sọ não (CTSN) nặng. Điều trị CTSN nặng vẫn còn là một thách thức<br />
đối với các bác sỹ (BS) phẫu thuật (PT) và hồi sức thần kinh (TK). Mục tiêu chính của điều trị là làm giảm<br />
ALNS. Một trong các phương pháp điều chỉnh ALNS là sử dụng Propofol đường tĩnh mạch có hệ thống kiểm<br />
soát nồng độ đích (TCI) được chứng minh ưu thế vượt trội nhằm ổn định tuần hoàn não tốt hơn, bảo vệ não,<br />
giảm chuyển hóa não, giảm ALNS trong hồi sức thần kinh từ đó nâng cao hiệu quả điều trị.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả phương pháp sử dụng Propofol có kiểm soát nồng độ đích trên<br />
bệnh nhân tăng ALNS do CTSN nặng.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 11 BN CTSN nặng có thang điểm hôn mê Glasgow (GCS) < 9<br />
được theo dõi ALNS, huyết áp động mạch trung bình, thở máy, an thần Propofol TCI 0,5 – 1 mcg/ml liên tục tại<br />
khoa Gây mê hồi sức (GMHS) bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu - tỉnh Bến Tre năm 2011 - 2012.<br />
Kết quả: Bệnh nhân CTSN nặng, tỷ lệ nam giới chiến 81,82%, tuổi từ 16-60. Với liều propofol TCI sử<br />
dụng với nồng độ trung bình là 0,8 ± 0,19 mcg/ml có phối hợp với fentanyl qua bơm tiêm điện liều trung bình<br />
0,58 ± 0,28 mcg/kg/giờ. Hầu hết BN đạt điểm an thần 4-5, đạt điểm đau 1-2 đáp ứng yêu cầu điều trị. Tổng<br />
lượng propofol trung bình cho một BN là 1981,28 mg, trung bình mỗi ngày một BN sử dụng là 814,42 mg.<br />
Đánh giá các kết quả của ngày đầu tiên và ngày cuối cùng theo dõi ALNS: điểm GCS tăng từ 6,18 ± 1,66 đến<br />
8,46 ± 02,46 (P= 0,043), ALNS giảm từ 24,00 ± 04,90 đến 17,27 ± 03,00 (P= 0,162), CPP tăng từ 69,64 ± 12,08<br />
đến 84,91 ± 11,68 (P= 0,025). Có một BN xin về trong tình trạng nặng, một BN chuyển tuyến trên, 9 BN còn<br />
lại kết quả điều trị cải thiện tốt.<br />
Kết luận: Nghiên cứu đã chứng minh Propofol TCI cải thiện kết quả điều trị BN CTSN nặng. Kết quả này<br />
thừa nhận Propofol TCI là phương pháp kiểm soát ALNS một cách an toàn được thay thế cho các thuốc khác để<br />
an thần trong hồi sức BN CTSN nặng. Kết quả này cần số lượng BN lớn hơn để đánh giá hiệu quả của<br />
Propofol TCI so với các phương pháp an thần khác.<br />
Từ khóa: Tăng áp lực nội sọ, chấn thương sọ não nặng, truyền tĩnh mạch Propofol có kiểm soát nồng độ<br />
đích, hồi sức thần kinh.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EFFECTS OF PROPOFOL TARGET-CONTROLLED INFUSION ON THE RAISED INTRACRANIAL<br />
PRESSURE IN SEVERE TRAUMATIC BRAIN INJURY PATIENTS<br />
Pham Văn Hieu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 87 - 94<br />
Background: High intracranial pressure (ICP) is one of the most frequent causes of death and disability<br />
following severe traumatic brain injury (TBI). The management of the severe traumatic brain injury patients still<br />
* Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre.<br />
Tác giả liên lạc: BS CK II Phạm Văn Hiếu, ĐT: 0913606639, Email: bshieu1501@yahoo.com-<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
87<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
represent a challenge for the neurosurgeons and neurointensive specialists. The main aim of the therapy is<br />
lowering the intracranial pressure. There are many ways of accomplishing this goal, Propofol target-controlled<br />
infusion (TCI) systems have been developed predominantly to simplify administrations and provide better<br />
hemodynamic stability, neuroprotection, decrease in cerebral metabolic rate for oxygen, decrease ICP during<br />
intravenous sedation in the neurologic critical care to improve in outcome.<br />
Objectives: To evaluate the effects of propofol TCI on the raised ICP patients with severe TBI.<br />
Methods: This is a cross – sectional descriptive study 11 cases of severe brain injury, Glasgow Coma Scale<br />
(GCS) < 9, ICP monitoring, mean arterial pressure monitoring, mechanical ventilation, target concentration of<br />
propofol TCI for sedation is 0.5 – 1 mcg/ml continuous at department of anesthesia and critical care Nguyen<br />
Dinh Chieu hospital in Ben Tre province.<br />
Results: The patients were 16 – 60 year-old, males (80.8%) with SBI. The Target concentration of propofol<br />
TCI was 0.8 ± 0.19 mcg/ml, The average dose fentanyl was 0.58 ± 0.28 mcg/kg/h. Most of patients was sedative<br />
score 4-5 and pain score 1-2 that was good conditions. The average dose of propofol on one patient was 1981.28<br />
mg, average dose of propofol on one patient was 814.42 mg per day. Improving of GCS from 6.18 ± 1.66 to 8.46 ±<br />
02.46 (P= 0.043), ICP decreased from 24.00 ± 04.90 to 17.27 ± 03.00 (P= 0.162), CPP increased from 69.64 ±<br />
12.08 to 84.91 ± 11.68 (P= 0.025). There was one severe TBI patient asked to go home may be died after. Another<br />
patient was send to Cho Ray hospital, 9 rest patients was better improved outcome.<br />
Conclusion: The present study demonstrated that propofol TCI improved the outcome in recovery of severe<br />
TBI patients. These results suggest that a propofol TCI sedation and an ICP control regimen is a safe, acceptable,<br />
possibly, desirable alternative to others sedation regimen in neuro - intensive care patients. These encouraging<br />
results should be confirmed in larger groups of similar patients, to assess the effect on ICP of Propofol TCI versus<br />
other sedative medications.<br />
Key words: High intracranial pressure, severe traumatic brain injury, Propofol target-controlled infusion,<br />
neurologic critical care.<br />
giao thông làm chết 11.060 người, bị thương<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
10.306 người (bình quân mỗi ngày có 30 người<br />
Chấn thương sọ não là một trong những<br />
chết, 28 người bị thương) chủ yếu là do CTSN,<br />
nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong, tàn tật<br />
chi phí mất khoảng 1 tỷ USD mỗi năm.<br />
do CT ở lứa tuổi thành niên và nam giới, gây ra<br />
Tại bệnh viện (BV) Nguyễn Đình Chiểu những hậu quả nặng nề cho xã hội và cho gia<br />
Bến Tre, thống kê từ năm 2008 đến 2010, trung<br />
đình người bệnh. Trên thế giới mỗi năm ước<br />
bình mỗi năm tiếp nhận 1.417 BN CT đầu có<br />
tính có khoảng 10 triệu người CTSN phải nhập<br />
25% CTSN, PT: 81 BN, tử vong 55 BN. Số BN<br />
viện, trong số đó 10,9% CTSN nặng, 1,3 triệu<br />
CTSN nhập viện, PT và tử vong năm sau cao<br />
người tử vong do tai nạn giao thông. Ở Hoa kỳ,<br />
hơn năm trước.<br />
những năm gần đây CTSN do nhiều nguyên<br />
Trong những thập niên gần đây, nghiên cứu<br />
nhân khác nhau chiếm 50% trong các loại CT,<br />
về điều trị CTSN nặng luôn mang tính thời sự,<br />
tương đương 1,6 triệu người CTSN mỗi năm,<br />
thu hút sự chú ý của nhiều trung tâm y học lớn.<br />
trong đó 52.000 bị tử vong, 90.000 mang di<br />
Đã có rất nhiều những tiến bộ trong điều trị, do<br />
chứng suốt đời, chi phí điều trị CTSN ở Mỹ<br />
vậy trên thế giới mỗi năm tỷ lệ tử vong do<br />
khoảng 4 tỷ USD mỗi năm. Tỷ lệ tử vong và tàn<br />
CTSN nặng giảm từ 1 - 5%. Tử vong hiện nay là<br />
tật tập trung chủ yếu ở nhóm người bị CTSN<br />
27 - 30%. Ở Việt Nam, tại BV Việt Đức (Hà Nội)<br />
nặng(3).<br />
tỷ lệ tử vong giảm 4% sau 5 năm, kể từ năm<br />
Theo thống kê của Ủy Ban An Toàn Giao<br />
1995(8).<br />
Thông Quốc Gia Việt Nam năm 2010, tai nạn<br />
<br />
88<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
Nguyên nhân dẫn đến tử vong và tàn phế<br />
trên BN CTSN một mặt liên quan trực tiếp đến<br />
tổn thương não nguyên phát do sự va chạm của<br />
hộp sọ với tác nhân gây CT, mặt khác liên quan<br />
đến những rối loạn xảy ra trong não sau CT như<br />
sự hình thành khối máu tụ, phù não (PN), tăng<br />
ALNS, rối loạn vận mạch não và những rối loạn<br />
khác mang tính chất toàn thân được gọi là tổn<br />
thương não thứ phát. Điều trị BN CTSN là nhằm<br />
vào khôi phục tối đa tổn thương nguyên phát và<br />
đảo ngược hay ngăn ngừa tổn thương não thứ<br />
phát hoặc các biến chứng có thể, trong đó kiểm<br />
soát tăng ALNS có vai trò chủ yếu(1,9).<br />
Đối với CTSN nặng, ngoài việc thăm khám<br />
lâm sàng và đánh giá tổn thương bằng các<br />
phương tiện chẩn đoán hình ảnh, theo dõi<br />
ALNS là một phương pháp giúp ích rất nhiều<br />
cho chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh nhân.<br />
Phương pháp này đã được ứng dụng một cách<br />
phổ biến, thường quy ở các nước phát triển trên<br />
thế giới. Tại Việt Nam, phương pháp này đã bắt<br />
đầu được ứng dụng từ năm 2008.<br />
Theo tác giả Olaf. L. và cộng sự năm 2005,<br />
điều trị CTSN nặng cần phải đặt Monitor theo<br />
dõi ALNS. Năm 1897, Quinke đã chọc dò ống<br />
sống thắt lưng để mô tả áp lực dịch não tủy, từ<br />
đó mô tả gián tiếp ALNS. Cho đến những năm<br />
đầu của thế kỷ 20, nhiều nghiên cứu thực<br />
nghiệm đã được thực hiện để nghiên cứu về vấn<br />
đề này. Năm 1928 báo cáo trường hợp đầu tiên<br />
đo áp lực trong não thất. Năm 1950, Guillaume<br />
và Janny tổng kết công bố tất cả những trường<br />
hợp được đo ALNS và 15 năm sau Lundberg<br />
mới giới thiệu hoàn chỉnh về phương pháp đo<br />
ALNS. Trong suốt thập niên này chỉ tồn tại kỹ<br />
thuật đo áp lực trong não thất. Đây là kỹ thuật<br />
khó và có nhiều biến chứng, đòi hỏi người thực<br />
hiện phải thành thạo. Năm 1970, De Rougemont<br />
giới thiệu phương pháp đo ALNS bằng đường<br />
ngoài màng cứng, một thời gian sau OutreManche đo dưới màng cứng. Năm 1985,<br />
phương pháp đo ALNS trong nhu mô não mới<br />
được thực hiện, ưu điểm của kỹ thuật này là dễ<br />
đặt, ít gây nhiễm khuẩn và xuất huyết (< 1%) so<br />
với dụng cụ đặt vào não thất. Có rất nhiều<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nghiên cứu đã chứng minh lợi ích của việc theo<br />
dõi ALNS. Năm 1983 Stuart và cộng sự báo cáo<br />
một nghiên cứu 100 BN bị CTSN nặng tại<br />
Queensland (Australia) có điểm GCS < 8 không<br />
theo dõi ALNS, kết quả 34% tử vong. Một<br />
nghiên cứu khác 100 BN CTSN nặng có điểm<br />
GCS < 8 được theo dõi ALNS, tỷ lệ tử vong 24%.<br />
Năm 2008 hiệp hội CTSN của Châu Âu đã đưa<br />
ra hội nghị đồng thuận về hướng dẫn điều trị<br />
CTSN nặng dựa vào trị số của ALNS(1,11).<br />
Ngoài việc sử dụng các phương pháp điều<br />
chỉnh ALNS bằng cách kiểm soát về hô hấp,<br />
tuần hoàn, sử dụng Mannitol, NaCl ưu<br />
trương…, Propofol đã được nghiên cứu ứng<br />
dụng để kiểm soát ALNS. Trước đây, sử dụng<br />
Propofol bằng truyền tĩnh mạch, tiêm ngắt<br />
quảng hoặc bơm tiêm điện trong hồi sức BN<br />
CTSN nặng còn nhiều nhược điểm do không ổn<br />
định được nồng độ thuốc trong máu. Những<br />
năm gần đây, cùng với sự phát triển của công<br />
nghệ, sự phát triển vượt bậc trong nghiên cứu<br />
về dược động học của thuốc mê đã cho ra đời<br />
máy TCI. Phương pháp này cho phép duy trì<br />
nồng độ Propofol ổn định trong huyết tương<br />
hoặc ở vị trí tác dụng dược học, giảm được hiện<br />
tượng quá liều hoặc thiếu liều thuốc, giảm tải<br />
công việc cho người thầy thuốc trong việc thay<br />
đổi lưu lượng truyền, tăng tính hiệu quả và tăng<br />
mức độ an toàn(7).<br />
Theo tác giả John P. Kress, năm 2002 và<br />
Karabinis A. năm 2005, an thần đầy đủ là nền<br />
tảng để kiểm soát ALNS trên BN CTSN nặng, an<br />
thần không đầy đủ làm tăng ALNS, tăng chuyển<br />
hóa và tăng tiêu thụ Oxy ở não (CMRO2). Thuốc<br />
an thần cũng làm giảm bớt hoặc kiểm soát các<br />
cơn động kinh. Trong trường hợp hỗ trợ hô hấp<br />
có thể phối hợp thêm thuốc giảm đau, dãn cơ.<br />
Năm 2008, tác giả Murthy nghiên cứu về<br />
Propofol trong CTSN đã khẳng định, Propofol<br />
được sử dụng rộng rãi như một thuốc an thần<br />
trong hồi sức TK bởi vì nó có rất nhiều ưu điểm<br />
cho BN CTSN. Propofol được biết như để duy<br />
trì, cải thiện tính tự điều hòa của não. Thật sự<br />
với liều cao Propofol không làm mất tính tự<br />
điều hòa hoặc khả năng đáp ứng với CO2. Một<br />
<br />
89<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
hiệu quả xa hơn của Propofol trong bảo vệ não<br />
và tế bào TK do làm giảm chuyển hóa, vai trò<br />
này là bảo vệ TK đa mô thức. Năm 2005,<br />
Bourgoin đã nghiên cứu về tác dụng của<br />
propofol TCI trong an thần BN CTSN có GCS <<br />
9 được theo dõi ALNS, với liều lượng của<br />
propofol trung bình 1mcg/ml có phối hợp với<br />
fentanyl cho kết quả ALNS trung bình 5,5 – 9<br />
mmHg. Với phương pháp và liều lượng thuốc<br />
thích hợp đã duy trì được sự ổn định về huyết<br />
động của não, ALNS và CPP(3,7,6,4,10).<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
11 BN người lớn bị CTSN nặng có GCS < 9<br />
được đặt catheter theo dõi ALNS trong nhu mô<br />
não, có sự đồng ý của gia đình BN, có hoặc<br />
không có PT TK tại khoa GMHS bệnh viện<br />
Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre năm 20112012. Không chọn những BN không có chỉ định<br />
theo dõi ALNS, phát hiện có bệnh suy tim, bệnh<br />
phổi tắc nghẽn mãn tính, tiểu đường, cao huyết<br />
áp (HA). Tất cả đều được thở máy liên tục, theo<br />
dõi HA động mạch (ĐM) xâm lấn, áp lực tĩnh<br />
mạch trung tâm (cental venous pressure: CVP).<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Phân tích mô tả cắt ngang.<br />
<br />
Cách tiến hành<br />
- Đánh giá trước đặt catheter theo dõi ALNS:<br />
thang điểm hôn mê Glasgow (Glasgow coma<br />
score: GCS), CVP, HAĐM xâm lấn, mạch (M),<br />
thuốc điều trị tăng ALNS…<br />
- Sau đặt catheter đo ALNS vào nhu mô não:<br />
theo dõi ALNS, M, HAĐM xâm lấn, CVP, áp lực<br />
tưới máu não (Cerebral Perfusion Pressure:<br />
CPP), CPP = HAĐMTB - ALNS. Theo dõi kết<br />
quả các xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu,<br />
sinh hóa máu, đường huyết, khí máu động<br />
mạch, ion đồ, SjO2. Tất cả BN được thở máy,<br />
duy trì thuốc an thần Propofol TCI nồng độ 0,5<br />
– 1 mcg/ml và Fentanyl qua bơm tiêm điện 0,5 –<br />
1mcg/kg/giờ. Duy trì HAĐM trung bình (xâm<br />
lấn) 90 – 150 mmHg, M 60 – 100l/phút,<br />
Hemoglobin (Hb) ≥ 10g/dl, CVP 6 - 10 cmH2O,<br />
<br />
90<br />
<br />
đường huyết < 10 mmol/L, giữ nhiệt độ < 3805C),<br />
Na 135 – 145 mmol/L, K 3,5 - 5.5 mmol/L, pH<br />
máu 7,35 - 7,45, PaO2 > 70 mmHg, PaCO2 35 – 40<br />
mmHg, SjO2 50 – 75%. Duy trì CPP > 70 mmHg.<br />
Theo dõi lượng dịch (dịch truyền, máu) nhập<br />
vào và lượng dịch (máu, nước tiểu) xuất ra. Dựa<br />
vào kết quả lâm sàng và cận lâm sàng để điều<br />
chỉnh cân bẳng nước điện giải, điều chỉnh máy<br />
thở, ALNS. Sử dụng thích hợp máu, dung dịch<br />
cao phân tử, NaCl đẳng trương và ưu trương,<br />
KCl 10% 10ml, Mannitol 20%. Đối với các<br />
trường hợp HA thấp bù dịch không hiệu quả<br />
được sử dụng thuốc co mạch. Đánh giá kết quả<br />
từ các giá trị lâm sàng và cận lâm sàng so sánh<br />
với ngày cuối BN ra khỏi khoa hoặc được rút<br />
catheter theo dõi ALNS.<br />
- Theo dõi ALNS đến khi ổn định (<<br />
15mmHg), nhưng không quá 10 ngày hoặc có<br />
nhiễm khuẩn catheter, ngưng Propofol,<br />
Fentanyl, tiếp tục theo dõi thêm 24 giờ và rút<br />
catheter. Quá trình theo dõi cũng kết thúc khi<br />
BN tử vong, xin về hoặc chuyển tuyến trên. Đánh giá kết quả gồm có: nhóm chuyển ra khỏi<br />
khoa khi được đánh giá là tốt, nhóm tử vong tại<br />
khoa và nhóm xin về hoặc chuyển tuyến trên<br />
không đánh giá được. Đánh giá ALNS và các<br />
yếu tố liên quan trong ngày đầu tiên và ngày<br />
cuối cùng lưu catheter và các thuốc ảnh hưởng<br />
lên ALNS trong suốt thời gian lưu catheter.<br />
- Các dữ liệu được ghi vào mẫu thu thập số<br />
liệu, nhập số liệu trên phần mềm EpiData và xử<br />
lý số liệu bằng phần mềm Stata 8 năm 2003.<br />
Đánh giá các yếu tố tương quan với P < 0,05.<br />
Kiểm định bằng phép kiểm chi bình phương với<br />
độ tin cậy 95%.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Từ 11 BN được nghiên cứu có kết quả như<br />
sau:<br />
Tuổi trung bình 37,91 ± 14,71 nhỏ nhất 16 lớn<br />
nhất 60. Tỷ lệ nam/nữ là 9/2, cân nặng trung<br />
bình 53,46 ± 5,58 kg. Nguyên nhân chấn thương<br />
do tai nạn giao thông 08 (72,73%), nguyên nhân<br />
khác 03. Thời gian từ lúc nhập viện đến khi đặt<br />
catheter theo dõi ALNS 44,45 ± 63,22 giờ, nhanh<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
Mannitol<br />
20%<br />
<br />
nhất 06 giờ, chậm nhất 222 giờ. PTTK chiếm tỷ<br />
lệ 100%. Tất cả BN được duy trì SpO2 100%<br />
trong suốt quá trình điều trị và 100% BN sử<br />
dụng NaCl 0,9% mỗi ngày.<br />
<br />
NaCl 3%<br />
<br />
Số BN<br />
05<br />
05<br />
<br />
45,46 302,77 ± 166,00<br />
<br />
0 - 0500<br />
<br />
Nhận xét: Phẫu thuật TK thường kèm theo<br />
mất máu nhiều, ngoài truyền máu trong PT phải<br />
tiếp tục truyền máu trong HS (5/11 BN).<br />
<br />
Bảng 1: Truyền máu và dung dịch tăng thẩm thấu<br />
Loại sử<br />
dụng<br />
Máu<br />
<br />
05<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tỷ lệ Lượng trung<br />
Khoảng<br />
(%)<br />
bình (ml)<br />
cách (ml)<br />
45,46 272,73 ± 334,78 0 – 1000<br />
672,73 ±<br />
45,46<br />
0 – 4000<br />
1233,77<br />
4000<br />
<br />
3000<br />
<br />
2000<br />
<br />
1000<br />
<br />
0<br />
0<br />
<br />
5<br />
<br />
10<br />
<br />
Mannitol 20%<br />
<br />
NaCl 3%<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân phối sử dụng Mannitol 20% và NaCl 3% trên 11 BN<br />
Nhận xét: Có 5/11 BN được sử dụng NaCl<br />
3% phối hợp để điều chỉnh ALNS, có một BN<br />
dùng tổng liều đến 4.000 ml trong 5 ngày (trục<br />
dọc là thể tích: ml, trục ngang là thời gian: ngày)<br />
Bảng 2: Lượng dịch, máu nhập qua đường tĩnh mạch<br />
và dịch, máu, nước tiểu xuất ra trung bình trong<br />
ngày<br />
Trung bình trong Khoảng cách<br />
ngày (ml)<br />
(ml)<br />
Dịch, máu nhập vào<br />
3495,82 ± 465,75<br />
đường TM<br />
Dịch, máu, nước tiểu 3608,00 ± 492,16<br />
<br />
2454 – 4100<br />
3066 - 4350<br />
<br />
Nhận xét: Lượng dịch, máu nhập qua đường<br />
tĩnh mạch tương đương lượng xuất mỗi ngày từ<br />
nước tiểu, máu, dịch dẫn lưu.<br />
Bảng 3: Liều lượng Propofol TCI và Fentanyl qua<br />
bơm tiêm điện (BTĐ)<br />
Thuốc<br />
<br />
Số BN Liều trung bình Khoảng cách<br />
0,80 ± 0,19<br />
Propofol TCI<br />
11<br />
0,5 – 01 mcg/ml<br />
mcg/ml<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Fentanyl BTĐ<br />
<br />
10<br />
<br />
0,58 ± 0,28<br />
mcg/kg/giờ<br />
<br />
0 – 1 mcg/kg/giờ<br />
<br />
Tất cả BN đều có sử dụng Propofol nhưng<br />
chỉ có 10/11 BN sử dụng Fentanyl. BN không<br />
dùng Fentanyl do có tình trạng hôn mê sâu.<br />
- Điểm đau: 0 = không đau, 1 = đau nhẹ, 2 =<br />
đau trung bình, 3 = đau dữ dội, 4 = đau rất dữ<br />
dội, 5 = đau không chịu nổi.<br />
- Điểm an thần: 1 = lo lắng và kích động; 2 =<br />
hợp tác, yên tỉnh, định hướng; 3 = làm theo y<br />
lệnh qua lời nói; 4 = ngủ có đáp ứng với kích<br />
thích ánh sáng và tiếng động; 5 = ngủ không<br />
đáp ứng với kích thích ánh sáng và tiếng động;<br />
6 = không đáp ứng với mọi kích thích. (trục dọc<br />
là điểm đau và an thần, trục ngang là số BN)<br />
Nhận xét: có một BN tổn thương não nhẹ<br />
phục hồi nhanh có điểm an thần = 3 và điểm<br />
đau = 2.<br />
<br />
91<br />
<br />