intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu hiệu quả vô cảm của gây mê mask thanh quản sử dụng propofol truyền liên tục cho phẫu thuật tán sỏi niệu quản ngược dòng ngoại trú

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

62
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá hiệu quả vô cảm và biến chứng của gây mê mask thanh quản (TQ) sử dụng propofol truyền liên tục cho phẫu thuật tán sỏi niệu quản (SNQ) ngược dòng trên bệnh nhân (BN) ngoại trú.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu hiệu quả vô cảm của gây mê mask thanh quản sử dụng propofol truyền liên tục cho phẫu thuật tán sỏi niệu quản ngược dòng ngoại trú

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br /> <br /> NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ VÔ CẢM CỦA GÂY MÊ MASK<br /> THANH QUẢN SỬ DỤNG PROPOFOL TRUYỀN LIÊN TỤC CHO<br /> PHẪU THUẬT TÁN SỎI NIỆU QUẢN NGƯỢC DÒNG NGOẠI TRÚ<br /> Tạ Đức Luận*; Nguyễn Trung Kiên**<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: đánh giá hiệu quả vô cảm và biến chứng của gây mê mask thanh quản (TQ) sử<br /> dụng propofol truyền liên tục cho phẫu thuật tán sỏi niệu quản (SNQ) ngược dòng trên bệnh<br /> nhân (BN) ngoại trú. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu 60 BN phẫu thuật nội soi<br /> tán SNQ ngược dòng. Tiền mê tiêm tĩnh mạch fentanyl 100 - 200 mcg, khởi mê tiêm tĩnh mạch<br /> propofol 2 - 2,5 mg/kg, đặt mask TQ; sau đó truyền liên tục propofol 10 mg/kg/giờ. Điều chỉnh<br /> tốc độ truyền propofol căn cứ vào độ mê theo thang điểm PRST. Ngưng propofol trước khi kết<br /> thúc can thiệp khoảng 5 phút, truyền tĩnh mạch 1 g paracetamol; rút mask TQ tại phòng mổ khi<br /> BN đáp ứng tốt theo y lệnh. Chuyển BN sang phòng hậu phẫu khi điểm Aldrete sửa đổi ≥ 9.<br /> Cho xuất viện khi thang điểm Chung F sửa đổi ≥ 9. Kết quả: thời gian gây mê trung bình 41,8 ±<br /> 15,9 phút; thời gian xuất viện trung bình 10,8 ± 4,9 giờ; 100% BN trong nghiên cứu đủ điều kiện<br /> xuất viện trong ngày, 12 BN (20%) xuất viện trong vòng 6 giờ. Điểm VAS trung bình tại phòng<br /> hồi tỉnh, phòng hậu phẫu và ở nhà lần lượt là 1,2 ± 0,9; 2,9 ± 0,5; 1,8 ± 0,5. Biến chứng và tác<br /> dụng không mong muốn gặp: chóng mặt 1,7%; run 3,3%; tiểu buốt, tiểu dắt 31,7%; bí tiểu 5%.<br /> Kết luận: gây mê mask TQ sử dụng propofol truyền liên tục cho phẫu thuật tán SNQ ngược<br /> dòng ở BN ngoại trú có hiệu quả vô cảm cao, an toàn.<br /> * Từ khóa: Tán sỏi niệu quản ngược dòng; Truyền tĩnh mạch liên tục propofol; BN ngoại trú;<br /> Gây mê mask thanh quản.<br /> <br /> Studying the Efficacy of Laryngeal Mask Anesthesia by Continuous<br /> Propofol Infusion for Retrograde Ureteroscopic Lithotripsy in Outpatients<br /> Summary<br /> Objectives: To evaluate the efficacy and complications of laryngeal mask anesthesia by<br /> continuous propofol infusion for retrograde ureteroscopic lithotripsy in outpatients. Subjects and<br /> methods: Prospective study of 60 outpatients who underwent retrograde ureteroscopic<br /> lithotripsy. Premedication with intraveneous 100 - 200 mcg of fentanyl; propofol induction 2 - 2.5<br /> mg/kg; insertion laryngeal mask airway then maintain continuos propofol infusion dose of 10<br /> mg/kg/h. Adjusting the infusion rate of propofol by Evan’s PRST (pressure, rate, sweating, tears)<br /> score. Stopped propofol and started intravenous infusion 1 g of paracetamol in 5 minutes before<br /> ending procedure; withdrawn laryngeal mask if the patients responsed well to command;<br /> transfered patients to postoperative room if modified Aldrete score ≥ 9; the patients were<br /> discharged if Chung F score ≥ 9. Results: The mean anesthesia time was 41.8 ± 15.9 mins.<br /> * Bệnh viện 30/4, Bộ Công An<br /> ** Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Trung Kiên (drkien103@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 19/05/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 06/09/2016<br /> Ngày bài báo được đăng: 16/09/2016<br /> <br /> 161<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br /> 100% of the patients had enough criteria for discharging, and 20% of them discharged within 6<br /> hours after surgery. Average time of discharge was 10.8 ± 4.9h. VAS score was quite low at<br /> recovery room, postoperative room and at home with the average of 1.2 ± 0.9; 2.9 ± 0.5; 1.8 ± 0.5,<br /> respectively. Complications and side effects occurred with low rate: dizziness 1.7%; tremor 3.3%;<br /> pollakiuria 31.7%; urinary retention 5%. Conclusions: Laryngeal mask anesthesia by continuous propofol<br /> infusion for retrograde ureteroscopic lithotripsy provided good anesthesia effectiveness in outpatients.<br /> * Key words: Retrograde ureteroscopic lithotripsy; Intravenous propofol infusion; Outpatients;<br /> Laryngeal mask anesthesia.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Phẫu thuật ngoại trú còn gọi là phẫu<br /> thuật về trong ngày được Ralph Walters<br /> mô tả lần đầu vào năm 1919 [8] và đã<br /> phát triển rất nhanh trong những năm gần<br /> đây nhằm đáp ứng yêu cầu điều trị,<br /> nhanh chóng đưa BN về với gia đình. Vô<br /> cảm cho phẫu thuật ngoại trú cần phải<br /> đảm bảo tính an toàn, giúp BN nhanh tỉnh<br /> và giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Gây<br /> mê mask TQ sử dụng propofol đã được<br /> một số tác giả ngoài nước nghiên cứu về<br /> hiệu quả và tính an toàn cho phẫu thuật<br /> ngoại trú, nhưng vẫn còn rất ít được đề<br /> cập ở Việt Nam [1, 3]. Vì vậy, chúng tôi<br /> tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: Đánh<br /> giá hiệu quả vô cảm và biến chứng của<br /> gây mê mask TQ bằng truyền liên tục<br /> propofol cho phẫu thuật tán SNQ ngược<br /> dòng trên BN ngoại trú.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> - Đối tượng nghiên cứu: 60 BN được<br /> chẩn đoán SNQ có chỉ định nội soi tán sỏi<br /> ngược dòng tại Bệnh viện Đại học Y<br /> Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng<br /> 10 - 2011 đến 12 - 2012.<br /> - Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ:<br /> + Chọn BN có chỉ định tán sỏi nội soi<br /> ngược dòng ngoại trú, dự kiến thời gian<br /> 162<br /> <br /> can thiệp < 90 phút; có năng lực nhận<br /> thức tốt, đồng ý tham gia nghiên cứu, tuổi<br /> từ 16 - 70, phân loại sức khỏe I, II theo<br /> ASA, chỉ số BMI ≤ 30 kg/m2; BN có người<br /> chăm sóc, có khả năng thực hiện các quy<br /> trình chăm sóc sau mổ tại nhà, có điện<br /> thoại để liên lạc, nơi ở cách bệnh viện<br /> không quá một giờ đi taxi.<br /> + Loại trừ BN không đồng ý tham gia<br /> nghiên cứu; không đủ hồ sơ, dự kiến can<br /> thiệp kéo dài > 90 phút.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu tiến cứu trên 60 BN tán sỏi<br /> ngược dòng được gây mê mask TQ, sử<br /> dụng propofol truyền liên tục qua bơm<br /> tiêm điện.<br /> - Phương tiện dụng cụ: máy gây mê<br /> Datex-Ohmeda, monitor Nihon Kohden<br /> (Nhật Bản), bơm tiêm điện (Hãng<br /> B/Braun, Đức), mask TQ ProSeal các số<br /> (Hãng Johnson, Mỹ), máy tán sỏi laser<br /> Revolix (Hãng LISA, Đức), máy tán sỏi<br /> bằng sóng siêu âm (Librolith LUS, Đức).<br /> - Thuốc: propofol (diprivan) ống 20 ml<br /> (200 mg) của Astra-Zeneca, fentanyl ống<br /> 2 ml (100 mg) (Hãng Jansen), midazolam<br /> ống 1 ml (1 mg) (Hãng Roch, Thụy Sỹ).<br /> * Phương pháp tiến hành:<br /> - Nghiên cứu tiến cứu tự chứng.<br /> - Thăm khám giải thích cho BN, làm<br /> các xét nghiệm cơ bản: công thức máu,<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br /> đông máu toàn bộ, đường huyết lúc đói,<br /> chức năng gan thận, điện tâm đồ và chụp<br /> phim phổi. Hỏi tiền sử dùng thuốc. Hướng<br /> dẫn BN cách đánh giá mức độ đau theo<br /> thang điểm VAS.<br /> <br /> truyền tĩnh mạch paracetamol chai 1 g<br /> (100 ml) 120 giọt/phút; chuyển sang chế<br /> độ thở tự nhiên cho những BN hô hấp<br /> điều khiển; rút mask TQ tại phòng mổ khi<br /> BN đáp ứng tốt theo y lệnh.<br /> <br /> - Tại phòng tiền mê: kiểm tra lại hồ sơ<br /> bệnh án và công tác chuẩn bị; đo tần số<br /> tim và huyết áp (HA); đặt đường truyền<br /> tĩnh mạch với NaCl 0,9%, kim luồn số 20 G.<br /> <br /> - Ghi chép giá trị tần số mạch, HA và<br /> SpO2 tại các thời điểm: T0: nhận BN; T1:<br /> trước khởi mê; T2: mất tri giác; T3: trước<br /> đặt mask TQ; T4: 1 phút sau đặt mask<br /> TQ; T5: trước can thiệp; T6: can thiệp<br /> được 1 phút; T7: can thiệp được 5 phút<br /> (trong can thiệp); T8: trước khi kết thúc<br /> can thiệp 5 phút (cuối can thiệp); T9: hồi<br /> tỉnh; T10: trước rút mask TQ; T11: 1 phút<br /> sau rút mask TQ.<br /> <br /> - Tại phòng mổ: theo dõi HA không<br /> xâm lấn, SpO2, ECG, EtCO2; thở oxy qua<br /> mũi 3 lít/phút. Tiền mê bằng midazolam<br /> 1 mg pha loãng tiêm tĩnh mạch chậm.<br /> * Khởi mê: fentanyl tiêm tĩnh mạch<br /> chậm theo cân nặng: ≤ 50 kg: 100 µg; từ<br /> 51 - 75 kg: 150 µg; > 75 kg: 200 µg. Khởi<br /> mê đường tĩnh mạch propofol trong vòng<br /> 20 giây liều 2,5 mg/kg cân nặng với BN<br /> ≤ 55 tuổi; 2 mg/kg cân nặng với BN còn<br /> lại; sau đó truyền tĩnh mạch liên tục<br /> 10 mg/kg/giờ. Đặt mask TQ, bơm bóng<br /> chèn, gắn hệ thống máy gây mê với mask<br /> TQ. Duy trì thông khí bằng phương pháp<br /> kiểm soát thể tích với Vt = 6 - 8 ml/kg cân<br /> nặng, tần số 12 - 14 lần/phút, tỷ lệ I/E = 1/2.<br /> - Duy trì mê: điều chỉnh tốc độ truyền<br /> propofol để giữ điểm PRST < 3; duy trì<br /> 10 mg/kg/giờ. Khi BN có dấu hiệu đau<br /> (điểm PRST ≥ 3) thì tăng lên, mỗi lần<br /> 0,5 mg/kg/giờ, nhưng không quá<br /> 12 mg/kg/giờ. Khi BN có dấu hiệu mê sâu<br /> (điểm PRST = 0, HA hạ, tần số tim<br /> chậm), HA hạ thì giảm liều xuống, mỗi lần<br /> 0,5 mg/kg/giờ, cho dịch chảy nhanh 100<br /> ml trong 2 phút, tiếp tục giảm liều thuốc<br /> mê. Nếu HA vẫn thấp, giảm > 20% so với<br /> giá trị HA ban đầu thì tiêm 3 mg ephedrin<br /> tĩnh mạch. Nếu tần số tim chậm: tiêm tĩnh<br /> mạch atropin 0,5 mg pha loãng.<br /> - Kết thúc mê: ngưng propofol trước<br /> khi kết thúc can thiệp khoảng 5 phút;<br /> <br /> - Tại phòng hồi tỉnh: thở oxy qua mũi<br /> 4 lít/phút; đánh giá mức độ tỉnh táo<br /> OAA/S; đánh giá theo thang điểm Aldrete<br /> mỗi 3 - 5 phút. Khi điểm Aldrete đạt ≥ 9,<br /> chuyển BN đến phòng hậu phẫu.<br /> Bảng 1:<br /> Tiêu chuẩn sửa đổi<br /> <br /> Điểm<br /> <br /> SpO2 > 92% (thở khí trời)/> 90%/<<br /> 90% có thở O2<br /> <br /> 2/1/0<br /> <br /> Thở sâu và ho dễ/nhanh nông/ngưng<br /> thở hoặc tắc thở<br /> <br /> 2/1/0<br /> <br /> HA = ± 20%/± 20% - 50%/> ± 50% so<br /> với trước mổ<br /> <br /> 2/1/0<br /> <br /> Tỉnh táo hoàn toàn/thức dậy khi<br /> gọi/không đáp ứng<br /> <br /> 2/1/0<br /> <br /> Cử động 4 chi/cử động 2 chi/không cử<br /> động<br /> <br /> 2/1/0<br /> <br /> Tại phòng hậu phẫu: giảm đau bằng<br /> ketorolac 30 mg tiêm bắp và paracetamol<br /> 1 g (100 ml) truyền tĩnh mạch (liều đầu đã<br /> dùng trước khi kết thúc can thiệp 5 phút);<br /> đánh giá điểm Chung F sửa đổi mỗi 30 60 phút. Khi điểm Chung F đạt ≥ 9 điểm,<br /> cho BN làm thủ tục xuất viện.<br /> 163<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br /> Bảng 2:<br /> Tiêu chuẩn chung F<br /> <br /> Dấu hiệu<br /> <br /> Điểm<br /> <br /> Thay đổi < 20% so với giá trị nền<br /> <br /> 2<br /> <br /> Thay đổi 20 - 40% so với giá trị nền<br /> <br /> 1<br /> <br /> Thay đổi > 40% so với giá trị nền<br /> <br /> 0<br /> <br /> Đi lại bình thường, không chóng mặt<br /> <br /> 2<br /> <br /> Đi lại nếu có người giúp đỡ<br /> <br /> 1<br /> <br /> Đi lại khó khăn, chóng mặt<br /> <br /> 0<br /> <br /> Buồn nôn và nôn<br /> <br /> Nhẹ/trung bình/nặng<br /> <br /> 2/1/0<br /> <br /> Đau<br /> <br /> Nhẹ/trung bình/nặng<br /> <br /> 2/1/0<br /> <br /> Chảy máu<br /> <br /> Nhẹ/trung bình/nặng<br /> <br /> 2/1/0<br /> <br /> Sự ổn định các dấu hiệu sinh tồn<br /> (HA, mạch, hô hấp)<br /> Khả năng đi lại<br /> <br /> Tại nhà của BN: đánh giá qua điện thoại theo “Bảng câu hỏi” kèm theo giấy xuất<br /> viện: tiểu buốt, tiểu dắt; bí tiểu; nôn và buồn nôn; đau họng, khàn tiếng, khó nuốt và<br /> biểu hiện khó chịu khác; BN đều được trợ giúp tư vấn qua điện thoại khi cần.<br /> Xử lý số liệu bằng phần mềm y sinh học SPSS 18.0, với các test thống kê mô tả<br /> phân tích, giá trị p < 0,05 có ý nghĩa thống kê.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đặc điểm chung.<br /> Bảng 3:<br /> Chỉ tiêu<br /> Giới nam/nữ<br /> Tuổi (năm)<br /> 2<br /> <br /> BMI (kg/m )<br /> Vi trí SNQ: 1/3 dưới/giữa/trên<br /> <br /> Kết quả (n = 60)<br /> 32/28<br /> 45,2 ± 12,7 [21 - 70]<br /> 22,7 ± 2,8 [17,1 - 29,3]<br /> 38/20/2<br /> <br /> Thời gian mất tri giác (giây)<br /> <br /> 39,7 ± 9,1 [20 - 50]<br /> <br /> Thời gian đủ điều kiện đặt mash TQ (phút)<br /> <br /> 3,9 ± 0,8 [2,0 - 5,7]<br /> <br /> Số lần đặt mask TQ: 1/2/3 (lần)<br /> Thời gian can thiệp (phút)<br /> <br /> 50/9/1<br /> 24,8 ± 16,1 [5 - 70]<br /> <br /> Thời gian gây mê (phút)<br /> <br /> 41,8 ± 15,9 [20 - 78]<br /> <br /> Tổng liều propofol (mg)<br /> <br /> 537,6 ± 169,5 [220 - 950]<br /> <br /> Tổng liều fentanyl (µg)<br /> <br /> 143,3 ± 21,5 [100 - 200]<br /> <br /> Thời gian hồi tỉnh (phút)<br /> Thời gian nằm hồi tỉnh (phút)<br /> Thời gian xuất viện (giờ)<br /> Cử động lúc can thiệp (số BN)<br /> Điểm OAA/S ở phòng hồi tỉnh: 3/4/5<br /> <br /> Giá trị trung bình ± SD hoặc giá trị %, hoặc min-max.<br /> 164<br /> <br /> 17,8 ± 8,6 [4 - 50]<br /> 44,7 ± 10,5 [15 - 60]<br /> 10,8 ± 4,9 [3 - 20]<br /> 8/60<br /> 5/36/19<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br /> 2. Đánh giá độ mê theo PRST.<br /> Bảng 4: Độ mê theo PRST.<br /> Thời điểm<br /> <br /> PRST (n = 60)<br /> <br /> Thời điểm<br /> <br /> PRST (n = 60)<br /> <br /> T3<br /> <br /> 0,2 ± 0,4<br /> <br /> T6<br /> <br /> 1,1 ± 0,7<br /> <br /> T4<br /> <br /> 0,7 ± 0,5<br /> <br /> T7<br /> <br /> 1,3 ± 0,9<br /> <br /> T5<br /> <br /> 0,2 ± 0,4<br /> <br /> T8<br /> <br /> 1,7 ± 0,6<br /> <br /> * Đánh giá mức độ đau của BN theo thang điểm VAS:<br /> Tại phòng hồi tỉnh: 1,2 ± 0,9; phòng hậu phẫu: 2,9 ± 0,5; tại nhà của BN: 1,8 ± 0,5.<br /> <br /> Nhịp/phút<br /> <br /> 4. Thay đổi tần số tim, huyết áp.<br /> Thay đổi tần số tim<br /> <br /> 90<br /> 80<br /> 70<br /> 60<br /> 50<br /> 40<br /> T0<br /> <br /> T1<br /> <br /> T2<br /> <br /> T3<br /> <br /> T4<br /> T5<br /> T6<br /> T7<br /> Thời điểm theo dõi<br /> <br /> T8<br /> <br /> T9<br /> <br /> T10<br /> <br /> T11<br /> <br /> T10<br /> <br /> T11<br /> <br /> mmHg<br /> <br /> Biểu đồ 1: Thay đổi tần số tim.<br /> 150<br /> <br /> HATT<br /> <br /> 130<br /> 110<br /> <br /> HATTr<br /> <br /> 90<br /> 70<br /> 50<br /> 30<br /> T0<br /> <br /> T1<br /> <br /> T2<br /> <br /> T3<br /> <br /> T4<br /> <br /> T5<br /> T6<br /> T7<br /> Thời điểm theo dõi<br /> <br /> T8<br /> <br /> T9<br /> <br /> Biểu đồ 2: Thay đổi HA tâm thu, HA tâm trương.<br /> 5. Thay đổi SpO2 và EtCO2 tại các thời điểm.<br /> SpO2 trung bình > 98%, không có trường hợp nào có SpO2 < 95% trong quá trình<br /> theo dõi. EtCO2 trung bình trong quá trình gây mê 34,6 ± 5,6 mmHg. Áp lực trung bình<br /> đường thở 19,1 ± 0,9 cmH2O, thấp nhất 17 cmH20, cao nhất 20 cmH2O.<br /> 165<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2