intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu hình thức truy xuất nguồn gốc thủy sản với con giống tôm sú tại Việt Nam

Chia sẻ: Ngũ Nguyệt Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

43
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày người tiêu dùng và các bên liên quan có thể truy xuất thông tin nhanh chóng, chính xác, qua đó nâng cao niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm có gắn tem truy xuất nguồn gốc. Truy xuất trong tương lai sẽ áp dụng hệ thống thủy sản tiêu thụ tại Việt Nam để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong nước. Nâng cao tầm quan trọng của việc truy xuất nguồn gốc và tính minh bạch của chuỗi cung ứng nuôi trồng thủy sản điển hình là tôm sú. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu hình thức truy xuất nguồn gốc thủy sản với con giống tôm sú tại Việt Nam

  1. NGHIÊN CỨU HÌNH THỨC TRUY XUẤT NGUỒN GỐC THỦY SẢN VỚI CON GIỐNG TÔM SÚ TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Hồng Tâm, Nguyễn Thị Kim Quyên, Trần Lê Diễm Ng c Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh GVHD: TS. Phan Quan Việt TÓM TẮT Việc truy xuất nguồn gốc có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp nói riêng và đời sống xã hội toàn dân nói chung. Tại Việt Nam, việc sử dụng tem truy xuất nguồn gốc trên các sản phẩm, dung hóa ngày càng trở nên phổ biến. Do vậy, người tiêu dung và các bên liên quan có thể truy xuất thông tin nhanh chóng, chính xác, qua đó nâng cao niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm có gắn tem truy xuất nguồn gốc. Truy xuất trong tương lai sẽ áp dụng hệ thống thủy sản tiêu thụ tại Việt Nam để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong nước. Nâng cao tầm quan trọng của việc truy xuất nguồn gốc và tính minh bạch của chuỗi cung ứng nuôi trồng thủy sản điển hình là tôm sú. Từ khóa: Truy xuất nguồn gốc, tính minh bạch, chuỗi cung ứng thủy sản, tôm sú. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời đại thông tin nhưng hầu hết doanh nghiệp sản xuất nông sản, thủy sản của Việt Nam chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin rõ ràng, minh bạch đến người tiêu dùng, coi đó là một công cụ hữu hiệu để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam. Không những thế, khá nhiều doanh nghiệp ngại cung cấp thông tin, cho rằng việc minh bạch làm cho doanh nghiệp mất khả năng cạnh tranh. Trong khi đó, truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam hiện nay vẫn lạc hậu, chủ yếu dựa vào ghi chép bằng tay, lưu trữ bằng giấy tờ sổ sách nên rủi ro cao và thiếu minh bạch; trong khi đó các bộ hồ sơ truy xuất nguồn gốc được quản lý bằng mã số truy xuất nguồn gốc nội bộ của , vì vậy người tiêu dùng khó có khả năng tiếp cận và không ai có thể kiểm chứng . Một nhược điểm nữa của phương pháp này là tốn nhiều thời gian và công sức trong việc ghi chép hay tìm kiếm thông tin. Do vậy, truy xuất nguồn gốc điện tử là yêu cầu tất yếu đối với sản xuất nông sản và thuỷ sản Việt Nam. Áp dụng truy xuất nguồn gốc điện tử giúp Việt Nam đáp ứng một cách kịp thời và chính xác các yêu cầu của khách hàng nước ngoài về truy xuất nguồn gốc và thông tin về các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm nông sản, thủy sản và đây cũng là cơ hội quảng bá tên tuổi của DN đến người tiêu dùng cuối cùng của chuỗi tiêu thụ. 2041
  2. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.1.1 Thu thập số liệu sơ cấp Để hiểu khách quan hơn về các loại hình sử dụng đất, bài báo đã sử dụng bộ câu hỏi có sẵn tiến hành điều tra phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn cấu trúc các nhóm hộ sử dụng thủy sản. Điều tra tình hình sử dụng đất, các loại hình sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất, các thông tin liên quan. Các nhóm hộ được chọn là những hộ sản xuất nông nghiệp, các hộ được chọn ngẫu nhiên tại điểm nghiên cứu với việc chọn phỏng vấn 50 hộ gia đ nh tham gia sản xuất thủy sản. Để hiểu khách quan hơn về các loại hình sử dụng đất, bài báo đã sử dụng bộ câu hỏi có sẵn tiến hành điều tra phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn cấu trúc các nhóm hộ sử dụng thủy sản. Điều tra tình hình sử dụng đất, các loại hình sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất, các thông tin liên quan. Các nhóm hộ được chọn là những hộ sản xuất nông nghiệp, các hộ được chọn ngẫu nhiên tại điểm nghiên cứu với việc chọn phỏng vấn 50 hộ gia đ nh tham gia sản xuất thủy sản 2.1.2 Thu thập số liệu thứ cấp Thu thập các tài liệu có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất, các tài liệu liên quan đến đề tài khác. 2.2 Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu điều tra và thu thập được xử lý trên máy tính bằng phần mềm Microsoft Office Excel. 3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3.1 Truy xuất nguồn gốc là gì? Truy xuất nguồn gốc hàng hóa là một trong những giải pháp giúp cho người tiêu dùng biết được rõ về nguồn gốc, xuất xứ cũng như các công đoạn để làm ra sản phẩm.Khách hàng sẽ biết được sản phẩm đó được làm, nuôi, trồng… ở đâu, các công đoạn chế biến như thế nào.Truy xuất nguồn gốc hàng hóa cũng chính là thông điệp về chất lượng sản phẩm mà nhà cung cấp muốn gửi tới khách hàng một cách cụ thể nhất. Bởi vậy các vấn đề liên quan đến truy xuất hàng hóa luôn dành được sự quan tâm rất lớn. 3.2 Tầm quan tr ng của việc truy xuất nguồn gốc Truy xuất nguồn gốc hàng hóa là một việc thiết yếu để nhà cung cấp bảo vệ sản phẩm cũng như hình ảnh công ty. Tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái làm ảnh hưởng tới uy tín của những nhà cung cấp chân chính. Để truy xuất nguồn gốc hàng hóa, nhà cung cấp cần có những thông tin: Cung cấp thông tin về hình ảnh, giá cả, liên hệ, nơi sản xuất tới người tiêu dùng. Cung cấp thông tin về thời điểm sản xuất, cung ứng hàng hóa trên thị trường. Có thể sẽ cung cấp thông tin về các giai đoạn nuôi trồng, chế biến để hoàn thành nên sản phẩm. 2042
  3. 3.3 Quy trình truy xuất nguồn gốc hàng hóa Để thực hiện truy xuất hàng hóa, nhà cung cấp giải pháp sẽ tiến hành theo quy trình gồm 6 bước sau: Bước 1: Tiến hàng khảo sát.Về quy mô sản xuất sản phẩm từ trại giống, vườn giống... đến nơi chế biến, vận chuyển và khi sản phẩm hoàn thiện ra thị trường. Nhà cung cấp giải pháp sẽ theo dõi sát sao từng quá trình, công đoạn để hình thành sản phẩm để đảm bảo những thông tin cung cấp tới khách hàng được chính xác và cụ thể nhất. Bước 2: Tiến hành lên quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm.Sao cho phù hợp với quá trình hoạt động và các quy chuẩn của doanh nghiệp. Để đảm bảo khi truy xuất người tiêu dùng sẽ biết được từng công đoạn, từng thời điểm của quá trình hình thành, chế biến và phân phối. Bước 3: Xây dựng biểu mẫu truy xuất nguồn gốc.Giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhập thông tin sản xuất, nguyên liệu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Dựa vào biểu mẫu này, nhà cung cấp giải pháp sẽ xây dựng sao cho phù hợp với đặc thù sản phẩm của mỗi bên. Bước 4: Nhà cung cấp thiết lập hệ thống phần mềm.Theo đúng yêu cầu của mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Để người dùng dễ thực hiện cũng như thể hiện đầy đủ thông tin mà nhà cung cấp muốn gửi tới khách hàng. Bước 5: Đào tạo sử dụng hệ thống phần mềm.Khi tiếp cận với bất cứ một phần mềm nào, người dùng sẽ thường gặp phải những bỡ ngỡ. Khi sử dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc hàng hóa, người dùng sẽ được hướng dẫn, đào tạo để có thể dễ dàng tiếp cận cũng như sử dụng. Hơn nữa, người dùng sẽ được chỉ dẫn các quy chuẩn về nhập liệu thời gian thực để tạo hiệu quả cao nhất cho công việc kinh doanh. Bước 6: Nhà cung cấp giải pháp triển khai.Để khách hàng sử dụng thực tế. Đồng thời sẽ được bảo hành và hỗ trợ phần mềm trọn đời. Khi có bất cứ thắc mắc nào, người dùng sẽ liên hệ trực tiếp với tư vấn viên để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời. Như vậy, để thực hiện truy xuất nguồn gốc hàng hóa thì doanh nghiệp, hộ kinh doanh chỉ cần liên hệ với nhà cung cấp giải pháp và cung cấp những thông tin cần thiết cũng như nêu ra những mong muốn, yêu cầu của mình. 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HÌNH THỨC TRUY XUẤT NGUỒN GỐC CỦA THỦY SẢN VỚI CON GIỐNG TÔM SÚ TẠI VIỆT NAM 4.1 Đánh giá về việc sử dụng nguồn tài nguyên Sản xuất thực phẩm là ngành sử dụng nhiều tài nguyên nhiều nhất hành tình. Bản thân nó chiếm một phần gồm 30% diện tích đất, 70% lượng nước ngọt,24% phát thải khí nhà kính,23% sản phẩm từ biên, sử dụng nhiều chất hóa học, 50% mất tầng mặt đất. Nuôi trồng thủy sản hình thức phát triển nhanh nhất của sản xuất nguồn chất đạm ( protein), chiếm hơn một nữa tổng sản phẩm hải sản Việc quan tâm đến việc truy xuất nguồn gốc là bởi vì các chuỗi cung ứng rời rạc không rõ ràng. Có hàng nghìn nhà sản xuất(nông dân, ngư dân..), hàng trăm doanh nghiệp, nhà chế biến, thương hiệu, hàng nghìn cửa hàng bán lẻ. 2043
  4. Vẫn còn tồn đọng hàng loạt vấn đề, lao động cưỡng bức bất hợp pháp,sản phẩm giả hay gian lận trong mua bán về giá cả, lạm dụng chất hóa học hay có thể gây ô nhiễm môi trường. 4.2 Đánh giá về việc sử dụng đất trong việc thâm canh và quản canh tại những khu đất Diện tích đất có mặt nước ở những vùng ven biển được sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối. Khác với đất có mặt nước nội địa, loại đất này thường tập trung ở vùng ven biển nên ngoài mục đích nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp còn có thể khai thác sử dụng vào mục đích làm muối, sản uất lâm nghiệp như trồng và bảo vệ rừng phòng hộ chắn sóng,… Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Bảo vệ đất, làm tăng sự bồi tụ đất ven biển; Bảo vệ hệ sinh thái, môi trường và cảnh quan; Không cản trở việc bảo vệ an ninh quốc gia và giao thông trên biển. 4.3 Nghiên cứu hình thức truy xuất nguồn gốc thủy sản đối với con giống tôm sú Truy xuất nguồn gốc thủy sản đối vói con giống là tôm sú là khả năng tìm ra thành phần có trong một sản phẩm, hiểu sâu về tính minh bạch và mức độ để chia sẽ thông tin. Công cụ để truy xuất nguồn gốc theo một số nghiên cứu, phân tích và tổng hợp: Thứ nhất: Chuỗi hành trình sản phẩm. Đảm bảo với khách hàng rằng doanh nghiệp của bạn sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào có xuất phát từ nguồn gốc rừng hợp pháp và được quản lý có trách nhiệm. Nó cho phép doanh nghiệp bạn mang đến cho khách hàng của mình những giá trị tốt hơn về nguồn gốc của nguyên liệu cũng như thúc đẩy những hoạt động lâm sản có trách nhiệm. Bằng cách sử dụng nguyên liệu, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng đến với những thị trường vốn yêu cầu chứng nhận này. Thứ hai: Đánh giá của nhà cung cấp Chất lượng sản phẩm luôn là tiêu chí hàng đầu để lựa chọn nhà cung cấp cho hàng hóa, nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm, nguyên vật liệu như các tiêu chuẩn chất lượng mà nhà cung cấp phải tuân thủ, chế độ - chính sách bảo hành cũng như cam kết chất lượng… Tỷ lệ hàng hóa hư hỏng, khi lựa chọn được nhà cung cấp, nhà quản trị phải luôn theo dõi được số lượng/tỷ lệ hàng hóa hư hỏng khi được giao hàng đến hoặc hư hỏng do chất lượng xuống thấp 2044
  5. không đảm bảo các tiêu chuẩn đã cam kết (sau khi kiểm tra chất lượng).Tỷ lệ cần xác định gồm tỷ lệ hàng hóa hư hỏng trên mỗi đơn hàng được giao, tỷ lệ đơn hàng có hư hỏng trên tổng đơn hàng theo kỳ thống kê, giá trị hàng hóa hư hỏng theo đơn hàng và tổng giá trị hư hỏng theo kỳ thống kê. Từ các số liệu trên, nhà quản trị sẽ dễ dàng so sánh các nhà cung cấp của cùng nhóm mặt hàng để ra quyết định mua hàng phù hợp. Thời gian giao hàng đúng hẹn: Một yếu tố không kém phần quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là thời gian giao hàng. Việc thống kê các dữ liệu về thời gian giao hàng thực tế so với dự kiến cho nhà quản trị nắm chính xác năng lực của từng nhà cung cấp cũng như mức độ tin cậy của họ đối với các đơn hàng trong tương lai của mình. Chính sách bảo hành: Nhân viên mua hàng sẽ phải cân nhắc rất kỹ các điều khoản bảo hành sản phẩm, nguyên vật liệu từ nhà cung cấp. Trong nhiều trường hợp có các sự cố phát sinh đến hư hỏng hàng hóa, hay chất lượng xuống thấp sau quá trình kiểm tra, kiểm nghiệm sẽ phát sinh nhiều công việc và làm tổn thất nhiều chi phí cho doanh nghiệp. Do đó, nhà cung cấp có chính sách bảo hành chu đáo và đơn giản sẽ luôn được ưu tiên thêm điểm cộng. Chất lượng dịch vụ khách hàng: Bên cạnh việc hỗ trợ bảo hành, đổi trả sản phẩm… thì các cuộc gọi đến nhà cung cấp yêu cầu hỗ trợ và giải đáp các vấn đề phát sinh giúp nhà quản trị đánh giá đúng chất lượng dịch vụ từ nhà cung cấp của mình. Giả sử trong trường hợp có vấn đề phát sinh mà nhân viên mua hàng không thể liên hệ được với nhà cung cấp hoặc liên hệ được mà không liên lạc được với nhân viên phụ trách thì các vấn đề phát sinh đó phải treo lên và chờ ngày giải quyết. Chi phí sản phẩm: Yếu tố cơ bản nhất để đánh giá nhà cung cấp là giá sản phẩm và các chi phí phát sinh khi mua hàng từ nhà cung cấp đó. Một cách đơn giản, với cùng loại hàng hóa với chất lượng như nhau, thì nhà cung cấp nào có thể cung cấp với chi phí mềm hơn thì đó sẽ là một điểm cộng cho họ. Điều khoản thanh toán: Bên cạnh yếu tố chi phí sản phẩm, điều khoản thanh toán gián tiếp tác động tới các yếu tố chi phí. Với điều khoản thanh toán 1 lần khi nhận hàng sẽ làm doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn khi mua hàng công nợ và có thể chia thành nhiều đợt thanh toán. Thứ ba: Công cụ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động (mã vạch, RFID,mã QR), Nhận dạng tự động (Automatic Identification, viết tắt thành Auto-ID) đề cập đến các công nghệ và quy trình để thu thập và nhận dạng dữ liệu tự động, chẳng hạn như mã vạch, nhận dạng tần số vô tuyến (RFID), thẻ từ tính và nhận dạng sinh trắc học. Trong số các công nghệ này, mã vạch và thẻ từ tính đã có mặt khắp nơi. Trong những năm gần đây, RFID đã phổ biến trong lĩnh vực sản xuất và bán lẻ áo quần, giày dép, và thiết bị điện tử. Việc áp dụng RFID ở các ngành công nghiệp khác thì có chậm hơn nhưng cũng bắt đầu tăng tốc, ví dụ trong giao thông vận tải (thu phí tự động), y tế (quản lý thuốc và vac-xin), … Thứ tư: Phần mềm thương mại, phần mềm tùy chỉnh được phát triển bởi người tham gia chuỗi cung ứng. Thông qua đó, truy xuất nguồn gốc của thủy sản với con giống tôm sú sẽ được nghiên cứu như sau 2045
  6. Một là, phân tích nguyên tố là một điều vô cùng cần thiết trong việc truy xuất nguồn gốc đối với con giống tôm sú. Bởi lẽ, thực hiện các việc như: – Phân tích đồng vị kim loại trong tôm (Mg, Ca,Mn,Pb… , từ đó phân biệt được các yếu tố tự nhiên ( đất, nước). – Trùng khớp với quốc gia xuất xứ. – Độ chính xác rất cao chiếm khoảng 97.2% Như vậy có thể thấy việc truy xuất nguồn gốc bằng việc phân tích nguyên tố còn là việc sử dụng khoa học để phát hiện vấn đề truyền tải sản phẩm tránh được những vấn đề rủi ro trong thuế xuất, cấm và hạn chế nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, quy định về an toàn thực phẩm, uy tín (đánh giá dựa trên rủi ro). Hai là, truy xuất nguồn gốc còn có thể thông qua truy xuất điện tử. Với hệ thống truy xuất trên giấy thông thường rất khó khăn. Chậm và tốn công sức, hồ sơ truy xuất không chính xác, nhầm lẫn về tài liệu, dễ xảy ra gian lận, hoặc còn là rủi ro về đồng bộ dữ liệu. Cho nên, việc truy xuất nguồn gốc thông qua việc truy xuất điện tử có thể giải quyết những vấn đề, còn đem lại hiểu quả vô cùng to lớn.(i) Tăng tính trách nhiệm giải trình chuỗi cung ứng.(ii) Giảm rủi ro, an toàn thực phẩm, môi trường, xã hội.(iii) Giảm thời gian , tiền bạc trong việc truy hồi.(iv) Tăng sự tự tin trong việc tuân thủ các yêu cầu, quy định.(v) Tăng cường hiệu quả đánh giá. Hệ thống truy xuất điện tử còn tiết kiệm thời gian, có tính di động phù hợp với sự tham gia của người tiêu dùng, tính toàn vẹn kịp thời của người sử dụng chương trình. Hồ sơ an toàn và có thể chia sẻ cho tất cả giao dịch khác. Bên cạnh đó dữ liệu được chuẩn hóa, không cần mua phần cứng hay giấy phép phần mềm. Có thể phần mềm mã nguồn mở Ba là, hệ thống thông tin địa lý góp phần quan tr ng trong việc truy xuất nguồn gốc đối với con giống tôm sú – Phối hợp với Clark Labs để lập biểu đồ nuôi trồng thủy sản – Công cụ giúp nhà mua quốc tế xác minh việc tuân thủ các cam kết và không phá rừng. 5 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Thông qua ba công cụ phân tích nguyên tố, truy xuất điện tử, hệ thống thông tin địa lý có thể hiểu rõ được tính minh bạch của chuỗi cung ứng tôm sú và càng tăng cường các biện pháp để nâng cao việc truy xuất. Qua đó hiểu được, truy xuất nguồn gốc điện tử là yêu cầu tất yếu đối với sản xuất nông sản và thuỷ sản Việt Nam. Áp dụng truy xuất nguồn gốc điện tử giúp Việt Nam đáp ứng một cách kịp thời và chính xác các yêu cầu của khách hàng nước ngoài về truy xuất nguồn gốc và thông tin về các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm nông sản, thủy sản và đây cũng là cơ hội quảng bá tên tuổi của doanh nghiệp đến người tiêu dùng cuối cùng của chuỗi tiêu thụ. Truy xuất trong tương lai sẽ áp dụng hệ thống thủy sản tiêu thụ tại Việt Nam để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong nước. 2046
  7. Nâng cao tầm quan trọng của tính minh bạch trong việc xuất khẩu các ngành thủy sản của nước ta nâng tầm cao mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ahrenholz B (2005): Reference to persons and objects in the function of subject in Learner Varieties. In: Hendriks H (ed) The structure of learner varieties (pp. 19”64). Boston, MA: De Gruyter. [2] Ariel M (1988): Referring and accessibility. Journal of Linguistics 24: 65”87. [3] Ariel M (1990): Accessing noun-phrase antecedents. London: Routledge. [4] Bahan B, Kegl J, Lee RG, MacLaughlin D, and Neidle C (2000): The licensing of null arguments in American Sign Language. Linguistic Inquiry 31: 1”27. riculum, methods, and evaluation. Washington DC: Clerc Books. 2047
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2