TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế<br />
<br />
Tập 3, Số 1 (2015)<br />
<br />
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA SINH<br />
CỦA DỊCH CHIẾT LÁ CÂY THUỐC BỎNG (Kalanchoe pinnata (LAM.) PERS)<br />
Nguyễn Thị Thu Thủy<br />
Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Huế<br />
Email: thuthuy.dhkh@yahoo.com<br />
TÓM TẮT<br />
Cây thuốc bỏng (Kalanchoe pinnata (Lam). Pers) hay còn gọi là cây sống đời trong dân<br />
gian thường dùng làm thuốc giải độc, chữa bỏng, đắp vết thương và cầm máu. Ngoài ra,<br />
còn được dùng chữa viêm loét dạ dày, một số bệnh đường ruột và bệnh nhiễm trùng khác.<br />
Để làm sáng tỏ công dụng của loại dược liệu này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu hoạt<br />
tính kháng khuẩn với 5 loại vi khuẩn kiểm định (E. coli, B. pumilus, S. aureus, Vibrio<br />
parahaemoliticus (HU3) và Vibrio sp. (HH1). Kết quả thực nghiệm cho thấy: trong 3 loại<br />
dung môi (nước, nước muối sinh lý và cồn đốt) dùng để chiết rút thì dịch chiết lá thuốc<br />
bỏng bằng cồn đốt cho hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất với hiệu số vòng vô khuẩn của<br />
HU3 ở tỉ lệ 4:1 là 27.33 mm, nhưng khi chiết bằng nước không thấy xuất hiện vòng vô<br />
khuẩn với E. coli, B. pumilus và HH1 ở tỉ lệ 2:1. Dịch chiết cao toàn phần của lá cây thuốc<br />
bỏng bằng dung môi cồn cho khả năng kháng khuẩn mạnh đối với cả 5 loại vi sinh vật kiểm<br />
định. Với dịch chiết flavonoid từ lá thuốc bỏng có hiệu số vòng vô khuẩn rất cao, dao động<br />
từ 23,66 - 35,16 mm ở tỉ lệ 1/50. Phân tích một số thành phần hóa sinh của lá cây thuốc<br />
bỏng cho hàm lượng vitamin C vào buổi và buổi chiều lần lượt là 0,088% và 0,077%; hàm<br />
lượng đường khử là 0,23%; flavonoid tổng số là 7,23%.<br />
Từ khóa: Flavonoid tổng số, khả năng kháng khuẩn, thuốc bỏng, vi sinh vật kiểm định.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Từ xưa đến nay, những cây thuốc dân gian vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng trong<br />
đời sống hàng ngày của con người. Một số hợp chất tự nhiên được ch chiết từ cây cỏ đã được<br />
ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành khác nhau vì trong chúng có chứa những biệt dược rất khó<br />
tổng hợp. Mặt khác việc dùng thuốc nam hầu như không gây ra tác dụng phụ [5]. Trong số đó<br />
có cây thuốc bỏng. Lá cây thuốc bỏng có nhiều tác dụng trong điều trị một số bệnh như: giải<br />
độc, chữa bỏng, viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, đi ngoài ra máu, một số bệnh đường ruột và<br />
bệnh nhiễm trùng khác [6]. Bên cạnh các công trình nghiên cứu về các hợp chất chiết từ các đối<br />
tượng thực vật thì một trong những hướng quan trọng trong việc nghiên cứu cây thuốc là xem khả<br />
năng kháng khuẩn của dịch chiết khi chiết bằng các phương pháp và dung môi khác nhau, nhằm<br />
sử dụng có hiệu quả nguồn dược liệu vốn sẵn có trong tự nhiên. Đó cũng là lý do để chúng tôi<br />
chọn nghiên cứu này.<br />
117<br />
<br />
Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và một số chỉ tiêu hóa sinh của dịch chiết lá cây thuốc bỏng …<br />
<br />
I. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Nguyên liệu<br />
- Cây Thuốc bỏng mọc tự nhiên được thu hái trên<br />
địa bàn thành phố Huế.<br />
Tên khoa học: Kalanchoe pinnata (Lam). Pers<br />
Thuộc họ Thuốc bỏng: Crasulaceae.<br />
- Các chủng vi sinh vật kiểm định gồm: vi khuẩn<br />
Gram dương: Bacillus pumilus và Staphylococcus aureus ;<br />
vi khuẩn Gram âm: Escherichia coli ; Vibrio<br />
parahaemaliticus (HH1) và Vibrio sp. (HU3). Được cung<br />
cấp từ khoa Chống nhiễm khuẩn Bệnh viện Trung Ương<br />
Huế.<br />
<br />
Hình1. Cây thuốc bỏng<br />
(Kalanchoe pinnata (Lam). Pers)<br />
<br />
1.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
* Phương pháp thu dịch chiết từ lá cây thuốc bỏng [3]<br />
- Thu dịch chiết lá cây thuốc bỏng bằng nước: 100 g lá tươi được nghiền kĩ bằng máy<br />
với 100 ml nước, lọc qua phểu lọc chân không lấy phần dịch (làm tương tự với các dung môi<br />
khác).<br />
- Thu dịch chiết cao toàn phần lá cây thuốc bỏng bằng cồn: 100 g lá tươi được nghiền kĩ<br />
bằng máy với 100 ml cồn, cho dịch nghiền vào cốc đong 500 ml, thêm vào 200 ml cồn và khuấy<br />
kĩ, lọc, đem dịch lọc cô cạn cách thủy ở nhiệt độ 40 - 60oC cho đến khi thu được dạng cao sệt.<br />
* Xác định hoạt tính kháng khuẩn [1, 2]<br />
- Nuôi cấy các chủng vi sinh vật kiểm định trên môi trường thạch - thịt - peptone.<br />
- Môi trường thử hoạt tính kháng khuẩn: sử dụng môi trường có thành phần như trên,<br />
phân vào bình tam giác khử trùng ở 1 atm trong 30 phút, để nguội đến 40oC, cho riêng từng loại<br />
vi sinh vật kiểm định vào từng bình, lắc cho vi khuẩn phân bố đều, rồi rót vào đĩa petri Đợi<br />
thạch nguội, dùng khoan (Φ:2 mm) khoan bỏ các thỏi thạch. Nhỏ dịch chiết lá thuốc bỏng vào<br />
lỗ khoan trên môi trường cấy sẵn vi sinh vật kiểm định. Cho các đĩa này vào tủ lạnh 2- 4oC từ<br />
10 - 12 giờ, sau đó đặt vào tủ ấm 28 - 30oC trong 18 - 20 giờ. Quan sát và đo vòng vô khuẩn<br />
xung quanh lỗ khoan. Tùy theo kích thước vòng vô khuẩn to nhỏ khác nhau để biết được khả<br />
năng kháng khuẩn của dịch chiết.<br />
* Định lượng đường khử bằng phương pháp Bertrand [7]<br />
* Định lượng vitamin C bằng phương pháp sử dụng Iodine [7]<br />
* Định lượng flavonoid tổng số theo quy trình B.C.Tali [4]<br />
<br />
118<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế<br />
<br />
Tập 3, Số 1 (2015)<br />
<br />
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học với phần mềm Microsoft-Excel<br />
2003.<br />
<br />
II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
2.1. Hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết lá cây thuốc bỏng<br />
Sau khi chiết lá cây thuốc bỏng bằng nước và các dung môi khác nhau ta thu được dịch<br />
chiết tương ứng với từng loại dung môi. Thử hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết với các vi<br />
khuẩn kiểm định trên môi trường thạch - thịt - peptone, bằng phương pháp đục lỗ. Kết quả được<br />
trình bày ở bảng 1.<br />
Bảng 1. Hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết lá cây thuốc bỏng bằng các dung môi khác nhau<br />
<br />
Tỷ lệ mẫu lá :<br />
nước (g/ml)<br />
<br />
2 :1<br />
<br />
3:1<br />
<br />
4:1<br />
<br />
Vi sinh vật kiểm<br />
định<br />
B. pumilus<br />
S. aureus<br />
E. coli<br />
HU3<br />
HH1<br />
B. pumilus<br />
S. aureus<br />
E. coli<br />
HU3<br />
HH1<br />
B. pumilus<br />
S. aureus<br />
E. coli<br />
HU3<br />
HH1<br />
<br />
Nước<br />
0,00 ± 0,00<br />
3,33 ± 0,57<br />
0,00 ± 0,00<br />
12,25 ± 0,57<br />
0,00 ± 0,00<br />
5,33 ± 0,28<br />
7,33 ± 0,57<br />
0,00 ± 0,00<br />
23,50 ± 0,50<br />
0,00 ± 0,00<br />
13,00 ± 0,00<br />
12,16 ± 0,28<br />
3,50 ± 0,50<br />
26,33 ± 0,57<br />
3,33 ± 0,57<br />
<br />
Hiệu số vòng vô khuẩn (mm)<br />
NaCl 0,9%<br />
Cồn<br />
0,00 ± 0,00<br />
16,16 ± 0,28<br />
5,50 ± 0,50<br />
20,66 ± 0,57<br />
7,33 ± 0,57<br />
18,33 ± 0,28<br />
21,33 ± 0,57<br />
23,83 ± 0,28<br />
3,33 ± 0,28<br />
19,00 ± 0,50<br />
4,00 ± 0,00<br />
20,16 ± 0,28<br />
7,16 ± 0,28<br />
20,16 ± 0,28<br />
11,66 ± 0,57<br />
21,33 ± 0,57<br />
21,83 ± 0,28<br />
25,33 ± 0,57<br />
5,16 ± 0,28<br />
23,50 ± 0,50<br />
11,83 ± 0,28<br />
21,33 ± 0,57<br />
11,83 ± 0,57<br />
21,16 ± 0,28<br />
14,33 ± 0,28<br />
23,50 ± 0,50<br />
23,33 ± 0,57<br />
27,33 ± 0,57<br />
11,50 ± 0,50<br />
23,00 ± 0,00<br />
<br />
Hình 2. Vòng vô khuẩn của dịch chiết lá thuốc<br />
<br />
Hình 3. Vòng vô khuẩn của dịch chiết lá thuốc bỏng<br />
<br />
bỏng bằng nước đối với S. aureus<br />
<br />
bằng NaCl 0,9% đối với E. coli<br />
<br />
Qua kết quả trên cho thấy: dịch chiết của lá thuốc bỏng khi chiết bằng nước cất cho khả<br />
năng kháng khuẩn tương đối thấp. Ở tỉ lệ 2:1 chỉ xuất hiện vòng vô khuẩn đối với S. aureus<br />
119<br />
<br />
Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và một số chỉ tiêu hóa sinh của dịch chiết lá cây thuốc bỏng …<br />
<br />
(3,33 mm) và HU3 là 12,25 mm, còn B. pumilus, E. coli và HH1 không xuất hiện vòng vô khuẩn.<br />
Nhưng khi chiết lá thuốc bỏng bằng dung dịch muối sinh lý đã cho khả năng kháng khuẩn mạnh<br />
hơn so với dung môi nước. Hiệu số vòng vô khuẩn tăng dần từ tỉ lệ 2:1 đến tỉ lệ 4:1 và cho khả<br />
năng kháng mạnh nhất đối với HU3 với hiệu số vòng vô khuẩn ở tỉ lệ 4:1 là 23,33 mm. Đối với<br />
dung môi cồn đốt thì chiết dịch lá thuốc bỏng cho khả năng ức chế rất mạnh đối với cả hai loại vi<br />
khuẩn G+ và G-, hiệu số vòng vô khuẩn từ 16,16 - 27,33 mm, trong đó khả năng kháng mạnh nhất là<br />
đối với HU3 với hiệu số vòng vô khuẩn là 27,33 mm ở tỉ lệ 4:1.<br />
<br />
Hình 4. Vòng vô khuẩn của chiết dịch lá thuốc bỏng bằng cồn đối với HH1 ; S. aureus và E. coli<br />
<br />
Kết quả trên cho thấy: khi chiết lá thuốc bỏng bằng dung môi cồn đốt và nước muối sinh lý ở<br />
tỉ lệ 2:1, 3:1, 4:1 đều cho khả năng kháng khuẩn với cả 5 vi sinh vật kiểm định, còn riêng với dung môi<br />
nước thì vòng vô khuẩn chỉ xuất hiện trên cả 5 đối tượng vi sinh vật kiểm định ở tỉ lệ chiết cao hơn<br />
(4:1). Trong đó, hiệu số vòng vô khuẩn của dịch chiết bằng dung môi cồn là lớn nhất, tiếp theo đến<br />
NaCl 0,9% và dịch chiết với nước cho kết quả kháng khuẩn thấp.<br />
Mặc dù vòng vô khuẩn của dịch chiết lá thuốc bỏng đã xuất hiện đối với cả ba loại dung<br />
môi mà chúng tôi sử dụng, nhưng khi so sánh với kết quả nghiên cứu của Thái Thị Hồng trên đối<br />
tượng lá Trầu không thì kết quả của chúng tôi có thấp hơn.<br />
2.2. Chiết cao toàn phần với dung môi cồn<br />
Từ kết quả trên, chúng tôi tiến hành chiết cao toàn phần lá cây thuốc bỏng với dung môi<br />
cồn. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết cao toàn phần được trình bày ở bảng 2.<br />
Bảng 2. Hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết cao toàn phần lá thuốc bỏng<br />
<br />
Dịch chiết cao toàn phần lá thuốc<br />
bỏng (tỷ lệ cao:nước (g/ml))<br />
<br />
1 : 10<br />
<br />
1 : 20<br />
<br />
Vi sinh vật kiểm định<br />
B. pumilus<br />
S. aureus<br />
E. coli<br />
HU3<br />
HH1<br />
B. pumilus<br />
S. aureus<br />
E. coli<br />
HU3<br />
120<br />
<br />
Hiệu số vòng vô khuẩn (mm)<br />
36,50 ± 0,50<br />
23,16 ± 0,28<br />
38,33 ± 0,57<br />
52,50 ± 0,50<br />
40,50 ± 0,50<br />
28,50 ± 0,50<br />
18,33 ± 0,57<br />
33,33 ± 0,57<br />
43,50 ± 0,50<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế<br />
<br />
1 : 30<br />
<br />
HH1<br />
B. pumilus<br />
S. aureus<br />
E. coli<br />
HU3<br />
HH1<br />
<br />
Tập 3, Số 1 (2015)<br />
<br />
34,00 ± 0,00<br />
23,33 ± 0,57<br />
15,50 ± 0,32<br />
29,25 ± 0,27<br />
40,00 ± 0,05<br />
28,50 ± 0,25<br />
<br />
Hình 5. Vòng vô khuẩn của cao toàn phần lá thuốc bỏng đối với HU3; E. coli và B. pumilus<br />
<br />
Từ kết quả ở bảng 2 cho thấy: khả năng kháng khuẩn của dịch chiết cao toàn phần của<br />
lá cây thuốc bỏng là rất cao. Hiệu số vòng vô khuẩn từ 15,5 – 52,5 mm. Trong đó HU3 thể hiện<br />
vòng vô khuẩn to và rõ nhất với hiệu số vòng vô khuẩn là 52,5 mm lớn hơn so với lá Trầu<br />
không là 24 mm ở cùng tỷ lệ (1 g cao/10 ml nước).<br />
2.3. Một số thành phần hóa sinh của lá cây thuốc bỏng<br />
+ Hàm lượng vitamin C<br />
Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa trong môi trường nước của cơ thể cả<br />
nội bào lẫn ngoại bào. Vì vậy cùng với flavonoid, vitamin C cũng là một trong những chất có ý<br />
nghĩa quan trọng trong mọi hoạt động sống của cơ thể, làm tăng khả năng đề kháng của cơ thể<br />
[9]. Kết quả xác định hàm lượng vitamin C, FT và đường khử của lá cây thuốc bỏng ở hai thời<br />
điểm sáng lúc 7 giờ và chiều lúc 4 giờ được trình bày ở bảng 3.<br />
Bảng 3. Kết quả định lượng vitamin C , FT và đường khử<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
Đường khử<br />
FT (flavonoid tổng)<br />
Sáng<br />
Vitamin C<br />
Chiều<br />
<br />
Hàm lượng (%)<br />
0,24 ± 0,05<br />
7,23 ± 0,50<br />
0,088 ± 0,06<br />
0,077 ± 0,05<br />
<br />
Kết quả bảng 3 cho thấy: hàm lượng vitamin C của lá cây thuốc bỏng đạt được là<br />
0,088% vào buổi sáng và 0,077% vào buổi chiều. Kết quả trên cho thấy hàm lượng vitamin C<br />
trong lá cây thuốc bỏng tương đối thấp và giảm dần theo thời gian trong ngày. Kết quả này thấp<br />
hơn nhiều so với các đối tượng thực vật khác như: Tim sen (0,263%), rau Ngót (0,250%), trái<br />
Sơ-ri (1,745%), lá Trầu không (0,924%) và tương đương với hàm lượng vitamin C có trong nấm<br />
Hoàng chi (0,089%) [9].<br />
121<br />
<br />