Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của dịch chiết hạt quả bơ và ứng dụng trong xử lý nước thải chăn nuôi
lượt xem 3
download
Bài viết Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của dịch chiết hạt quả bơ và ứng dụng trong xử lý nước thải chăn nuôi được nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng kháng khuẩn của dịch chiết hạt quả bơ đối với bốn chủng vi khuẩn: E.Coli, Salmonelle, Staphylococcus, Pseudomonas và mẫu nước thải chăn nuôi sau hầm Biogas và hệ thống sàn lọc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của dịch chiết hạt quả bơ và ứng dụng trong xử lý nước thải chăn nuôi
- The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA DỊCH CHIẾT HẠT QUẢ BƠ VÀ ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI Lâm Vĩnh Sơn Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công nghệ. TP. Hồ Chí Minh (HUTECH), 475A Điện Biên Phủ, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. Email: lvson1610@gmail.com TÓM TẮT Avocado seed (hạt quả bơ) là loại hạt được biết đến với công dụng làm đẹp da hay là các loại thực phẩm có công dụng như phòng ngừa bệnh táo bón, giảm viêm khớp,… Một vài nghiên cứu còn cho thấy chất chiết của hạt quả bơ này có khả năng kháng khuẩn và nấm. Mục đích trong bài nghiên cứu này là thử nghiệm nhằm đánh giá khả năng kháng khuẩn của dịch chiết hạt quả bơ đối với bốn chủng vi khuẩn: E.Coli, Salmonelle, Staphylococcus, Pseudomonas và mẫu nước thải chăn nuôi sau hầm Biogas và hệ thống sàn lọc. Sử dụng dịch chiết 20 % và 40 % để xử lý vi khuẩn hiếu khí trong phòng thí nghiệm và nước thải chăn nuôi. Các kết quả cho thấy dịch chiết có khả năng ức chế các chủng vi khuẩn thí nghiệm, đặc biệt đối với dịch chiết 40 % khả năng kháng mạnh hơn so với dịch chiết 20 % và có tác dụng mạnh nhất đối với sự sinh trưởng của vi khuẩn gram dương Staphylococcus và trực khuẩn gram âm Salmonella. Dịch chiết làm giảm số lượng vi khuẩn hiếu khí và diệt được vi khuẩn hiếu khí có trong nước thải chăn nuôi sau hầm biogas. Từ khóa: Avocado seed, kháng khuẩn, nước thải chăn nuôi, xử lý nước thải. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước Việt Nam ta với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú là một thuận lợi trong việc nghiên cứu và điều chế ra những loại thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên để phục vụ cho sức khỏe con người cũng như chống lại sự xâm nhập của các côn trùng gây hại mùa màng. Trong số vô vàn loài thực vật ở Việt Nam, Bơ là loại trái cây có giá trị sử dụng cao, là loại thực phẩm mang lại nguồn dinh dưỡng cao, không chỉ thế, bơ còn được sử dụng như một vị thuốc bổ dưỡng, chữa được nhiều loại bệnh, giúp chị em phụ nữ trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp nhờ tinh dầu bơ, hay các vitamin khác có trong thịt bơ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chỉ mới sử dụng phần thịt trái bơ, trong khi đó, phần hạt chiếm thể tích lớn nhất trong trái bơ, nhưng lại ít được quan tâm, chú ý đến thành phần hóa học, cũng như hoạt tính sinh học của nó. Trong hạt trái bơ có nhiều các axit amin và có một số chất có khả năng ngăn cản một số tác nhân gây hại (vi khuẩn, vi rut, côn trùng,). Đặc biệt trong hạt quả bơ có còn chứa các hợp chất của Flavonoid (thuộc nhóm chất của phenol phức tạp). Đây là nhóm chất oxy hóa chậm. Ngoài ra, Các flavonoid có hoạt tính kháng khuẩn cao do chúng có khả năng tạo phức với các protein ngoại bào và thành tế bào của vi khuẩn. Trên thị trường hiện nay, đã có các dòng chế phẩm chứa các chủng vi sinh vật đặc hiệu chuyên xử lý mùi hôi hầm cầu, hầm tự hoại, nhà vệ sinh, cải thiện hệ thống xử lý nước thải, rác thải…; bổ sung hàm lượng vi sinh vật hữu ích vào nước thải, nhằm cạnh tranh dinh dưỡng và ức chế các vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, những chế phẩm này bán với giá rất đắt, muốn xử lý triệt để thì phải tốn chi phí khá cao, trong khi đó, việc duy trì bổ sung hàm lượng chất chỉ mang tính chất tạm thời. Chính vì thế mà đề tài này cần phải được thực hiện, với mong muốn phát huy hết khả năng kháng khuẩn của dịch chiết từ loại hạt bỏ đi này và tìm ra loại chất ức chế được sự sinh trưởng của vi khuẩn. Đồng thời giảm chi phí xử lý cho các khu trang trại hay các hộ gia đình có quy mô chăn nuôi lớn. 188
- Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Nghiên cứu trên đối tượng là hạt trái bơ được chiết suất. - Môi trường nghiên cứu dịch chiết là nước thải trực tiếp của chuồng nuôi và sau hầm biogas. Nước thải chuồng nuôi và nước sau hầm biogas được lấy từ Trang trại chăn nuôi Heo Phước Long (xã Nguyễn Văn Cội, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh). - Sử dụng các chủng vi khuẩn do phòng thí nghiệm bộ môn sinh học ĐH Công nghệ Tp. HCM cung cấp. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Xác định độ ẩm hạt bơ bằng phương pháp sấy khô, xác định hàm lượng tro bằng phương pháp nung. - Xác định thành phần hoá học có trong dịch chiết bằng phương pháp GC - MS (sắc ký ghép phổ). - Xác định khả năng kháng khuẩn của dịch chiết bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch Kirby - Bauer. Xử lý số liêụ sinh học bằng phần mềm Statgraphics. 2.3. Quy trình thí nghiệm Hạt quả bơ Độ ẩm Nghiền Xác định Hàm lượng tro Mẫu (dạng bột) Chiết Soxhlet n-hexan metanol etylaxetat Dung dịch chiết Lôi cuốn hơi nước Cao chiết Đo GC/MS Khảo sát tối ưu Xác định thành phần hóa học Dịch tối ưu Khuếch tán đĩa Thử nghiệm trên mẫu PTN (vi sinh) Đếm tổng số VKHK Thử nghiệm trên mẫu (Nước thải) Đánh giá khả năng kháng khuẩn của hạt quả bơ và hiệu quả xử lý VKHK Hình 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quát. 189
- The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả xác định độ ẩm Bảng 1. Kết quả xác định độ ẩm. Chén m0 (g) m1 (g) m2 (g) Độ ẩm của hạt quả bơ (%) Chén 1 62.033 64.038 62.706 66.43 Chén 2 64.132 66.139 64.837 64.87 Chén 3 65.368 67.401 66.071 65.42 Độ ẩm trung bình (%) 65.57 Nhận xét: Hàm lượng nước trong hạt quả bơ chiếm tỷ lệ khá cao. Độ ẩm trung bình của hạt quả bơ là 65.57 %. 3.2. Kết quả xác định hàm lƣợng tro Bảng 2. Kết quả xác định hàm lượng tro. Chén m1 (g) m2 (g) m3 (g) Hàm lượng tro (%) Chén 1 4.999 105.192 104.182 20.20 Chén 2 5.001 106.412 105.397 20.30 Chén 3 5.003 108.939 108.939 20.99 Hàm lƣợng tro trung bình (%) 20.50 Nhận xét: Kết quả xác định hàm lượng tro trung bình của hạt quả bơ là 20.50 %. Kết quả khả sát các điều kiện tách chiết tối ưu 3.2.1. Kết quả khảo sát thời gian tách chiết Bảng 3. Kết quả khảo sát thời gian tách chiết bằng dung môi n - hexan. Thời gian ̅ dịch chiết ddung môi Phần trăm khối STT ̅ dịch chiết (g/ml) ̅ cao chiết(g) (h) (ml) (g/ml) lượng cao chiết (%) 1 4 39 0.1a 0.660 0.001c 0.195 0.005b 2.95 c d c 2 6 38 0.1 0.6619 0.002 0.226 0.005 3.42 0.655 3 8 38 0.2b 0.661 0.001a 0.228 0.01c 3.45 4 10 35 0.1d 0.6603 0.002b 0.1855 0.1a 2.81 Nhận xét: Vậy thời gian chiết tối ưu là 8h tương ứng với khối lượng dịch cao chiết trung bình là 0.228 g sai số 3 lần lặp lại là tương đối nhỏ 0.01 có sự khác biệt có ý nghĩa hoàn toàn với các khung giờ 4 h và 10 h, không có sự khác biệt so với 6 h. Như vậy kết quả cho thấy thời gian có ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng cao chiết trong dung môi n-hexan. Bảng 4. Kết quả khảo sát thời gian tách chiết bằng dung môi MeOH. Thời ̅ dịch chiết ddung môi Phần trăm khối STT ̅ dịch chiết (g/ml) ̅ cao chiết (g) gian (h) (ml) (g/ml) lượng cao chiết (%) 1 4 44 0.1c 0.8124 0.003b 0.9856 0.004c 12.13 a a d 2 6 55 0.1 0.8203 0.002 1.6665 0.004 20.32 d 0.79 c b 3 8 48 0.2 0.8072 0.001 0.8256 0.004 10.23 b c a 4 10 52 0.1 0.8039 0.001 0.7228 0.003 8.99 190
- Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 Nhận xét: Vậy thời gian chiết tối ưu là 6h tương ứng với khối lượng dịch cao thu được là 1.6665 g đối với dung môi metanol. Tuy nhiên có sự chênh lệch đáng kể sau mỗi lần lặp (>0.5) và sự khác biệt trong mỗi giờ chiết rõ rệt nghĩa là thời gian có ảnh hưởng đến khối lượng dịch chiết. Bảng 5. Kết quả khảo sát thời gian tách chiết bằng dung môi EtOAc. Thời gian ̅ dịch chiết ddung môi Phần trăm khối STT ̅ dịch chiết (g/ml) ̅ cao chiết(g) (h) (ml) (g/ml) lượng cao chiết (%) 1 4 42 0.4b 0.8902 0.004b 0.4284 0.004a 4.18 c c c 2 6 45 0.3 0.9083 0.003 1.2735 0.004 14.02 a 0.88 a b 3 8 40 0.1 0.9005 0.001 0.82 0.003 9.11 b b a 4 10 43 0.3 0.8007 0.003 0.4601 0.005 5.17 Nhận xét: Vậy thời gian chiết tối ưu là 6 h tương ứng với khối lượng dịch cao thu được là 1.2735 g đối với dung môi etylaxetat. Thời gian chiết trong khoảng 4h và 10h không có sự khác biệt lớn nghĩa là khi thời gian tăng thêm nửa thì khối lượng cao chiết cũng không tăng thêm. Ở thời gian là 6h khối lượng dịch chiết thu được là lớn nhất, khi tăng thời gian lên thì khối lượng dịch không tăng. 1.8 1.665 Methanol 1.6 Khối lượng cắn thu được (gram) 1.4 1.2735 Etyl axetat 1.2 n-hexan 0.9856 1 0.8256 0.7228 0.8 0.82 0.6 0.4601 0.4284 0.4 0.195 0.2262 0.228 0.1855 0.2 0 4h 6h 8h 10h Thời gian chiết soxhlet (giờ) Hình 2. Biểu đồ thể hiện khối lượng cao chiết của từng dung môi với thời gian chiết khác nhau. Nhận xét chung: Dựa trên bản đồ được thể hiện, ta nhận thấy rằng khi chiết soxhlet đối với dung môi methanol ta thu được lượng cao chiết làcao nhất và thời gian chiết tối ưu của dung môi methanol là 6h, tại thời điểm này lượng dịch cao chiết là cao nhất 1.665 g/100 g chất khô. Khi đạt đến khối lượng cao nhất ở khung giờ là 6h đến các giờ sau khối lượng không đổi mà giảm xuống nguyên nhân là vì trong cao chiết vẫn còn tồn tại một lượng dung môi nhỏ làm thay đôi khối lượng cao chiết. 3.2.2. Kết quả khảo sát tỷ lệ khối lượng mẫu với thể tích dung môi Bảng 6. Kết quả khảo sát tỉ lệ khối lượng mẫu với thể tích dung môi n-hexan. Thể tích dung Khối lượng mẫu trung bình Khối lượng cao chiết tb Phần trăm khối lượng STT môi (ml) (gam) (gam) cao chiết (%) 1 200 100.002 0.01 0.24 0.01a 3.63 b 2 240 100.005 0.02 0.114 0.01 1.74 3 280 99.998 0.02 0.28 0.01c 4.23 d 4 300 100.003 0.02 0.007 0.001 0.107 191
- The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Nhận xét: Vậy thể tích chiết thích hợp đối với dung môi n-hexan cần dùng là 280 ml tương ứng với tỷ lệ chất chiết/thể tích dung môi là 1/2.8 và ứng với mỗi thể tích khác nhau sẽ có khối lượng cao chiết sẽ khác nhau (nghĩa là có sự khác biệt có ý nghĩa trong từng nghiệm thức). Bảng 7. Kết quả khảo sát tỷ lệ khối lượng mẫu với thể tích dung môi MeOH. Thể tích dung Phần trăm khối lượng STT Khối lượng mẫu (gam) Khối lượng cao chiết (gam) môi (ml) cao chiết (%) 1 200 100.001 0.01 0.378 0.06a 4.73 b 2 240 99.996 0.02 0.54 0.03 10.47 c 3 280 100.007 0.01 1.222 0.03 14.98 4 300 100.003 0.01 1.62 0.03d 19.62 Nhận xét: Vậy thể tích chiết thích hợp đối với dung môi metanol cần dùng là 300 ml tương ứng với tỷ lệ chất chiết/thể tích dung môi là 1/3. Và với mỗi một lượng thể tích sẽ có lượng cao chiết là khác nhau, thể tích dung môi có ảnh hưởng đáng kể đến lượng cao chiết. Bảng 8. Kết quả khảo sát tỷ lệ khối lượng mẫu với thể tích dung môi EtOAc. Thể tích dung Phần trăm khối lượng STT Khối lượng mẫu (gam) Khối lượng cao chiết (gam) môi (ml) cao chiết (%) 1 200 100.001 0.01 0.814 0.01a 9.02 b 2 240 100.007 0.02 0.72 0.03 8.02 c 3 280 99.996 0.01 1.05 0.03 11.62 4 300 100.003 0.02 1.12 0.03d 12.34 Nhận xét: Vậy thể tích thích hợp đối với dung môi etylaxetat cần dung là 300 ml tương ứng với tỷ lệ chất chiết/thể tích dung môi là 1/3. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ khối lượng mẫu và thể tích dung 2 môi Khối lượng cắn thu được (gram) 1.62 1.5 1.222 1.12 1 0.814 0.72 1.05 Methanol 0.378 0.5 0.54 0.28 n-hexan 0.114 0.007 Etyl axetat 0 0.24 200 240 280 300 Thể tích dung môi (ml) Hình 3. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ khối lượng mẫu và thể tích dung môi. Nhận xét: Dựa trên biểu đồ, ta thấy với dung môi methanol khi tăng dung môi thì lượng cao chiết cũng tăng theo, với những loại dung môi còn lại đều có sự biến thiên. Với dung môi methanol thể tích đạt tới 300 ml thì khối lượng cao chiết là cao nhất 1.62 g. Nghĩa là tỷ lệ khối lượng mẫu với thể tích dung môi tối ưu là 1/3. 192
- Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 Kết luận: Tổng hợp tất cả các quá trình khảo sát tách chiết bằng phương pháp chiết soxhlet thu được kết quả ta nhận thấy rằng phương pháp chiết tách bằng soxhlet đạt hiệu quả cao nhất với dung môi metanol và thời gian tách thích hợp tương ứng là 6 h với thể tích dung môi là 300 ml. Sau khi chọn được loại dung môi và thời gian chiết tối ưu, ta cố định yếu tố này để thực hiện các bước tiếp theo trong phương pháp xác định khả năng kháng khuẩn của dịch chiết đối với nước thải chăn nuôi. 3.3. Kết quả xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết hạt quả bơ Bảng 9. TPHH của dịch chiết methanol hạt quả bơ. STT Tên chất CTPT % 1 Phenylethyl alcolhol C8H10O 0.32 2 1,2-Propanediol, 3-methoxy- C4H10O3 0.35 3 1,2,3,5-Cyclohexanetetrol C6H12O4 8.09 4 3,7,11,15-Tetrametyl-2-hexadecen-1-ol C20H40O 2.44 5 Beta-Santalol C15H24O 0.49 6 17-Octadecen-14-yn-1-ol C12H20 3.95 7 n-Hexandecanoic acid C16H32O 3.81 8 17-Octadecen-14-yoic acid, methy ester C18H32O 2.28 9 9,12-Octadecadienoic acid (Z,Z) C18H34O 6.34 10 6,9-Octadecadienoic acid, metyl ester C19H34O2 0.56 11 11,14-Eicosatrienioc acid, methyl ester C21H38O2 1.32 12 3-Pyrroline, 1-nitroso- C4H6ON2 0.91 13 (Z)6-Pantadecen-1-ol C15H30O 0.19 14 Lauraldehyde, dimethyl acetal C14H30O2 0.18 15 Glaucyl alcohol C15H24O 0.26 16 (Z)6,(Z)9-Pentadecadien-1-ol C18H34O 0.18 17 1,4-Butanediol C4H10O2 0.12 18 Longifolenaldehyde C15H24O 9.67 19 17-Octadecene-9,11-diynoic acid, 8-Hydroxy... C19H28O3 3.38 20 Pentadecanoic acid, 14-methyl-,metyl ester C17H34O2 0.27 21 8,11,14-Eicosatrienoic acid, (Z,Z,Z) C20H34O2 6.17 22 Squalene C30H50 12.12 23 Isocaryophyllene C15H24 0.08 24 1,3-Dicyclopentyl-2-n-dodecylcyclopentane C27H50 25.48 25 1H-Cyclopenta[1,3]cyclopropa[1,2]benzene... C15H24 0.12 26 Thành phần chưa định danh 10.92 Nhận xét: Từ hạt quả bơ (Avocado seed) bằng phương pháp sắc khí khối phổ (GC/MS) đã tìm ra được 25 loại hợp chất có trong loại hạt này. Trong đó thành phần chiếm nhiều nhất là các loại acid béo. Có cả những cấu tử có độ phân cự yếu đến không phân cực, bao gồm các dẫn xuất của phenol, acid mạch dài 13C-34C và ester của chúng. Trong đó 1,3-Dicyclopentyl-2-n- 193
- The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 dodecylcyclopentane chiếm tỷ lệ cao nhất (25,48 %) và các acid thuộc họ acid Stearic như: Squalene (12,12 %), 9,12-Octadecadienoic acid (Z,Z) chiếm 6,34 %; 8,11,14-Eicosatrienoic acid, (Z,Z,Z) chiếm 6.17 %. 3.4. Kết quả xác định hoạt tính kháng khuẩn Bảng 10. Kết quả đo vòng vô khuẩn trung bình khi xử lý bằng dịch chiết hạt trái bơ. Dung dịch Thể tích Bán kính vòng ức chế (mm) (Nghiệm thức) L/đĩa E.coli Salmonella Staphylococcus Pseudomonas a a b Mẫu 5.5556 0.7 5.7711 0.7 7.7867 0.7 5.7578 0.7a Dịch chiết 20 % Đối chứng - - - - Mẫu 6.7156 0.6ab 7.2189 0.6b 8.0411 0.6c 6.2267 0.6a Dịch chiết 40 % Đối chứng - - - - Đánh giá khả năng kháng khuẩn (+) (++) (++) (+) của dịch chiết Hình 4. Tác dụng kháng khuẩn Salmonella của dịch chiết hạt quả bơ 20 %. Dung dịch chiết 20 % có khả năng ức chế cả bốn loại vi khuẩn thử nghiệm ở thể tích là L/đĩa. Ức chế hiệu quả sự sinh trưởng của vi khuẩn hiếu khí Staphylococcus aureus và chủng Salmonella (bán kính vòng vô khuẩn tạo ra >7 mm). Sự kháng khuẩn tạo ra sự đặc biệt có ý nghĩa lớn nhất đối với chủng Staphylococcus aureus, còn đối với các chủng còn lại không tạo ra sự khác biệt lớn. Vòng kháng khuẩn lớn nhất có đường kính 8.67mm. Trung bình vòng kháng khuẩn tạo ra đối với dịch chiết 20 % là 7,78mm. Dung dịch chiết 40 % cho thấy có khả năng ức chế sự sinh trưởng của các vi khuẩn trên và đặc biệt ức chế mạnh hơn đối với dịch chiết 20 %. Vòng kháng khuẩn lớn nhất có đường kính 8,67 mm. Trung bình vòng kháng khuẩn tạo ra đối với dung dịch chiết 40 % là 8,0411. Các thử nghiệm cho thấy dịch chiết 40 % có khả năng kháng mạnh đối với vi khuẩn Staphylococcus aureus. 194
- Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 3.5. Kết quả thử nghiệm dịch chiết hạt quả bơ trong xử lý nƣớc thải chăn nuôi Hình 5. Vi khuẩn hiếu khí sau 24h nuôi cấy (sử dụng dịch chiết 20 % và 40 %) trên môi trường thạch thường và macconkey. 94.875 96 94 Hiệu suất tthu được 92 89.375 90 91.6 88 Hiệu suất trên 86 Thạch thường 84 85.4 82 80 78 Hiệu suất trên 76 Thạch Macconkey 20% 40% % dịch chiết Hình 6. Hiệu suất xử lý vi khuẩn hiếu khí trên hai môi trường thử nghiệm. Bảng 11. Tác dụng của dịch chiết hạt quả bơ đến vi khuẩn có trong nước thải chăn nuôi. Nồng độ pha loãng Số lượng khuẩn lạc trung bình có trong 1 Thạch nuôi cấy Ký hiệu dịch chiết mẫu ml mẫu nước thải (A) cfu/ml 10-1 730 =7.3x102 N1 (20 %) 10-2 10-3 50x102 ĐC Thạch thường 10-1 420=4.2x102 N2 (40 %) 10-2 10-3 ĐC 50x102 195
- The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Nồng độ pha loãng Số lượng khuẩn lạc trung bình có trong 1 Thạch nuôi cấy Ký hiệu dịch chiết mẫu ml mẫu nước thải (A) cfu/ml 10-1 425 = 4.25x102 N1 (20 %) 10-2 10-3 ĐC 40x102 Thạch Macconkey 10-1 205 = 2.05x102 10-2 N2 (40 %) 10-3 ĐC 40x102 Nhận xét: Dung dịch chiết hạt trái bơ có tác dụng kháng khuẩn tốt với vi khuẩn hiếu khí có trong nước thải chăn nuôi được lấy sau bể Biogas và qua hệ thống sàn lọc. Trong đó dịch chiết 40 % có tác dụng mạnh nhất và đạt được hiệu quả cao trên môi trường thạch Macconkey. Với số lượng vi khuẩn hiếu khí giảm đi đáng kể so với mẫu đối chứng (không sử dụng dịch chiết). Nhận xét: Trên biểu đồ cho ta thấy rằng dịch chiết 40 % có hiệu suất cao hơn dịch chiết 20 % và môi trường nuôi cấy trên thạch Macconkey có hiệu quả cao hơn thạch thường. Hiệu suất xử lý cao nhất đối với dịch chiết 40 % đạt được 9,.875 %. Như vậy, có thế kết luận rằng dịch chiết hạt quả bơ có khả năng kháng vi khuẩn hiếu khí trên tất cả các môi trường thử nghiệm và đều cho hiệu suất tương đối cao H > 80 %. 4. KẾT LUẬN Bằng phương pháp chiết soxhlet với ba loại dung môi trong các khung giờ thời gian đã cho thấy rằng với dung môi methanol ta thu được dung dịch chiết hạt quả bơ là cao nhất và chiết trong khoảng thời gian 6 giờ thì hiệu suất đạt cao nhất so với hai loại dung môi là n-hexan và etylaxetat và khối lượng dịch thu được tối ưu là 1.665 g/100 g chất khô. Hơn 25 hợp chất được tìm thấy trong đó thành phần chính là các hợp chất của các axit béo và dẫn suất của hợp chất Flavonol (thuộc nhóm phenol phức tạp). Trong thí nghiệm xác định khả năng kháng khuẩn, cho thấy dịch chiết hạt quả bơ 20 % và 40 % đều có khả năng kháng các chủng vi khuẩn: E.Coli, salmonella, Stephylococcusaureus và Pseudomonas. Trong đó dịch chiết 40 % kháng mạnh hơn dịch chiết 20 % và kháng mạnh nhất đối với vi khuẩn Stephylococcus. Đường kính vòng vô khuẩn tạo ra lớn nhất là 8.67 mm.Đều này cho thấy rằng dung dịch chất chiết hạt quả bơ có chứa thành phần các acid có khả năng kiềm hãm sự phát triển của các loại vi khuẩn. Dung dịch chiết hạt quả bơ có tác dụng kháng khuẩn tốt với vi khuẩn hiếu khí trong nước thải chăn nuôi sau hầm Biogas và hệ thống sàn lọc. Với phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng dung dịch chiết hạt quả bơ đã cho kết quả thấy rằng dung dịch chiết 40 % có khả năng xử lý hiệu quả tốt hơn dung dịch chiết 20 % và tác dụng tốt hơn khi được nuôi cấy trên môi trường là thạch macconkey. Số lượng vi khuẩn hiếu khí đã giảm đi rõ rệt (giảm đi từ 10 - 20 so với các mẫu đối chứng (không sử dụng dịch chiết hạt quả bơ). 196
- Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Đàm Tuấn Tú, 2010. Thực trạng ô nhiễm môi trường và xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn trang trại tập trung, Tạp chí Khoa học và Công nghệ chăn nuôi, số 23; 55-62. 2. Nguyễn Văn Thọ, 2003. Sự phân tán và khả năng phát triển của một số trứng giun, sán lợn qua hệ thống Biogas. Khoa học Kỹ thuật Thú y, số 3; 22-27. 3. Tài liệu giảng dạy Các phương pháp phân lập và nuôi cấy vi sinh vật. Thư viện Hutech. 4. Tài liệu giảng dạy Thực hành vi sinh môi trường (biên soạn ThS. Lê Thị Vu Lan và cộng sự). Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Công nghệ sinh học - Thực phẩm - Môi trường. 5. Trịnh Quang Tuyên, Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Tiến Thông và Nguyễn Văn Đức, 2002. Phương Pháp kiểm tra thống kê sinh học. Khoa học Kỹ thuật. 6. Vũ Đình Tôn, Lại Thị Cúc, Nguyễn Văn Duy, Đặng Vũ Bình, 2008. Chất lượng nước dùng trong trang trại chăn nuôi lợn vùng đồng bằng Sông Hồng. Tạp chí Khoa học và Phát triển - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tập 6, số 3; 279 - 283. Tài liệu tiếng Anh 7. Francisco Segovia Gómez; Sara Peiró Sánchez; Maria Gabriela GallegoIradi; NurulAiniMohdAzman; MaríaPilarAlmajano, 2014. Extraction optimization and possible use as antioxidant in food. 8. Camberos, Eduardo; MartÃnez-Velázquez, Moisés; Flores-Fernández, José Miguel; Villanueva-RodrÃguez, Socorro, 2013. Acute toxicity and genotoxic activity of avocado seed extract. STUDY OF ANTIBACTERIAL ABILITY OF AVOCADO SEED EXTRACTS AND APPLICATION IN LIVESTOCK WASTEWATER TREATMENT Lam Vinh Son HUTECH Institute of Applied Science, HUTECH University 475A Dien Bien Phu Street, Ward 25, Binh Thanh District, HCMC ABSTRACT Avocado seed is knownuts with beautiful skin or food that will be used as prevention of contipastion, desceased arthritis,… Several studies also showed that the extract of Avocado seed is antibacterial and antifungal. The purpose of this studies were executed to evaluate the antibacterial activity of Avocado seed extracts against with four bacteria: E.coli, Salmonella, Staphylococcus, Pseudomonas and wastewater samples from biogas of pig farms and screening system. Using extracts 20 % and 40 % to handle aerobic bacteria in laboratory and animal waste water. The results showed that Avocado seed extract has strong inhibitory effect on bacteria, special to extract 40 % stronger resistance than extracts 20 % and the strongest effect on the growth of gram- positiveStaphylococcus and gram-negative bacilli Salmonella. The extract reduced the number of aerobic bacteria, kills bacteria in aerobic from the wastewater dischanged from biogas. Keywords: Avocado seed, antibacterial, pig farm wastewater, water treatment. 197
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô
6 p | 306 | 43
-
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây ngập mặn ở Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ
9 p | 140 | 13
-
Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu đối với một số loại vi khuẩn gây bệnh trong thực phẩm
9 p | 46 | 5
-
Khảo sát tiềm năng kháng khuẩn từ cao chiết lá cây ổi (Psidium guajava L.)
9 p | 52 | 5
-
Ảnh hưởng của nồng độ pha loãng, dung môi và chất bảo quản lên khả năng kháng khuẩn của hỗn hợp cao chiết thảo dược
8 p | 90 | 5
-
Nghiên cứu hình thái giải phẫu lá, khả năng kháng khuẩn và kháng ung thư của loài Tầm Gửi năm nhị (Dendrophthoe pentandra (l.) miq.) ký sinh trên một số cây trồng ở thành phố Hồ Chí Minh
11 p | 35 | 4
-
Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và một số chỉ tiêu hóa sinh của dịch chiết lá cây thuốc bỏng
8 p | 89 | 4
-
Khả năng kháng khuẩn và chống oxy hóa của dịch chiết củ cải trắng (Raphanus sativus L)
7 p | 125 | 4
-
Khảo sát hàm lượng flavonoid, alkaloid và khả năng kháng khuẩn của cao chiết cỏ Mần Trầu (Eleusine indica)
7 p | 154 | 4
-
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn và chống oxi hóa của cây É trắng (Ocimum africanum L. Lamiaceae)
6 p | 12 | 3
-
Ảnh hưởng của điều kiện trích ly đến khả năng kháng khuẩn của dịch trích từ trái nhàu
9 p | 13 | 3
-
Xác định mã vạch DNA, thành phần hóa học và khả năng kháng khuẩn từ cao chiết ethanol của phân loài Jasminum Annamense subsp. Annamense (họ Oleaceae)
10 p | 28 | 2
-
Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và hoạt tính chống oxy hoá của dịch chiết cây An xoa (Helicteres Hirsuta Lour.)
6 p | 28 | 2
-
Tổng hợp, nghiên cứu và thăm dò khả năng kháng khuẩn của phức chất honmi với hỗn hợp phối tử glyxin và asparagin
6 p | 67 | 2
-
Chế tạo, nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của mẫu vải quân phục tẩm dung dịch keo bạc nano
7 p | 54 | 2
-
Nghiên cứu hoạt tính sinh học phức chất của Lantan với L-glutamin và L-lơxin
6 p | 39 | 1
-
Khảo sát thành phần hóa học và khả năng kháng khuẩn Staphylococus aureus và Salmonella sp. của tinh dầu sả chanh, vỏ bưởi da xanh
8 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn