intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây hoa giấy giâm cành trên các loại giá thể khác nhau tại trại thực nghiệm Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoa là sản phẩm đặc biệt vừa mang giá trị tinh thần vừa mang giá trị kinh tế. Từ thời xa xưa, ông cha ta đã có nhu cầu sử dụng hoa để trang trí làm đẹp thêm cho cuộc sống, nay xã hội ngày càng Nghiên cứu động thái sinh trưởng của mầm trên cành hoa giấy giâm trên các nền giá thể khác nhau nhằm mục đích xác định được loại giá thể phù hợp với cây giâm cành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây hoa giấy giâm cành trên các loại giá thể khác nhau tại trại thực nghiệm Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

  1. Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY HOA GIẤY GIÂM CÀNH TRÊN CÁC LOẠI GIÁ THỂ KHÁC NHAU TẠI TRẠI THỰC NGHIỆM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN Nguyễn Hoàng Tiến1,*, Nguyễn Thị Lệ Quyên1 1 Nghean University of Economics, *Email: nguyenhoangtien@naue.edu.vn Tóm tắt: Nghiên cứu động thái sinh trưởng của mầm trên cành hoa giấy giâm trên các nền giá thể khác nhau nhằm mục đích xác định được loại giá thể phù hợp với cây giâm cành. Kết quả nghiên cứu sau 60 ngày cho thấy: Trên nền giá thể có công CT3 (đất và xơ dừa) với tỷ lệ 1:1, cành hoa giấy đạt tỷ lệ sống cao nhất 91,1%, tỷ lệ bật mầm đạt 97,6%, có chiều dài mầm đạt 74,4 cm, số lá trên mầm 12,4 lá và đường kính mầm 7,9 mm. Đây là nền giá thể tốt nhất để áp dụng vào thực tế giâm cành Hoa giấy. Loại nền giá thể thứ 2 có công thức CT5 (đất, cát và xơ dừa) với tỷ lệ 4:3:3, có tỷ lệ cành sống 90,0%, tỷ lệ bật mầm 97,5%, chiều dài mầm đạt 72,8 cm, số lá trên mầm 11,8 lá và đường kính mầm 7,4 mm. Từ khóa: Hoa giấy, Giá thể. Cây hoa giấy được trồng phổ biến ở tất cả 1. ĐẶT VẤN ĐỀ các miền bởi nó rất dễ trồng, dễ chăm và có Hoa là sản phẩm đặc biệt vừa mang giá trị sức sống dẻo dai. Đối với các gia đình, trồng tinh thần vừa mang giá trị kinh tế. Từ thời xa cây hoa giấy để tạo thêm bóng mát hoặc tô xưa, ông cha ta đã có nhu cầu sử dụng hoa để điểm cảnh quan của ngôi nhà thêm ấn tượng, trang trí làm đẹp thêm cho cuộc sống, nay xã gần gũi thiên nhiên như trồng thành giàn hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về hoa trước cổng nhà, trồng ở trong vườn,... Cây càng tăng lên. Ngoài việc sử dụng hoa vào hoa giấy cũng được trồng nhiều ở các cơ mục đích thẩm mỹ, con người còn coi việc quan, trường học để làm giàn hoa hoặc dọc sản xuất hoa thành một ngành kinh tế có thu theo ban công, bờ rào, hành lang… nhập cao. Hiện nay cây hoa giấy được trồng chủ yếu Cây hoa giấy đã quá quen thuộc với người từ cây giâm cành. Đó là phương pháp nhân dân Việt Nam, cây hoa giấy còn có tên gọi khác giống nhanh, cho hệ số nhân giống cao đồng là cây bông giấy hay móc diều (tên khoa học là thời giữ được đặc tính tốt của cây mẹ. Tuy Bougainvillea spectabilis), thuộc họ hoa phấn nhiên, sự thành công của việc nhân giống Nyctaginaceae (Nguyễn Thị Ánh Tuyết & cs,. bằng cách cắt đoạn thân rất hạn chế (Phùng 2021). Tên của loài hoa này được đặt dựa trên Ngọc Lan & cs,. 2022), để đạt được tỷ lệ cành đặc điểm bên ngoài của nó, đó là nét đẹp mỏng sống cao và khả năng sinh trưởng tốt còn phụ manh nhưng chịu hạn khá tốt, cho hoa quanh thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó giá thể năm, hơn nữa cánh hoa của loài hoa này trông để giâm cành là một trong những yếu tố quan khá giống những tờ giấy mềm mại, mỏng manh trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng (Đinh Tấn Thừa, 2019). sinh trưởng của cây hoa giấy giâm cành. Kết quả nghiên cứu này chứng minh được tỷ lệ 75
  2. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An sống và khả năng sinh trưởng của hoa giấy 2.3.1. Bố trí thí nghiệm giâm cành trên giá thể nào tốt nhất. Thí nghiệm được bố trí theo khối (hoàn 2. VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM , THỜI chỉnh) (RCB). Thí nghiệm gồm 5 công thức, GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP mỗi công thức làm 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại giâm 30 cành, tổng số cành làm thí 2.1. Vật liệu nghiên cứu nghiệm là 450 cành. - Đất: Sử dụng đất màu lấy từ mặt ruộng, - Công thức 1: Giâm cành trên giá thể tại xã Hưng Đông, TP. Vinh. 100% đất - Cát: Sử dụng cát sông sạch được lấy từ - Công thức 2: Giâm cành trên giá thể 50% bãi cát thị trấn Nam Đàn, Nghệ An đất + 50% cát - Xơ dừa: Sử dụng xơ dừa, bột vỏ dừa - Công thức 3: Giâm cành trên giá thể 50% nhập từ tỉnh Bến Tre. đất + 50% xơ dừa - Chất kích thích ra rễ N3M. Sản xuất và - Công thức 4: Giâm cành trên giá thể 50% phân phối bởi công ty TNHH. MTV Sinh hóa cát + 50% xơ dừa Nông Phú Lâm. - Công thức 5: Giâm cành trên giá thể 40% 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu đất + 30% xơ dừa + 30% cát. 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: Tại Trại thực 2.3.2.. Các chỉ tiêu theo dõi. nghiệm Trường Đại học Kinh tế Nghệ An 2.3.2.1. Tỷ lệ sống của cành giâm 2.2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 Tiến hành theo dõi và xác định tỷ lệ sống năm 2023 đến tháng 12 năm 2023 của cành giâm sau khi giâm cành 20, 30, 40, 50 ngày. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Tổng số cành sống Tỷ lệ sống (%) = x 100 Tổng số cành giâm 2.3.2.2. Tỷ lệ bật mầm của cành giâm Tiến hành theo dõi và xác định tỷ lệ bật mầm của cành giâm sau khi giâm cành 20, 30, 40, 50 và 60 ngày Tổng số cành bật mầm Tỷ lệ bật mầm (%) = x 100 Tổng số cành sống 2.3.2.3. Các chỉ tiêu về sinh trưởng. - Chiều dài mầm (cm): Tính từ gốc mầm đến đỉnh sinh trưởng của mầm - Tiến hành theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng của mầm trên cành giâm sau khi giâm - Số lá trên mầm (lá): Tính tất cả số lá mọc cành 20, 30, 40, 50 và 60 ngày. ra từ mầm 76
  3. Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 - Đường kính mầm (mm): Đo vị trí lớn 3.1. Nghiên cứu tỷ lệ sống của cành hoa nhất của mầm giấy giâm trên các nền giá thể khác nhau. 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu Sau khi giâm cành được 20 ngày chúng tôi tiến hành theo dõi để xác định tỷ lệ sống của Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần cành giâm lần đầu tiên, quá trình theo dõi xác mềm Excel và thống kê sinh học IRRISTAT định tỷ lệ sống của cành giâm vào các giai 5.0 của USA. đoạn sau khi giâm cành 20, 30, 40 và 50 ngày. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết quả về tỷ lệ sống của cành giâm được thể hiện trong bảng 1. Bảng 1. Nghiên cứu tỷ lệ sống của cành hoa giấy giâm trên các nền giá thể khác nhau. (Đơn vị: %) Công thức Sau 20 ngày Sau 30 ngày Sau 40 ngày Sau 50 ngày CT 1 90,0 84,4 77,8 76,7 CT 2 94,4 90,0 85,6 84,4 CT 3 95,5 92,2 91,1 91,1 CT 4 94,4 91,1 90,0 88,9 CT 5 95,5 94,4 91,1 90,0 Sau 20 ngày giâm cành, tỷ lệ sống cao nhất như ở CT1 và CT2. Chúng tôi cũng đồng (95,5%) trên nền giá thể CT3 và CT5, ở CT1 quan điểm với Ninh Thị Phíp (2013), một giá số cành giâm có tỷ lệ sống thấp nhất chỉ đạt thể được xem là lý tưởng nếu giá thể đó đủ 90,0%. Đến thời điểm sau khi giâm cành xốp, thoáng khí, giữ và thoát nước tốt. được 50 ngày, tỷ lệ sống đạt cao nhất ở CT3 3.2. Nghiên cứu tỷ lệ bật mầm của cành với 91,1%, sau đó là ở CT5 với tỷ lệ sống đạt hoa giấy giâm trên các nền giá thể khác nhau. 90,0%. Tỷ lệ sống thấp nhất ở thời điểm này là CT1 chỉ đạt 76,7%, thấp hơn so với CT3 Tỷ lệ bật mầm là chỉ tiêu quan trọng để xác 14,4%. Chúng tôi nhận thấy sau khi giâm định cành giâm có thể sinh trưởng được sau cành được khoảng 10 ngày các cành hoa giấy một thời gian ở trong giá thể hay không. Sau thí nghiệm vẫn còn tươi nhưng sau 10 ngày khi giâm cành được 20 ngày chúng tôi bắt đầu một số cành hoa giấy có hiện tượng khô dần xác định tỷ lệ bật mầm, định kỳ 10 ngày và chết. Số cành chết nhiều ở trên các nền chúng tôi theo dõi một lần và thu được số liệu giâm có độ ẩm thấp hoặc chặt bí do tưới nước ở bảng 2. 77
  4. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Bảng 2. Nghiên cứu tỷ lệ bật mầm của cành hoa giấy giâm trên các nền giá thể khác nhau. (Đơn vị: %) Công thức Sau 20 ngày Sau 30 ngày Sau 40 ngày Sau 50 ngày Sau 60 ngày CT 1 3,7 21,1 72,9 91,3 94,2 CT 2 5,9 22,2 77,9 92,1 96,1 CT 3 8,1 24,1 81,7 95,1 97,6 CT 4 8,0 25,9 84,1 96,3 97,5 CT 5 8,2 24,4 80,2 96,3 97,5 Thời điểm sau 20 ngày giâm đã có một số đã xác định đất bùn ao + trấu hun là giá thể cành bật mầm, tuy số lượng cành bật mầm thích hợp nhất. không nhiều nhưng đã thể hiện sự khác nhau 3.3. Nghiên cứu động thái sinh trưởng giữa các công thức thí nghiệm. CT5 có tỷ lệ chiều dài mầm bật mầm đạt cao nhất (8,2%), cao hơn so với CT1 là 4,5%. Sau khi giâm cành được 60 Chiều dài mầm là một trong những đặc ngày, đa số cành giâm đã bật mầm và sinh trưng hình thái cơ bản phản ánh tình hình sinh trưởng ổn định, một số cành không thể bật trưởng của cây. Nó là đặc tính di truyền chịu mầm được đã khô dần. Tỷ lệ bật mầm cao tác động của các yếu tố ngoại cảnh và yếu tố nhất ở thời điểm này ở CT3 (đất + xơ dừa) đạt dinh dưỡng khi cây trồng trong các nền giá thể 97,6%, cao hơn 3,4% so với CT1. Kết quả khác nhau. Kết quả theo dõi động thái sinh này phù hợp với Nguyễn Mai Thơm (2009) trưởng chiều dài mầm được thể hiện ở bảng 3. nghiên cứu giá thể giâm cành cho hoa hồng Bảng 3. Động thái sinh trưởng chiều dài mầm của cành hoa giấy giâm trên các nền giá thể khác nhau. (Đơn vị tính: cm) Công thức Thời gian sau khi giâm cành 20 ngày 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày CT 1 1,2 b 9,7 e 22,8 f 34,2 f 47,3 f CT 2 1,4a 11,2 d 24,7 g 37,9 g 52,7 f CT 3 1,5 a 15,8 a 32,5 a 47,3 a 74,4 a CT 4 1,4 a 13,6 b 28,4 d 43,1 d 64,3 h CT 5 1,3 a 13,9 b 31,7 a 45,9 b 72,8 b LSD0,05 0,27 1,23 1,29 1,26 1,37 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. 78
  5. Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 Kết quả thí nghiệm trên bảng 3 cho thấy tỉ so với mầm trên CT3. Sự chênh lệch về chiều lệ sống giữa các công thức là không đồng đều dài mầm giữa các công thức thí nghiệm ở các nhau, trong đó qua đánh giá bằng quan sát giai đoạn có ý nghĩa so sánh về mặt thống kê. cảm quan cho thấy giá thể đất + xơ dừa theo 3.4. Nghiên cứu động thái sinh trưởng tỷ lệ 1:1 cho biểu hiện cảm quan tốt nhất mầm về số lá trên mầm khỏe mạnh và phát triển nhanh đạt chiều dài mầm 74,4cm, thứ 2 là giá thể đất + xơ dừa + Số lá trên mầm cũng là một trong những cát theo tỷ lệ 4:3:3 đạt chiều dài mầm 72,8cm. chỉ tiêu quyết định trạng thái và tiêu chuẩn Cành giâm trên nền giá thể CT1 có mầm sinh chất lượng cây hoa giấy trồng trên các giá thể. trưởng ngắn nhất (47,3cm), thấp hơn 27,1cm Bảng 4. Động thái sinh trưởng về số lá trên mầm của cành hoa giấy giâm trên các nền giá thể khác nhau (Đơn vị: lá) Công thức Thời gian sau khi giâm cành 20 ngày 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày CT 1 0,2 b 2,2 b 5,4 b 7,2 b 9,8 b CT 2 0,2 b 2,2 b 5,8 a 7,6 b 10,6 b CT 3 0,8 a 3,6 a 6,8 a 9,2 a 12,4 a CT 4 0,6 a 3,4 a 5,4 b 7,8 b 10,8 b CT 5 0,4 a 3,6 a 6,4 a 8,8 a 11,8 a LSD0,05 0,41 1,26 1,38 1,24 1,37 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Vào giai đoạn sau giâm cành 20 ngày khác. So với các công thức thí nghiệm còn lại chúng tôi tiến hành đo chiều dài mầm và đếm thì có sự chênh lệch về số lá tương đối lớn. số lá trên cành hoa giấy. Tuy nhiên, số lá Điều này cho thấy khi phối trộn đất với xơ trong giai đoạn này còn hạn chế chỉ dao động dừa đã tạo thành nền giá thể tương đối tốt, phù từ 0,2 đến 0,8lá/ cây, nhưng đã có sự khác hợp với nghiên cứu của Vũ Thị Bích Hậu & nhau về mặt thống kê. cs (2016) giá thể tổng hợp đảm bảo các yếu tố dinh dưỡng nhờ sự có mặt của đất, ổn định Đến thời điểm 60 ngày sau khi giâm cành, ẩm độ nhờ khả năng giữ ẩm của xơ dừa. sự chênh lệch về số lá trên mầm được biểu hiện rõ qua số liệu theo dõi. Đối với giá thể 3.5. Nghiên cứu động thái sinh trưởng đất + xơ dừa tỷ lệ 1:1 sinh trưởng mạnh nhất đường kính mầm có số lá cao nhất với 12,4 lá. Sau đó là giá thể Cùng với quá trình theo dõi về chiều dài đất + cát + xơ dừa tỷ lệ 4:3:3 có số lá 11,8 lá. mầm và số lá, chúng tôi còn theo dõi chỉ tiêu Tuy nhiên, theo phân tích thống kê giữa hai về đường kính của mầm hoa giấy, kết quả công thức thí nghiệm này không có sự sai được trình bày trong bảng 5. 79
  6. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Bảng 5. Ảnh hưởng của các loại giá thể khác nhau đến động thái sinh trưởng về đường kính cây (Đơn vị:mm) Công thức Thời gian sau khi giâm cành 20 ngày 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày b b b b CT 1 3,2 4,4 5,8 6,4 6,8 b CT 2 3,4 a 4,4 b 5,6 b 6,2 b 6,8 b CT 3 3,6 a 4,8 a 6,4 a 7,2 a 7,9 a CT 4 3,4 a 4,4 b 5,6 b 6,4 b 6,8 b CT 5 3,4 a 4,6 a 6,2 a 6,8 a 7,4 a LSD0,05 0,21 0,23 0,34 0,58 0,67 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Qua bảng 3 cho thấy động thái sinh trưởng Như vậy các nền giá thể khác nhau đã ảnh đường kính mầm tăng lên theo thời gian ở tất hưởng rất rõ rệt đến động thái sinh trưởng của cả các công thức giá thể khác nhau. Tuy nhiên mầm cây hoa giấy khi giâm cành. sự chênh lệch đường kính mầm không đáng 4. KẾT LUẬN kể ở các công thức giá thể 20 ngày, 30 ngày, 40 ngày và 50 ngày. Nhưng đến 60 ngày thì - Giâm cành hoa giấy trên nền giá thể CT3 sự chênh lệch đường kính mầm rõ hơn và đạt (đất + xơ dừa) đạt tỷ lệ sống cao nhất (91,1%), cao nhất là công thức giá thể CT3 với 7,9 mm, trên nền giá thể CT1 (100% đất) tỷ lệ sống chỉ sau đó là CT5 đường kính đạt 7,4mm, thấp đạt 76,7%. nhất và bằng nhau ở 3 công thức còn lại CT1, - Tỷ lệ bật mầm của hoa giấy giâm cành CT2 và CT4 chỉ đạt 6,8mm. Sự chênh lệch về trên nền giá thể CT3 (đất + xơ dừa) đạt cao đường kính mầm giữa các công thức thí nhất (97,6%). nghiệm ở các giai đoạn có ý nghĩa so sánh về - Về chiều dài mầm, nền giá thể CT3 cho mặt thống kê. mầm sinh trưởng đạt dài nhất là 74,4cm; mầm Như vậy đối với sinh trưởng đường kính sinh trưởng kém nhất trên nền giá thể CT1 với mầm nó phụ thuộc vào lượng dinh dưỡng trong chiều dài 47,3cm. giá thể. Thời gian đầu, lượng dinh dưỡng còn - CT3 có số lá trên mầm của cành giâm đạt nhiều nên chênh lệch đường kính giữa các giá cao nhất (12,4lá) số lá bình quân trên mầm thể nền ít, đến 60 ngày sau giâm cành lượng dinh thấp nhất ở CT1 chỉ đạt 9,8 lá. dưỡng trong giá thể giảm dần, chỉ còn giá thể công thức CT3 và CT5 còn dinh dưỡng nhiều - Hai công thức thí nghiệm có đường kính hơn và thích nghi cho mầm cây hoa giấy sinh mầm lớn là CT3 đạt đường kính mầm 7,9mm, trưởng tốt hơn. Do vậy cần có các nghiên cứu và CT5 đạt 7,4mm, lớn hơn hẳn so với các sâu hơn về chế độ dinh dưỡng cho hoa giấy trong công thức còn lại. giai đoạn giâm cảnh. 80
  7. Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phùng Ngọc Lan, Dương Thanh Thủy, Trần Đăng Khoa (2022). Nghiên cứu khả năng giâm cành, sinh trưởng và phát triển của một số giống hoa giấy tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề tài khoa học, khoa Nông học, Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. 2. Vũ Thị Bích Hậu, Võ Quốc Bảo, Phạm Thị Kim Thoa (2016). Nghiên cứu nhân giống cây Hồng diệp (Gymnocladus Chinensis Baill.) bằng phương pháp giâm hom. Tạp chí KHLN 4/2016, Trang 4579 – 4584, ISSN 1859 – 0373. 3. Ninh Thị Phíp (2013). Một số biện pháp kỹ thuật tăng khả năng nhân giống của cây đinh lăng lá nhỏ Polyscias fruticosa (L.) Harms. Tạp chí khoa học và phát triển, tập 11, số 2, trang 168 – 173. 4. Nguyễn Mai Thơm (2009). Nghiên cứu chọn tạo và nhân giống cây hoa hồng năng suất, chất lượng cao cho một số tỉnh Miền Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tr.142. 5. Đinh Tấn Thừa (2019). Quy trình kỹ thuật chăm sóc cây hoa giấy hạn chế rụng lá hàng loạt vào mùa mưa. Nghiên cứu ứng dụng KH&CN, Bentre.gov.vn. http://dost- bentre.gov.vn/tin-tuc/2222/quy-trinh-ky-thuat-cham-soc-cay-hoa-giay-h khuyến khích NCKH an-che-rung-la-hang-loat-vao-mua-mua 6. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Tưởng Lâm Trường, Huỳnh Thị Ngọc Tuyết, Đỗ Thị Mỹ Liên (2021) Hợp chất dị vòng chứa Nitơ từ lá cây bông giấy. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, kỳ 1, tháng 7/2021, Trang 57- 59 SUMMARY THE STUDY ON THE GROWTH ABILITY OF BOUGAINVILLEA PLANTS GROWN ON DIFFERENT TYPES OF SUBSTRATES AT THE EXPERIMENTAL FARM OF NGHE AN UNIVERSITY OF ECONOMICS. Nguyen Hoang Tien1,*, Nguyen Thi Le Quyen1 1 Nghe An University of Economics, *Email: nguyenhoangtien@naue.edu.vn Research on the growth mechanism of sprouts on Bougainvillea cuttings on different growing media with the aim of determining the type of growing medium suitable for the cuttings. The results after 60 days showed that: On a growing medium with CT3 formula (soil and coconut fiber) with a ratio of 1:1, bougainvillea branches achieved the highest survival rate of 91.1%, germination rate reaching 97.6%, with a sprout length of 74.4 cm, number of leaves per sprout 12.4 leaves and sprout diameter 7.9 mm. This is the best growing medium for practical application of Bougainvillea cuttings. The second type of growing medium has the formula CT5 (soil, sand and coconut fiber) with a ratio of 4: 3: 3, has a survival rate of 90.0%, a sprouting rate of 97.5%, and a shoot length of 90.0%. reaching 72.8 cm, the number of leaves per sprout is 11.8 leaves and the diameter of the sprout is 7.4 mm. Keywords: Bougainvillea, Growing medium. 81
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2