Nguyễn Mạnh Thắng và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
62(13): 67 - 70<br />
<br />
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG<br />
CỦA MỘT SỐ GIỐNG BÍ ĐỎ TẠI THÁI NGUYÊN VỤ XUÂN NĂM 2009<br />
Nguyễn Mạnh Thắng*, Nguyễn Ngọc Nông<br />
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong điều kiện thí nghiệm, thời gian sinh trƣởng của các giống bí đỏ biến động từ 92 đến 107<br />
ngày, giống đối chứng có thời gian sinh trƣởng dài nhất 107 ngày. Các giống GM 018, F1-125 và<br />
giống đối chứng là các giống bí có thời gian sinh trƣởng lớn hơn 100 ngày. Giống F1-M315 có<br />
thời gian sinh trƣởng là 95 ngày. Hai giống F1-TLP 868 và F1-Plato 757 có thời gian sinh trƣởng<br />
ngắn nhất 92 ngày. Trong điều kiện sản xuất, thời gian sinh trƣởng ngắn sẽ rất thuận lợi cho việc<br />
bố trí cơ cấu mùa vụ. Về năng suất, các giống F1-M315 và GM 018 có năng suất thực thu cao hơn<br />
giống đối chứng từ 30,45 – 46,23 tạ/ha. Các giống F1-TLP 868, F1-Plato 757, F1-125 có năng suất<br />
thấp hơn giống đối chứng, trong đó F1-125 có năng suất thấp nhất 90,44 tạ/ha. Về chất lƣợng, hàm<br />
lƣợng đƣờng tổng số cao nhất ở giống GM 018 là 3,30%, giống đối chứng có hàm lƣợng đƣờng<br />
tổng số cao hơn các giống còn lại. Các giống bí thí nghiệm có các chỉ tiêu chất lƣợng phân tích vật<br />
chất khô, Protein tổng số, khoáng tổng số, xơ tổng số, caroten tổng số cao hơn giống đối chứng.<br />
Từ khoá: Bí đỏ, mùa vụ, thời gian sinh trưởng, năng suất, chất lượng<br />
<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bí đỏ (Cucurbita pepo) là cây trồng rất phổ<br />
biến, do không kén đất và có khả năng thích<br />
ứng rộng nên bí đỏ đƣợc trồng ở tất cả các vụ<br />
trong năm, có mặt ở khắp các vùng miền từ<br />
nam tới bắc của Việt Nam. Bí đỏ là loại cây<br />
trồng cung cấp cho con ngƣời nhiều sản phẩm<br />
giàu dinh dƣỡng để làm thức ăn. Các sản<br />
phẩm từ ngọn và lá non, hoa, quả, hạt đều<br />
đƣợc sử dụng nên bí đỏ đƣợc biết đến nhƣ<br />
một loại thực phẩm giàu dinh dƣỡng [1]. Là<br />
loại cây trồng khá phổ biến tuy nhiên các<br />
nghiên cứu về bí đỏ lại không có nhiều ở Việt<br />
Nam. Ở các địa phƣơng hiện nay có rất nhiều<br />
giống bí khác nhau đƣợc trồng mà chƣa qua<br />
thử nghiệm., ngƣời trồng bí chủ yếu trồng<br />
theo kinh nghiệm truyền thống, diện tích<br />
trồng phân tán, có nhiều giống chất lƣợng<br />
không tốt. Do vậy việc tiến hành nghiên cứu<br />
để tìm ra những giống bí đỏ có năng suất cao,<br />
chất lƣợng tốt và phù hợp với các điều kiện<br />
của khu vực Thái Nguyên là việc làm cần<br />
thiết. Với mục đích tìm ra những giống bí đỏ<br />
có chất lƣợng tốt, phù hợp với điều kiện sinh<br />
thái của khu vực Thái Nguyên, đƣa ra khuyến<br />
cáo kỹ thuật trồng trọt để phát triển cây bí đỏ<br />
trở thành cây trồng có giá trị kinh tế cao đồng<br />
thời đóng góp vào lý thuyết khoa học về cây<br />
bí đỏ, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu<br />
<br />
<br />
khả năng sinh trƣởng, năng suất, chất lƣợng<br />
của một số giống bí đỏ tại Thái Nguyên vụ<br />
xuân năm 2009”.<br />
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Vật liệu nghiên cứu<br />
Bao gồm 6 giống bí đỏ. 1. Giống bí đỏ lai F1M315 của công ty Minh Long; 2. Giống bí đỏ<br />
hạt đậu lai F1-TLP 868 của công ty hạt giống<br />
Tân Lộc Phát; 3. Giống bí đỏ lai F1-Plato 757<br />
của công ty cổ phần Phát triển và Đầu tƣ nhiệt<br />
đới; 4. Giống bí đỏ sáp cao sản GM-018 của<br />
công ty Giống Mới; 5. Giống bí đỏ quả dài<br />
F1-125 của công ty liên doanh hạt giống<br />
Đông Tây; 6. Giống bí đỏ địa phƣơng đƣợc<br />
trồng từ lâu đời ở Thái Nguyên đƣợc chọn<br />
làm giống đối chứng.<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
1. Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng của các<br />
giống bí; 2. So sánh năng suất giữa các giống<br />
bí đỏ; 3. So sánh một số chỉ tiêu chất lƣợng<br />
của các giống bí đỏ trong thí nghiệm.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
- Thí nghiệm đƣợc thiết kế theo kiểu khối<br />
ngẫu nhiên hoàn toàn, 3 lần nhắc lại, diện tích<br />
mỗi ô 30m2. Các giống đƣợc bố trí vào 2 mép<br />
chiều dài các ô, khoảng cách cây là 0,6m.<br />
- Thời vụ: Gieo hạt từ ngày 10/02/2009<br />
<br />
Tel: 0915972708, Email: nmthang1983@gmail.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
67<br />
<br />
Nguyễn Mạnh Thắng và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Theo dõi các giai đoạn sinh trƣởng. Đo đếm<br />
các yếu tố cấu thành năng suất. Các chỉ tiêu<br />
về chất lƣợng đƣợc phân tích trong phòng thí<br />
nghiệm. Phân tích vật chất khô theo TCVN<br />
4326:2001 (ISO 6496:1999); Protein tổng số<br />
theo TCVN 4328:2001 (ISO 5983:1997);<br />
Khoáng tổng số theo TCVN 4327:1993; Xơ<br />
tổng số đƣợc xác định trên máy phân tích xơ<br />
ANKOM; Đƣờng tổng số đƣợc xác định theo<br />
phƣơng pháp Bertrand; Caroten tổng số theo<br />
TCVN 5284:1990.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Thời gian sinh trưởng<br />
Bảng 1. Các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của<br />
các giống bí thí nghiệm vụ xuân năm 2009<br />
Thời gian từ gieo đến… (ngày)<br />
Giống<br />
<br />
Nảy<br />
mầm<br />
<br />
Hoa cái<br />
xuất hiện<br />
<br />
Thu<br />
hoạch<br />
<br />
F1-M 315<br />
<br />
5<br />
<br />
61<br />
<br />
95<br />
<br />
F1-TLP 868<br />
<br />
4<br />
<br />
62<br />
<br />
92<br />
<br />
F1-Plato 757<br />
<br />
4<br />
<br />
60<br />
<br />
92<br />
<br />
GM 018<br />
<br />
4<br />
<br />
67<br />
<br />
105<br />
<br />
F1-125<br />
<br />
5<br />
<br />
64<br />
<br />
101<br />
<br />
Địa phƣơng (đ/c)<br />
<br />
4<br />
<br />
64<br />
<br />
107<br />
<br />
Số liệu ở bảng 1 cho thấy: (+) Thời gian nảy<br />
mầm: Thời gian từ khi gieo hạt đến khi hạt<br />
nảy mầm của các giống F1-M 315 và F1-125<br />
dài hơn giống đối chứng 1 ngày. Các giống<br />
còn lại có thời gian từ gieo hạt đến khi hạt<br />
nảy mầm là 4 ngày bằng với giống đối chứng.<br />
(+) Thời gian hoa cái đầu tiên xuất hiện: Xác<br />
định thời điểm hoa cái đầu tiên xuất hiện có ý<br />
nghĩa rất quan trọng. Thời điểm này cây cần<br />
nhiều dinh dƣỡng để thúc đẩy quá trình ra hoa<br />
và quả. Trong giai đoạn này cây ra lá và phân<br />
nhánh rất mạnh nên cần bón bổ sung đạm,<br />
bón kali để cây ra nhiều hoa và tăng khả năng<br />
đậu quả. Qua theo dõi cho thấy, các giống bí<br />
có thời gian từ khi gieo đến khi hoa cái đầu<br />
<br />
62(13): 67 - 70<br />
<br />
tiên xuất hiện biến động từ 60 – 67 ngày.<br />
Giống F1-Plato 757 có hoa cái xuất hiện sớm<br />
nhất là 60 ngày sớm hơn giống đối chứng 4<br />
ngày, giống F1-M315 sớm hơn giống đối<br />
chứng 3 ngày, F1-TLP 868 sớm hơn giống<br />
đối chứng 2 ngày. Giống GM 018 xuất hiện<br />
hoa cái muộn nhất là 67 ngày muộn hơn<br />
giống đối chứng 3 ngày. F1-125 là giống có<br />
hoa cái đầu tiên xuất hiện cùng với giống đối<br />
chứng là 64 ngày sau gieo.<br />
(+) Thời gian sinh trưởng: Ở cây bí đỏ, tỷ lệ<br />
hoa đực nhiều hơn hoa cái khoảng 20 lần.<br />
Quả bí đƣợc thu hoạch khi có biểu hiện vỏ<br />
quả cứng, chuyển sang màu sáng, có phấn,<br />
cuống vàng và cứng. Nếu thu hoạch sớm thì<br />
tỷ lệ quả chƣa chín cao, nếu thu hoạch muộn<br />
thì sẽ làm tăng tỷ lệ quả già bị thối do sâu bọ<br />
hoặc đặc biệt là gặp phải mƣa. Qua theo dõi<br />
cho thấy, các giống bí có thời gian từ khi gieo<br />
đến khi thu hoạch biến động từ 92 – 107<br />
ngày. Giống đối chứng thời gian sinh trƣởng<br />
dài nhất là 107 ngày. Hai giống F1-TLP 868<br />
và F1-Plato 757 có thời gian sinh trƣởng ngắn<br />
nhất là 92 ngày, ngắn hơn giống đối chứng 15<br />
ngày. Giống F1-M315 có thời gian sinh trƣởng<br />
là 95 ngày sớm hơn giống đối chứng là 12<br />
ngày. Hai giống F1-125 và GM 018 đều có<br />
thời gian sinh trƣởng hơn 100 ngày, trong đó<br />
F1-125 là 101 ngày và GM 018 là 105 ngày.<br />
Năng suất của các giống bí đỏ trong thí nghiệm<br />
Có rất nhiều các yếu tổ quyết định đến năng<br />
suất của các giống bí đỏ. Cũng nhƣ nhiều loại<br />
cây trồng khác, năng suất bí đỏ cũng chịu ảnh<br />
hƣởng của các yếu tố tự nhiên nhƣ nhiệt độ,<br />
ẩm độ, lƣợng mƣa, đất đai, dinh dƣỡng, các<br />
yếu tố kỹ thuật [2]. Trong cùng một điều kiện<br />
trồng trọt giống nhau thì yếu tố giống sẽ<br />
quyết định đến năng suất. Trong thí nghiệm<br />
vụ xuân năm 2009 tại Thái Nguyên, năng suất<br />
của các giống đƣợc thể hiện qua bảng sau:<br />
<br />
Bảng 2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất bí đỏ vụ xuân năm 2009 tại Thái Nguyên<br />
Giống<br />
F1-M 315<br />
F1-TLP 868<br />
F1-Plato 757<br />
GM 018<br />
F1-125<br />
Địa phƣơng (đ/c)<br />
<br />
Số quả/Cây (quả)<br />
1,59<br />
2,43<br />
2,78<br />
1,24<br />
1,13<br />
0,72<br />
<br />
KLTB quả (kg/quả)<br />
1,55<br />
0,75<br />
0,68<br />
2,24<br />
1,31<br />
2,72<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
68<br />
<br />
NSLT (tạ/ha)<br />
165,12<br />
122,11<br />
126,66<br />
186,10<br />
99,18<br />
131,21<br />
<br />
NSTT (tạ/ha)<br />
146,78<br />
108,89<br />
114,33<br />
162,56<br />
90,44<br />
116,33<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Mạnh Thắng và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Kết quả ở bảng 2 cho thấy:<br />
(+) Trung bình số quả trên cây: Biến động từ<br />
0,72 – 2,78 quả/cây. Các giống bí thí nghiệm<br />
đều có số quả trung bình trên cây lớn hơn<br />
giống địa phƣơng làm đối chứng. Giống F1Plato 757 có trung bình 2,78 quả/cây là lớn<br />
nhất. Qua thí nghiệm cho thấy nguyên nhân<br />
dẫn tới số quả/cây của giống đối chứng thấp<br />
hơn hẳn các giống khác là do giống có thời<br />
gian sinh trƣởng dài, thời điểm chuẩn bị thu<br />
hoạch gặp mƣa nhiều nên tỷ lệ quả bị thối lớn.<br />
(+) Khối lượng trung bình quả: Giống đối<br />
chứng có khối lƣợng trung bình quả lớn nhất<br />
là 2,72 kg/quả. Giống GM 018 cũng có khối<br />
lƣợng trung bình quả khá lớn là 2,24 kg/quả.<br />
Giống F1-TLP 868 là 0,75 kg/quả và F1-Plato<br />
757 là 0.68 kg/quả là hai giống có khối lƣợng<br />
trung bình quả khá nhỏ.<br />
(+) Năng suất lý thuyết: Năng suất lý thuyết<br />
của các giống bí thí nghiệm trong vụ xuân<br />
năm 2009 tại Thái Nguyên biến động từ 99,18<br />
– 186,10 tạ/ha. Ba giống F1-TLP 868, F1Plato 757 và F1-125 có năng suất lý thuyết<br />
nhỏ hơn giống đối chứng trong đó F1-125 là<br />
giống có năng suất lý thuyết thấp nhất 99,18<br />
tạ/ha. Hai giống F1-M315 và GM 018 có<br />
năng suất lý thuyết cao hơn giống đối chứng<br />
trong đó giống GM 018 có tiềm năng năng<br />
suất cao nhất là 186,10 tạ/ha. Giống đối<br />
chứng có tiềm năng năng suất là 131,21 tạ/ha.<br />
(+) Năng suất thực thu: Năng suất thực thu<br />
của các giống bí trong thí nghiệm biến động<br />
từ 90,44 – 162,56 tạ/ha. Các giống F1-TLP<br />
868, F1-Plato 757, F1-125 có năng suất thấp<br />
hơn giống đối chứng. Các giống F1-M315 và<br />
GM 018 có năng suất cao hơn giống đối<br />
chứng. Giống GM 018 có năng suất cao nhất,<br />
giống F1-125 có năng suất thấp nhất, giống<br />
đối chứng có năng suất là 116,33 tạ/ha.<br />
Chất lượng của các giống bí đỏ trong<br />
thí nghiệm<br />
Trong cùng một điều kiện trồng trọt giống<br />
nhau, chất lƣợng đƣợc quy định bởi yếu tố<br />
giống. Các giống khác nhau có chất lƣợng<br />
khác nhau. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu<br />
chất lƣợng của các giống bí đỏ thí nghiệm<br />
trong vụ xuân năm 2009 tại trƣờng Đại học<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
62(13): 67 - 70<br />
<br />
Nông Lâm Thái Nguyên đƣợc thể hiện cụ thể<br />
qua bảng 3.<br />
Số liệu ở bảng 3 cho thấy: (+) Hàm lượng vật<br />
chất khô: Vật chất khô có trong các giống bí<br />
biến động từ 10,32 - 15,02 %. Giống bí đối<br />
chứng có hàm lƣợng vật chất khô nhỏ nhất,<br />
giống F1-M315 có hàm lƣợng vật chất khô<br />
lớn nhất nhiều hơn giống đối chứng tới 4,7 %.<br />
Các giống còn lại cũng đều nhiều hơn giống<br />
đối chứng từ 0,94 – 3,49 %.<br />
(+) Hàm lượng Protein tổng số: Ở các giống<br />
bí thí nghiệm đều có hàm lƣợng Protein tổng<br />
số cao hơn giống bí đối chứng từ 0,11 – 0,38<br />
%. Trong đó giống F1-M315 có hàm lƣợng<br />
cao nhất là 0,99 %, giống địa phƣơng làm đối<br />
chứng là 0,61 %.<br />
(+) Hàm lượng khoáng tổng số: Kết quả phân<br />
tích cho thấy hàm lƣợng khoáng tổng số trong<br />
các giống bí thí nghiệm biến động từ 0,48 –<br />
0,90 %. Giống đối chứng có hàm lƣợng<br />
khoáng tổng số thấp nhất là 0,48 %, giống F1TLP 868 có hàm lƣợng cao nhất là 0,90%.<br />
Các giống bí thí nghiệm đều có hàm lƣợng<br />
khoáng tổng số cao hơn giống đối chứng từ<br />
0,10 – 0,42 %.<br />
(+) Hàm lượng xơ tổng số: Giống đối chứng có<br />
tỷ lệ xơ tổng số thấp nhất là 0,47 %. Các giống<br />
còn lại đều cao hơn giống đối chứng từ 0,15 –<br />
0,25 %. Hai giống F1-Plato 757 và GM 018 có<br />
hàm lƣợng xơ tổng số cao nhất là 0,72 %.<br />
(+) Hàm lượng đường tổng số: Hàm lƣợng<br />
đƣờng tổng số có trong giống đối chứng khá<br />
cao. Giống GM 018 có hàm lƣợng đƣờng<br />
tổng số cao nhất là 3,30 %, cao hơn giống bí<br />
đối chứng là 0,42 %. Các giống còn lại đều có<br />
hàm lƣợng đƣờng tổng số thấp hơn giống đối<br />
chứng từ 0,40 – 1,46 %. Giống F1-TLP 868 có<br />
hàm lƣợng đƣờng tổng số thập nhất là 1,42 %.<br />
(+) Hàm lượng caroten: Hàm lƣợng caroten<br />
trong quả càng cao thì màu sắc thịt quả càng<br />
đậm. Kết quả phân tích cho thấy hàm lƣợng<br />
caroten có trong các giống bí thí nghiệm đều<br />
cao hơn giống đối chứng. Giống đối chứng có<br />
hàm lƣợng caroten là 0,32 mg/100g, các<br />
giống còn lại đều cao hơn từ 0,06 – 1,09<br />
mg/100g, giống M 315 có hàm lƣợng cao<br />
nhất là 1,41 mg/100g.<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
69<br />
<br />
Nguyễn Mạnh Thắng và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
62(13): 67 - 70<br />
<br />
Bảng 3. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lƣợng trong bí đỏ trong thí nghiệm<br />
vụ xuân năm 2009 tại Thái Nguyên<br />
Kết quả phân tích mẫu<br />
VCK<br />
(%)<br />
<br />
Protein<br />
tổng số<br />
(%)<br />
<br />
Khoáng<br />
tổng số (%)<br />
<br />
Xơ tổng<br />
số (%)<br />
<br />
Đường<br />
tổng số (%)<br />
<br />
Caroten<br />
(mg/100g)<br />
<br />
F1-M 315<br />
<br />
15,02<br />
<br />
0,99<br />
<br />
0,58<br />
<br />
0,62<br />
<br />
1,64<br />
<br />
1,41<br />
<br />
F1-TLP 868<br />
<br />
13,81<br />
<br />
0,97<br />
<br />
0,90<br />
<br />
0,69<br />
<br />
1,42<br />
<br />
0,74<br />
<br />
F1-Plato 757<br />
<br />
13,16<br />
<br />
0,94<br />
<br />
0,83<br />
<br />
0,72<br />
<br />
2,12<br />
<br />
0,66<br />
<br />
GM 018<br />
<br />
11,96<br />
<br />
0,72<br />
<br />
0,71<br />
<br />
0,72<br />
<br />
3,30<br />
<br />
0,55<br />
<br />
F1-125<br />
<br />
11,26<br />
<br />
0,80<br />
<br />
0,63<br />
<br />
0,66<br />
<br />
2,48<br />
<br />
0,38<br />
<br />
Địa phƣơng (đ/c)<br />
<br />
10,32<br />
<br />
0,61<br />
<br />
0,48<br />
<br />
0,47<br />
<br />
2,88<br />
<br />
0,32<br />
<br />
Tên mẫu<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Trong điều kiện thí nghiệm về sinh trƣởng,<br />
năng suất, chất lƣợng của các giống bí đỏ tại<br />
vụ xuân năm 2009 cho thấy: (+) Thời gian<br />
sinh trưởng: Các giống GM 018, F1-125, đối<br />
chứng là các giống có thời gian sinh trƣởng<br />
lớn hơn 100 ngày, trong đó giống đối chứng<br />
có thời gian sinh trƣởng dài nhất. Các giống<br />
F1-M315, F1-TLP 868, F1-Plato 757 có thời<br />
gian sinh trƣởng từ 92 – 95 ngày. (+) Năng<br />
suất: Hai giống có năng suất thực thu cao hơn<br />
giống đối chứng là F1-M315 (146,78 tạ/ha)<br />
và GM 018 (162,56 tạ/ha). Giống đối chứng<br />
có năng suất thực thu là 116,33 tạ/ha. Các<br />
<br />
giống còn lại có năng suất thấp hơn giống đối<br />
chứng. Giống F1-125 có năng suất thấp nhất<br />
(90,44) tạ/ha. (+) Chất lượng: Ngoài hàm<br />
lƣợng đƣờng khá cao, các chỉ tiêu còn lại nhƣ<br />
vật chất khô, protein tổng số, khoáng tổng số,<br />
xơ tổng số, caroten của giống đối chứng đều<br />
thấp hơn các giống bí trong thí nghiệm.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Mai Văn Quyền, Lê Việt Nhi, Ngô Quang<br />
Vinh, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Tuấn Kiệt, Vũ Văn<br />
Bình (1995). Sổ tay trồng rau. Nxb Nông nghiệp.<br />
[2]. TT Khuyến nông Vĩnh Phúc, Báo cáo kết quả<br />
mô hình trình diễn bí đỏ vụ xuân năm 2006.<br />
<br />
SUMMARY<br />
<br />
RESEACH THE GROWTH POSSIBILITY, PRODUCTIVITY, QUALITY OF SOME<br />
CUCURBITA PEPO VARIETIES AT THAI NGUYEN PROVINCE IN 2009’S<br />
SPRING SEASON<br />
Nguyen Manh Thang, Nguyen Ngoc Nong<br />
College of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University<br />
<br />
The results show that: The longlife of cucurbita pepo varieties fluctuated from 92 to 107 days, the<br />
control variety had longlife 107 days. The GM 018 variety, F1-125 and control variety had longlife<br />
more 100 days. F1-M315 had longlife 95 days. F1-TLP 868 and F1-Plato 757 had time of growth<br />
shortest 95 days. In conditional product, the short time of growth is useful for treatment of crop.<br />
The fact of yeild of F1-M315 and GM 018 varieties is higher than control variety from 3045 to<br />
4623 kg/hecta. The fact of yeild of others varieties is lower than control variety. The F1-125 had<br />
yeild lowest (9044 kg/hecta). The surgar total is highest in GM 018 variety (3,30%). The surgar<br />
total of control variety is higher than the others. The trial varieties had analysis qualities index (dry<br />
material, total protein, total mineral, total filber, total caroten) higher than control variety.<br />
Keywords: cucurbita pepo, crop, growth possibility, productivity, quality, pumpkin<br />
<br />
<br />
<br />
Tel: 0915972708, Email: nmthang1983@gmail.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
70<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />