intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khoa học " ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH CHIẾT KEO TAI TƯỢNG ĐẾN SỰ NẨY MẦM CỦA HẠT KHÁO VÀNG, DẺ ĐỎ VÀ GIÁNG HƯƠNG "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

139
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết Keo tai tượng đến sự nảy mầm của hạt Kháo vàng, Dẻ đỏ và Giáng hương cho thấy trong 3 loại dịch chiết từ lá, rễ và thảm mục cây Keo tai tượng thì dịch chiết từ lá có ảnh hưởng mạnh nhất tới tỷ lệ nảy mầm của cả ba loại hạt. Dịch chiết lá Keo tai tượng ở độ đậm đặc 10-30% đã làm giảm tỷ lệ nảy mầm hạt Dẻ đỏ xuống 22,7-43,7% so với đối chứng, làm giảm tỷ lệ nảy mầm của hạt Kháo vàng và Giáng hương xuống 36,0% và 28,6% so...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học " ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH CHIẾT KEO TAI TƯỢNG ĐẾN SỰ NẨY MẦM CỦA HẠT KHÁO VÀNG, DẺ ĐỎ VÀ GIÁNG HƯƠNG "

  1. Nghiên cứu khoa học ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH CHIẾT KEO TAI TƯỢNG ĐẾN SỰ NẨY MẦM CỦA HẠT KHÁO VÀNG, DẺ ĐỎ VÀ GIÁNG HƯƠNG
  2. ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH CHIẾT KEO TAI TƯỢNG ĐẾN SỰ NẨY MẦM CỦA HẠT KHÁO VÀNG, DẺ ĐỎ VÀ GIÁNG HƯƠNG Hà Thị Mừng Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng Lê Quốc Huy, Phí Công Thường Trung tâm Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết Keo tai tượng đến sự nảy mầm của hạt Kháo vàng, Dẻ đỏ và Giáng hương cho thấy trong 3 loại dịch chiết từ lá, rễ và thảm mục cây Keo tai tượng thì dịch chiết từ lá có ảnh hưởng mạnh nhất tới tỷ lệ nảy mầm của cả ba loại hạt. Dịch chiết lá Keo tai tượng ở độ đậm đặc 10-30% đã làm giảm tỷ lệ nảy mầm hạt Dẻ đỏ xuống 22,7-43,7% so với đối chứng, làm giảm tỷ lệ nảy mầm của hạt Kháo vàng và Giáng hương xuống 36,0% và 28,6% so với đối chứng ở độ đậm đặc 30%. Dịch chiết từ rễ Keo tai tượng làm giảm tỷ lệ nảy mầm của hạt Dẻ đỏ ở độ đậm đặc 20-30% xuống 20,4-26,0% so với đối chứng, trong khi làm giảm không đáng kể tỷ lệ nảy mầm của hạt Kháo vàng và Giáng hương. Dịch chiết từ thảm mục Keo tai tượng không ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của ba loại hạt. Từ khóa: Dịch chiết Keo tai tượng, Kháo vàng, Dẻ đỏ, Giáng hương MỞ ĐẦU Kháo vàng (Machilus odoratissma Ness), Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii H. et A. Camus) và Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus Kurz) là các loài cây gỗ lớn bản địa có giá trị kinh tế cao, đang bị khai phá quá mức, cần có biện pháp phục hồi và bảo vệ hợp lý. Đây là những loài cây đang được sử dụng trong các chương trình trồng rừng theo phương thức hỗn giao với các lo ài cây Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm như những loài cây phù trợ. Thực tế, sau 5-6 năm trồng, các loài cây bản địa hoặc bị chết hoặc sinh trưởng kém, chỉ còn lại các loài Keo. Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết từ các bộ phận cây Keo tai tượng tới các loài cây bản địa lá rộng để đề xuất biện pháp kỹ thuật trồng rừng hỗn giao Keo tai tượng phù trợ với các cây bản địa lá rộng hoặc chuyển hóa các rừng trồng keo thuần loại thành rừng hỗn giao bền vững. Nghiên cứu này đã tiến hành bố trí thí nghiệm, đánh giá ảnh hưởng ức chế của Keo tai tượng đến sự nảy mầm của hạt Kháo vàng, Dẻ đỏ và Giáng hương trong phòng thí nghiệm. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu Hạt Kháo vàng được thu hái tại Vũ Lễ - Bắc Sơn - Lạng Sơn. Hạt Giáng hương thu hái tại vườn quốc gia Yok Don - tỉnh Đak Lak. Hạt Dẻ đỏ thu hái tại rừng trồng ở Đồng Hỷ - Thái Nguyên. Nguyên liệu để sử dụng làm dịch chiết là lá, rễ và thảm mục cây Keo tai tượng lấy ở Cầu Hai - Phú Thọ. Nghiên cứu được tiến hành tại phòng thí nghiệm Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu * Chuẩn bị dịch chiết Lá, rễ và thảm mục của Keo tai tượng được thu hái riêng từng bộ phận, phơi khô không khí trong nhà kính, sau đó nghiền nhỏ dưới dạng bột.
  3. Bột các bộ phận này được ngâm trong nước cất 24 giờ tại phòng thí nghiệm, sau đó lọc qua túi vải muslin và giấy lọc. Mỗi loại nguyên liệu được chiết thành các độ đậm đặc 5% (50g bột nguyên liệu ngâm trong 1 lít nước cất), 10%, 20% và 30%. * Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm gồm 13 công thức (CT) cho mỗi loại hạt Kháo vàng, Dẻ đỏ và Giáng hương là: Đối chứng (xử lý hạt bằng nước lã); xử lý hạt bằng dịch chiết lá, rễ và thảm mục Keo tai tượng (5, 10, 20 và 30%). Mỗi công thức 3 lần lặp, mỗi lần lặp 50 hạt. Ngâm hạt vào các dịch chiết trong 24h ở nhiệt độ trong phòng, sau đó vớt ra. Hạt ở mỗi công thức được đặt trong các khay có lót giấy thấm để giữ ẩm. Các khay hạt được đặt trong tủ khí hậu LEEC. Trong suốt quá trình thí nghiệm, nhiệt độ trong tủ được điều chỉnh là 300C và thường xuyên điều chỉnh cho đủ ẩm bằng nước cất. * Theo dõi, thu thập và xử lý số liệu về sự nảy mầm Quá trình nảy mầm của hạt được theo dõi từ khi bắt đầu thí nghiệm đến khi kết thúc sự nảy mầm (sau 3 ngày liên tục, số hạt nảy mầm không bằng 1% tổng số hạt đem thí nghiệm). Chỉ tiêu thu thập là số hạt nảy mầm hàng ngày trong suốt thời gian thí nghiệm. Số liệu thu thập được sử dụng để tính toán tỷ lệ nảy mầm theo công thức của Schimidt (2000). T ỷ lệ nảy mầm = (Số hạt nảy mầm/tổng số hạt thí nghiệm) x 100 Dùng tiêu chuẩn χ2 và tiêu chuẩn U của phân bố chuẩn tiêu chuẩn để kiểm tra sự sai dị giữa các công thức. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ảnh hưởng của dịch chiết Keo tai tượng đến nảy mầm hạt Kháo vàng Số liệu về tỷ lệ nảy mầm của hạt Kháo vàng ở các công thức xử lý dịch chiết Keo tai tượng được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Tỷ lệ nảy mầm của hạt Kháo vàng ở các loại dịch chiết Keo tai tượng (%) CTTN Dịch chiết lá Dịch chiết rễ Dịch chiết thảm mục Thực tế Thực tế Thực tế So ĐC So ĐC So ĐC ĐC 76,0 76,0 76,0 5% 72,0 -4,0 73,3 -2,7 74,0 -2,0 10% 68,0 -8,0 70,0 -6,0 72,0 -4,0 20% 62,0 -14,0 64,7 -11,3 70,0 -6,0 30% 40,0 -36,0 60,0 -16,0 68,7 -7,3 Sau 16 ngày, hạt Kháo vàng bắt đầu nảy mầm. Tỷ lệ nảy mầm ở công thức đối chứng là 76%. T ỷ lệ nảy mầm của hạt Kháo vàng ở các công thức xử lý dịch chiết lá Keo tai tượng là 40,0-72,0%, giảm 4,0-36,0% so với đối chứng. Tuy nhiên, kết quả phân tích thống kê cho thấy t ỷ lệ nảy mầm của hạt xử lý dịch chiết lá Keo tai t ượng ở độ đậm đặc 5-20% khác nhau không có ý nghĩa so với đối chứng ( U t  0,46;0,89;1,51  U b  1,96 ), nhưng ở độ đậm đặc 30% thì t ỷ lệ nảy mầm giảm rõ rệt so với đối chứng ( U t  3,65  U b  1,96 ).
  4. T ỷ lệ nảy mầm của hạt Kháo vàng ở các công thức xử lý dịch chiết rễ Keo tai tượng là 60,0-73,3%, thấp hơn so với đối chứng 2,7-16,0% và không khác biệt có ý nghĩa khi phân tích thống kê (  t2  3,92   b2  9, 49 ). Khi xử lý hạt bằng dịch chiết thảm mục thì t ỷ lệ nảy mầm của hạt Kháo vàng là 68,7 - 74,0%, thấp hơn so với đối chứng 2,0-7,3%, song không có ý nghĩa về mặt thống kê (  t2  0,87   b2  9,49 ). Ảnh hưởng của dịch chiết Keo tai tượng đến nảy mầm hạt Dẻ đỏ Số liệu nghiên cứu về tỷ lệ và tốc độ nảy mầm của hạt Dẻ đỏ ở các công thức xử lý dịch chiết Keo tai tượng được trình bày ở bảng 2. Bảng 2. Tỷ lệ nảy mầm của hạt Dẻ đỏ ở các loại dịch chiết Keo tai tượng (%) CTTN Lá Rễ Thảm mục Thực tế Thực tế Thực tế So ĐC So ĐC So ĐC ĐC 64,7 64,7 64,7 5% 62,0 -2,7 63,3 -1,4 64,0 -0,7 10% 42,0 -22,7 60,7 -3,0 61,3 -3,4 20% 22,0 -42,7 43,3 -20,4 60,7 -4,0 30% 21,3 -43,7 38,8 -26,0 52,7 -12,0 Sau 14 ngày, hạt Dẻ đỏ bắt đầu nảy mầm.Tỷ lệ nảy mầm ở công thức đối chứng là 64,7%. T ỷ lệ nảy mầm của hạt Dẻ đỏ ở công thức xử lý dịch chiết lá 5% là 62,0%, giảm không đáng kể so với đối chứng ( U t  0,28  U b  1,96 ). Ở các độ đậm đặc 10%, 20% và 30% có tỷ lệ nảy mầm tương ứng là 42,0%, 22,0% và 21,3%, giảm tương ứng so với đối chứng là 22,7%, 42,7% và 43,7% (10%: U t  2,27  U b  1,96 ; 20%: U t  5, 45  U b  1,96 ; 30%: U t  5, 20  U b  1,96 ). Xử lý dịch chiết rễ Keo tai tượng 5% và 10% thì t ỷ lệ nảy mầm của hạt Dẻ đỏ không có sự sai khác rõ rệt so với đối chứng ( U t  0,14;0,62  U b  1,96 ), chỉ ở công thức xử lý dịch chiết 20 và 30% tỷ lệ nảy mầm mới thực sự giảm xuống 20,4-24% ( U t  3,28;3,74  U b  1,96 ). Xử lý dịch chiết thảm mục tuy có giảm tỷ lệ nảy mầm của hạt Dẻ đỏ xuống 0,7- 12% so với đối chứng, song không khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (  t2  1,92   b2  9,49 ). Từ số liệu ở bảng 2 có thể nói, dịch chiết lá Keo tai t ượng đã kìm hãm sự nảy mầm của Dẻ đỏ, làm giảm rõ rệt tỷ lệ nảy mầm của chúng, đặc biệt là khi xử lý ở độ đậm đặc 20-30%. Nói cách khác, lá Keo tai tượng rơi xuống càng nhiều thì càng ảnh hưởng đến t ỷ lệ nảy mầm của hạt Dẻ đỏ. Ảnh hưởng của dịch chiết Keo tai tượng đến nảy mầm hạt Giáng hương Số liệu về tỷ lệ và tốc độ nảy mầm của hạt Giáng hương ở các công thức xử lý dịch chiết Keo tai tượng được trình bày ở bảng 3. Bảng 3. Tỷ lệ nảy mầm của hạt Giáng hương ở các loại dịch chiết Keo tai tượng (%) CTTN Lá Rễ Thảm mục Thực tế So với Thực tế So với Thực tế So với ĐC ĐC ĐC ĐC 61,3 61,3 61,3 5% 56,0 -5,3 58,0 -3,3 59,3 -2,3
  5. 10% 52,7 -8,6 52,0 -9,3 58,0 -3,3 20% 48,0 -13,3 44,0 -17,3 53,3 -8,0 30% 32,7 -28,6 42,7 -18,6 52,7 -8,6 Sau 4 ngày, hạt Giáng hương bắt đầu nảy mầm. T ỷ lệ nảy mầm ở công thức đối chứng là 61,3%. T ỷ lệ nảy mầm của hạt Giáng hương xử lý dịch chiết 5-20% khác nhau không có ý nghĩa so với đối chứng ( U t  0,34;0,88;1,34  U b  1,96 ), đến độ đậm đặc 30% thì tỷ lệ nảy mầm giảm rõ rệt so với đối chứng ( U t  2,87  U b  1,96 ). Ở các công thức xử lý dịch chiết rễ Keo tai tượng, tỷ lệ nảy mầm của hạt Giáng hương giảm 3,3-18,6% so với đối chứng, không khác biệt rõ rệt ở các độ đậm đặc của dịch chiết rễ (  t2  5,47   b2  9,49 ). T ỷ lệ nảy mầm của hạt Giáng hương ở các công thức dịch chiết thảm mục Keo tai tượng là 52,7 - 59,3%, thấp hơn đối chứng 2,3-8,6%. Cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ nảy mầm của hạt ở các dịch chiết này (  t2  1,17   b  9,49 ). 2 KẾT LUẬN Dịch chiết lá Keo tai tượng ở độ đậm đặc 30% đã làm giảm tỷ lệ nảy mầm của hạt Kháo vàng xuống 36,0% so với đối chứng, trong khi dịch chiết rễ và thảm mục 5-30% làm giảm không đáng kể tỷ lệ nảy mầm của hạt. Dịch chiết lá Keo tai tượng ở độ đậm đặc 10- 30% đã làm giảm tỷ lệ nảy mầm của hạt Dẻ đỏ xuống 22,7-43,7%; dịch chiết rễ 20-30% làm giảm 20,4-26,0% tỷ lệ nảy mầm của hạt so với đối chứng và dịch chiết thảm mục không ảnh hưởng rõ rệt đến sự nảy mầm của hạt. Dịch chiết lá Keo tai tượng ở độ đậm đặc 30% đã làm giảm tỷ lệ nảy mầm của hạt Giáng hương xuống 28,6% so với đối chứng, trong khi dịch chiết rễ và thảm mục làm giảm không đáng kể tỷ lệ này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bansal, G. L., 2004. International Workshop on Protocols and Methodologies in Allelopathy (IWPMA) held April 2-4, 2004 in Palampur (HP) India. CSK HP Agricultural University, Palampur (HP) India. Bezuidenhout, 2007. Allelopathy as a Possible Cause for Crop Yield Reductions. Agriculture and Enviroment Affaires. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2001. Kiểm nghiệm hạt giống lâm nghiệp. Hà Nội. Chou. C.H., 1999. Roles of allelopathy in plant biodiversity and sustainable agriculture. Critical Review in Plant Science. 18: 673-693. Chou, Chang-Hung, 2004. Methodologies for allelopathic research in natural and agricultural Ecosystems. Abstracts of an International Workshop on Protocols and Methodologies in Allelopathy held April 2-4,. 2004 in Palampur (HP) India. CSK HP Agricultural University,. Palampur (HP) India: International Allelopathy Society. p. 01. FAO, 2006. The importance of allelopathy in breeding new cultivars-Kil-Ung Kim and Dong-Hyun Shin. Huy, 2004. Invasion of Parthenium hysterophorus Linn. in chir-pine forests and its effect on soil characteristics. Submitted in partial fulfillment of the requirements for the Degree of Master of Science in forestry. India.
  6. Huy, L.Q. and Seghal, R.N., 2004. Invasion of Parthenium hysterophorus in chir-pine forests and its allelopathic effects. Abstracts of International Workshop on Protocols and Methodologies in Allelopathy held April 2-4, 2004 in Palampur (HP) India. CSK HP Agricultural University, Palampur (HP) India: International Allelopathy Society. p. 52. Schmidt Lars, 2000. Guide to handling of tropical and subtropical forest seed. Danida forest seed centre. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (1996). Xử lý thống kê và kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong Nông Lâm nghiệp trên máy vi tính. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. EFFECT OF AQUEOUS EXTRACTS OF ACACIA MANGIUM ON THE GERMINATION OF MACHILUS ODORATISSMA, LITHOCARPUS DUCAMPII AND PTEROCARPUS MACROCARPUS SEEDS Ha Thi Mung Forest Ecology and Environment Research Centre Le Quoc Huy, Phi Cong Thuong Forest Biotechnology Centre Forest Science Institute of Vietnam SUMMARY Research on effect of aqueous extracts of Acacia mangium on the germination of Machilus odoratissma, Lithocarpus ducampii and Pterocarpus macrocarpus seeds showed that among three aqueous extracts from leaves, roots and decomposed litter falls of Acacia mangium, the leaf extract had strongest allolepathic effects to the germination rate of studied seeds. 10-30% concentration of leaf extracts reduced significantly the germination of Lithocarpus ducampii seeds 22,3-43,3% respectively lower in comparison with control, reduced the germination rate of Machilus odoratissma and Pterocarpus macrocarpus seeds 36,0% and 28,6% respectively in comparison with control at concentration of 30%. The aqueous extracts from root parts could reduce the germination rate of Lithocarpus ducampii seed at concentration of 30%, 20,4-25% reduced respectively in comparison with control, while was not significantly reduced the germination rate of Machilus odoratissma and Pterocarpus macrocarpus seeds in comparison with the control. The aqueous extract from decomposed litter fallst was not significantly reduced the germination rate of studied seeds. Key words: Aqueous extracts of Acacia mangium, Machilus odoratissma, Lithocarpus ducampii, Pterocarpus macrocarpus
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2