intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương nghiên cứu Phương pháp luận nghiên cứu khoa học: Ảnh hưởng của việc nghiện điện thoại thông minh đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:28

65
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương nghiên cứu Phương pháp luận nghiên cứu khoa học "Ảnh hưởng của việc nghiện điện thoại thông minh đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh" với mục tiêu nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến kết quả học tập của sinh viên tại Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế của việc ảnh hưởng của điện thoại thông minh tác động đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương nghiên cứu Phương pháp luận nghiên cứu khoa học: Ảnh hưởng của việc nghiện điện thoại thông minh đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU Đề tài: “Ảnh hưởng của việc nghiện điện thoại thông minh đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh” Lớp học phần: DHQTLOG17A Nhóm: 4 GVHD: TS. Trần Thị Tường Vân Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2023
  2. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU Đề tài: “Ảnh hưởng của việc nghiện điện thoại thông minh đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh” Lớp học phần: DHQTLOG17A Nhóm: 4 STT HỌ VÀ TÊN MSSV Chữ ký 1 Đỗ Thị Ngọc Nhung 21015021 2 Thạch Thị Thanh Thư 21026011 3 Huỳnh Thị Mai Phương 21016821 4 Trần Như Quỳnh 21034951 5 Nguyễn Ngọc Hồng Nhung 21074961 6 Lê Hồng Thắm 21057261 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm MỤC LỤC
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài/ tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, việc ai nấy đều sở hữu cho riêng mình tối thiểu một chiếc điện thoại thông minh là điều không thể phủ nhận. Nó gần như đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Song với sự phát triển tích cực, với lợi ích của điện thoại thông minh mang lại, thì đây cũng là một trong những nguyên nhân không nhỏ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, tâm lý và cuộc sống ở con người, đặc biệt là đối với sinh viên. Theo nghiên cứu của Pew Research Center, có khoảng 96% sinh viên sử dụng điện thoại thông minh, với thời gian sử dụng hàng ngày trung bình khoảng 4 tiếng. Thời gian sử dụng này cũng tương đối dài so với thời gian mà họ dành cho việc học tập. Mà kết quả học tập là một trong những bằng chứng cho thấy sự thành công của học sinh/sinh viên về kiến thức, kĩ năng, năng lực, thái độ đã được đặt ra trong mục tiêu giáo dục. Vậy nên việc học tập sinh viên được đặc biệt chú ý quan tâm hàng đầu. Do đó nhóm chúng em chọn chủ đề “Ảnh hưởng của việc nghiện điện thoại thông minh đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh”, qua đó nhằm giúp các bạn sinh viên nói riêng và cũng như là giới trẻ, lực lượng nồng cốt trong tương lai, nói chung có thể nhận thức được ý nghĩa hay sự quan trọng của vấn đề. Và từ đó từng bước một loại bỏ thế hệ “ngón tay cái”, đảm bảo sự phát triển của thời đại tỷ lệ thuận với sự phát triển toàn diện của sinh viên. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chính: Tìm hiểu những ảnh hưởng của việc nghiện điện thoại thông minh đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Công Nghiệp TP.HCM. 2.2 Mục tiêu cụ thể: Khảo sát thực trạng về vấn đề ảnh hưởng của việc nghiện điện thoại thông minh đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Tìm hiểu ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến kết quả học tập của sinh viên tại Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế của việc ảnh hưởng của điện thoại thông minh tác động đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. 3. Viết câu hỏi nghiên cứu Thực trạng của việc nghiện điện thoại thông minh của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay? 4
  4. Ảnh hưởng của việc nghiện điện thoại thông minh đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh? Hãy nêu những biện pháp khắc phục/ hạn chế tình trạng nghiện điện thoại ở sinh viên Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của việc nghiện điện thoại dẫn đến kết quả học tập của sinh viên IUH. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu sinh viên thuộc các khoa của trường Đại học Công nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh. Về không gian: Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Về thời gian: Từ tháng 2/2023 đến tháng 4/2023. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc nghiện điện thoại thông minh dẫn đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm cung cấp thêm những dẫn chứng làm rõ các tác động tiêu cực của điện thoại thông minh đối với việc học của sinh viên. Chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa nghiện điện thoại thông minh với kết quả học tập của sinh viên. Từ đó xây dựng nên hệ thống lí luận giúp sinh viên có những biện pháp tối ưu trong việc sử dụng điện thoại trong học tập một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở để phát triển các nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc nghiện điện thoại dẫn đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh” ta có thể thấy được thực trạng sử dụng điện thoại thông minh ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp. Từ đó đưa ra các biện pháp giúp sinh viên IUH sử dụng Smartphone một cách hiệu quả hơn, trở thành công cụ hỗ trợ tích cực cho sinh viên trong việc học tập, công việc và cuộc sống hằng ngày. 5
  5. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Các khái niệm, các lý thuyết chính có liên quan đến đề tài 1.1. Các nghiên cứu trong nước 1.1.1. Các khái niệm a) Điện thoại thông minh Theo giáo sư tiến sĩ Hồ Ngọc Đại, điện thoại thông minh (smartphone) là một loại thiết bị di động được tích hợp với nhiều tính năng và ứng dụng khác nhau, từ việc liên lạc, giải trí, lưu trữ, xử lý dữ liệu, chụp ảnh, quay video và truy cập Internet. Điện thoại thông minh thường có màn hình lớn với độ phân giải cao, cảm ứng đa điểm, kết nối Wi-Fi, Bluetooth và 4G, bộ nhớ trong và khe cắm thẻ nhớ mở rộng. Ngoài ra, điện thoại thông minh còn có khả năng kết nối với các thiết bị khác như máy tính, máy tính bảng và thiết bị âm thanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng trong việc truy cập và sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trực tuyến và nội dung giải trí. b) Kết quả học tập Theo Nguyễn Đức Chính “Kết quả học tập là mức độ đạt được kiến thức, kỹ năng hay nhận thức của người học trong một lĩnh vực nào đó (môn học)”. c) Sinh viên Sinh viên là lứa tuổi từ sau tuổi Phổ thông trung học đến khoảng 24-25 tuổi. Đây là lớp người theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng, là tầng lớp tri thức của xã hội. Sinh viên là tầng lớp quan trọng trong mỗi chính thể, là đội ngũ chuyển tiếp, chuẩn bị cho nguồn lực lao động xã hội có trình độ cao của đất nước. (Theo Vũ Thị Nho). Sinh viên là thế hệ trẻ với sự năng động và việc sinh viên sử dụng MXH là một điều tất yếu. (Trần T. Minh Đức, Bùi T. Hồng Thái - 2014). d) Sinh viên IUH Sinh viên IUH là những sinh viên thuộc các khoa khác nhau trong độ tuổi từ 18 - 23 hiện đang học tập tại trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. 1.1.2. Thực trạng sử dụng điện thoại thông minh Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thúy Hằng về mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thang đo SAS-SV đánh giá nghiện sử dụng điện thoại, thang K10 đánh giá rối loạn tâm lý và thang PSQI đánh giá chất lượng giấc ngủ. Theo nghiên cứu, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh ở học sinh là 49,1% và tỷ lệ này ở sinh viên là 43,7%. Có 57,3% học sinh có tình trạng giấc ngủ không tốt và tỷ lệ này ở nhóm sinh viên là 51,6%. Tỷ lệ nghiện sử dụng điện thoại thông minh ở học 6
  6. sinh và sinh viên là đáng báo động và có liên quan có ý nghĩa thống kê với các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý. Cần có những giải pháp can thiệp giúp học sinh, sinh viên nhận thức được và quản lý tốt việc sử dụng điện thoại thông minh. Nghiên cứu của Nguyễn Phúc Thành Nhân BS, Viện Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng, Trường Đại học Y Dược Huế Nguyên Vũ Thành (Sinh viên YHDP6), Tôn Nư Nam Trân (Sinh viên YTCC4), Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Tâm Trưởng phòng Khoa học Công nghệ - Hợp tác Quốc tế, trường Đại học Y Dược Huế. Nghiên cứu cắt ngang trên 698 sinh viên Y3, Y4, sử dụng thang đo SAS-SV đánh giá nghiện sử dụng điện thoại, thang K10 đánh giá rối loạn tâm lý và PSQI đánh giá chất lượng giấc ngủ. Sinh viên dành 3,58 giờ mỗi ngày cho điện thoại. Tỷ lệ nghiện sử dụng điện thoại thông minh là 43,7%. Đa số sinh viên kiểm tra điện thoại di động thường xuyên (32,3% sinh viên kiểm tra điện thoại mỗi 30 phút hoặc trong khoảng thời gian ngắn hơn). Mục đích chính của việc sử dụng điện thoại chủ yếu là nói chuyện (85,0%), nhắn tin (86,8%), kiểm tra mạng xã hội (61,3%), chơi game (46,4%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nghiện sử dụng điện thoại di động và chất lượng giấc ngủ, mức độ rối loạn tâm lý. Kết quả nghiên cứu đặt ra yêu cầu về các giải pháp nhằm làm giảm tình trạng nghiện sử dụng điện thoại cũng như tác hại của vấn đề này. Nghiên cứu của Trịnh Nguyễn Thanh, Nguyễn Thị Hà và Nguyễn Thị Diễm Sương về ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến kết quả học tập của sinh viên đã sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với mẫu gồm 327 sinh viên ở một số trường để khảo sát. Kết quả cho thấy rằng 74,5% sinh viên sử dụng điện thoại thông minh trong suốt quá trình học tập. Tỷ lệ sinh viên sử dụng điện thoại thông minh trong lớp học là 56,5%. 91,5% sinh viên thừa nhận rằng việc sử dụng điện thoại thông minh ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của họ. Tỷ lệ sinh viên sử dụng điện thoại thông minh khi đang học bài là 60,5%, trong đó có 33,5% sử dụng để lướt mạng xã hội, 21% sử dụng để nhắn tin, và 6% sử dụng để chơi game. 80,5% sinh viên thừa nhận rằng việc sử dụng điện thoại thông minh đã làm giảm tập trung và khả năng tiếp thu kiến thức của họ. Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Nghĩa, Phan Thị Minh Phương, Đinh Thị Kim Ánh, Nguyễn Thị Trang về sinh viên và điện thoại thông minh (smartphone): được thực hiện bằng cách sử dụng một phương thức khảo sát. Nhóm tác giả thiết kế và phát bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu từ sinh viên các trường đại học ở Việt Nam. Kết quả cho thấy rằng có 65,2% cho rằng sử dụng điện thoại thông minh là để phục vụ học tập, 68% dùng điện thoại thông minh để lưu trữ thông tin, tài liệu học tập, 43% 7
  7. sinh viên dùng các phần mềm văn bản trên điện thoại thông minh. Tuy nhiên có tới 68,5% sinh viên cảm thấy việc tìm kiếm, đọc tài liệu trên mạng làm cho họ mất dần thói quen tìm tài liệu, đọc sách giấy. Tỷ lệ sinh viên cho rằng nghiện điện thoại thông minh ảnh hưởng đến kết quả học tập là 48,3% , có 23,3% sinh viên đồng ý rằng điện thoại thông minh làm sa sút việc học tập, điện thoại thông minh làm mất tập trung trong việc học tập và công việc là 39,5%. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Trinh về ảnh hưởng của việc sử dụng Smartphone đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế được thực hiện bằng phương pháp thu thập số liệu và thống kê mô tả, phương pháp định lượng, thang đo Cronbach’s Alpha, mô hình EFA và thang đo Likert. Kết quả của cuộc khảo sát trên 196 sinh viên và tỷ lệ sinh viên sử dụng điện thoại thông minh để giải trí là từ 1-3h mỗi ngày. Có 16,3% sinh viên sử dụng điện thoại vì mục đích học tập, 83,7% sinh viên sử dụng với mục đích khác. Mức độ sử dụng cho các việc giải trí là 46,4%, giao tiếp là 46,9% còn sử dụng cho học tập chỉ chiếm 52,5%. Trong 196 sinh viên trả lời thì có tới 61,7% sinh viên cho biết họ sử dụng điện thoại thông minh gây ảnh hưởng đến kết quả học tập, 27% sinh viên cảm thấy sử dụng điện thoại không có hiệu quả đến kết quả học tập. 1.1.3. Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh Tại Việt Nam – nghiên cứu về “ảnh hưởng của việc nghiện điện thoại thông minh đến kết quả học tập của sinh viên” được xuất bản dưới dạng các bài báo nghiên cứu khoa học còn khá khiêm tốn, tuy nhiên vẫn có những bài nghiên cứu nổi bật có liên quan đến chủ đề như sau: Ảnh hưởng của việc sử dụng smartphone đến kết quả học tập của sinh viên - Trịnh Nguyễn Thanh Trúc, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị Diễm Sương (2016). Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm giải đáp các câu hỏi về tỷ lệ nam và nữ sử dụng smartphone tại các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, tìm hiểu thực trạng sử dụng smartphone của sinh viên và mục đích sử dụng, tìm hiểu ảnh hưởng của smartphone đến năng suất học tập của sinh viên và so sánh kết quả giữa hai nhóm trường công lập và dân lập. Kết quả của bài nghiên cứu nhìn chung khá giống với bài nghiên cứu khoa học của Ghazanfar A Abbasi & nnk “tìm hiểu hưởng của việc sử dụng smartphone đến kết quả học tập và độ nghiện smartphone đối với sinh viên” đó là mục đích việc sử dụng smartphone có mối liên hệ trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên. Sinh viên và smartphone (smartphone): việc sử dụng và những ảnh hưởng đến học tập và xã hội – Nguyễn Xuân Nghĩa (2017). 8
  8. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính và thang đo về mức độ nghiện smartphone là chính, bài nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Xuân Nghĩa đã tìm hiểu thực trạng việc sử dụng Smartphone và ảnh hưởng của nó lên các mối quan hệ xã hội và việc học tập của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Qua kết quả các dữ liệu thu được rõ ràng smartphone có tác động lên quan hệ xã hội và việc học tập của sinh viên ở cả mặt tích cực và tiêu cực như: giúp sinh viên tra cứu, lưu trữ hay tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng. Mặt khác việc sinh viên quá lạm dụng vào smartphone nên không tập trung học tập, lãng phí thời gian cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thúy Hằng về mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nghiện sử dụng điện thoại thông minh ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên là đáng báo động và có liên quan có ý nghĩa thống kê với các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý. Cần có những giải pháp can thiệp giúp học sinh, sinh viên nhận thức được và quản lý tốt việc sử dụng điện thoại thông minh. Cần có thêm những nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực này để đưa ra các bằng chứng và giải pháp nhằm hạn chế các tác động có hại của việc sử dụng điện thoại thông minh. Nghiên cứu của Nguyễn Phúc Thành Nhân BS, Viện Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng, Trường Đại học Y Dược Huế Nguyên Vũ Thành (Sinh viên YHDP6), Tôn Nư Nam Trân (Sinh viên YTCC4), Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Tâm Trưởng phòng Khoa học Công nghệ - Hợp tác Quốc tế, trường Đại học Y Dược Huế. Qua kết quả các dữ liệu thu được cho thấy sử dụng điện thoại thông minh quá mức có thể gây ảnh hưởng đến thị lực và đau ở cổ tay hay cổ gáy. Nghiệm trọng hơn, lạm dụng điện thoại có thể gây ra một vài vấn đề về tâm thần hoặc rối loạn hành vi. Nhóm ít lạm dụng điện thoại thông minh có tỷ lệ ít nghiện điện thoại thông minh hơn và ít bị mắc chứng lo âu và trầm cảm hơn nhóm thuộc tỷ lệ lạm dụng điện thoại thông minh cao. Ngoài ra, rối loạn tâm lý càng nặng thì tỷ lệ nghiên điện thoại càng cao; không bị rối loạn trầm cảm chiếm 25,9%, rối loạn nhẹ chiếm 43,2%, rối loạn nặng chiếm hơn 55%. 1.1.4. Kết quả học tập của sinh viên Nghiên cứu của Nguyễn Thị Trinh về ảnh hưởng của việc sử dụng Smartphone đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế cho thấy rằng một số nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập giảm sút hay tốt lên khi sử dụng điện thoại đó là: các bạn sử dụng điện thoại thông minh cho các mục đích ngoài việc học là rất cao, 9
  9. sử dụng thời gian trong ngày để lướt mạng xã hội quá nhiều mặc dù có cài đặt các phần mềm hỗ trợ học tập nhưng cũng ít khi sử dụng đến những điều đó làm cho kết quả học tập của các bạn giảm sút và không có chiều hướng cải thiện. Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Nghĩa, Phan Thị Minh Phương, Đinh Thị Kim Ánh, Nguyễn Thị Trang về sinh viên và điện thoại thông minh (smartphone) kết quả cho thấy rằng về mặt tích cực như: giúp học ngoại ngữ một cách chủ động hơn, tra cứu thông tin nhanh hơn, có nhiều nguồn hơn, giúp sinh viên lưu trữ tốt hơn, tiếp cận tài liệu nhanh hơn khi làm bài, .... nhưng nó cũng có nhiều tác dụng tiêu cực như dễ gây mất tập trung vào việc học, chiếm nhiều thời gian hơn nếu không tự kiểm soát được, dễ xao nhãng việc học làm kết quả học tập giảm sút, điện thoại thông minh có màn hình hạn chế, khó đánh nhanh văn bản.... 1.1.5. Giải pháp Nghiên cứu của Trịnh Nguyễn Thanh, Nguyễn Thị Hà và Nguyễn Thị Diễm Sương về ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến kết quả học tập của sinh viên Tiếp tục duy trì các hoạt động phục vụ cho mục đích học tập: tra từ điển, tìm kiếm tài liệu trực tuyến, download tài liệu…thường xuyên hơn để có thể cập nhật được nhiều kiến thức mới bên cạnh các kiến thức đã được tiếp nhận trên giảng đường. Cập nhật kết quả học tập và theo dõi thông tin trên trang web nhà trường nhằm cập nhật thời khóa biểu, hoạt động đào tạo, cũng như sự thay đổi trong học tập một cách nhanh nhất. Đa số giới trẻ hiện nay nói chung và các bạn sinh viên nói riêng thường phụ thuộc vào chiếc điện thoại của mình để phục vụ cho nhu cầu giải trí kết bạn nhiều hơn là công việc học tập. Vì vậy, sinh viên cần phân bổ thời gian sử dụng hợp lý cho các hoạt động giải trí trên điện thoại thông minh, kết hợp với mục đích học tập nếu muốn có kết quả học tập tốt hơn, như những phần mềm học tiếng Anh, từ điển, không sử dụng điện thoại thông minh để chơi game trong giờ học, không nên lên mạng, truy cập các trang web tiêu cực khác, ... Nghiên cứu của Nguyễn Bá Thái đã sử dụng các quan điểm về phương pháp luận Mác xít và kết hợp sử dụng các lý thuyết xã hội học đã đề ra một số giải pháp: Nhà trường nên có một diễn đàn để các sinh viên, giảng viên và các chuyên gia chia sẽ những kinh nghiệm về cách tận dụng cũng như sử dụng các mạng xã hội một cách hiệu quả trong quỹ thời gian. Tạo ra một số khoá học, các buổi hướng dẫn để nâng cao sự hiểu biết của SV giúp họ khai thác được nhiều tiềm năng của mạng xã hội hơn, lòng ghép các ứng dụng của mạng xã hội vào các môn học. Về phía SV cần xem xét nghiêm túc lại cách sử dụng mạng xã hội, xác định rõ lịch trình cần làm để phân 10
  10. chia thời gian sử dụng hợp lí tránh việc dùng mạng xã hội quá nhiều, hạn chế các tác hại xấu của các tài khản mạng xã hội đến các hoạt động và KQHT của sinh viên. Theo nhận định từ những quan sát qua nhiều năm giảng dạy TS. Vũ Thu Hương, chuyên gia giáo dục: Sinh viên nên chủ động tắt các thiết bị smartphone khi vào học và chỉ nên mở nó ra khi có yêu cầu của giảng viên. Việc tìm kiếm thông tin cũng không nên quá phụ thuộc vào internet vì có nhiều thông tin chưa được kiểm chứng. Các bạn rất nên tham khảo thông tin trong sách, đến thư viện làm việc để bổ sung kiến thức cho mình. Mỗi ngày, các bạn nên tự quy định sẽ sử dụng smartphone trong thời lượng từ 1 - 3h. Ngoài thời gian đó, chúng ta hãy đóng máy lại để vui chơi và học tập. Chắc chắn với lịch trình như vậy, các bạn sẽ “không bị smartphone làm ảnh hưởng đến cuộc sống”. Trần Thị Hoàng Vinh, SV trường Đại học Hà Nội cũng khẳng định: “Không nhất thiết phải có smartphone trong quá trình học tập bởi SV có thể gặp trực tiếp giảng viên hoặc các bạn để hỏi bài. Hơn nữa, vẫn có tài liệu giấy để học”. 1.2. Các nghiên cứu nước ngoài. 1.2.1. Các khái niệm a) Điện thoại thông minh Theo Lusekelo & Juma (2015), điện thoại thông minh là một thiết bị có tính năng của cả máy tính và điện thoại di động. b) Kết quả học tập Theo trang web Education Corner, kết quả học tập (Academic Achievement) được định nghĩa là mức độ thành công mà một học sinh hoặc sinh viên đạt được trong quá trình học tập, bao gồm cả các kết quả học tập trung bình, điểm thi, thành tích đạt được và các chứng chỉ hoặc bằng cấp đã nhận được. Kết quả học tập còn được đánh giá bằng cách so sánh với các tiêu chuẩn và kỳ vọng đối với một học sinh hoặc sinh viên trong lớp học hoặc trường đại học. Kết quả học tập là một chỉ số quan trọng để đánh giá năng lực và tiềm năng của một học sinh hoặc sinh viên trong quá trình học tập và có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp và cơ hội tương lai của họ. c) Mạng xã hội Theo Kaplan và Haenlein cho rằng: Phương tiện truyền thông xã hội là một trang mạng Internet giúp chúng ta truy cập, xây dựng nội dung và gửi nội dung cho người khác. Và người nhận cũng được xem chỉnh sửa nội dung đã nhận được. 11
  11. 1.2.2. Thực trạng sử dụng điện thoại thông minh Theo các nghiên cứu, tại Ấn Độ “Tác động của sự tiến triển của điện thoại thông minh trong công nghệ giáo dục và ứng dụng của nó trong nghiên cứu chuyên môn và kỹ thuật” tại Tạp chí Quốc tế về Quản lý Công nghệ thông tin (năm 2009) của Manoj Kumar đối tượng từ học sinh – sinh viên của Trường và Cao đẳng đóng góp 44% trong khi nam thanh niên từ 21-35 tuổi đóng góp 28% số lần sử dụng Internet vào năm 2009. Theo đó một báo cáo khác cho thấy có đến 65% các tìm kiếm thực hiện để thu nhập thông tin giáo dục trên web trong năm 2009 và việc sử dụng mạng Internet đã tăng từ 9.3 giờ/ tuần đến 15.7 giờ/ tuần trong 2 năm liên tiếp 2008 – 2009. Tại các nước phát triển như nước Mỹ, Anh, ... Điện thoại thông minh mang lại những tác động tiêu cực cùng những tác động tích cực. Cuộc nghiên cứu về các sử dụng điện thoại thông minh ở Anh Quốc của Muhamad Sarwar và Tariq Raham Soomro (năm 2013) chỉ ra rằng: có đến 37% người trưởng thành và 60% thanh thiếu niên nói rằng họ sử dụng ĐTTM của mình khi giao tiếp với người khác. Điều này trở thành một thói quen trong cuộc sống, họ sẽ tìm kiếm thông tin để được lợi ích giáo dục trong thời gian sẵn và rãnh rỗi của họ. Nhờ những tiện ích và tính năng nổi trội, ĐTTM sẽ dần chiếm hữu đi khả năng tự suy nghĩ, cách vận hành sáng tạo vấn đề dẫn đến việc mất hoặc suy giảm đi bản năng tự học của cá nhân sinh viên và yếu tố quan trọng trong việc cải thiện điểm số ở kết quả học tập của họ. Đối với hoạt động học tập của sinh viên ở các cơ sở giáo dục cao tại Tazania, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Kỹ thuật Đa ngành của Lusekelo Kibona & Juma Mdimu Rugine (năm 2015) cho rằng việc sử dụng điện thoại thông minh trong học tập mang lại cho cả thuận lợi và bất lợi trong một số trường đại học và cao đẳng. Nghiên cứu này cho biết thêm, điện thoại thông minh là một công cụ gây trở ngại cho sinh viên trong việc đạt được điểm cao, khi sinh viên lệ thuộc vào nó quá nhiều. Điều này chỉ ra rằng, điện thoại thông minh là một lưỡi dao hai mặt đối với thế hệ sinh viên. 1.2.3. Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh Trong thời đại công nghệ 4.0, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì cùng với sự đi lên đó là đời sống con người ngày càng được nâng cao, không còn dừng lại ở mức thứ nhất trong tháp nhu cầu của Maslow là ăn, ngủ, sinh lý mà thêm vào đó là nhu cầu về sức khỏe, an toàn, thăng tiến trong học tập, cuộc sống. Trong điều kiện đó nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu xem ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến kết quả học tập của sinh viên trong thời đại ngày nay như thế nào. Một số nghiên cứu điển hình như: 12
  12. Kibona và Mgaya (2015) đã tiến hành một nghiên cứu để khám phá xem liệu chứng nghiện điện thoại thông minh có tạo ra bất kỳ tác động nào đến kết quả học tập của học sinh hay không. Kết quả cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa nghiện smartphone và kết quả học tập của sinh viên Tanzania bất kể tuổi tác, giới tính và tình trạng hôn nhân. Người ta thấy rằng nghiện điện thoại thông minh tổng thể tạo ra tác động tiêu cực đến kết quả học tập. The impact of type of content use on smartphone addiction and academicperformance: Physical activity as moderator – Ghazanfar A Abbasi & nnk (2021) Bài nghiên cứu này của Ghazanfar A Abbasi & nnk nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của việc sử dụng smartphone đến kết quả học tập và độ nghiện smartphone đối với sinh viên. Bài viết đồng thời giải quyết các mục tiêu mà nhóm tác giả đưa ra ví dụ như: Việc lạm dụng nội dung trên smartphone có khiến sinh viên trở thành người nghiện smartphone? Nghiện smartphone có bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến kết quả học tập của sinh viên không? ... Tác giả bài thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp nghiên cứu định tính và khảo sát bằng bảo câu hỏi với sinh viên tại trường đại học ở Penang, Malaysia. Qua kết quả thì thấy được sử dụng trên smartphone có tác động khác nhau đến năng suất học tập và nghiện smartphone của sinh viên. Việc sử dụng smartphone để giải trí và chơi trò chơi điện tử quá nhiều sẽ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến mức độ nghiện smartphone và làm giảm điểm số của sinh viên và ngược lại đối với sinh viên sử dụng các loại nội dung dành cho việc học tập. Smartphone’ Effects on Academic Performance of Higher Learning Students. Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu những tác động của smartphone đến kết quả học tập của sinh viên học cao. Bằng việc khảo sát 100 sinh viên đang sử dụng smartphone, nghiên cứu cho thấy rằng, việc lạm dụng smartphone đang dần trở nên phổ biển ở Tanzania vì hầu hết sinh viên, sinh viên có trình độ cao lẫn sinh viên có trình độ thấp đều nghiện các ứng dụng có trên smartphone như Facebook, Twitter, …vào khung giờ từ 5 - 7 giờ mỗi ngày trên trên mạng xã hội mà không nghĩ rằng mình đang lãng phí thời gian để sử dụng cho các hoạt động liên quan đến học tập. Do vậy, ở nghiên cứu của Losekelo Kibona cho thấy việc sử dụng smartphone có tác động tiêu cực đến sinh viên học cao ở Tazania Impact of Smartphone Usage on the Learning Behavior and Academic Performance of Students: Empirical Evidence from Pakistan. 13
  13. Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm xem xét và phân tích tác động của điện thoại thông minh (smartphone) đối với hành vi học tập và kết quả của sinh viên. Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu chưa đa dạng, còn hạn chế về quy mô và chỉ sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trên 150 sinh viên đang theo học tại Islamaba từ các khoa khác nhau, họ đều sử dụng smartphone trong cuộc sống hằng ngày để tìm hiểu nội dung bài giảng. Kết quả khảo sát cho thấy rằng có đến 80% sinh viên sử dụng điện thoại để tìm kiến thông tin và gần 70% sinh viên đồng ý việc sử dụng điện thoại giúp họ cải thiện thành tích học tập. Ngoài ra, nghiên cứu này cho rằng phụ huynh và giảng viên không khuyến khích việc sử dụng smartphone rộng rãi vì điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ và kết quả học tập của sinh viên. 1.2.4. Kết quả học tập của sinh viên. Việc sử dụng thiết bị thông minh như một công cụ giải trí giúp người dùng trong đó có lượng lớn bộ phận sinh viên cảm thấy thoải mái và giải tỏa căng thẳng sau khi làm việc và học tập. Nếu làm dụng quá mức các công cụ giải trí trên điện thoại thông minh trong thời gian dài sẽ có khả năng gây nghiện smartphone tăng cao và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên. Dựa trên bài nghiên cứu về chủ đề “Nội dung trên smartphone”của tác giả Grazanfar Abbasi và nnk tuyên bố rằng “ sử dụng smartphone để giải trí có thể dẫn đến kết quả học tập thấp hơn do chứng nghiện smartphone”. Ngoài ra Jeong và nnk trong nghiên cứu của mình đã đưa ra nhận định tương tự khi “ sử dụng giải trí quá mức trên smartphone có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của học sinh, sinh viên”. Với sự gia tăng tần suất sử dụng smartphone như hiện nay, trung bình những người chơi game dành khoảng 6 tiếng một tuần để chơi game. Các tác động này liên quan đến các vấn đề về điểm trung bình (GPA) thấp hơn so với những người không chơi. Theo tác giả Sang Yup Lee (2014), nghiên cứu này dựa trên lý thuyết và thực nghiệm cho thấy rằng việc sử dụng smartphone trong giờ học của sinh viên sẽ làm phân tán hoặc chuyển hướng sự chú ý của họ, điều này khiến họ bỏ lỡ các nội dung quan trọng trên lớp, dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập. Điển hình ở nghiên cứu của tác giả Galiher xuất bản năm 2006, họ dùng GPA để đo lường kết quả học tập của đối tượng đó và cho ra kết luận những sinh viên sử dụng smartphone ít hơn sẽ có xu hướng đạt được thành tích cao hơn so với những sinh viên sử dụng quá nhiều hoặc nghiện điện thoại thông minh. 14
  14. 2. So sánh việc sử dụng điện thoại thông minh và kết quả học tập giữa sinh viên hai nhóm trường Đại học công lập và ngoài công lập. Theo nghiên cứu khoa học về “Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến kết quả học tập của sinh viên” của các tác giả Trịnh Nguyễn Thanh Trúc, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị Diễm Sương năm 2016. Khi khảo sát bằng nghiên cứu định lượng tại 3 trường ĐH công lập ( ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, ĐH Tài Chính Marketing, ĐH Công Nghiệp TP.HCM) và 3 trường ĐH ngoài công lập ( ĐH Văn Hiến, ĐH Văn Lang, ĐH Công Nghệ TP.HCM) cho thấy 318/327 sinh viên thuộc 2 nhóm trường có sử dụng điện thoại thông minh chủ yếu cho mục đích giao tiếp là nhiều nhất. Trị trung bình việc sử dụng điện thoại thông minh cho mục trên ở Đại học công lập lớn hơn Đại học ngoài công lập (4.16 > 4.06). Tiếp sau đó là mục đích giải trí, học tập và cuối cùng là mục đích thể hiện bản thân. Trong đó khi so sánh các sinh viên tại nhóm trường Đại học ngoài công lập sử dụng điện thoại thông minh cho mục đích học tập (3.38) chiếm tỉ lệ cao hơn so với các sinh viên tại các trường Đại học công lập (3.23). Kết quả học tập theo khảo sát giữa 2 nhóm trường này đều ở mức trung bình khá từ 6.1 đến 7.0. Tuy nhiên có sự chênh lệch điểm dưới 5.0 ở các trường Đại học công lập 6.7% so với trường Đại học ngoài công lập là 1.1%. Nhìn chung kết quả học tập của 2 nhóm trường không có sự khác biệt quá lớn, hay nói cách khác ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến kết quả học tập của sinh viên giữa hai nhóm trường là như nhau. Điều này có thể lí giải rằng vì sinh viên có cùng độ tuổi như nhau nên mục đích sử dụng, hành vi chọn lựa (dùng cho việc học hay cho việc giải trí) là như nhau. 3. Những khía cạnh chưa được đề cập trong tài liệu Sống trong thời đại 4.0, điện thoại thông minh là thiết bị không thể thiếu, đặc biệt là với lứa tuổi thanh thiếu niên. Nhiều bài báo nghiên cứu những tác động tiêu cực của việc sử dụng điện thoại thông minh đối với việc học của sinh viên, nhưng hầu hết các bài báo trước đây nghiên cứu về vấn đề này đều mang tính chất chung chung, phạm vi nghiên cứu rộng nên chưa đi sâu tìm hiểu thực trạng và số liệu chưa được chính xác. Cũng như chưa có bài nghiên cứu nào cụ thể nghiên cứu về sinh viên của IUH. Các giải pháp đưa ra vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Chính vì thế nhóm muốn có một bài nghiên cứu mới thể hiện đầy đủ vấn đề với độ tin cậy cao và hiệu quả trong việc đề xuất giải pháp, nhóm chọn phạm vi nghiên cứu tại các khoa trong trường. Sau khi có kết quả, dùng kết quả cũng như giải pháp cho vấn đề đã nghiên cứu cho các khoa khác ở IUH cũng như các trường đại học khác trong khu vực. Từ đó, so sánh kết quả học tập với sinh viên các trường đại học thuộc khu vực TP. Hồ Chí Minh. 15
  15. 4. Sự khác biệt giữa các chuyên ngành trong dữ liệu sơ cấp Theo dữ liệu sơ cấp thu được từ 108 câu trả lời khảo sát hợp lệ trên 112 câu trả lời nhóm nhận thấy rằng có sự khác biệt giữa các chuyên ngành ảnh hưởng đến thời gian sử dụng điện thoại thông minh. Cụ thể ở các chuyên ngành như Ngoại ngữ, Công nghệ Thông tin hay Công nghệ Điện tử thì thời gian các bạn sử dụng smarphone cao nhưng chủ yếu dành cho mục đích học tập nên không ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập, đa số là kết quả học tập là bình thường hoặc cao hơn kì trước, có thể giải thích cho điều đó là vì đặc thù của những chuyên ngành này sẽ có thời gian sử dụng điện thoại trong các tiết học cao hơn các chuyên ngành khác. Các chuyên ngành còn lại như Quản trị Kinh doanh, Thương mại Du lịch, Cơ khí v.v lại có số giờ sử dụng Smartphone cao cho mục đích ngoài học tập, làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập của sinh viên. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung 2.1.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu hỗn hợp Nghiên cứu định lượng: Thu thập thông tin dựa vào phiếu khảo sát bằng câu hỏi. Phiếu khảo sát online thông qua công cụ Google Form trên các kênh trực tuyến như Zalo, Facebook…Giúp thu thập được một lượng thông tin lớn trong khoảng thời gian ngắn, ít tốn kém. Dùng các phần mềm để phân tích và thống kê mô tả giúp nhóm xử lý lượng lớn dữ liệu nhanh chóng và chính xác. Dữ liệu thu được có độ tin cậy cao, có tính đại diện cao do đó những thu hoạch của nghiên cứu định lượng dùng để khái quát hóa lên tổng thể mẫu. Nghiên cứu định tính: Nhóm sử dụng phương pháp thảo luận nhóm. Nhóm sẽ bàn bạc, thảo luận với các thành viên trong và ngoài nhóm để tích luỹ được những thông tin chi tiết, đa dạng, có thể khai thác làm rõ và tìm hiểu sâu thêm được nhiều khía cạnh chưa được đề cập trong các bài báo nghiên cứu trước đó. Sau đó nhóm làm bảng câu hỏi khảo sát nháp, gửi mẫu thử cho 10 bạn để kiểm tra được độ chính xác, rõ ràng, logic của các câu hỏi sau đó đưa ra bảng câu hỏi chính thức. 2.1.2. Chọn mẫu Dựa trên nghiên cứu tìm kiếm thông tin cho thấy trường ĐH Công nghiệp HCM hiện tại có hơn 40.000 sinh viên học tập, đây là tổng thể xác định được quy mô. Áp dụng công thức Slovin (1960): n= n= ≈ 99,75 16
  16. Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần có của nghiên cứu nếu sai số e = ±0.1 (10%) sẽ là 100 người. Lí do: Vì thời gian có hạn nên số liệu sơ cấp mà nhóm thu được còn hạn chế. Với kích cỡ mẫu này sẽ tiết kiệm được thời gian chi phí khi nghiên cứu tổng thể có số lượng lớn. 2.2. Phương pháp 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Tổng hợp các bài nghiên cứu có liên quan nhằm làm rõ khung lý thuyết, các khái niệm cơ bản và xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài. 2.2.2. Phương pháp đSiều tra bằng bảng hỏi Tiến hành nghiên cứu khảo sát sinh viên IUH nhằm thu thập thông tin về ảnh hưởng của việc nghiện điện thoại thông minh đến kết quả học tập của sinh viên IUH. Đối tượng khảo sát bằng phương pháp điều tra bảng câu hỏi là sinh viên của các khoa trong trường. 2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin định lượng - Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha - Phân tích nhân tố EFA - Phân tích hồi quy 2.2.4. Phương pháp xử lý thông tin định tính Thống kê mô tả bộ số liệu thu thập được để làm rõ thực trạng ảnh hưởng của nghiện điện thoại thông minh đến kết quả học tập của sinh viên IUH. 2.2.5. Thiết kế công cụ thu nhập thông tin Nghiên cứu thu nhập thông tin bằng cách sử dụng bảng câu hỏi khảo sát Thu thập dữ liệu từ bảng câu hỏi khảo sát giúp nhóm thu thập một lượng lớn thông tin nhưng tiết kiệm thời gian, ít tốn kém. Bên cạnh đó, độ tin cậy dữ liệu thu được từ phiếu câu hỏi phụ thuộc rất nhiều bởi người tham gia có đưa ra câu trả lời trung thực hay bởi việc không điền phiếu một cách nghiêm túc. Khối lượng dữ liệu thu thập được khá lớn nên việc xử lý mất khá nhiều thời gian và đòi hỏi nhà nghiên cứu phải có khả năng phân tích và diễn giải các số liệu thống kê. 17
  17. Bảng câu hỏi khảo sát dựa trên những công trình nghiên cứu trước đây và khảo sát các đối tượng là sinh viên IUH. Sau đó dùng phần mềm SPSS 20.0 để chạy và phân tích dữ liệu. Bảng câu hỏi được chia làm 3 phần:  Phần mở đầu: Gồm 1 câu hỏi về về đã/ đang sử dụng ĐTTM hay không. Nhằm lọc đối tượng khảo sát không phù hợp  Phần thông tin cá nhân: Gồm 4 câu hỏi để thu thập thông tin cá nhân  Phần thông tin khảo sát: Gồm 15 câu hỏi để khảo sát sinh viên về ảnh hưởng của nghiện điện thoại thông minh đến việc học tại IUH. CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN Luận văn gồm phần mở đầu và 5 chương Chương 1: Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm cơ bản của đề tài: 1.1.1. Khái niệm về điện thoại thông minh 1.1.2. Khái niệm về kết quả học tập 1.1.3. Khái niệm về sinh viên 1.1.4. Khái niệm về sinh viên IUH 1.2. Lịch sử nghiên cứu về ảnh hưởng của nghiện điện thoại thông minh đến kết quả học tập của sinh viên IUH. 1.3. Hạn chế của các bài nghiên cứu trước. Chương 2: Những ảnh hưởng điện thoại thông minh đối với việc học của sinh viên IUH. 2.1. Thực trạng sử dụng điện thoại thông minh của sinh viên IUH. 2.2. Những ảnh hưởng của việc nghiện điện thoại thông minh đối với kết quả học tập của sinh viên IUH. 2.2.1 Ảnh hưởng của sự khác biệt về chuyên ngành ảnh hưởng thời gian sử dụng điện thoại thông minh của sinh viên IUH. 2.2.2. Ảnh hưởng của việc nghiện điện thoại thông minh đối với kết quả học tập của sinh viên IUH. Chương 3: Nội dung – Phương pháp nghiên cứu 3.1 Nội dung 3.1.1 Thiết kế nghiên cứu 3.1.2. Chọn mẫu 18
  18. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 3.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi 3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin định lượng 3.2.4 Phương pháp xử lý thông tin định tính 3.2.5 Thiết kế công cụ thu nhập thông tin Chương 4: Đề xuất giải pháp 3.1. Đối với sinh viên 3.2. Đối với nhà trường Chương 5: Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận 4.2. Hạn chế của nghiên cứu 4.3. Kiến nghị KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Nội dung kế hoạch nghiên cứu có thể trình bày theo bảng sau đây: NGƯỜ THỜI GIAN THỰC HIỆN I (TUẦN) NỘI THỰC DUNG HIỆN STT CÔNG VIỆC 1 2 3 4 5 6 7 Đỗ Thị Ngọc Nhung Thạch Thị Thanh Thư - Họp nhóm, bàn luận và Huỳnh Thị Mai Phương 1 thống nhất về đề tài Trần Như Quỳnh nghiên cứu. Nguyễn Ngọc Hồng Nhung Lê Hồng Thắm 2 - Viết lý do chọn đề tài. Đỗ Thị Ngọc Nhung Đỗ Thị Ngọc Nhung - Tìm và hoàn thiện phần: Thạch Thị Thanh Thư + Mục tiêu chung và mục Huỳnh Thị Mai Phương 3 tiêu cụ thể Trần Như Quỳnh + Câu hỏi nghiên cứu Nguyễn Ngọc Hồng Nhung Lê Hồng Thắm Đỗ Thị Ngọc Nhung Thạch Thị Thanh Thư Huỳnh Thị Mai Phương 4 - Lập phiếu khảo sát Trần Như Quỳnh Nguyễn Ngọc Hồng Nhung Lê Hồng Thắm - Hoàn thành danh mục 5 Huỳnh Thị Mai Phương tài liệu tham khảo. Trần Như Quỳnh 19
  19. - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Thạch Thị Thanh Thư 6 - Ý nghĩa khoa học và Lê Hồng Thắm thực tiễn - Các nghiên cứu trong Huỳnh Thị Mai Phương 7 nước và ngoài nước Trần Như Quỳnh - Các khái niệm chưa cập Huỳnh Thị Mai Phương nhật đến trong đề tài Trần Như Quỳnh 8 - Thiết kế nghiên cứu Đỗ Thị Ngọc Nhung Đỗ Thị Ngọc Nhung Thạch Thị Thanh Thư Huỳnh Thị Mai Phương - Chiến lược chọn mẫu Trần Như Quỳnh Nguyễn Ngọc Hồng Nhung Lê Hồng Thắm Thạch Thị Thanh Thư - Phương pháp nghiên Nguyễn Ngọc Hồng Nhung cứu Lê Hồng Thắm Đỗ Thị Ngọc Nhung Thạch Thị Thanh Thư - Thiết kế công cụ thu Huỳnh Thị Mai Phương thập thông tin Trần Như Quỳnh Nguyễn Ngọc Hồng Nhung Lê Hồng Thắm Đỗ Thị Ngọc Nhung Thạch Thị Thanh Thư - Quy trình thu thập thông Huỳnh Thị Mai Phương tin Trần Như Quỳnh Nguyễn Ngọc Hồng Nhung Lê Hồng Thắm - Cấu trúc luận văn dự 9 Nguyễn Ngọc Hồng Nhung kiến 10 - Tổng hợp Word Nguyễn Ngọc Hồng Nhung 11 - Làm PowerPoint Thạch Thị Thanh Thư 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2