Đề cương chi tiết Phương pháp nghiên cứu khoa học: Mở rộng thị trường thanh long Việt Nam sang Châu Âu giai đoạn 2011-2020
lượt xem 84
download
Đề cương chi tiết Phương pháp nghiên cứu khoa học: Mở rộng thị trường thanh long Việt Nam sang châu Âu giai đoạn 2011-2020 trình bày về cơ sở lí luận và một số tổng quan chung về hoạt động xuất khẩu thanh long, thực trạng hoạt động xuất khẩu thanh long sang thị trường châu Âu giai đoạn 2011-2020, giải pháp giúp mở rộng thị trường thanh long sang châu Âu giai đoạn 2011-2020. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương chi tiết Phương pháp nghiên cứu khoa học: Mở rộng thị trường thanh long Việt Nam sang Châu Âu giai đoạn 2011-2020
- NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM ********* ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài: MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG THANH LONG VIỆT NAM SANG CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN 2011 2020 Giảng viên hướng dẫn: Trương Thị Thùy Dung Thành viên nhóm 1: 1. Trần Lâm Nhật Quỳnh 2.Đỗ Mai Trang 3. Hà Hoàng Trâm 4.Nguyễn Ngọc Yến Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2016 Page 1 of 21
- $$$$$$$$$$$$$ Page 2 of 21
- MỤC LỤC: A. PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI. * Tính cấp thiết của đề tài......................................................3 * Câu hỏi tổng quan................................................................5 *Các công trình nghiên cứu liên quan:................................6 Luận án/ luận văn. Tạp chí/ bài báo khoa học. Hội thảo. *Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:........................................10 Đối tượng: + Chủ thể + Khách thể. Phạm vi. *Mục đích nghiên cứu:.............................................................10 Về lí thuyết Về thực tế. *Gỉa thuyết nghiên cứu:.............................................................11 Về lí thuyết Về thực tiễn *Phương pháp nghiên cứu..........................................................12 Page 3 of 21
- B. PHẦN II: NỘI DUNG *Chương 1: Cơ sở lí luận và một số tổng quan chung về hoạt động xuất khẩu thanh long..................................................................12 *Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu thanh long sang thị trường châu Âu giai đoạn 2011 2020..........................................13 *Chương 3: Giải pháp giúp mở rộng thị trường thanh long sang châu Âu giai đoạn 2011 2020......................................................15 C. PHẦN III: KẾT LUẬN..............................................................17 =>Tài liệu tham khảo...............................................................................18 PHẦN I: TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI VIỆT NAM được biết đến là một nền nông nghiệp nhiệt đới với sự đa dạng các chủng loại trái cây. Từ năm 2007, khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO đã thúc đẩy các ngành kinh tế của việt nam phát triển trong đó có xuất khẩu nông sản: Cục Bảo vệ thực vật cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau, hoa quả trong năm 2015 đạt kim ngạch hơn 1,8 tỷ USD. Riêng quả tươi, qua số liệu kiểm dịch thực vật, đã xuất khẩu đạt hơn 2,1 triệu tấn đến hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ (Trung Quốc vẫn là thị trường chủ yếu).Từ lợi thế đó,các công ty xuất khẩu đã đẩy mạnh tăng sản lượng xuất khẩu các loại trái cây mà trong đó nhiều nhất là thanh long.Thanh long là loại trái cây truyền thống được ưa chuộng ở châu Á và một bộ phận người Việt đang sinh sống ở nước ngoài,nhưng đối với cộng đồng Châu Âu còn khá xa lạ.Thêm vào đó lợi nhuận thu được từ thị Page 4 of 21
- trường châu Âu là rất cao và là một thị trường vô cùng khó tính.Nhưng nếu chúng ta khẳng định được thương hiệu thanh long Việt Nam ở đây thì sẽ đạt được nhiều cơ hội có thêm một thị trường màu mỡ cho trái cây Việt Nam Thanh long được trồng ở 32 tỉnh/thành phố nhưng phát triển mạnh thành các vùng chuyên canh quy mô lớn tập trung ở các tỉnh như Bình thuận,Tiền Giang,Long An chiếm 93% tổng diện tích và 95% sản lượng của cả nước.phần diện tích thanh long còn lại phân bố ở một số tỉnh miền Nam như Vĩnh Long,Trà Vinh,Tây Ninh. Qua số liệu kiểm dịch tại các cửa khẩu, xuất khẩu nhiều nhất vẫn là thanh long đạt khoảng 1,1 triệu tấn (trong đó Trung Quốc gần 1 triệu tấn), Thái Lan (18.000 tấn), Hồng Kông (2.500 tấn, theo như các số liệu trên thì thanh long là một mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao .Người tiêu dùng châu Á ,đặt biệt lá Trung Quốc mua thanh long chủ yếu để cúng nên coi trọng hình thức của thanh long ,với kích cở to hơn các loại thanh long khác,hình dáng đẹp và ấn tượng, màu sắc bắt mắt cùng với tên gọi tượng trưng cho sự may mắn nên thanh long Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu đó ,chính vì thế nó đã xây dựng được thương hiệu ở thị trường châu Á như Trung quốc, Hàn Quốc,… Không chỉ nhắm đến thị trường châu Á mà Việt Nam còn mở rộng sang thị trường châu Âumột thị trường tiềm năng.Châu Âu là thị trường nhập khẩu rau quả tươi hàng đầu thế giới và khà cởi mở với các sản phẩm mới. Do vậy,tuy thanh long còn là một mặt hàng tương đối mới và chưa được quảng bá rộng rãi, giá thành lại cao,nhưng vẫn rất có triển vọng và thu hút được ngày càng nhiều sự ưa thích của người tiêu dùng của vùng châu lục này. Do cộng đồng người Á việt khá cao nên nhu cầu tiêu thụ Page 5 of 21
- thanh long tương đối lớn, theo các phân tích cho biết đây là thị trường sẽ phát triển nhanh và mạnh trong thời gian tới. Song trên thực tế, thanh long của chúng ta thường không đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã theo yêu cầu của các nước nhập khẩu. Trong đó, khó khăn lớn nhất là rào cản kỹ thuật về kiểm dịch thực vật, nhất là trong thời gian tới, khi Việt Nam tham gia các hiệp định, đặc biệt là TPP. Các thuế suất giảm nhanh và bằng 0 thì các rào cản kỹ thuật sẽ được các nước nâng lên cao hơn nhiều so với hiện nay. nguyên nhân của việc xuất khẩu thanh long gặp khó là do: chi phí chiếu xạ ở Việt Nam còn quá cao, chi phí vận tải biển cao và thời gian bảo quản chất lượng quả tại các siêu thị chưa dài ngày, lý do cơ bản là các tuyến vận tải biển của ta chưa nhanh, tuyến vận tải hàng không còn hạn chế nên giá bán chưa hấp dẫn người tiêu dùng. Bên cạnh đó giá sản xuất trong nước còn cao, đặc biệt trong thời gian tới vụ khi trồng phải sử dụng nguồn điện lớn đủ thắp sáng liên tục trong 1516 đêm để kích quả thanh long ra hoa kết trái, khâu đóng gói vẫn còn một số điều chỉnh theo quy trình khép kín của châu Âu. Từ khi thu hoạch cho đến khi đưa hàng lên xe, tất cả phải trong dây chuyền lạnh, thêm vào đó sản xuất trái cây của Việt Nam hiện còn rất nhỏ lẻ, manh mún, thanh long việt nam chưa đạt chuẩn về quy trình sản xuất và an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt của thị trường này như chưa xử xử lí dứt điểm tình trạng ruổi đục quả khi trái chín và thu hoạch, Việt Nam đã có thâm niên xuất ngoại 10 năm nhưng quả thanh long của việt nam chỉ quanh quẩn ở thị trường châu Á, châu Phi với mức giá khá rẻ (khoảng 1đôla/kg), lợi ích kinh tế thấp đã đành mà khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu ở những thị trường này cũng không nhiều. Không ít lần chúng ta dự định tiến vào các thị trường lớn hơn như châu Page 6 of 21
- Âu, Mỹ song đều bị “bật” ra bởi không đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn của các thị trường này. Đó chính là lý do tại sao mà nhóm chúng tôi đã chọn thị trường châu Âu để nghiên cứu đề tài này. Để làm sao có thể vượt qua hàng rào quá khắt khe mà châu Âu đã đưa ra trong khi xâm nhập vào thị trường khác trở nên đơn giản hơn. CÂU HỎI TỔNG QUAN: Thị trường ,thị trường xuất khẩu thanh long là gì? Thực trạng chất lượng và tình hình tiêu thụ thanh long hiện nay như thế nào? Quy trình sản xuất thanh long ở Việt Nam ra sao ? Nhu cầu của thị trường châu Âu ? Làm thế nào để đổi mới cách thức sản xuất cũng như giống theo nhu cầu của thị trường châu Âu ? Những vấn đề khó khăn gì mà thanh long Việt Nam đang gặp phải trong việc xuất khẩu sang các quốc gia phương Tây? Làm sao để vượt qua hàng rào kiểm định chất lượng khắc khe của châu Âu và chiếm lĩnh thị trường này ? Làm thế nào để mở rộng thương hiệu thanh long Việt Nam rộng rãi với thị trường thế giới? Những cơ hội/ thách thức mà thị trường thanh long Việt Nam phải đối mặt nếu đạt thành công ? CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN ỨU LIÊN QUAN: C Luận án/ Luận văn Page 7 of 21
- 1. Lê Minh Nhân (2013), Một số giải pháp xuất khẩu thanh long Bình Thuận sang thị trường Hoa Kì, Luận văn Thạc sĩ – Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Nội dung cơ bản: Khái quát một số lí luận xuất khẩu thanh long Bình Thuận nhằm thúc đẩy xuất khẩu trong điều kiện hội nhập quốc tế. Phương pháp nghiên cứu: phân tích tổng hợp, quy nạp, đối chiếu – so sánh. 2. Nguyễn Thanh Mai (2011), Phân tích thị trường cây thanh long trong nước và thế giới, Luận án PGS. TS. – Trường Đại học Cần Thơ. Nội dung cơ bản: Nâng cao chất lượng và giảm giá thành để “hợp chuẩn” chất lượng trong hội nhập (AEC, TPP và EVFTA), tăng số lượng sản phẩm thanh long đạt chuẩn để xuất sang các thị trường có giá cao, tăng giá trị gia tăng và sức cạnh tranh trên thị trường. Phương pháp nghiên cứu: so sánh; đối chiếu và thống kê mô tả từ các nguồn dữ liệu, số liệu thu thập được từ quá trình nghiên cứu. 3. Trương Đức Lực (2015), Phát triển công nghiệp xuất khẩu rau quả ở Việt Nam trong quá trình hội nhập, Luận án TS. Kinh tế Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Nội dung cơ bản: Trình bày tổng quan những vấn đề lý luận chung về phát triển công nghiệp xuất khẩu rau quả trong điều kiện hội nhập, phân tích thực trạng phát triển công nghiệp xuất khẩu rau quả ở Việt Nam, phương hướng và biện pháp phát Page 8 of 21
- triển công nghiệp xuất khẩu rau quả ở Việt Nam trong quá trình hội nhập. Phương pháp nghiên cứu: duy vật biện chứng; thống kê mô tả từ các nguồn dữ liệu, số liệu thu thập được từ quá trình nghiên cứu. 4. Đỗ Như Huỳnh (2015), Xuất khẩu thanh long sang thị trường EU để nghiên cứu và tìm hiểu, Luận văn tốt nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Thái Nguyên. Nội dung cơ bản: Cần tiến hành những biện pháp phù hợp đó là xây dựng thương hiệu “Thanh Long Hoàng Hậu” thành một thương hiệu lớn, độc lập đồng thời xây dựng một hệ thống phân phối hoàn chỉnh không chỉ ở EU mà ở nhiều thị trường khác trên toàn cầu. Đồng thời cũng xây dựng kế hoạch cho việc đa dạng hóa sản phẩm, không chỉ trái thanh long tươi mà còn sản phẩm chế biến từ thanh long như mứt thanh long, nước ép thanh long. Phương pháp nghiên cứu: hệ thống – cấu trúc, siêu hình, đối chiếu – so sánh. Tạp chí/ Bài báo khoa học 1. TS. Nguyễn Hữu Châu, Biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng trái cây Việt Nam, Tạp chí Khoa học trường Đại Học Nông lâm Huế. Nội dung cơ bản: Phân tích thực trạng xuất khẩu trái cây Việt Nam những năm gần đây, từ đó có những nhận xét xác thực và hướng khắc phục trong thời gian tới. Page 9 of 21
- Phương pháp NC: phân tích tổng hợp, quy nạp, logic – lịch sử. 2. Nguyễn Xuân Dũng, Mở rộng thị trường trái cây Việt Nam, Thời báo kinh tế VN số 18 (6/5/2013). Nội dung cơ bản: Xây dựng chiến lược đầu tư bài bản nhằm nâng cao công nghệ và chất lượng, ngành trái cây sẽ là một trong những ngành xuất khẩu đem lại nhiều tỷ USD cho Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: đối chiếu và thống kê mô tả từ các nguồn dữ liệu, số liệu thu thập được từ quá trình nghiên cứu. Hội thảo 1. Quyết định phê duyệt mở rộng thị trường thanh long Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn 2020, Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2012. Nội dung cơ bản: Nêu rõ gần đây thanh long Việt Nam đã mở rộng được thị trường xuất khẩu nhờ tăng diện tích và chất lượng. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại cần khắc phục nhanh. Phương pháp nghiên cứu: duy vật biện chứng, logic – lịch sử. 2. Báo cáo tình hình xuất khẩu cây thanh long 2013, Hội thảo “Trái cây Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Mỹ Tho, ngày 20 tháng 04 năm 2014. Nội dung cơ bản: Các doanh nghiệp đã nêu những trở ngại khi xuất khẩu sang thị trường các nước như thủ tục rườm rà, nhiều rủi ro khi giao hàng,… Để giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp rất cần nhà nước và các ngành chức năng hỗ trợ trong vấn đề cung cấp Page 10 of 21
- thông tin, thanh toán, hỗ trợ tín dụng, tổ chức các hoạt động thúc đẩy xuất khẩu, đầu tư hợp tác… Phương pháp nghiên cứu: mô hình hóa, từ trừu tượng đến cụ thể, đối chiếu – so sánh. 3. Một số tình hình vấn đề liên quan đến hiện trạng trái cây xuất khẩu ở miền Nam, Hội thảo “Trái cây Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Mỹ Tho, ngày 20 tháng 04 năm 2013. Nội dung cơ bản: Đưa ra giải pháp quy hoạch cụ thể giữa vùng chuyên canh và các doanh nghiệp, điều quan trọng là giữa doanh nghiệp và người nông dân cần có sự gắn kết chặt hơn để tạo ra sức mạnh trái cây Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng mới phát triển bền vững. Phương pháp nghiên cứu: siêu hình, phân tích. 4. Quản lý chất lượng, nghiên cứu thị trường xuất khẩu cho quả thanh long, Hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (DNNVV) thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương”, TP.HCM, ngày 18 tháng 01 năm 2016. Nội dung cơ bản: Kỹ năng nghiên cứu thị trường xuất khẩu và kinh nghiệm khảo sát thị trường khó tính như Mỹ, Úc, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản; công cụ và thực hành nghiên cứu thị trường quả thanh long và hoàn thiện Kế hoạch phát triển xuất khẩu của doanh nghiệp và chuẩn bị tham gia hội chợ Dubai. Phương pháp nghiên cứu: mô hình hóa, hệ thống – cấu trúc, đối chiếu – so sánh. Page 11 of 21
- ĐỐI TƯỢNG và PH ẠM VI NGHIÊN C ỨU: Chủ thể: thanh long là một loại trái cây của Việt Nam có giá trị xuất khẩu cao vì sự hấp dẫn về hình dáng,màu sắc,hương vị và cả giá trị dinh dưỡng của nó.Chỉ trong 10 năm từ loại cây trồng chỉ làm đẹp vườn,thanh long đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo,từng bước làm giàu cho nông dân và gời đây thanh long đã trở thành một trong 7 loại trái cây xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Khách thể(phạm vi nghiên cứu):thị trường châu Âu là thị trường khó tính,nhu cầu tiêu dùng và chính sách của châu Âu đang cò nhửng thay đổi,tạo ra nhiều cơ hội và thách thức mới cho xuất khẩu của Việt Nam.Cũng vì châu ÂU là thị trường tiêu thụ lớn nên chỉ 1 vài thay đổi nhỏ cũng làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu hàng vào thị trường này,khi đã tham gia vào sân chơi lớn,chúng ta phải tuân thủ theo các quy định chung vá chắc chắn trong tương lai các quy định này sẽ càng khắc khe hơn trong thời kì khủng hoảng kinh tế các quốc gia sẽ áp dụng nhiều rào chắn kĩ thuật nhằm bảo hộ cho hàng hóa sản xuất trong nước.Việc áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại và kiểm soát ngày càng chặt hơn vế an toàn VSTP nhập khẩu vào thị trường châu âu đã được triển khai. Phạm vi thời gian:từ năm 20112020 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Về thực tiễn : Các mô hình sản xuất thanh long theo quy trình VietGAP, Global GAP đã giúp các DN chủ động được vùng nguyên liệu sạch, phục vụ cho xuất khẩu, đồng thời làm thay đổi nhận thức của người dân về ý nghĩa, lợi ích thiết thực trong việc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. Qua đó, tạo sự liên kết giữa người nông dân và DN với nhau trong chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ, hướng đến thị trường xuất khẩu ổn định hơn cho trái thanh long Việt. Xác định thị trường lớn Page 12 of 21
- nhất của thanh long là xuất khẩu sang châu Âu.Phân tích những mặt hạn chế trong việc trồng và xuất khẩu thanh long.Những cơ hội và thách thức khi thanh long tiến vào thị trường châu Âu.Từ đó đề ra các chiến lược phát triển,quảng bá hình ảnh thương hiệu rộng rãi,đầu tư phát triển giống,kĩ thuật,quy mô canh tác,….Kết quả sau khi thực hiện sẽ nâng cao chất lượng thanh long đáp ứng được điều kiện nhập khẩu và những tiêu chuẩn khắc khe của thị trường châu Âu. Về lí thuyết:Đề tài dựa trên các nghiên cứu về xuất khẩu thanh long ở các năm trước đó, định hướng phát triển thương hiệu thanh long ở thời điểm hiện tại và tương lai.Các lí thuyết này được tổng hợp từ các công trình nghiên cứu trước đó của các tác giả trong lĩnh vực thương mại,các bài tạp chí về xuất khẩu thanh long sang thị trường quốc tế.Từ đó nhóm nghiên cứu chỉ ra sự cấn thiết phải nâng cao chất lượng để có thể mở rộng thị trường sang châu Âu GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Về lí thuyết:+Điểm mạnh và điểm yếu của xuất khẩu thanh long Việt Nam hiện nay so với các đối thủ cạnh tranh +Những thách thức lớn và rào cản về mặt chất lượng đối với việc xuất khẩu. +Nắm bắt được khẩu vị và văn hóa tiêu dùng của thị trường đang hướng tới để cải tạo giống mới phù hợp giúp thanh long Việt Nam tiến gần hơn với người tieu dủng của thị trường châu Âu chứ không dừng lại là khách hàng là người Việt sống ở nước ngoài. Về thực tiễn:+Định hướng được chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu với chiến lược marketing: hạ giá thành của thanh long để thanh long từ mặt hàng của phân khúc thị trường cấp cao trở thành mặt hàng phổ biến đối với khách hàng châu Âu . Page 13 of 21
- Quảng bá hình ảnh thanh long với bạn bè thế giới thông qua phương tiện mạng xã hội như facebook, twitter, blog... để thu hút sự quan tâm của mọi người, phương tiện truyền thông về lợi ích và quy trình sản xuất để đảm chứng minh chất lượng của thanh long Đầu tư và xây dựng vùng trọng điểm phát triển cây ăn trái: vùng trồng chuyên canh, vùng chế biến(chiếu xạ, khử trùng,...), vùng kiểm tra và đóng gói. Đầu tư vào kĩ thuật trồng trọt để quả thanh long đạt chuẩn chất lượng của thị trường châu Âu: VietGAP, GlobaGap, EurGAp. Đồng thời đẩu tư máy móc hiện đại để giảm chi phí sản xuất từ đó tạo thế mạnh cạnh tranh về giá cả của thanh long trên thị trường. Nghiên cứu, phát triển, cải tạo giống mới để đa dạng hóa chủng loại thanh long, đáp ứng nhu cầu khác nhau của từng đối tượng khách hàng PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU phân tích tổng hợp, quy nạp, đối chiếu – so sánh. đối chiếu và thống kê mô tả từ các nguồn dữ liệu, số liệu thu thập được từ quá trình nghiên cứu. Phương pháp để đánh giá hiệu quả kinh tế về xuất khẩu bao gồm: Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp phân tích số liệu PHẦN II: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MỘT SỐ TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THANH LONG. 1.1. Cơ sở lý luận. 1.1.1. Một số khái niệm về thị trường xuất khẩu. Page 14 of 21
- 1.1.2. Một số quan điểm về thị trường xuất khẩu. 1.2. Tổng quan chung. 1.2.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu thanh long Việt Nam. 1.2.1.1. Tổng quan về mặt hàng thanh long Việt Nam. 1.2.1.2. Tiềm năng của Việt Nam về sản xuất và xuất khẩu thanh long. 1.2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thanh long Việt Nam. 1.2.2. Tổng quan về châu Âu và thị trường xuất khẩu thanh long sang châu Âu. 1.2.2.1. Tổng quan về châu Âu. 1.2.2.2. Mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam châu Âu. 1.2.2.3. Nhu cầu thanh long của thị trường châu Âu. 1.2.3. Sự cần thiết của việc thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu thanh long Việt Nam sang châu Âu. 1.2.3.1. Vị trí, vai trò của ngành xuất khẩu thanh long đối với Việt Nam. 1.2.3.2. Tầm quan trọng của thị trường châu Âu đối với thanh long Việt Nam. 1.2.4. Kinh nghiệm của Thái Lan, Trung Quốc về hoạt động xuất khẩu thanh long sang châu Âu. 1.2.4.1. Kinh nghiệm của Thái Lan. 1.2.4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc. 1.2.4.3. Bài học rút ra cho Việt Nam. Page 15 of 21
- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THANH LONG VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN 2011 2020. 2.1. Tình trạng xuất khẩu thanh long Việt Nam sang châu Âu. 2.1.1. Khái quát về ngành thanh long Việt Nam. 2.1.2. Thị trường xuất khẩu của thanh long Việt Nam. 2.2. Kết quả xuất khẩu thanh long Việt Nam sang châu Âu giai đoạn 2011 2015. 2.2.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. 2.2.2. Giá cả. 2.2.3. Chất lượng thanh long xuất khẩu. 2.2.4. Kênh phân phối. 2.2.5. Các hình thức xuất khẩu. 2.3. Đặc điểm thị trường châu Âu về thanh long. 2.3.1. Tình hình tiêu thụ. 2.3.2. Cung thanh long trên thị trường châu Âu. 2.3.3. Kim ngạch và số lượng. Page 16 of 21
- 2.4. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thanh long Việt Nam sang châu Âu. 2.4.1. Năng lực sản xuất. 2.4.2: Cơ cấu, chiến lược, môi trường cạnh tranh và quy mô sản xuất. 2.4.3: Hoạt động xúc tiến. 2.4.4: Các ngành hỗ trợ và có liên quan. 2.4.5: Chính sách của Nhà nước. 2.4.6: Vai trò của Hiệp hội. 2.4.7: Chính sách của nước nhập khẩu. 2.5. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu thanh long Việt Nam đến năm 2020. 2.5.1. Kết quả đạt được. 2.5.2. Nguyên nhân. 2.6. Những tồn tại và nguyên nhân. 2.6.1. Những tồn tại. 2.6.2. Những nguyên nhân. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIÚP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG THANH LONG VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN 2011 2020. Page 17 of 21
- 3.1. Dự báo thị trường thanh long châu Âu và triển vọng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020. 3.1.1. Dự báo thị trường thanh long châu Âu. 3.1.2. Khả năng phát triển của thị trường xuất khẩu thanh long Việt Nam trong thời gian tới. 3.1.2.1. Triển vọng, cơ hội. 3.1.2.2. Thách thức. 3.2. Một số giải pháp để mở rộng thị trường thanh long Việt Nam sang châu Âu giai đoạn 2011 2020. 3.2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm. 3.2.2. Đẩy mạnh công tác marketing. 3.2.3. Thực hiện tốt công tác tạo nguồn và mua hàng. 3.2.4. Phát triển mở rộng đầu ra cho xuất khẩu thanh long. 3.2.5. Phát huy mặt hàng xuất khẩu có lợi thế. 3.2.6. Tăng đầu tư vào công tác dự trữ, bảo quản. 3.2.7. Nâng cao hơn nữa trình độ các bộ, công nhân viên. 3.2.8. Huy động các nguồn vốn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.3. Một số kiến nghị. 3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước. Page 18 of 21
- 3.3.1.1. Khuyến khích nông dân mở rộng canh tác trồng cây thanh long xuất khẩu. 3.3.1.2. Hỗ trợ các công ty xuất khẩu hàng nông sản. 3.3.1.3. Khuyến khích đầu tư nước ngoài và tăng đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học. 3.3.2. Kiến nghị với cơ quan ban ngành. 3.3.2.1. Kiến nghị đối với Bộ Công Thương. 3.3.2.2. Kiến nghị đối với Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. 3.3.2.3. Kiến nghị đối với các tổ chức, hiệp hội. 3.3.3. Kiến nghị đối với doanh nghiệp. 3.3.3.1. Xây dựng hệ thống kho lạnh bảo quản. 3.3.3.2. Thành lập bộ phận Marketing. PHẦN III: Công trình nghiên cứu về Mở rộng thị trường xuất khẩu thanh long Việt Nam sang châu Âu đã mang lại cái nhìn bao quát về hoạt động xuất khẩu thanh long Việt Nam:thực trạng,những khó khăn,tồn tại,hướng đi trong thời gian tới,qua đó giúp mọi người nắm bắt được tầm quan trọng của thị trường châu Âu đối với thanh long Việt Nam.Hơn nữa công trình nghiên cứu còn tìm ra một số cách tiếp cận hiệu quả và cụ thể với thị trường châu Âu,từ đó vạch ra hướng đi tích cực cho hoạt động xuất khẩu thanh long nói riêng,cũng như xuất khẩu các mặt hàng trái cây chất lượng cao Page 19 of 21
- của Việt Nam sang châu Âu nói chung.Công trình trên cơ bản đã đạt được mục đích nghiên cứu,giải quyết được những câu hỏi nghiên cứu đặt ra.Bên cạnh đó công trình cũng không tránh khỏi những thiếu sót,công trình chưa tìm ra được phương pháp chung cho tất cả các chủng loại thanh long và chưa giải quyết triệt để câu hỏi đặt ra.Nhưng công trình nghiên cứu về Mở rộng thị trường xuất khẩu thanh long sang châu Âu cũng đã mở ra một lối đi cho những doanh nghiệp đang bế tắc trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu thanh long,đồng thời công trình còn tạo cho doanh nghiệp động lực để vươn lên,có thể hoàn thiện ,cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu thanh long khác trên thế giới và nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu thanh long trên thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Cẩm nang xuất khẩu của Cục xúc tiến thương mại, Eurostat Comext, tính toán của LEI năm 2015. Ông Nguyễn Văn Kìtổng thư kí hiệp hội trái cây,rau quả Việt Nam,Tương lai nông sản nhìn từ trái thanh long năm 2014, báo người lao động TS. Trần Thị Yến Oanh, Hết thời “xài chùa” sáng chế, Sài Gòn tiếp thị 2010. Nguyễn Xuân Dũng, Mở rộng thị trường trái cây Việt Nam, Thời báo kinh tế VN số 18 (6/5/2013). Cùng với một số bài báo khoa học, hội thảo Nông nghiệp Khoa học của cơ quan chuyên ngành và những công trình nghiên cứu có liên quan của các trường ĐHCĐ trong và ngoài nước,... Page 20 of 21
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc thuộc địa và ý nghĩa của tư tưởng đó.
26 p | 2652 | 379
-
Đề cương chi tiết: Môn học điều khiển Logic học
0 p | 407 | 141
-
Dạy học ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại
41 p | 342 | 113
-
Phương pháp nghiên cứu khoa học
8 p | 625 | 106
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ tại Khách sạn hàng không - 2
8 p | 220 | 83
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bài 1 - TS. Lê Mạnh Hải
27 p | 279 | 43
-
Tiểu luận: Phân tích thực chất của cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học do Mác - Ăngghen thực hiện – ý nghĩa của vấn đề đó
0 p | 178 | 43
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học:"PHƯƠNG PHÁP SOẠN ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA E-LEARNING"
9 p | 138 | 36
-
Đề cương chi tiết - Đề tài: Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình bằng mô hình logistic
4 p | 211 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Toán học: Các phương pháp và dạng toán chọn lọc về dãy số ở phổ thông
99 p | 117 | 22
-
Giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong xuất nhập khẩu của Chính phủ cho Doanh nghiệp ở Đà Nẵng - 3
11 p | 145 | 19
-
Đẩy mạnh xuất nhập khẩu thủy sản vào Mỹ tại Cty Thọ Quang - 3
11 p | 91 | 14
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Xây dựng chương trình các học phần Toán học cho ngành Vật lý trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
124 p | 118 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp: Tính toán ổn định uốn dọc của hệ thanh bằng phương pháp phần tử hữu hạn
75 p | 26 | 6
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ Khoa học máy tính: Tái tạo bề mặt lưới tam giác đều dựa trên các phương pháp AFT và delaunay
26 p | 88 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật: Dạy học soạn đệm trên đàn phím điện tử ca khúc viết về Tây Nguyên của nhạc sĩ Nguyễn Cường tại Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Gia Lai
29 p | 40 | 3
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu sử dụng vạt đùi trước ngoài cuống mạch liền trong tái tạo dương vật sau cắt bỏ ung thư
49 p | 32 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn