TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH<br />
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN<br />
<br />
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU<br />
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƯỚC<br />
TẠI KÊNH NHIÊU LỘC - THỊ NGHÈ<br />
<br />
Người thực hiện:<br />
<br />
Nguyễn Thị Hảo<br />
Huỳnh Thị Huệ<br />
Trương Thị Thùy Trinh<br />
Lương Thị Minh<br />
Đặng Văn Hưng.<br />
<br />
Tháng 09 năm 2011<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
I.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br />
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng và có vai trò quyết định trong<br />
việc bảo đảm đời sống đối với con người. Mặc dù nước có vai trò rất quan trọng<br />
nhưng do nhận thức còn hạn chế, con người chỉ chú ý đến việc khai thác và sử dụng<br />
mà không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường nước. Hậu quả tất yếu là nguồn<br />
nước tại nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng.<br />
Trong giai đoạn hiện nay các vấn đề về ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi<br />
trường nước đáng được xã hôi đặc biệt quan tâm. Thành phố Hồ Chí Minh vốn có<br />
rất nhiều kênh rạch, sông ngòi nhưng không được sự quan tâm bảo vệ đúng mức<br />
nên các kênh rạch, sông ngòi này ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng gây mất vẻ mỹ<br />
quan và làm tổn thất rất lớn về tài nguyên nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của người<br />
dân.<br />
Vùng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè nằm trên địa bàn thành phố cũng là một<br />
trong những con kênh hiện đang ô nhiễm nặng nề. Đã có dự án cải tạo kênh Nhiêu<br />
Lộc – Thị Nghè nhưng dự án này vẫn nhiều sai phạm, chậm trễ. Do vậy việc nghiên<br />
cứu đánh giá thực trạng ô nhiễm nguồn nước tại kênh Thị Nghè là việc làm cần thiết<br />
nhằm phục vụ quá trình thi công dự án.<br />
I.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI<br />
Phân tích thực trạng ô nhiễm tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.<br />
Đánh giá mức độ ô nhiễm tại vùng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.<br />
Xây dựng các biện pháp khắc phục và hỗ trợ dự án môi trường tại kênh<br />
Nhiêu Lộc - Thị Nghè.<br />
I.3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI<br />
Làm sáng tỏ chất lượng nước ở khu vực kênh Thị Nghè hiện nay trên cơ sở<br />
khảo sát hiện trạng, phân tích đánh giá chất lượng nước ở khu vực này. Từ đó nêu<br />
lên nguyên nhân gây ra biến đổi chất lượng nước ở khu vực.<br />
I.4. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI<br />
Cơ sở khoa học: qua kết quả nghiên cứu những chỉ tiêu về hóa học, sinh<br />
học, làm sáng tỏ hiện trạng về chất lượng nước tại khu vực kênh Nhiêu Lộc<br />
– Thị Nghè.<br />
Thực tiễn: những kết quả của đề tài sẽ giúp đề ra các biện pháp làm sạch và<br />
bảo vệ nguồn nước cũng như khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nước,<br />
đồng thời hỗ trợ các quá trình thi công dự án môi trường của khu vực kênh<br />
Nhiêu Lộc - Thị Nghè.<br />
I.5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI<br />
Do thời gian thực hiện đề tài không cho phép nên người thực hiện không thể<br />
đánh giá toàn bộ chất lượng nước ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè mà chỉ khoanh<br />
<br />
vùng và đánh giá một số điểm mà khả năng cho phép, từ cầu Kiệu, phường 8, quận<br />
3 đến cầu Trần Khánh Dư mới, Tân Định, quận 1.<br />
Về mặt nội dung đề tài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng ô nhiễm trên kênh<br />
Nhiêu Lộc –Thị Nghè bằng các chỉ tiêu hóa lí và một số chỉ tiêu khác.<br />
Dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè được Ngân hàng thế giới gia hạn<br />
đến tháng 9 năm 2011. Nhằm nắm được hiện trạng cùa vùng kênh thời gian qua,<br />
nhóm quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Phân tích và đánh giá mức độ ô<br />
nhiễm nước tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè”.<br />
II. TỒNG QUAN TÀI LIỆU<br />
II.1.<br />
<br />
Hệ thống kênh rạch tiêu thoát nước của Tp. HCM<br />
<br />
Khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh có 5 hệ thống kênh rạch chính<br />
với tổng chiều dài khoảng 55 km đảm nhận chức năng tiêu thoát nước cho khu vực<br />
nội thành, bao gồm:<br />
Hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè.<br />
Hệ thống kênh Tân Hoá – Lò Gốm.<br />
Hệ thống kênh Tàu Hũ – kênh Đôi – kênh Tẻ.<br />
Hệ thống kênh Bến Nghé.<br />
Hệ thống kênh Tham Lương – Bến Cát – Vàm Thuật.<br />
Độ dốc của phần lớn các kênh rạch này là rất nhỏ, đáy kênh thì bị lấp đầy bởi<br />
các vật chất lắng đọng từ nước thải đô thị và rác rưởi ném từ các hộ dân cư sinh<br />
sống trên và ven kênh rạch cũng như các ghe xuồng buôn bán trên sông, do đó khả<br />
năng thoát nước rất kém. Nét đặc trưng của hệ thống kênh rạch thành phố là bị ảnh<br />
hưởng mạnh bởi thuỷ triều, một vài kênh còn bị ảnh hưởng bởi nhiều hướng. Kết<br />
quả là các chất ô nhiễm tồn đọng lại trong kênh và đang bị tích tụ dần. Sự ô nhiễm<br />
nước và tích tụ bùn lắng trên các kênh rạch này không chỉ làm xấu cảnh quan đô thị,<br />
đặc biệt khu vực gần phía trung tâm thành phố, mà còn ảnh hưởng không tốt đối với<br />
sức khoẻ cộng đồng.<br />
II.2.<br />
<br />
Hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè<br />
<br />
Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè chảy trên vùng trũng thấp của khối đất xám<br />
phát triển trên phù sa cổ có độ cao khoảng 8m, sa cấu là cát pha sét. Đây là hệ thống<br />
thoát nước chính tự nhiên cho nhiều lưư vực thuộc các quận nội thành Thành phố<br />
Hồ Chí Minh (Tân Bình, Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, quận 10, quận 3 và<br />
quận 1) đổ ra sông Sài Gòn. Hệ thống này có lưu vực khoảng gần 3000ha, chiều dài<br />
dòng chính của kênh là 9470m, các chi lưu có chiều dài tổng cộng 8716m. Khi chưa<br />
nạo vét, ở đầu nguồn , kênh chỉ rộng từ 3 –5m, nhưng đến gần cửa sông, chiều rộng<br />
mở ra đến 60 – 80m và sâu 4 –5m. Dọc theo kênh có 52 cửa xả. Mặc dù có chiều<br />
dài khá xa nhưng độ chênh lệch giữa cao độ địa hình đầu nguồn (Tân Bình) và cuối<br />
nguồn (sông Sài Gòn) quá thấp, chỉ khoảng 1m. Mặt khác, dòng kênh phải qua<br />
nhiều khúc uốn từ đoạn cầu Lê Văn Sỹ đến cầu Bông nên mức độ chuyển tải các<br />
chất thải ra sông Sài Gòn rất kém.<br />
<br />
Trong suốt quá trình phát triển của Thành phố, hệ thống kênh Nhiêu Lộc –<br />
Thị Nghè đã từng (và vẫn tiếp tục) là nguồn tiếp nhận chất thải nói chung của mọi<br />
hoạt động dân sinh, dịch vụ, thương mại, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên<br />
lưu vực. Thế nhưng tất cả các chất thải đó đến nay hầu như vẫn chưa được xử lý mà<br />
thải trực tiếp vào kênh rạch gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Hơn<br />
thế nữa, nạn lấn chiếm lòng kênh rạch để xây cất nhà ở (hệ quả của quá trình đô thị<br />
hoá và phát triển dân số thiếu quy hoạch) của hàng vạn căn nhà ổ chuột trên hệ<br />
thống này hằng ngày đã thải trực tiếp các loại rác như phân, rác, xác súc vật xuống<br />
mặt nước càng làm tăng thêm mức độ ô nhiễm nguồn nước, thu hẹp dòng chảy gây<br />
bít tắt dòng chảy và làm mất vẻ mỹ quan đô thị một cách trầm trọng . Ngoài ra do<br />
các yếu tố khách quan, hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè còn chịu ảnh hưởng<br />
của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông. Nên khi nước lớn, nuớc thải<br />
trên kênh rạch chưa kịp thoát ra sông Sài Gòn đã bị thuỷ triều dồn ứ đọng vào sâu<br />
trong rạch và trong đường cống, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tích tụ các chất ô<br />
nhiễm và bồi lắng lòng kênh rạch, gây khó khăn lớn cho việc thoát nước của hệ<br />
thống này.<br />
Ngoài tuyến kênh chính, hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè còn có các<br />
rạch nhánh:<br />
Rạch Văn Thánh: dài 2.200m, nằm trên địa bàn quận Bình Thạnh. Trước<br />
đây, có khả năng lưu thông thuỷ, nay đã bị bồi lấp nhiều, mất dần khả năng<br />
giao thông thuỷ và khả năng thoát nước.<br />
Rạch Cầu Sơn – Cầu Bông: dài 3.950m, cũng nằm trên địa bàn quận Bình<br />
Thạnh và ăn thông với rạch Văn Thánh. Tuyến rạch này hiện nay cũng bị<br />
bồi lấp nhiều.<br />
Rạch Bùi Hữu Nghĩa: là một tuyến rạch nhỏ dọc theo đường Bùi Hữu<br />
Nghĩa, thuộc địa bàn quận Bình Thạnh.<br />
Rạch Phan Văn Hân: nằm trên địa bàn quận Bình Thạnh. Nay đã bị lấp gần<br />
kín.<br />
Rạch Ông Tiêu: thuộc khu quy hoạch Miếu Nổi, thuộc địa bàn quận Phú<br />
Nhuận.<br />
Rạch Miếu Nổi: thuộc khu quy hoạch Miếu Nổi thuộc địa bàn quận Phú<br />
Nhuận.<br />
Rạch bùng binh.<br />
II.3.<br />
<br />
Tiến độ dự án tại kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè<br />
<br />
Ban quản lý dự án vệ sinh môi trường Tp. HCM cho biết đã hoàn thành việc<br />
nối thông tuyến cống bao thoát nước dài 8,5km trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Cụ<br />
thể:<br />
Tuyến cống bao thoát nước (đường kính 3m) dọc tuyến kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè dài 8,5km, từ đoạn hợp lưu (Q.Tân Bình) về trạm bơm nước ở<br />
Q.Bình Thạnh là hạng mục chính quyết định sự thành công toàn bộ dự án.<br />
Bởi vì khi có tuyến cống này, toàn bộ nước thải của bảy quận trung tâm TP<br />
sẽ chảy vào đây về trạm bơm nước công suất 64.000 m3/giờ, để trạm này<br />
<br />
bơm nước ra sông Sài Gòn (giai đoạn 1 của dự án) thay vì hiện nay nước<br />
thải đổ trực tiếp vào kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.<br />
Bên cạnh tuyến cống bao nói trên, công trình còn một hạng mục quan trọng<br />
là lắp đặt tuyến cống bao có đường kính 3m từ trạm bơm nước Q.Bình<br />
Thạnh băng dưới đáy sông Sài Gòn qua quận 2 (dài 400m) để bơm nước<br />
thải được pha loãng ra sông. Khi hoàn thành hạng mục này, sẽ bít tất cả<br />
miệng cống hiện đang xả nước thải trực tiếp ra kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.<br />
Đồng thời sẽ nạo vét hơn 1 triệu m3 bùn đất ở lòng kênh để nước kênh<br />
trong xanh và không còn mùi hôi thối.<br />
Đến nay công trình đã thi công đạt hơn 90% khối lượng, trong đó đã hoàn<br />
thành nhiều hạng mục chính như đào hơn 70km các tuyến cống bao, các<br />
tuyến cống giữa đường, xây dựng nhà máy xử lý nước thải công suất<br />
64.000m3, kè bờ hai bên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè... Hiện các nhà thầu<br />
đang thi công kết nối các tuyến cống ở giữa đường vào tuyến cống ở hai<br />
bên đường. Một số tuyến đường sẽ thi công trở lại như đường Bùi Hữu<br />
Nghĩa (quận Bình Thạnh). Đường Nguyễn Kiệm (quận Phú Nhuận), đồng<br />
thời thi công đặt cống thoát nước băng dưới đường ray xe lửa nhằm kết nối<br />
tuyến cống thoát nước từ khu vực quận Gò Vấp vềquận Phú Nhuận để đưa<br />
nước thải vào tuyến cống bao.<br />
Ngoài ra, việc thi công lắp đặt cống thoát nước ở giao lộ Hoàng Văn Thụ Phan Đăng Lưu - Nguyễn Kiệm - Phan Đình Phùng để kết nối tuyến cống<br />
thoát nước từ các quận Bình Thạnh, Gò Vấp và Phú Nhuận vào tuyến cống<br />
bao trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè cũng sắp hoàn thành. Công trình này<br />
có tiến độ chậm do vướng nhiều công trình ngầm, dự kiến hoàn thành vào<br />
cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 năm 2011.<br />
Dự án vệ sinh môi trường TP đã thiết kế xây dựng kè hai bên kênh theo<br />
mặt đường hiện hữu và công trình đã được thực hiện cách đây nhiều năm.<br />
Trong khi đó, dự án mở rộng đường ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè mới<br />
được thiết kế và thi công (do Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 làm chủ<br />
đầu tư), nên có sự chênh lệch về cao độ mặt đường và mặt bờ kè ven kênh.<br />
Tuy nhiên, khi hoàn thành các hạng mục trồng cây xanh, chiếu sáng, lắp<br />
hàng rào ven kênh... cảnh quan toàn bộ tuyến đường Nhiêu Lộc - Thị Nghè<br />
sẽ rất đẹp.<br />
Theo kế hoạch, công trình sẽ hoàn thành cơ bản vào cuối năm 2011. Tuy<br />
nhiên, sẽ có một số ít công việc phải tiếp tục thi công vào đầu năm 2012.<br />
Nhà tài trợ - Ngân hàng thế giới (WB) - đã chấp nhận hoàn thành giải ngân<br />
toàn bộ dự án trị giá 314triệu USD (vốn vay WB và vốn đối ứng của Nhà<br />
nước) vào giữa năm 2012.<br />
(trích dẫn theo Ngọc Ẩn, “Dự án kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè bao giờ<br />
xong?”, Tuoitreonline, ngày 16/08/2011).<br />
<br />