CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Ngành công nghiệp nhựa đã và đang sản xuất ra nhiều loại vật dụng góp phần quan trọng<br />
vào phục vụ đời sống con người cũng như phục vụ cho sự phát triển của nhiều ngành và<br />
lĩnh vực kinh tế khác như: điện; viễn thông; giao thông vận tải;v.v.. Do đó, ngành công<br />
nghiệp nhựa ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như sản xuất của các<br />
quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng.<br />
Cũng như các ngành kinh tế khác, trong những năm gần đây, ngành Nhựa tại Việt Nam<br />
phải đối diện với những khó khăn chung như biến động giá, mặt bằng lãi suất ngân hàng<br />
cao, ... Để vượt qua những khó khăn này, các doanh nghiệp ngành nhựa phải xác định<br />
được mục tiêu đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có về các nguồn nhân tài, vật<br />
lực, để từ đó có thể sử dụng và quản lý vốn hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí, thất thoát<br />
vốn. Điều này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở những phân tích tài chính thông qua<br />
hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp được thực hiện đúng đắn và kịp thời.<br />
Trước tính cấp thiết như trên của vấn đề, Tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện Phân tích<br />
báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt” cho luận văn của mình.<br />
<br />
1.2. Tổng quan về các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài nghiên<br />
cứu<br />
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, tác giả đã nghiên cứu và tham khảo một số đề<br />
tài có liên quan tới phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp như sau:<br />
<br />
- Phạm Thị Thu Phương (2007), Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại<br />
Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I - Bộ Giao thông Vận tải, Luận văn<br />
cấp thạc sĩ Đại học Kinh tế quốc dân.<br />
- Nguyễn Thu Phương (2006), Hoàn thiện lập và phân tích Báo cáo tài<br />
chính với việc tăng cường quản lý tài chính tại các Trường đại học Quốc gia Hà<br />
Nội, Luận văn cấp thạc sĩ Đại học Kinh tế quốc dân.<br />
- Nguyễn Thanh Tùng (2006), Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại<br />
Tổng công ty đường sắt Việt Nam, Luận văn cấp thạc sĩ Đại học Kinh tế quốc dân.<br />
- Vũ Thị Ngọc Anh (2006), Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc<br />
phân tích tình hình tài chính tại Tổng Cty Dầu khí Việt Nam, Luận văn cấp thạc sĩ<br />
Đại học Kinh tế quốc dân.<br />
Các đề tài này có cùng mục tiêu nghiên cứu về cơ sở phân tích BCTC và các giải pháp<br />
nhằm tăng cường năng lực của DN trong quản trị tài chính. Tuy nhiên các đề tài có đối<br />
tượng nghiên cứu khác nhau, mỗi đề tài nghiên cứu về một hệ thống BCTC khác nhau,<br />
của một loại hình doanh nghiệp khác nhau (về quy mô, về đặc điểm của doanh nghiệp, về<br />
ngành nghề kinh doanh, về hoạt động tài chính). Qua nghiên cứu, tác giả rút ra được một<br />
số thành tựu và hạn chế của các đề tài luận văn đã thực hiện. Dựa trên những ưu nhược<br />
<br />
điểm của các đề tài nghiên cứu trước đây, đề tài của tác giả có tiếp thu các điểm mạnh<br />
vốn có và đi sâu vào nghiên cứu các khía cạnh đặc thù của ngành nghề kinh doanh nhựa.<br />
<br />
1.3. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phân tích báo cáo tài chính Doanh nghiệp, luận văn tập<br />
trung hoàn thiện công tác phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt<br />
để đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao năng lực tài chính của Công ty trong<br />
thời gian tới. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể mà đề tài hướng tới như sau:<br />
Nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về nội dung phân tích Báo cáo tài chính<br />
gắn với đặc thù ngành sản xuất nhựa.<br />
Thực trạng phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt để thấy được<br />
tình hình tài chính của Công ty.<br />
Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện phân tích BCTC tại Công ty TNHH Nhựa<br />
Đức Đạt .<br />
1.4. Câu hỏi nghiên cứu<br />
- Thực trạng Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt hiện nay như<br />
thế nào, có mặt gì còn tồn tại?<br />
- Nguyên nhân của những tồn tại đó là gì? Những tồn tại đó ảnh hưởng như thế nào đến<br />
kết quả phân tích báo cáo tài chính của Công ty?<br />
- Công ty cần thay đổi những gì, tác động vào nhân tố nào để nâng cao chất lượng công<br />
tác phân tích báo cáo tài chính của mình trong thời gian tới?<br />
<br />
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác phân tích báo cáo tài chính tại các đơn vị sản<br />
xuất kinh doanh nói chung và tại Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt nói riêng.<br />
<br />
Phạm vi nghiên cứu<br />
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty TNHH<br />
Nhựa Đức Đạt.<br />
<br />
1.6. Phương pháp nghiên cứu<br />
Căn cứ yêu cầu của đề tài và đòi hỏi của quá trình nghiên cứu, Tác giả đã sử dụng tổng<br />
hợp các phương pháp sau:<br />
-Phương pháp so sánh<br />
-Phương pháp tổng hợp, phân tích<br />
-Phương pháp điều tra, phân tích thống kê<br />
-Phương pháp mô tả, nghiên cứu tình huống<br />
-Phương pháp nghiên cứu định tính<br />
-Phương pháp nghiên cứu định lượng.<br />
<br />
1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.<br />
Kết quả nghiên cứu của đề tài này là cơ sở cho Ban lãnh đạo của Công ty TNHH Nhựa<br />
Đức Đạt nhận rõ ưu và nhược điểm của công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty.<br />
Từ đó, kết quả nghiên cứu giúp đưa ra những phương pháp nhằm tổ chức, kiện toàn và<br />
hoàn thiện để công tác này đạt hiệu quả hơn và đáp ứng với yêu cầu quản lý tài chính<br />
theo các quy định hiện hành của nhà nước.<br />
<br />
1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu.<br />
<br />
Nội dung luận văn được chia thành 4 chương như sau:<br />
<br />
- Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu<br />
- Chương 2: Cơ sở lý luận về Phân tích Báo cáo tài chính<br />
- Chương 3: Thực trạng Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty TNHH<br />
Nhựa Đức Đạt<br />
- Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất phương hướng, giải<br />
pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt.<br />
<br />
CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH<br />
TRONG DOANH NGHIỆP<br />
2.1. Khái quát chung về phân tích báo cáo tài chính<br />
Phân tích báo cáo tài chính là quá trình thu thập thông tin xem xét, đối chiếu, so sánh số<br />
liệu về tình hình tài chính hiện hành và quá khứ của công ty, giữa đơn vị và chỉ tiêu bình<br />
quân ngành. Để từ đó có thể đánh giá được thực trạng tài chính và ước đoán về xu hướng<br />
tiềm năng kinh tế của công ty, nhằm xác lập một giải pháp kinh tế; điều hành; quản lý<br />
khai thác hay đầu tư có hiệu quả, giúp đạt được mục tiêu kinh tế đã đặt ra.<br />
Phân tích BCTC cung cấp thông tin quan trọng và cần thiết cho các đối tượng nhận tin<br />
trước khi ra quyết định liên quan.<br />
<br />
2.2. Cơ sở dữ liệu để phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp<br />
Là BCTC được lập theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành gồm 4 báo<br />
cáo: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; Báo cáo lưu<br />
chuyển tiền tệ; Thuyết minh BCTC.<br />
Các tài liệu khác có liên quan.<br />
<br />
2.3. Đối tượng và phương pháp sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính<br />
Đối tượng phân tích báo cáo tài chính<br />
Đối tượng phân tích BCTC là hệ thống các chỉ tiêu tài chính được trình bày trong các<br />
BCTC của Công ty.<br />
<br />
Phương pháp sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp<br />
Các phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp<br />
nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên<br />
ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi<br />
tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Về lý thuyết, có nhiều phương pháp<br />
phân tích tài chính doanh nghiệp, nhưng trên thực tế người ta thường sử dụng các phương<br />
pháp sau:<br />
<br />
a/ Phương pháp so sánh<br />
Là phương pháp so sánh các giá trị của các chỉ tiêu tài chính của các đối tượng cần phân<br />
tích nhằm nghiên cứu sự biến động cũng như mức độ biến động của các chỉ tiêu tài chính<br />
đó theo thời gian hay không gian.<br />
b/ Phương pháp loại trừ<br />
Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu cần phân tích,<br />
mà khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì ta tạm thời loại trừ ảnh hưởng của<br />
nhân tố khác.<br />
c/ Phương pháp mô hình Dupont<br />
Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa các<br />
chỉ tiêu tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một loạt các<br />
biến số, từ đó chỉ ra những nhân tố làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình<br />
tự logic chặt chẽ.<br />
d/ Phương pháp khác<br />
<br />
2.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp<br />
Bao gồm:<br />
+ Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp: Giúp người đọc BCTC có được<br />
cái nhìn tổng quan về hoạt động tài chính của Doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh hiện<br />
thời thông qua các nhóm chỉ tiêu cơ bản phản ánh tình hình huy động vốn, mức độ độc<br />
lập về tài chính của DN, khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi.<br />
+ Phân tích cấu trúc tài chính: bao gồm:<br />
Phân tích cơ cấu tài sản và tình hình biến động của tài sản, phân tích cơ cấu nguồn vốn<br />
và tình hình biến động của nguồn vốn,<br />
Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn.<br />
+ Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh<br />
Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh là việc xem xét mối quan hệ<br />
giữa tài sản và nguồn vốn của Doanh nghiệp và được đánh giá theo tính ổn định của<br />
nguồn tài trợ;<br />
+Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán:<br />
Nội dung phân tích tình hình công nợ bao gồm việc phân tích công nợ phải thu, công nợ<br />
phải trả, mối quan hệ giữa công nợ phải thu và công nợ phải trả.<br />
Nội dung phân tích khả năng thanh toán bao gồm: phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn<br />
hạn, phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn.<br />
Qua hai phân tích trên, nhà quản trị biết được cơ cấu các khoản nợ để có biện pháp thu<br />
hồi, thanh toán phù hợp,còn nhà đầu tư thì hiểu được tình hình tài chính của doanh<br />
nghiệp để đưa ra các quyết định đầu tư.<br />
+ Phân tích hiệu quả kinh doanh:<br />
Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh bao gồm 5 nội dung chính: Đánh giá khái quát<br />
hiệu quả kinh doanh, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, phân tích hiệu quả sử dụng<br />
nguồn vốn, phân tích hiệu quả sử dụng chi phí.<br />
+ Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ:<br />
Phân tích các số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cho phép đánh giá các thay đổi<br />
trong tài sản thuần, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra<br />
luồng tiền trong quá trình hoạt động.<br />
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn dùng để xem xét, dự đoán về số lượng, thời gian và độ tin<br />
cậy của các luồng tiền trong tương lai.<br />
<br />