Nghiên cứu khoa học " Hệ thực vật rừng ngập Cà Mau "
lượt xem 44
download
Tỉnh Cà Mau có hai hệ thống rừng ngập rất nổi tiếng, đó là rừng tràm U Minh và rừng ngập mặn Năm Căn. Từ lâu các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chú ý nghiên cứu chúng, trong đó một lĩnh vực không thể bỏ qua là nghiên cứu về hệ thực vật, vì đây là đối tượng quan trọng của các hệ sinh thái rừng. Việc nghiên cứu hệ thực vật, không những giúp chúng ta hiểu được kết cấu và diễn thế của rừng ngập, mà còn giúp chúng ta thấy được mức độ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học " Hệ thực vật rừng ngập Cà Mau "
- Hệ thực vật rừng ngập Cà Mau Đặng Trung Tấn Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Tỉnh Cà Mau có hai hệ thống rừng ngập rất nổi tiếng, đó là rừng tràm U Minh và rừng ngập mặn Năm Căn. Từ lâu các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chú ý nghiên cứu chúng, trong đó một lĩnh vực không thể bỏ qua là nghiên cứu về hệ thực vật, vì đây là đối tượng quan trọng của các hệ sinh thái rừng. Việc nghiên cứu hệ thực vật, không những giúp chúng ta hiểu được kết cấu và diễn thế của rừng ngập, mà còn giúp chúng ta thấy được mức độ phong phú, đa dạng của các chủng loài thực vật, một trong những thước đo đánh giá mức độ đa dạng sinh học của một hệ sinh thái. Những nghiên cứu về hệ sinh thái nói chung và hệ thực vật nói riêng ở khu vực rừng tràm U Minh của Phùng Trung Ngân, Trường đại học tổng hợp TP Hồ Chí Minh và những nghiên cứu hệ sinh thái và khu hệ thực vật rừng ngập mặn của Phan Nguyên Hồng, Trường đại học Sư phạm Hà Nội là những tư liệu quí cần được kế thừa và phát huy. Ngoài ra, một số nhà khoa học khác cũng đã có những báo cáo về hệ sinh thái rừng ngập Cà Mau. Người có công tập hợp, hệ thống lại các nghiên cứu này là Hà Quốc Hùng, Sở Lâm nghiệp Minh Hải và đã cho ra đời danh mục thực vật rừng ngập Cà Mau (sổ tay cây cỏ rừng ngập Cà Mau). Trong những năm gần đây, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật rừng ngập Minh Hải đã tiến hành nhiều đợt điều tra riêng lẻ hoặc kết hợp với các cơ quan nghiên cứu khác về hệ thực vật rừng ngập Cà Mau và đã có một số kết quả bước đầu như sau:
- I. Hệ thực vật rừng ngập Cà Mau. 1. Danh mục thực vật: Theo cuốn " Cây cỏ rừng ngập Cà Mau" do Hà Quốc Hùng tập hợp, nghiên cứu và thống kê từ nhiều nguồn tư liệu, hệ thực vật rừng ngập Cà Mau gồm 217 loài. Những bổ sung gần đây của Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng rừng ngập Minh Hải và các nhà khoa học đã đưa số loài lên 228 loài. Các loài mới tìm được chủ yếu là các loài cây cỏ, thân bụi không mấy ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Chỉ có 3 loài cây thân gỗ và bụi khá lớn là: - Tu hú (Gmelina clliptica) họ Verbenaceae. - Tra lâm vồ (Ficus rumphii) họ Moraceae. - Vẹt dù bông đỏ (Bruguiera gymnorriza) họ Rhizophoraceae. Trong đó, vẹt dù bông đỏ là một loài cây chính thức của rừng ngập mặn, trước nay vẫn tưởng là không hiện diện ở rừng ngập mặn Cà Mau, nay phát hiện thấy tại Kinh-5 Đá Bạc thuộc vùng biển Vịnh Thái Lan. Đặc biệt, một loài vẹt (Bruguiera) khác đã được phát hiện và thu mẫu vào cuối năm 1997. Loài này có nhiều nét giống với loài vẹt tách (Bruguiera parviflora), mà người dân địa phương gọi là vẹt da tây, nhưng cũng có đặc điểm khá khác biệt, có thể là một loài mới. Trong số 228 loài thực vật rừng ngập Cà Mau, theo thống kê mới nhất bao gồm: - 19 loài quyết thực vật thuộc 10 họ - 135 loài hai lá mầm thuộc 50 họ trong đó: + Nhóm cây gỗ: 43 loài, 21 họ.
- + Nhóm cây bụi: 20 loài, 10 họ. + Nhóm dây leo: 23 loài, 10 họ. + Nhóm cỏ: 49 loài, 15 họ. - 74 loài một lá mầm thuộc 18 họ bao gồm: + Nhóm thân thảo: 68 loài, 15 họ. + Nhóm dây leo: 3 loài, 2 họ. + Nhóm thân gỗ: 3 loài, 1 họ. Phân theo hệ sinh thái: - Hệ sinh thái rừng tràm và các vùng đất nước ngọt phụ cận khác gồm 204 loài. - Hệ sinh thái rừng ngập mặn và các vùng ngập mặn, lợ gồm 92 loài. - Giữa hai hệ sinh thái rừng tràm và rừng ngập mặn có một số loài thực vật có thể sống được ở cả hai khu vực, do đó số lượng các loài ở cả hai hệ sinh thái này sẽ lớn hơn tổng số loài được thống kê. Đối với hệ thực vật rừng ngập mặn, số loài được kiểm tra là trên toàn khu vực có rừng ngập mặn, bao gồm các khu đất ngập triều và cả những vùng đất cao đã bị tác động, nên việc đánh giá sự phong phú của cây rừng ngập mặn chỉ nên dựa vào số loài cây rừng ngập mặn chính thức mà các nhà khoa học trong và ngoài nước đã công bố. Tương tự, hệ thực vật rừng tràm cũng bao gồm những thực vật ở các khu rừng tràm và cả những diện tích đất rừng trước đây nay đã bị thoái hoá, không còn rừng.
- Trong số 92 loài cây của hệ sinh thái rừng ngập Cà Mau có 35 loài cây rừng ngập mặn chính thức. Dựa theo danh sách 83 loài cây rừng ngập mặn chính thức, nguồn từ Saenger et al (1983) (Mangrove forest management guidelines - FAO, 1994), trong đó: - Dạng thân gỗ: 28 loài. - Dạng palm (cau, dừa): 2 loài. - Dạng fern (ráng): 1 loài. - Dạng thân thảo, cây bụi: 4 loài. - Họ có nhiều loài nhất là: Rhizophoraceae: 9 loài. Verbenaceae: 4 loài. Sonneratiaceae: 3 loài. Combretaceae: 2 loài. Acanthaceae: 2 loài. Nếu dựa vào danh mục các loài cây ngập mặn và cây tham gia rừng ngập mặn của Phan Nguyên Hồng (Vai trò của rừng ngập mặn Việt Nam- Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 1997) thì Việt Nam có 32 loài cây ngập mặn chủ yếu. Theo danh sách này, rừng ngập mặn Cà Mau có 31 loài, chỉ thiếu loài Rhizophora stylosa thuộc họ Rhizophoraceae. 2. Hiện trạng hệ thực vật rừng ngập Cà Mau. Nếu chỉ dựa vào danh mục thực vật rừng ngập Cà Mau và đặc biệt số loài cây rừng ngập mặn chính thức nêu trên, kể cả số loài mới được phát hiện, để đánh giá hệ
- sinh thái và số loài thực vật rừng ngập Cà Mau ngày càng phát triển là không xác đáng. Thực tế, những loài mới phát hiện đã hiện diện từ trước đến nay và có lẽ còn có nhiều hơn nữa mà chúng ta cần tiếp tục khảo sát, thống kê đầy đủ hơn. Thực chất, cùng với việc giảm sút về diện tích và chất lượng rừng trong thời gian trước đây (nay phần nào đã được phục hồi) thì hệ sinh thái rừng ngập Cà Mau cũng có phần suy giảm. Tuy diện tích rừng ngập mặn Cà Mau hiện nay còn rất lớn, nhưng những cánh rừng nguyên vẹn để chuyên canh rừng còn ít, phần nhiều nằm ở dạng lâm- ngư kết hợp (rừng trong vuông tôm). Kể cả rừng đặc dụng đất Mũi cũng có thời kỳ bị t àn phá nay mới được phục hồi. Rừng trầm thì qua nhiều lần cháy đi cháy lại, nay cũng đã được phục hồi, nhưng đa số là rừng non. Các khu rừng tràm trên các vồ than bùn là những nơi phong phú nhất về các loại thực vật, đặc biệt các loài thân gỗ và quyết thực vật thì nay cũng bị thu hẹp dần. Vồ Dơi là khu rừng đặc dụng của rừng tràm U Minh, qua nhiều lần cháy, diện tích rừng cây lớn còn rất ít (vài trăm ha). Từ hiện trạng nêu trên, tuy diện tích rừng ngày càng được phát triển và tăng nhanh, nhưng hệ sinh thái rừng chưa được phục hồi như xưa. Bên cạnh những loài mới được phát hiện như trên, mà thực chất nó đã hiện diện từ trước, một số loài mà các nhà khoa học đã tìm thấy và lên danh mục thì những năm gần đây, qua nhiều đợt khảo sát chúng tôi vẫn chưa tìm thấy được, cụ thể gồm: - Cóc đỏ : Lumnilzera littorea. - Côi : Scyphiphora hydrophyllacea. - Sú : Aegiceras florida... của rừng ngập mặn.
- - Kè : Livistonia saribus. - Nhum : Oncosperma tigillaria. - Lau móng rùa : Oberonia gamiei... của rừng tràm. Một số loài hiện nay rất hiếm gặp, thậm chí có nguy cơ bị tuyệt chủng gồm: - Su ổi : Xylocarpus granatum. - Gõ nước : Instia bijuga. - Vẹt dù bông đỏ: Bruguiera gymnorryza. - Cui : Heritiera littoralis... của rừng đước. - Ráng U Minh: asplenum confusum. - Nắp bình : Nepenthes mirabilis. - Bí kỳ nam : Hynophytum formicarum. - Mật cật : Licuala spinosa. - Lan thạch học : Dendrobium crumenatum... của rừng tràm. II. Kết luận. Việc giảm diện tích và chất lượng rừng, nhất là các khu rừng ngập nước, đã nhanh chóng làm hệ cân bằng sinh thái bị phá vỡ. Tuy việc trồng lại rừng là nhân tố tích cực để phủ xanh lại rừng, nhưng muốn phục hồi lại một hệ sinh thái thì rất khó khăn và cần nhiều thời gian.
- Hiện nay, riêng ở tỉnh Cà Mau, ngoài việc phục hồi lại hai hệ sinh thái rừng tràm và rừng đước, chính quyền địa phương cũng đã chú trọng đến việc bảo vệ, bảo tồn các khu đa dạng sinh học, các khu rừng đặc dụng. Đặc biệt đang chuẩn bị mở rộng khu rừng đặc dụng Vồ Dơi, rừng đặc dụng Đất Mũi, bảo vệ các sân chim, đầu tư khu bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngập mặn ở Lâm Ngư Trường 184, cùng với khu sưu tập rừng ngập mặn của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Kỹ thuật rừng ngập Minh Hải... Đây sẽ là những điều kiện đầu tiên để cải thiện hệ sinh thái rừng ngập Cà Mau, bảo tồn và phục hồi hệ thực vật vốn rất đa dạng ở hai khu rừng ngập nổi tiếng nơi đây: Rừng ngập mặn Năm Căn và rừng tràm U Minh. Tài Liệu tham khảo 1. Võ Văn Chí, Vũ Văn Chuyên, Phan Nguyên Hồng, Trần Hợp, Lê Khả Kế, Đỗ Tất Lợi, Lương Ngọc Toản, Thái Văn Trừng - Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, 1973. 2. Phùng Trung Ngân, Châu Quang Hiền -Rừng ngập nước ở Việt Nam, 1987.. 3. Mangrore forest management guidelines, FAO, 1994. 4. Nguyễn Hoàng Trí -Thực vật rừng ngập mặn Việt Nam, 1996. Flora of Ca Mau mangrove forest. Due to its significance, the ecosystem in general and the flora in particular of the Ca Mau mangrove forest has been paid much attention to by scientists in re search and definite results have been obtained. Recently the Minh Hai Centre for mangrove forest research and technique application has carried out a survey and study on Ca Mau mangrove forests. As a result some new plant species were detected bringing the known species to 228 as against 217 species known previously. The studies also indicate that although the area under forest in
- increasing and much attention is paid by the local authorities to forest conservation, the restoration of the mangrove forest
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu khoa học " Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, kỹ thuật tổng hợp nhằm khôi phục và phát triển Rừng ngập mặn và rừng Tràm tại một số vùng phân bố ở Việt Nam "
16 p | 157 | 58
-
Quy hoạch thực nghiệm - Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
11 p | 357 | 52
-
Nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU ĐỊNH GIÁ RỪNG Ở VIỆT NAM "
8 p | 152 | 39
-
Nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐẶC TÍNH PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT NGẬP MẶN VỚI ĐỘ MẶN ĐẤT, TẦN SUẤT NGẬP TRIỀU TẠI VÙNG VEN SÔNG RẠCH CÀ MAU "
11 p | 182 | 30
-
Nghiên cứu khoa học " Triển vọng phục hồi hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, họ Sao dầu ở Việt Nam "
5 p | 127 | 28
-
Nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG HỘ RỪNG TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT VEN BIỂN "
15 p | 90 | 18
-
Nghiên cứu khoa học " Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên loài vối thuốc (Schima wallichii Choisy) ở các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi tại huyện Lục Ngạn và Lục Nam, tỉnh Bắc Giang "
9 p | 158 | 16
-
Nghiên cứu khoa học " Nghiên cứu tài nguyên thực vật rừng Việt Nam "
5 p | 113 | 14
-
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC-ĐỀ TÀI:"MÔ PHỎNG, DỰ BÁO QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN BÙN CÁT LƠ LỬNG KHU VỰC CỬA ÔNG"
0 p | 134 | 14
-
Nghiên cứu khoa học " Tìm hiểu đặc tính sinh thái và kỹ thuật gây trồng loài đước (Rhizophora apiculata) "
16 p | 130 | 13
-
Nghiên cứu khoa học " ĐA DẠNG THỰC VẬT Ở KHU BẢO TỒN SÔNG THANH, TỈNH QUẢNG NAM "
8 p | 108 | 10
-
Nghiên cứu khoa học " Nghiên cứu mối quan hệ di truyền của 12 loài thuộc chi Dipterocarpus (họ Dipterocarpaceae) dựa trên các chỉ thị phân tử "
4 p | 98 | 9
-
Nghiên cứu khoa học " Bước đầu xây dựng hệ thống phân loại hiện trạng sử dụng với các số liệu thu thập được từ ảnh vệ tinh tại lưu vực phòng hộ đầu nguồn sông Đà, Việt Nam "
13 p | 93 | 7
-
Một số giải pháp thúc đẩy nghiên cứu khoa học cho học sinh - sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 132 | 5
-
Phát triển năng lực khoa học cho học sinh trung học cơ sở thông qua dạy học vật lí chủ đề “nam châm vĩnh cửu” dựa trên tiến trình nghiên cứu khoa học
5 p | 134 | 4
-
Tổng quan hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện nghiên cứu khoa học Tây Nguyên giai đoạn 2015-2020
5 p | 44 | 3
-
Góc nhìn mới về sử dụng bản đồ trong nghiên cứu Khoa học Xã hội & Nhân văn
15 p | 74 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn